Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

XUÂN MÃI CÒN XUÂN

CAO MỴ NHÂN


Người dân VIỆT NAM ta, xưa cũng như nay, thường có ý nghĩ XUÂN với TẾT gần như là một, đối với những ngày bước qua NĂM MỚI.
Chứ còn XUÂN là suốt 3 tháng đầu năm, có khi XUÂN là cả 4 mùa, khách yêu đời còn tưởng XUÂN miên viễn, việc chi ưu tư, XUÂN mãi là XUÂN, dù ông đã 84, vẫn cứ như 48, và bà 62, thì vẫn mang sắc thái 26 mà thôi. Và nhất là ở hải ngoại mà điển hình ở dọc hành lang tị nạn CALI, XUÂN mãi còn XUÂN.
Sự thực nếu giữ được thái độ lạc quan như thế, thì cũng tốt, vì lạc quan là yếu tố tiên quyết, để bươn chải, vượt qua những thăng trầm cá nhân và thời đại.
Do đó, tôi rất phấn khởi bước theo dòng chảy của mùa XUÂN Việt Nam hải ngoại, hay nói riêng mùa XUÂN ở thủ đô tị nạn BOLSA mới đúng, vì BOLSA, giải đất thần kỳ đã từ bùn lầy nước đọng năm 1975 tới nay, 2012, trở thành một nơi đô hội của hầu hết quý vị Việt Nam tha hương. BOLSA sầm uất, xa hoa, và nhất định văn minh hơn SAIGON CHỢ LỚN xa xôi rồi.
Dòng chảy thời gian của người VIỆT tha hương cứ như một định lệ. Như trên tôi đã trình bày, là gần như XUÂN với TẾT được hòa vào nhau, cũng có người đi, kể tới trên lề đường Bolsa, hầu nhắc nhở thêm về không gian và thời gian VIỆT NAM, rất VIỆT NAM, mà còn quá tải VIỆT NAM hơn, là quý ông VIỆT NAM năm nay mặc quốc phục áo gấm, khăn đóng cũng đông đảo chẳng kém.
Nhà nhà quốc phục, đường đường quốc phục, một vài nhà thờ cũng được các cha xài áo choàng gấm, đội khăn đóng cho có vẻ dân tộc tính.
Tới buổi diễn hành TẾT VIỆT NAM 2012 thì áo dài, khăn đóng từ khán đài tới trên xe, từ MC đến bé thơ trên tay bố mẹ cũng áo gấm, lụa là.
Đặc biệt nhất là đoàn xe mô tô honda 2 bánh, của nhóm luật sư Việt Nam hàng hàng chay tới, có lẽ chưa khi nào áo dài, khăn đóng được ái mộ đến thế.
Cô Giám sát viên NGUYỄN khễ nễ bồng em bé, còn cố tách đoàn diễn hành, mang bao lì xì đến cái bục các MC đang phát ngôn liên tục giới thiệu thành phần diễn hành, để HAPPY NEW YEAR.
Thật vui tươi với truyền thống mới, là từ trong nước ra hải ngoại, hay ngược lại từ hải ngoại về trong nước, các điểm phát thanh như truyền thanh, truyền hình, đại hội, dạ hội v.v... đều sử dụng bài hát có câu:
"XUÂN ĐÃ ĐẾN RỒI..."
Đúng, XUÂN đã đến rồi, đến thật rồi, mùa của VẠN SỰ BẮT ĐẦU, và những mầm non, chồi lộc khi bắt đầu, đều xanh tươi, nõn nà, chân như thiện mỹ. Thánh, chúng ta cũng sẽ bắt đầu những gì khi thấp thoáng 2 chữ TỊ NẠN đang dần mờ phai, lui xa trong ký ức.
Chao ôi, có ai trên đời lại cứ đeo đẳng danh nghĩa tị nạn, bởi vì phần chủ quan, ta chưa làm được điều gì, phần khách quan thì Hoa Kỳ đã bang giao với Cộng sản Việt Nam từ 1995, tức là đã 17 năm, như cô gái XUÂN của NGUYỄN BÍNH, đủ để cho cuộc hôn nhân MỸ-VIỆT CỘNG có đứa con tuổi sắp hết TEEN, đứa con sau 17 năm bang giao sắp trưởng thành, người tị nạn vẫn sẽ chỉ thở dài, buông thõng câu "cũng ĐÀNH".
Cũng đành nhắm mắt, đưa chân thử xem con TẠO xoay vần đến đâu...
Chết thật, ca dao hay cụ TỐ NHƯ dám kêu ĐẤNG TẠO HÓA là con TẠO, khi số phận nàng KIỀU VIỆT NAM bất như ý.
Thôi thì thôi, chỉ là phù vân, thi sĩ PHẠM THIÊN THƯ, đưa hình ảnh một gã Quan huyễn tưởng, khẳng định tất cả chỉ là phù vân, thì mọi chuyện có chi quan trọng đâu, vô thường hết thẩy.
Nhưng, nhà sư đang đốt pháo mừng XUÂN mới, nhà sư châm ngòi pháo nổ, để đánh động TÂM THỨC tha nhân ta bà hãy lai tỉnh đón XUÂN về, hãy bắt đầu lại một cuộc c0ờ dang dở, hãy đợi chờ VẬN HỘI quang phục quê hương trong đạo pháp từ bi, hỉ xả, hòa bình thế giới.
Chùa nào cũng đốt pháo, pháo nào cũng nổ to, âm vang chuyển hóa cõi thế, lại nhớ câu "Dậy mà đi", đi đâu, hái lộc, bắt đầu.
Sự đứng lại, để rồi BƯỚC TỚI, một ĐAN VIỆN nhỏ, có tên CHÂU SƠN, ở miền Bắc Việt Nam mang hình ảnh khổ hạnh.
Với vài chục Đan Sinh vừa sấp mặt cầu nguyện CHÚA JESUS buổi sớm, đã phải thay quần áo quần lao động, cày bừa lúa buổi trưa, và buổi chiều một ĐAN SINH giả tiếng "Bò..ò..ò" để kêu đàn bò đi lang thang trên đồng cỏ, trở về trại bò của ĐAN VIỆN. Tên phóng viên hỏi vài Đan sinh kiểu công an lục vấn:
- Tại sao bò của nhà thờ ốm thế!
- Vì không có ngô (bắp) và cơm.
- Đi tu sướng hay khổ?
ĐAN SINH đăm chiêu trả lời:
- Cũng sướng mà cũng khổ.
Phóng viên công an thấy tiếp:
- Tại sao đi tu?
Rồi tiếp nữa
- Đi tu bao lâu rồi?
Những câu hỏi nghe đã quen tai của lớp người vô đạo, vô sản, và những câu trả lời vô lý, vô tư, thoảng qua hơi gió, thoáng nén thở dài của tu sĩ trên đường học đạo. Cũng đành cuộc đời là thế, có lẽ chỉ ở cõi khác mới có hương sắc mùa XUÂN thực sự, mùa XUÂN vĩnh cửu chăng?
Sự bắt đầu nào cũng khó khăn, mầm chồi được vươn ra từ cành cây, kẽ lá, như con người được sinh ra từ mẹ đất, cha trời vũ trụ quả là uyên nguyên, bí ẩn. Chúng ta hãy hồn nhiên hưởng thụ tinh hoa do TẠO HÓA an bài.
Dòng chảy mùa XUÂN BOLSA đưa tôi tới nơi vãng sinh PEEK, nhạc sĩ NHẬT NGÂN đón mấy ngày XUÂN TẾT ở chốn này. Vừa mới hôm nào 2 ông nhạc sĩ trung cao niên NGUYỄN ĐỨC QUANG và NHẬT NGÂN ngồi nơi bàn chấm thi tuyển lựa ca sĩ do các trung tâm THÚY NGA, ASIA v.v.. đề xướng. Nay cả hai vị đã bước vào thiên cổ xứ. Vừa mới hôm nào nụ cười mùa XUÂN còn nở rộ, nhưng mùa XUÂN đã đành là ngày tư, ngày tết, nên XUÂN phải vui vầy, lắng đọng sầu tư.
Ông chủ của IPHONE, STEVE JOBS coi cái chết như một khám phá, thì cũng như sự bắt đầu ở thế giới khác, tức là mùa XUÂN LẠ sẽ tiếp theo. Xin cứ tin tưởng thế.
Mùa XUÂN hải ngoại có nhiều phụ lục khác, kể cả phụ lục mưu sinh, đi làm vào đúng thời điểm TẾT. Thế thì niềm vui cũng dễ được vun trồng, nhất là dòng chảy thời gian không cho phép dừng lại ở phong tục, tập quán, phải ung dung, thảnh thơi để cả năm được an nhàn, hạnh phúc, XUÂN vốn vô ngôn nhưng bất tận lời lẽ, CHÚC MỪNG NĂM MỚI bình an.
Haethorne 27-1-2012
CAO MỴ NHÂN