Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

MÂY THU BẮC HÀ

CAO MỴ NHÂN

Luận cảnh đẹp, nét đẹp và cái đẹp HÀ NỘI nói riêng BẮC HÀ nói chung, thì quá nhiều dữ kiện, và rất nhiều quý vị xưa cũng như nay, đã viết, đã nói, ca tụng điều tôt đẹp của HÀ THÀNH thanh lịch thủa cách đây mấy chục năm trở về trước rồi.
Nhưng sớm nay, bầu trời lưng lững thấp, tơ sương rất nhẹ cứ mơ màng, vương vấn không gian nói êm đềm thì không hẳn, vì gió se se lạnh, cứ luồn vào áo mỏng, tóc mây, có nỗi gì nhớ nhung dang dở, như còn mong đợi, như còn băn khoăn, điều bâng khuâng ấy, chính là mùa thu HÀ NỘI mùa thu BẮC KỲ đang thực sự trở về.
Dù ở xa tới nửa vòng trái đất những người HÀ NỘI ngày xưa, khởi đi từ mùa thu năm 1954, rồi các dịp sau này, đã cộng thêm nỗi nhớ của HUẾ, ĐÀ NẴNG, ĐÀ LẠT, NHA TRANG, SÀI GÒN, hay vân vân các tỉnh miền Nam, kể từ BẾN HẢI vào tới CÀ MAU, nỗi nhớ đã trộn lẫn niềm thương, để như với lòng là tâm tư tình cảm đang hướng về những phần đất quê hương tha thiết lắm.
Tuy nhiên cái lý do thăm thẳm nhớ của tôi hôm nay, về một mùa thu HÀ NỘI không phải vậy mà chỉ qua những hình ảnh tôi thấy được thủa thiếu thời, trước ngày theo gia đình, Ba tôi di cư vào Nam, cũng mùa thu, năm 1954, từ phi trường CÁT BI VÔ sân bay TÂN SƠN NHẤT.
Thời gian rất ngắn rong chơi ở HÀ NỘI vào đầu thập niên 50 thế kỷ trước, sau khi rời cao nguyên CHAPA về đồng bằng Sông HỒNG HÀ, Ba tôi làm việc ở GIA LÂM, rồi xuống HẢI PHÒNG, nên cứ vài tuần lại đưa cả nhà lên HÀ NỘI ăn cơm phố HUẾ, gọi là cơm tám giò chả gồm tô canh rau ngọt nấu giò sống, chả lụa, chả quế chấm nước mắm thơm phức, dưa nước vàng dòn, và vài món ăn khác, với những chén cơm trắng tinh, thơm gạo tám.
Chiếc xe Traction màu đen cứ chạy lòng vòng quanh các bờ hồ, hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, rồi chùa Một Cột, vườn Bách Thảo vv...Ở cái tuổi chưa gọi là TEEN, như quý vị TEEN bây giờ, ăn cơm no là tôi quay ra ngủ, mặc cho cả nhà ngắm cảnh trời mây đến nỗi xe qua cầu Thương Lý, Hạ Lý từ bao giờ, rồi xe chạy thẳng vào Cảng, tức thành Phố HẢI PHÒNG, về tới nhà tôi mới thức dậy.
Thành tả về HÀ NỘI cứ y như phim ảnh, sách báo, chẳng có gì lôi cuốn tôi, đến nỗi khao khát, thiết tha nhịp về, như hầu hết quý vị ở tuổi thiếu nữ, thanh niên, đã nhớ nhung, thổn thức mỗi lần nhìn trăng thu tháng tám nhớ cốm xanh, hồng đỏ, tháng chín có những trận mưa ẩm nhưng lại làm vỡ đất ruộng, được mùa rươi...Tất nhiên, còn nhiều thứ khác nữa, với khách HÀ NỘI, thì vẫn bảo là trăm nhớ ngàn thương, từng ô cửa, từng ngõ nhỏ tức con hẻm trong nam và chao ôi, cả một trời thu, một đất thu võ vàng lá rụng, mây lang thang màu vàng mơ mà tôi cứ bảo là mây, màu mỡ gà, cái màu vàng không có vẻ buồn bã, sầu tư, lại như là ấm cúng, êm đềm và gần gũi với nhau mới lạ kỳ.
Vậy thì, chỉ có lý do duy nhất để tôi góp vào phần thương nhớ HÀ NỘI với quý vị BẮC xưa và BẮC nay, ấy là mây thu HÀ NỘI với mây vàng, lãng đãng, đất trời hiu quạnh bởi lá đa, lá đề, cùng vân vẵn lá khác nhỏ hơn, cứ úa vàng, đỏ cạch, rồi khô đi, rụng xuống, buổi xớm thưa xa xưa, còn có những phu quét đường, những đống lá khô còn có người tích lại, thay rơm nấu nước trà buổi sáng, hay tệ lắm thì thay củi nấu được nồi cám lợn, tức cám heo trong Nam,
Tôi tả ra, thì chẳng thơ mộng chút nào, có thể không mấy vừa lòng quý vị BẮC KỲ di cư năm 1954, bởi, hầu như lớp quý vị ra đi năm đó, chính là lớp người HÀ NỘI với đội ngũ giáo sư, sinh viên, học sinh vv...mà sau này quý vị độc giả miền Nam lưu vong trên thế giới được đọc HÀ NỘI TỪ MAI THẢO, NGUYÊN SA, từ CUNG TRẦM TƯỞNG, TRẦN THANH HIỆP, DOÃN QUỐC SỸ, MẶC ĐỖ, VŨ KHẮC KHOAN, còn nhà văn MẶC THU đã vô Nam từ những năm trước 1954, một phần đầu đời viết lách của DUY LAM, TRẦN DẠ TỪ, còn mang bút hiệu HOÀI NAM.
Riêng với 2 nhà thơ lớn, rất HÀ NỘI là VŨ HOÀNG CHƯƠNG và ĐINH HÙNG thì thơ ca của nhị vị đã từ bao giờ không còn giới hạn bởi 2 chữ HÀ NỘI. Cụ VŨ và Cụ ĐINH đã vượt cả không gian lẫn thời gian trong cái nghĩa tử sinh, đã từng hội ẩm với tiên và đối thọai cùng ma đã thức hồn ma dậy để thưởng thức thi ca lãng tử, hào sảng, nên đi tìm HÀ NỘI sẽ bắt gặp thấp thoáng ở đâu đó, mơ hồ, vẫn đúng mà vẫn không phải, dù quý cụ có gác MÂY, có ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ vv..., mây đó cũng không dành hẳn cho mây HÀ NỘI, đường đó cũng chẳng mang tên gọi Cổ Ngư hay vân vân gì, mà khẳng định ĐƯỜNG TÌNH Nhớ nhung HÀ NỘI cứ dai dẳng, văng vẳng, hình ảnh HÀ NỘI một HÀ THÀNH THANH LỊCH xưa, khiến có vị đã cô đọng lại cái chất Nhớ HÀ NỘI vào một tập thơ mang tên MÂY HÀ NỘI, vì đó là nhà thơ NHI THU, in năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước.
Thì ra, muốn nói về MÙA THU HÀ NỘI, cái khung cảnh, không khí lành lạnh, heo may, lá vàng vv...thôi, chưa đủ yếu tố căn bản phải là MÂY. MÂY HÀ NỘI.
Mây HÀ NỘI mùa thu vàng mơ, bay lãng đãng như không chờ,chẳng đợi nhẹ nhàng êm ái, như mền lông cừu màu vàng, như lò sưởi có ngọn lửa vàng ở giữa những người thật sự HÀ NỘI.
Tôi phải khẳng định ngay, tôi không phải dân HÀ NỘI, không thích lắm HÀ NỘI, nhưng quen biết nhiều quý vị HÀ NỘI.
Một HÀ NỘI tinh hoa, thanh lịch mà vẫn có thể ồn ào, châm biếm, một HÀ NỘI mộng mơ trong tâm hồn, nhưng ngoài thực tế, thì vô cùng thể hiện ra cái đặc trưng cá tính rõ rệt như thi sĩ đạo diễn HOÀNG ANH TUẤN vui vẻ náo nhiệt, như khoa bảng Bác sĩ HOÀNG VĂN ĐỨC chỉ huy trưởng trường QUÂN Y QLVNCH lại thích hướng dẫn, đào tạo các y sĩ quân đội ngoài chuyên môn giỏi dang, còn phải lịch duyệt trong phong cách, như nhạc sĩ PHẠM DUY sáng tác đủ đề tài, nhạc hay như thơ, ca tụng màu phù sa của HỒNG HÀ chỉ cần một câu:
"Nước Sông Hồng đỏ vì vì chờ mong"
(PHẠM DUY).
Đó là quý vị thân quen của công chúng, còn từng ngành nghề, lại có những dân HÀ NỘI thật tự muôn đời, như đại tá Dù PHẠM HY MAI với biệt danh MAI HẮC LÀO, như tài tử LÊ QUỲNH, nữ tài tử KIỀU CHINH, ca sĩ LỆ THU mà vừa đây quý vị có tôn phong là HÀ NỘI chính hiệu.
Thì cũng đúng thôi, LỆ THU đã từng, hát HÀ NỘI NIỀM TIN VÀ HY VỌNG trước khi ra biển, bấy giờ chúng tôi đang trong tù cải tạo nghe LỆ THU hát vẫn đầy sức...thuyết phục.
Trong cái khối người HÀ NỘI lưu vong, tha hương, tha phương vv...ngày nay, còn có HÀ NỘI phố một danh xưng hiện tại, không phải hiện đại, gồm người dân HÀ NỘI khỏi hành từ HÀ NỘI không phải từ SÀI GÒN hay các bến bãi vượt biển , vượt biên đơn cử như BẰNG KIỀU, THU PHƯƠNG, các ca sỹ hát nhạc HÀ NỘI mà không đạt phong cách HÀ NỘI, thí dụ THU PHƯƠNG hát bài HƯỚNG VỀ HÀ NỘI của HOÀNG DƯƠNG, chẳng thể thay được ca sĩ đàn phong cầm THÚY NGA, phu nhân nhạc sĩ HOÀNG THI THƠ, cả 2 vị đều đã mãn phần.
Vậy thì, muốn HÀ NỘI duy trì phẩm chất TINH HOA, THANH LỊCH, xa xưa trong tư duy lẫn ngoài cuộc sống, chắc phải đi tìm liệt quý vị rất HÀ NỘI đang còn tinh thần, đang còn lưu giữ những khuôn vàng, thước ngọc của 36 phố phường, để lưu ý những sự kiện đúng của HÀ NỘI phong lưu, vang bóng thủa nào.
Hawthorne 19-10-2011
CAO MỴ NHÂN