Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MỘT CHUYỆN 30-4

 

CAO MỴ NHÂN

Trong dịp về thăm quê hương cận Tết âm lịch vừa qua, 3 chiếc ghế thuộc dãy H bên hông phải máy bay China được nghe một chuyện tình giống như các giai thoại xưa của dân tộc ta.
Tôi ngồi sát bên cửa sổ, để ngó xuống các phần đất và đại dương sâu thẳm dưới thân tầu, cụ bà vào khoảng 70 tới 80 ngồi giữa, phía ngoài lối đi là đại úy Phước, Cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Câu chuyện bắt đầu do bà bác "khai mạc" _ cứ tạm gọi tên là bà Hoạt.
-Thế ông đây bao nhiêu tuổi rồi?
-Tôi hả, vừa về hưu năm nay, 66 rồi cụ ạ.
-Sao ông về VN một mình vậy, bà nhà và các cháu đâu, sao không cho một người nhà đi cùng, tôi bất đắc dĩ lắm mới phải đi một mình, chứ con cháu chịu dẫn tôi về, là tôi yên tâm lắm, vất vả quá, 18 tiếng đồng hồ.
-Tôi cũng như cụ nói, song vì tôi về thăm bà xã mà, còn tụi con, đứa nào cũng mắc làm việc cả.
Bà Hoạt quay mặt sang hẳn phía ông hàng xóm trên máy bay, hơi ngần ngừ, nhưng vẫn hỏi tiếp:
-Sao ông không bảo lãnh bà ấy qua, cũng sắp già hẳn rồi, một cảnh 2 quê, mai mốt rồi ai đi thăm ai được chứ.
Đại Úy Phước, mà sau khi câu chuyện sắp chấm dứt, tôi mới biết tên cùng nghề nghiệp, lính tráng xa xưa của ông, cười nhoẻn pha chút khôi hài:
-Bà xã tôi không đi đâu nổi, vì kẹt chồng của bà ấy, "bộ đội giải phóng" Saigon năm 1975 đó cụ.
Cả bà Hoạt lẫn tôi đều ngỡ ngàng, không biết gương mặt chúng tôi lúc đó thế nào, ngay tức khắc trong lòng tôi vừa xót xa thương cảm, vừa oán hận cái đám tàn nhẫn đồng chủng mà ai cũng biết ngay là Việt Cộng, vô lương tâm, vô giáo dục, cứ nói ngắn gọn là vô liêm sĩ, từ miền Bắc tràn vào miền Nam vừa cướp của, vừa cướp người một cách hỗn loạn, vô đạo.
Đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cứ để cho người dân mà điển hình là cụ Hoạt và tôi phán xét, sau ông cũng chép miệng trả lời thêm như ông đang kể lại chuyện của ai:
-Tôi bị đi tù cải tạo đủ 5 năm thôi, cũng may nhờ tù đủ số năm tiêu chuẩn vậy, 5 năm trở lên, tôi mới được đi HO đấy.
Bà Hoạt sốt ruột:
-Điều đó chúng tôi biết rồi, tôi muốn ông kể cho nghe đoạn đời tại sao bà nhà lại nỡ bỏ ông, đi lấy thằng bộ đội kia cơ.
-Thì thế này, khi tôi nhận giấy ra trại, tôi mừng quá, rối rít cám ơn bọn nó, từ giã bạn tù, rồi chạy ra đón xe đò từ Rừng Lá về Sài Gòn.
-Điều đó chúng tôi cũng biết rồi, ai cũng phải làm vậy, cám ơn trại tù, từ biệt bạn tù, tìm mọi phương tiện về nhà, kể làm gì.
-Trời đất, thì cũng phải kể từng bước chứ, cụ nôn làm gì, trước sau vợ tôi nó cũng đã lấy thằng bộ đội cù lần đó lâu rồi, còn có con với thằng đó nữa cơ.
-Mèn ơi, ông Phước, tên vậy mà vô phước quá, nhưng chúng tôi cũng nghe đâu đó có chuyện vậy.
-Thì cụ biết rồi, tôi khỏi kể nữa.
-Ô hay, cái nhà ông này, ông chưa nói tại sao vợ ông lấy tên bộ đội.
-À, khi xe vô Sài Gòn, tôi xin xuống trạm gần nhà nhất, chẳng có tiền kêu cyclo, tôi chạy bộ...
Đại Úy Phước tủm tỉm cười, bà Hoạt trừng mắt:
-Nhà ông này mới lạ, đang kể lại ngừng để làm chi vậy?
-Tôi chạy bộ, thì phải từ từ chứ, không, tôi chẳng thể từ từ đâu, tôi cắm đầu cắm cổ như bay qua các ngã tư, rồi cũng phải tới nhà...(lại ngừng)
-Ai đón ông ở cửa nhà, vợ ông hay tên bộ đội?
-Cả 2 cụ ạ, chúng nó đứng cạnh nhau như vợ chồng thật, mà chúng đang là vợ chồng rõ ràng rồi, thằng bộ đội còn cõng thằng bé trai độ 2 tuổi thôi, như vậy chúng đã lấy nhau vài năm trước khi tôi được về, khốn nạn, vậy mà mụ vợ tôi vẫn đi thăm nuôi, (ông ngẫm nghĩ một lúc, nói tiếp), à không có khoảng thời gian độ 4, 5 tháng, vợ tôi không liên lạc với tôi, bỏ một kỳ thăm nuôi, nhờ mẹ và em gái cô ta đi thăm, tôi có hỏi, họ nói và vợ tôi bị thương hàn.
-Thương hàn cái gì thời đại này, nó nóng lạnh chờ đi đẻ đó thôi, à còn gia đình bên ông, không ai biết và không ai đi thăm à?
-Tôi cũng còn mẹ chứ, cả dòng họ tôi đã đóng một chiếc tàu, đi vượt biên năm 1979, tới nơi bình an, chắc là thương tôi lắm, đứa con trai duy nhất của tôi trước 1975, nó được bà nội, tức mẹ tôi ẵm đi cùng, mà vợ tôi cũng chẳng hề thông báo nữa.
Chúng mời tôi vô nhà của chính tôi, đã sẵn sàng một mâm cơm đủ cả thịt heo, gà, cá, tôm. v.v..thằng đó chắc có tiền lắm, tôi đang loay hoay chưa định sẽ nói và làm gì, thì cả 2 chúng nó quỳ sụp xuống lạy tôi như cha chúng nó chết cụ ạ, thằng bé 2 tuổi khóc ré lên, mũi chảy gớm ghiếc, tôi yên lặng nhìn chúng nó.
-Sao ông không tát cho thằng bộ đội đó ngàn cái tát, cả con vợ mất nết của ông, phải đánh cho...chết luôn...
Đại úy Phước lắc đầu:
-Không nên, không thể thế được, đối với hạng người chúng nó, đòn thù nào cũng không đã được oán hờn. Tôi lặng thinh chẳng buồn nhìn ai, nhìn đâu cả. Tôi cảm thấy thân xác mình như ra ra trước đó 5 năm, tức 30-4-1975, thì tâm hồn tôi chưng hững, vỡ vụn, nay cái hình hài, cứ như là vay mượn của ai tôi đứng lên, ra phía cửa nhà. Chúng nó dàn ngang, chặn tôi lại, vẫn quỳ, vẫn lạy, nay còn khóc than thảm thiết, thằng bộ đội tỉ tê:
-Bây giờ xin ông quyết định, tôi xin trả lại ông bà vợ này.
Tôi hỏi đùa:
-Còn thằng con?
-Dạ, tùy ông, nó theo mẹ nó lắm, nhưng nếu bất tiện, tôi xin nhận nuôi. Đại úy Phước cười kể cả. Bà cụ biết tôi trả lời sao không?
Cụ Hoạt sốt ruột:
-Ông vẫn chưa chửi mắng chúng.
-Đánh đập, chửi mắng mà làm gì, được gì chứ, nó thối tha từa lưa ra rồi, tôi trừng mắt:
-Tránh xa ra, cho tôi rời khỏi đây ngay.
Và, đó là câu chót, lần cuối tôi nói với bọn họ, với vợ tôi. Sau đó tôi tìm chỗ khác ở, xa hẳn Sài Gòn. Nhưng phải đến 10 năm sau, tôi mới không phải nhìn thấy cái khung trời cũ của tôi.
-Vợ ông có đi tìm ông không?
-Chắc chắn là có, nhưng tôi không cho gặp mặt.
-Thế bây giờ ông về làm gì, hạng đàn bà hư đốn đó, đã dứt được thì dứt luôn chứ.
-Về để xem cái kết quả tàn nhẫn của cô ta, đang đau và đang điên vì hối hận.
-Sự thực cái gì qua rồi cho nó qua luôn, không phải là thương hại hay tha thứ, mà nên xem như..vô thường thôi.
30-4-1975, sau ngày đó, có biết bao nhiêu chuyện xảy ra ở miền Nam VN, nhưng chuyện gì thì cũng có thể...nghe được, mà chuyện này...vô cùng bất nhẫn, sự việc làm vẫn đục cuộc sống lứa đôi, thật xấu hổ quá.
-Tôi nghĩ rằng, bà ấy bị áp bức thì còn tạm tha thứ, chứ lại tình nguyện đi lấy bộ đội, cán bộ cộng sản, ôi chao, ai mà tha thứ chứ. Thế nhà ông ở đâu, và trước 1975, ông làm việc ở đâu.
-Nhà tôi ở gần chùa Bà Đầm quận Phú Nhuận, trước 75 nó là đường kiểu cái hẻm thôi, nhưng nhiều nhà villa sang trọng, đối diện nhà một ông lớn thời xưa, thấy tấm bảng tên gắn trên đôi cánh cửa sắt bự biệt thự Văn Văn của tôi phục vụ binh chủng XYZ, nói thẳng ra thì bằng hữu thương hại, hoặc cười chê, việc nước đã không làm hay, mà việc nhà càng vô cùng dở, tôi cũng phải giữ thể diện cho tập thể chứ.
Bà cụ Hoạt trầm ngâm:
-Chuyện nhà ông thật buồn, người buồn nhất là mẹ ruột mình, vậy cụ thân mẫu còn khỏe mạnh không?
-Cám ơn cụ, mẹ tôi vẫn được tinh tường lắm, hình như cả nhà có ý dấu chuyện gia đình tôi, nhưng mẹ tôi có vẻ linh cảm biết được nên mẹ tôi khổ tâm lắm.
-Chuyến về này, ngoại việc thăm bà ấy ra, ông có định...
Đại Úy Phước cướp lời:
-Tôi chẳng định gì cả, nếu Thượng Đế đã quá chán thế gian, loài người không giữ được cuộc sống trong lành, sạch sẽ, để vinh danh Ngài,thì Ngài cứ việc tùy quyền phép tối cao mà hành xử thôi_Vả chăng tôi còn những việc khác, đáng quan tâm hơn.
-Thế mà chúng ta cũng bay được phần ba đường rồi đấy, phần biển giá băng từ Alaska qua Siberi.
-Ô, ở trên không mà sao cụ rành đường quá vậy, cụ có biết là VN không có đất lạnh giá cỡ như Siberi của Nga, nhưng họ cũng đã đày chúng tôi đi tù kiểu thời cách mạng tháng 10 Nga đày người làm cho chế độ cũ, nhưng tỉ số người chết ở các trại tù CSVN cũng đáng kể như người Nga chết ở sa mạc tuyết Siberi sau 1917, gần 100 năm đày đọa rồi.
-Nhưng mới trên 70 năm, nước Nga đã trở lại chế độ cũ phải không ông?
-Không phải kiểu chế độ vua quan của Nga Sa Hoàng nhưng không còn Cộng Sản Khắc nghiệt nữa.
-Mình đã 36 năm phải không ông? Khổ quá, chẳng biết bao giờ tôi mới thấy được quê tôi, miền Kinh Bắc xa xôi, thời mẹ tôi còn yếm sồi, váy lĩnh, rong chơi quan họ.
-Cũng không được, đất nước phải tiến lên, VN phải như các nước giàu sang trên thế giới, phải dân chủ, tự do cơ.
Cụ Hoạt ngắm nghía đại úy Phước:
-Ông lớn hơn con trai tôi khoảng chục tuổi, mà gian nan quá..
-Đường tình cảm thôi cụ ạ, các mặt khác, tôi đang hết sức...thành công, bằng chứng là tôi đang cùng về VN với cụ và mọi người, rồi một ngày không xa, chắc chắn tôi sẽ gặp cụ ở...Kinh Bắc, một Kinh Bắc vô cùng dân tộc, vô cùng mới mẻ với quê hương VN.

Hawthorne 22-4-2011
(Ngày Phục Sinh)
CAO MỴ NHÂN