Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

BÊN KIA DÃY SƠN CHÀ

CAO MỴ NHÂN

 

Ba vị đại tá cục trưởng từ trung ương ra thăm viếng các phần hành liên hội ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu 1 vào mùa hè năm 1969 gồm:
- Đại tá Hoàng Ngọc Tiêu tức thi sĩ Cao Tiêu, cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến.
- Đại tá Cao Đăng Tường cục trưởng Cục Chính Huấn
- Đại tá Vũ Quang Tài cục trưởng Cục Xã Hội.
Tất nhiên tháp tùng 3 vị đương nêu có 3 sĩ quan Chánh Văn Phòng cục trưởng, để ghi nhận những đề đạt của các phòng Tâm Lý Chiến, Chính Huấn và Xã Hội địa phương.
Và cũng tất nhiên, ai thuộc phần hành nào, thì tự lo các phương tiện tiếp đón phái đoàn của mình. Nhưng, bắt buộc phải có sự điều hợp của đại tá Tham Mưu Phó Chiến tranh Chính trị Quân Đoàn I / Quân Khu 1, bấy giờ là đại tá Phan Phiên.
Đại tá Phan Phiên hướng dẫn 3 vị cục trưởng trung ương và 3 trưởng phòng phần hành địa phương, gồm trung tá Trịnh Thiên Khoa trưởng phòng Tâm Lý Chiến, trung tá Trần Hữu Phước trưởng phòng Xã Hội lên diện kiến trung tướng Hoàng Xuân Lãm Tư lệnh QĐI/QK1.
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, bon papa của tầng lớp quân nhân trẻ chúng tôi thời bấy giờ, tướng có nụ cười hiền hòa trên gương mặt rất Phật tánh, ông bắt tay từng vị đại tá, và "gật gật đầu" với chúng tôi, có nghĩa là biết rồi, không cần trình bày thêm.
Sau khi nói chuyện về tình hình quân sự và chính trị ở Quân Khu 1, để các vị cục trưởng nắm bắt mọi chi tiết phe ta, phe địch, nhấn mạnh thêm công tác ổn định hậu phương sẽ nâng cao tiềm năng chiến đấu ngoài tiền tuyến. Tất cả quý vị thượng cấp chỉ xê xích nhau vài ba tuổi. Đoạn trung tướng Hoàng Xuân Lãm vui vẻ đề nghị:
- Chẳng mấy khi cả 3 vị cục trưởng từ trung ương ra thăm anh em ở địa đầu giới tuyến, đi quan sát mặt trận xong rồi, ông Phiên, tức Đại Tá Tham Mưu Phó CTCT QĐI/QK1 liên lạc với hải quân Tiên Sha cấp một tàu nhỏ để chở phái này qua bờ biển X, bên kia núi Sơn Chà vãn cảnh. Xong, quý vị cứ tùy nghi làm việc với khối CTCT Quân Đoàn. (Tướng xem đồng hồ rồi nói tiếp) Anh em tự nhiên đi nghe, tôi sắp gặp Tiểu khu Quảng Tín xem mấy cái "chốt" trở ngại gì.
Phái đoàn qua thăm Đại tá tham mưu trưởng QĐI/QK1, rồi trở lại khối Chiến tranh Chính trị nghe báo cáo.
Thông qua 2 ngày kế tiếp, phái đoàn đi thăm các đơn vị CTCT ở phía bắc và phía nam đèo Hải Vân, tức là Sư Đoàn 1 Bộ binh và 2 Tiểu khu Quảng Trị, Thừa Thiên, sư đoàn 2 Bộ binh và 3 Tiểu khu Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Thủa đó quý vị cục trưởng đương nêu nói quanh tuổi 40, nên có theo trực thăng quần thảo trên bầu trời Quân Khu 1, cũng như đi chơi thể thao.
Vì thế, sớm hôm sau, chúng tôi đã tề tựu đầy đủ ở cầu tàu trước Tòa thị chính thành phố Đà Nẵng, để "ô-bo" từ cửa sông Hàn chạy tới. Trên "ô-bo" chỉ có một thiếu úy hải quân và mấy thủy thủ.
"Ô-bo" theo sông Hàn ra biển, vòng quanh mấy chân núi, rồi tới một bãi biển tuyệt đẹp ở tận bờ xa, những tảng đá chất lên nhau như những hòn non bộ vĩ đại, từ núi xuống biển chỉ có vạt cát vàng sạch sẽ, phẳng phiu, không một vết chân, đặc biệt xen kẽ giữa những tảng đá là những bụi lau, hoa nở trắng như bông.
Điều chúng tôi không thể ngờ được là thi sĩ đại tá Cao Tiêu cục trưởng Cục Tâm lý chiến lại thích hoa lau đến thế, hay vì ở chốn biển khơi hoang vắng đó, không có các loài hoa khác, chỉ có những cành lau bay ngả nghiêng trước gió từ đại dương lùa vào, nhà thơ Tâm lý chiến đã tự ngắt những cành lau, gom lại thành một bó, rồi ngồi lặng lẽ trên một ghềnh đá cao hơn, nơi Thiếu tá Đào Quý Ninh chụp hình cho ông ôm bó hoa lau trước ngực.
Quý vị khác không hề hỏi thăm ông về hoa lau, tất cả đứng dưới bãi, nhìn khách văn chương đang thể hiện cung cách sống thanh tao và trầm mặc.
Đại tá Cao Đăng Tường cục trưởng Cục chính huấn với nhân dáng bệ vệ hơn 2 vị cục trưởng kia, ông ít nói và chỉ mỉm cười đôi lúc. Trung tá Trần Hữu Phước trưởng phòng Chính huấn QĐI/QK1 hết lòng lo cho thượng cấp của mình. Khác với trung tá Trịnh Thiên Khoa, trưởng phòng Tâm lý chiến QĐI/QK1 mà chúng tôi gọi ông là Kissinger, hay đưa ý kiến với đại tá Tham Mưu Phó CTCT, cứ thỉnh thoảng lại nói nhỏ với chúng tôi về vị cục trưởng của ông sao mà thi sĩ chứa chan thế, ôm hoa lau chụp hình thật là hãn hữu, khiến chúng tôi 3 nhân vật phái nữ, là tôi và 2 cô nhân viên xã hội cứ cười liên tục.
Để hòa đồng với sự vui vẻ, hồn nhiên của chúng tôi, đại tá cục trưởng Cục Xã Hội vốn gốc binh chủng Dù, ông gầy ốm, nhẹ như cánh bướm, bằng chứng từ tàu nhỏ nhảu xuống bãi, cao khoảng 4, 5 thước, thay vì tàu phải có chỗ neo, tàu chỉ chạy vô sát vạt cát, chúng tôi loay hoay tìm cách nhảy xuống, thì đại tá Vũ Quang Tài đã nhún chân 1 cái rồi thả thân hình ra khoảng trống, như khi ông nhảy dù (?), đại úy Vân chánh văn phòng cục Xã hội cũng vậy, bay khỏi "ô-bo" một cách thông thạo.
Phần tôi và 2 cô xã hội la oai oái, một thủy thủ chống cái sào, bảo rằng vịn vào đầu sào, rồi quăng người ra, sào sẽ đưa từ từ xuống bãi như kiểu đòn bẩy vậy.
Với mấy mâm và thau nhựa lớn, phu nhân trung tá Trịnh Thiên Khoa và phu nhân trung tá Trần Hữu Phước... yểm trợ cho phái đoàn xôi vò, thịt gà quay cùng các thức ăn, thức uống. Là phụ nữ mà có vẻ 3 đứa tôi... xơi nhiều nhất. Trung tá Khoa nói:
- Mỵ nó không làm, chỉ ăn thôi.
Là vì hôm trước, họp nội bộ, 2 vị trưởng phòng Tâm lý chiến và Chính huấn đồng ý cho phòng Xã hội chỉ lo công tác như xin phương tiện chuyên chở, tháp tùng phái đoàn, xuất các quà cáp mang ra đơn vị ủy lạo, nên được miễn cung cấp phần ăn trưa cho phái đoàn đi biển, vả lại quý vị cũng thấy tôi nấu nướng chẳng ra gì, do đó tôi và 2 cô nhân viên chỉ cần thu vén, dọn dẹp thức ăn ki xong bữa là được rồi.
Đại tá Vũ Quang Tài cục trưởng Cục Xã hội của... tôi, còn tỏ vẻ bênh vực tính lười và thích ăn của tôi như sau:
- Còn tuổi ăn được thì cứ ăn thỏa thích, mai mốt chán ăn như chúng tôi (quý vị ấy) lại tiếc đấy.
Quả nhiên, như bây giờ tôi có tha thiết ăn uống gì đâu, chưa kể hàm răng đình công, là chỉ húp cháo được thôi.
Kỉ niệm xưa còn chất đầy trong kí ức, trong 5 vị đại tá dịp hạnh ngộ đó, 4 vị đã lần lượt ra đi cõi khác, theo thứ tự: đại tá Vũ Quang Tài, đại tá Phan Phiên, đại tá Hoàng Mạnh Đáng tham mưu trưởng QĐI/QK1, và mới đây, ngày 14-2-2012, đại tá thi sĩ Cao Tiêu cục trưởng Cục Tâm lý chiến. Còn đại tá Cao Đặng Tường, cục trưởng Cục Chính Huấn một thời xưa, không biết đang lưu vong ở xứ sở nào nữa.
Nhị vị phu nhân yểm trợ xôi gà cho phái đoàn chúng tôi, thì một còn, là phu nhân trung tá Trần Hữu Phước, một mất, là phu nhân trung tá Trịnh Thiên Khoa. Ôi, thật là bao sự đổi thay, cuộc đời miên viễn hóa sinh, có đâu bình thản, êm đềm mãi.
Hình ảnh thi sĩ đại tá Cao Tiêu với bó hoa lau dưới nắng hạ nơi bãi biển bên kia dãy Sơn Chà còn in mãi trong tâm tư tình cảm chúng tôi, một thủa nào mà như mới hôm qua, vô cùng kính nhớ.
Hawthorne 11-3-2012
CAO MỴ NHÂN