Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

RỪNG ĐÀO DĨ VÃNG Ở CHAPA


CAO MỴ NHÂN

Nhìn bầy chim tu hút màu xanh lá mạ, bay ngang vạt đồi trước mặt, chúng xếp thành hình cánh quạt cứ vẫy cánh bay thật đều, nhẹ tênh, cả hàng trăm con, không hề chen lấn, cứ nhịp nhàng, phấp phới, con dẫn đầu đàn, cũng như con bay cuối, đều có thân hình như nhau, nhỏ bé, bằng 2 đốt tay, đều đặn rong chơi...
Tôi không muốn hỏi thăm người dẫn đương, vì bầy chim bay bất chợt nhưng cũng bình thường như các bầy chim khác, tôi chỉ muốn biết cái điều hơi là lạ, tên bầy chim và hình thể quá nhỏ của loại chim núi ấy.
-Tại sao là chim tu hút mà không phải tên Tu Hú như đông đảo người biết?
-Vì chúng kêu "Tu hút", chứ TU HÚ là loài chim có tên tuổi lâu rồi mà. Còn chúng quá nhỏ, chỉ dài độ 3 hay 4 phân tây (cm), vì trời sinh ra chúng vậy-Nói cách khác đi, chúng là loài chim núi xinh đẹp, có mỏ và chân màu vàng, lông xanh màu lá mạ nên mỗi lần chúng đi tìm sâu, kiến ở những bông hoa sún màu xanh dương, có ai để ý đâu, khi thấy hoa lá sún nhúc nhích mới hay là chim tu hút đang đi tìm mồi.
-Thế ta thử vãi một nắm thóc, gạo, hay bóp nát bánh mì, bánh ngọt ra rồi rắc ở chỗ nào đó, chúng có tới ăn không?
Người dẫn đường cười ...nhạt:
-Thóc, gạo, bánh vv...đâu sẵn cho chúng, chúng bé xíu ăn sao được, có thể là kê thì may ra nhưng hiếm khi có chuyện này, vì ai biết chúng nhiều mà thủ kê mang theo, vả chăng chúng nhỏ quá, chỉ lớn hơn con sâu rọm một chút mà.
-Vậy làm sao biết chúng muốn ăn gì?
-Ôi chao, chuyện lạ, chẳng đáng kể gì, hôm xưa có một toán khách lạ từ Mỹ về, các ông bà ấy có sẵn một thứ bột như kê của ta, thả cho chúng ăn, để chụp hình, song nào chúng có bay tới đâu, cuối cùng phải để từng con tu hút đó lên bàn tay, giữ nhẹ chân chúng và quay phim đấy.
Ôi chao, mất công quá, thiếu gì cảnh, thiếu gì cái khác để xem chứ.
Vậy nhà chị có biết chúng bao giờ chưa, tại sao lại thắc mắc loài chim núi này?
-Vì tôi được sinh ở CHAPA này, suốt tuổi ấu thơ, chúng tôi chơi loanh quanh nơi cánh rừng hoa đào cánh kép kia, và nhất là vạt hoa sún màu xanh dương sau nhà BA tôi, gần sở máy đèn và sở máy nước, bấy giờ gọi là sở điện nước.
-Thế chị rời khỏi quê chị năm nào?
-Tại sao lại gọi là quê tôi chứ ? CHAPA, nơi tôi được sinh ra, còn quê cha thực sự ở đồng bằng, sát bên Sông HỒNG cơ.
-Chị sinh ra ở đây, tức là nơi chôn nhau cắt rún, thì SA PA này chính là quê chị rồi.
-Ừ thì cũng được.
-Thế ngày xưa chị thế nào?
-Thế nào là thế nào? Phải ...cụ thể câu hỏi ra chứ ?
Người dẫn đường không phải là người sắc tộc mà tôi đã một thời quen biết, lại quá mơ hồ về CHAPA cũ, chỉ biết SA PA mới qua tư liệu học tập của ngành du lịch, có lẽ còn chẳng thật hiểu về quê hương sau cái mốc lịch sử 30-4-1975, bởi vì bạn ta mới ngoài 30 tuổi, chưa bằng nửa số tuổi tôi, a, thành ra tôi phải là người dẫn đường cho bạn ta mới ...chắc chắn phần nào được.
-Này, từ đây tôi kêu bạn là Em thôi nhé, em ơi, em có muốn tôi lần mò vào ký ức, rồi dẫn em đi lại những nẻo đường mà thủa nhỏ tôi đã tung tăng chạy chơi không?
Người dẫn đường mở to cặp mắt nghi ngờ, cho rằng tôi có vẻ...tửng.
-Nhà chị nói thế nào? Nhà chị biết gì xứ sở này, nếu đã biết thì cần tôi dẫn đường làm gì chứ.
-Lẽ ra là thế mới phải, nhưng em cũng muốn có những dịp sẽ dẫn các đoàn, toán hay cá nhân nào đó di du lịch SA PA của Việt Nam ngày nay.
Người dẫn đường im lặng. Tôi tiếp:
-Ngày tôi được sinh ra ở cái Xã XUÂN VIÊN này, SA PA cách đây hơn nửa thế kỷ, tên gọi là CHAPA em ạ, từ thời Tây đô hộ miền Bắc chúng ta, khi những vị cố đạo đi tìm con chiên ở hang rừng, hốc núi, đứng lặng người trước dãy Făng Xi Păng cao 3142 thước, tức HOÀNG LIÊN SƠN bây giờ, họ đã đi sâu vào thung lũng và đã thấy mặt trời ở đây luôn luôn màu vàng lợt những buổi sáng, trắng toát buổi trưa, rồi rực hồng trong nắng đào khi sương khói đã bay đi, cánh rừng đào cánh kép, và rất nhiều bầy chim núi xinh xắn khác nhau, không tên, nên người đi rừng gọi tên chim qua tiếng hót, kiểu chim tu hút mà chúng ta đang thấy kia kìa.
-Ồ, chẳng lẽ SA PA lại đẹp đến thế cơ à?
-Chẳng phải đẹp đến thế đâu, mà đẹp hơn nhiều lần tôi kể nữa-Này, vậy em đã tham cứu cảnh vật ở đây, em sẽ nói gì cho khách du muốn tận tình hiểu rõ?
Đưa họ đến những khách sạn tùy theo yêu cầu lớn nhỏ, gần, xa, thăm quanh phố chợ, những con đường dốc mới xẻ dọc, chia ngang thêm, dẫn tới các tụ điểm văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt ngoài trời, đôi khi thăm viếng một vài...di tích lịch sử mới trùng tu.
-Di tích lịch sử mới trùng tu, và cả những cô gái Mèo, gái Mán từ châu thổ được đưa lên CHAPA của tôi xưa, để ú ớ như là đã quen thân vợ chồng A Phủ sao? Không, CHAPA xưa không cần phải cập nhật hóa như vậy, múa xòe, múa quạt đã có sẵn từ lâu đời, váy áo thổ cẩm, còng tay, kiềng cổ cũng thô sơ, man dại lâu rồi, cần chi phải tô son, điểm phấn cho một đội ngũ giả Mường giả Thổ.
-Như vậy ngày xưa đẹp lắm hả chị?
-Hoa đào cánh kép mọc từ rừng ra tới các ngã đường xuống phố.
-Còn người dân gồm những ai và ai?
-Là những người Mèo ở độ cao nhất, người Mán ở cấp lưng chừng. Người Kinh và Tây ở thành phố-có chơ-nhà thờ, có trường học, thậm chí có nhảy đầm vào ngày hội CÁT TÓ tức 14 tháng 7 dương lịch, ngày Công Xã Paris. Chiếc cầu Mây muôn thủa, và CỐC LẾU hoang sơ- Ôi, CHAPA, một thời để nhớ! Nhưng bây giờ thì...
-Thì sao hả chị, mặt đất cũng phải thay nhiều màu áo như con người.
-Phải rôi, đồi hoa ban màu trắng kia là bãi tha ma không tên, đã chôn những người tù cải tạo không tháng, năm đáo hạn trở về. Em hãy cùng tôi đi lên hướng tây bắc, độ 2 cây số thôi- tôi sẽ chỉ cho em thấy chiếc cầu mây, không phải là Phù Kiều, Phù Vân óng ả trong Văn chương đâu, nó chỉ là chiếc cầu do những cây mây to sù, tự kết lại với nhau, từ bên này vực, qua bên kia bờ núi cạn, em sẽ thấy những người không có quốc tịch, tự ngàn xưa, họ sống cha truyền con nối ở ven biên, họ đón XUÂN về giữa bát ngát rừng hoa đào, bất tận, bất tuyệt...
-Thế thì làm sao họ biết hưởng cảnh đẹp khi quá khứ hiện tại và tương lai họ không được minh định.
-Minh định cái gì?
-Minh định họ là ai, ở đâu, miên viễn...
-Thiên nhiên là quê hương, tổ quốc họ.
Người dẫn đường thốt:
-Buồn.
-Đúng, buồn lắm, khi phải đứng trên một lằn ranh định mệnh bất cứ ai sẽ hạnh phúc nếu họ được chọn lựa một bên của lằn ranh, còn đứng giữa đôi bờ thì...cô đơn lắm.
Cũng dễ thôi, vì thế, nhân dân ta đã phải chăt bỏ rừng hoa đào cánh kép, cái biên giới mơ hồ ở dưới gốc cây đào, để trồng lại những thứ cây chỉ có cành lá, để lấy gỗ, còn hoa đào vẫn tràn ngập bên kia bờ biên giới Bắc Bộ và Trung Quốc.
Những người VIỆT ở biên giới họ vẫn bám trụ đất đai hiu quạnh, nhà cửa hoang sơ của họ, vì cuộc sống họ đã an bài bên sắc hoa đào rực rỡ họ sống với thân hoa, hồn hoa, tưởng chẳng thể nào chia biệt được.
Hôm sau, nghe tin tuyết lạc ở SA PA phủ, người dẫn đường và tôi trở lại Cầu Mây, tôi muốn vượt bờ, tìm lại màu hoa đào cánh kép, nắng đổ nghiêng trên sườn núi, những nụ tuyết nhỏ như bông cau vừa tan, CHAPA buồn thương, nuối tiếc...
Tôi chẳng lượm lặt được chút gì về CHAPA quá khứ CHAPA ký ức dày vò...ngoài chiếc vòng đeo tay bằng đồng, người dẫn đường cười nụ:
-Thưa cô, cháu xin tặng cô chiếc vòng này, để khóa lại rừng đào dĩ vãng, cháu không ngờ là đã 60 năm qua mà cô cứ nằng nặc tìm kiếm một sắc hoa đã phai tàn cả trong tư duy lẫn ngoài thực tế- Thôi cô ạ, mọi sự đều phải đổi thay. Cháu nghĩ cô như cô ruột của cháu, mai mốt cô trở về, mùa XUÂN sau, cháu sẽ chờ tặng cô một cành đào cánh kép.
Tôi tròn mắt ngạc nhiên:
-Em thực sự hiểu tôi thương tiếc loài hoa đào cánh kép đó à? Em có nghỉ là tôi tôn phong và tưởng tượng quá nhiều về sắc hoa tuyệt mỹ đó, đến nỗi khi trở lại thực tế, tôi cảm thấy sót thương cho quá khứ ấu thơ.
Và, sao phải đợi tới sang năm, tôi về CHAPA lần thứ mấy nữa, em mới tặng tôi cành đào cánh kép, khi những mùa XUÂN trước mắt mỗi lúc mỗi ngắn đi.
-À, thì cháu muốn đi tìm cái loài hoa đào mang tính cách tuyệt vời đó, cũng chẳng phải vì nghe cô diễn tả, nhưng trong thế giới HOA, cũng như thế giới NGƯỜI chúng ta, nói rằng giống nhau, song vẫn có điểm gì khác đấy.
Chúng tôi kết thúc buổi nói chuyện sau cùng chuyến đi vào mùa XUÂN năm SÀI GÒN mở HỘI HOA XUÂN đầu tiên và rực rỡ nhất, giữa thập niên khởi sự thiên niên kỷ thứ ba, cũng là năm khách du trên thế giới tới VIỆT NAM ngắm tuyết SA PA.
Hawthorne 16-10-2011
CAO MỴ NHÂN