Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

MIỀN ĐẤT HỨA

CAO MỴ NHÂN

Ngày xưa ở Saigon, cũng không xa lắm, sau cái mốc lịch sử 30-4-1975, độ 5, 10 năm thôi, thủa ấy đã có phần nào số quý vị sĩ quan chế độ cũ, từ trại tù cải tạo trở về thành phố thân quen, gặp lại gia đình với buồn, vui lẫn lộn, nên hay không nên tổ ấm gia đình, là do... số phận cả.
Thế thì, theo thứ tự, người ta đã thấy và phải chấp nhận hoàn cảnh như sau:
A- Những gia đình có chút tiền của, thì lo tàu bè ra khơi, đi tìm Tự Do, cả nhà hay vài ba người, hoặc chỉ gởi gấm một người đi theo chuyến vượt biển đáng tin cậy nào đó.
B- Những gia đình đã từng tìm cách ra đi, nhưng không thành công, vẫn mặt trước mặt sau, xem thử còn lối thoát nào để tiếp tục vượt biên...Rồi cũng có khi thành công, khi thất bại.
Song thường thì nhà thuộc mục B này, đôi lúc bị tan gia bại sản, mất nhà cửa công ăn việc làm, bỏ cả học hành, thậm chí Hộ Khẩu cũng bị xóa sạch luôn.
C- Là những gia đình nghèo đến không thể nghèo hơn được nữa, nguyên gốc nghèo chuyên nghiệp, hay nghèo tài tử, bởi trước 1975 thì có công ăn việc làm, kiểu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, bỗng cái Xã Hội Chủ Nghĩa nó từ đâu ụp tới, thế là bị tước đoạt, thành tay trắng, công khố phiếu gởi Ngân Khố chẳng lãnh ra được, lương tiền hàng tháng chấm dứt cho nên tự dưng phải đứng vào hàng ngũ Vô Sản một cách tức tưởi.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ càng 3 kiểu sinh hoạt bất chợt đổi thay các thành phần xã hội mới rồi, mới nghĩa là không phải kiểu sinh sống cũ, chứ đâu có mới mẻ gì cho cam thì những chủ gia đình hay đúng ra các bậc cha mẹ đành phải chiêm ngắm, để sắp xếp cho con em mình tiến tới đường đời trước mặt như thế nào.
Bây giờ thì hết A, B, C lớn rồi, mọi người ở thành phố mất tên Saigon lại xếp theo thứ tự a, b, c nhỏ:
a/-Nếu vét ở cả 3 loại nhà A, B, C lớn nêu trên, ai còn được chút tiền còm, hoặc giả chỉ ở 2 thành phần A, B thôi là gia đình đã có người tới được bến bờ Tự Do, thì tạm ổn định cuộc sống tha phương, dành dụm gởi về quê nhà bao thuốc lá, gói mì, kim may, vải vóc vv... hay có khi nhét được một tờ đô la nào vô lưng quần, ruột bút máy vv... gia đình kẹt lại nhận được quà cáp, thì thật là hạnh phúc.
Đó là giai đoạn người ở nước ngoài gởi những thùng quà về cho gia đình qua các cửa khẩu như phi trường, bấy giờ chưa gởi theo Bưu Điện và chưa phổ thông gởi tiền trực tiếp.
Từ đó cuộc sống nhà đã vươn lên, cơm ăn, áo mặc no đủ, các cô, các cậu có thể bắt kịp thời đại, gọi là đầu tư ngầm, để mai sau xài tới, nếu vượt biên tiếp được thì vượt, mà chưa xuất ngoại thì đi học Anh văn, vi tính, thợ kim hoàn vv...
Đôi khi người nhà đã tới Mỹ, Canada, Tây, Úc, vv... mà chưa có phương tiện gởi quà về, thì thật lo âu, khiếp đảm, tôi đã chứng kiến một lần nữ nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp chờ quà của con trai từ Mỹ, chị đã ngẩn ngơ nhìn những chiếc Cyclo máy chở thùng carton quà của thiên hạ chạy ngang, quán bà Mỹ Phụng ở đường Công Lý(chế độ mới đổi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), chị thở dài, rồi nói rỡn cho vui:
-Cao Mỵ Nhân ơi, chị mắc cái bệnh tương tư Thùng (Quà) quá rồi, ngâm thử 2 câu Kiều này nhé:
Rằng nghe nổi tiếng chờ thùng (quà)
Buồn lo có lúc lăn đùng ra thôi...
Thời gian khoảng đầu thập niên 80 thế kỷ trước, bà Mỹ Phụng vốn là một vũ nữ...cao cấp thời Vua Bảo Đại, sau ở Trùng Khánh bên Tàu, có dịp gặp ngài và được nhiều ưu đãi về nước, rồi di cư năm 1954, mở dancing, sau 1975 bán quán, nơi đây đã...quy tụ bao tài tử nhân văn thất thế, ngâm sĩ Hồ Điệp thỉnh thoảng đến đó, ngâm nga thơ phú cùng quý cụ Tế Nhi, Trình Xuyên, Bùi Khánh Đản, Bàng Bá Lân vv... Ở đó có thể ngó ra đường, thấy những chiếc cyclo máy chạy bạt mạng từ Tân Sơn Nhất về thành phố, người nhà chạy honda theo cũng phải bạt mạng, lý do chạy chậm sợ bị kẻ gian cướp đồ.
b/-Giới thứ 2, bao giờ cũng là sự trung dung, không bằng a trên nhưng tất phải hơn c nhỏ dưới nên đã tự biết thân phận, đi học một nghề mọn nào đó, xin một việc làm tương đối, để trang trải cuộc sống mà cứ bảnh mắt ra là nghe, là thấy hàng loạt khẩu hiệu thi đua, hạng b nhỏ này có sự hiện diện của tầng lớp thanh niên xung phong, lao động công, nông trường, kinh tế mới vv...
Giới thứ 2 tức b nhỏ này phần nhiều là con nhà lao động, bần hàn chính quy, đồng thời cũng là con nhà của đa số nhân dân miền Nam không lối thoát sau 30-4-1975, như quy kết của 2 phần B, C lớn, chứ con nhà cán bộ Bắc Việt đã kinh qua từ năm 1954 xa xưa rồi.
Đinh Hoài Ngọc con trai lớn nhất của cố thi sĩ tên tuổi Đinh Hùng cũng từng là thanh niên xung phong, ngay khi giáp mặt chế độ mới, vì không biết làm sao sinh sống, sau bị thần kinh tọa đau nghiêm trọng vì mỗi ngày phải đào kinh thủy lợi, vác bùn đắp bờ, khốn khổ vì mưu sinh cực nhọc.
c/-Cuối cùng c nhỏ là những gì không thể có được từ a nhỏ và b nhỏ, chẳng lẽ lại nói là hình ma bóng quái... sống không ra sống, chết chẳng ra chết, cứ vất vưởng...
Họ không có chút tiền cầm hơi kiểu a nhỏ, không còn chút tin tưởng kiểu b nhỏ, thậm chí không có cả sức khỏe, trừ bản thân cá nhân đến xã hội, tự gạt thẳng họ qua vệ đường họ bám vào đất như một loài nhuyễn thể hẩm hiu.
Hôm nay, một ngày sắp cuối năm, tôi ngồi ở cái "viu" nơi căn nhà của người con trai nhìn ra đường, Los Angeles, mà vị Đại Tá quân y VNCH xưa, Bác sĩ Hoàng Văn Đức di tản từ năm 1975, thường viết cho tôi là thành Thiên Thần, mấy ngày lạnh như mùa mưa bão miền trung của tôi, Đà Nẵng một thời để yêu và một thời xa cách, vào sáng xớm ngày lễ Tạ Ơn này tôi mới thấy thấm thía, khi một lần nữa "tri kỷ, tri bỉ", biết hoàn cảnh gia đình mình thuộc A, B, C lớn như thế nào, rồi sau 1975, phải bắt đầu cuộc đời (sau 1975) theo a, b, c nhỏ làm sao để giờ đây thấm nhuần tư tưởng những người đi tìm phương kế mưu sinh ở khắp nơi trên thế giới từ hàng trăm năm trước...cũng vất vả cùng cực, mặc dầu các thứ lý do khác nhau:Tôn giáo, chính trị, kinh tế vv...
Một đoạn phim chiếu trên truyền hình những người rời Âu Châu năm 1892 (thế kỷ thứ 19), nam phụ lão ấu các cụ già té lên té xuống, kéo những đứa trẻ chỉ lớn bằng các cháu tôi bấy giờ, để cha mẹ chúng tay xách, nách mang túi vải, valy rách nát, trên đường mưa lầy lội xuống những con tày mù mịt khói sương, đi Mỹ mỗi nhân khẩu phải trả 30 đô la(30 USD).
Vậy thì giá cả hành trình cũng tăng theo thời gian, trăm năm sau, cuối thế kỷ thứ 20, người dân miền Nam VN đã tốn từ mấy chỉ đến mấy chục cây vàng, tùy theo cách vận chuyển, rời mảnh đất hình chữ S ở Đông Nam Châu Á, qua Hoa Kỳ hay đến bất cứ một nước nào không Cộng Sản, hầu tiếp tục cuộc sinh tồn.
Gia đình tôi rời quê hương mùa Xuân năm 1992, đúng khoảng cách 100 năm so với đoàn người từ Châu Âu ra bến tàu đi Nữu Ước(New York). Riêng đối với tôi, tôi nghĩ, có lẽ họ khổ hơn, vì đoàn người đó phải nhét trong một chiếc tàu thủy chở 5000 người, cấm ăn uống những ngày đầu mặt mũi hốc hác, khốn khổ, mà họ vẫn...muốn đi, cần đi.
Cá nhân tôi là người chết nhát, không có chương trình gọi ngắn gọn trong 2 chữ nhân đạo H.O, có lẽ chẳng bao giờ tôi dám đến USA, vâng, chẳng bao giờ, vì xếp theo bảng A, B, C lớn, tôi thuộc hạng C, mà xếp theo a, b, c nhỏ, tôi leo lên được mục b nhỏ, tức đã khá lắm rồi, trung bình trong cuộc sống qua ngày, đoạn tháng sau 1975 đầy sóng gió.
Ông bà cụ hàng xóm bên trái nhà tôi, với số tuổi 80, người Anh Cát Lợi, tổ chức bữa tiệc Tạ Ơn, có cỗ gà Tây thơm phức, qua mời gia đình tôi, vì thấy chúng tôi có vẻ lặng lẽ quá, bèn hỏi rằng:
-Nhớ quê hương lắm hả, chúng tôi lúc đầu cũng thế, tới California này năm 1952, nhưng nay muốn về lại tổ quốc thì chẳng còn ai. Lúc ra đi, cả 2 người đều mới thanh niên 21 tuổi, trốn cha mẹ đi, ôi Hợp Chủng Quốc thật hấp dẫn.
Thấy tôi, yên lặng như...nhớ quê hương thật, chao ôi, mới lễ Tạ Ơn thôi, chứ đã Noel, Tết Nguyên Đán gì đâu mà nhớ! Cụ bà nhìn mắt tôi xem có giọt lệ nào chảy ra, trong lúc mắt cụ lại đỏ hoe như muốn khóc cụ ông bèn thốt:
-Quả đây là miền Đất Hứa, chúng tôi không có một xu (tức đồng xu bằng đồng của Mỹ), mà nay có nhà có chút tiền để dành, con cái cũng có nhà cửa, việc làm. Rồi con cháu bà cũng vậy.
Rồi chúng ta quên hết, chỉ còn Đất Nước này thôi. Được vậy, chúng ta cần Tạ Ơn mỗi năm, vì đã an cư lạc nghiệp.
Hawthrone 24-11-2011
CAO MỴ NHÂN