Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HOA NỞ MƯỜI PHƯƠNG

 

CAO MỴ NHÂN

Nhà thơ Thái Tú Hạp mà đa số bạn thơ đã phong tặng ông danh nghĩa "Thi Sĩ Thiền", Thái Tú Hạp không đưa vào thơ những hình ảnh: chuông mõ, tam quan v.v... và trong thơ vẫn có danh xưng anh, em nhưng ý và lời thơ thì "an trú trong hiện tại" rõ ràng:
Mai ta lên đỉnh non cao
Xé mây may áo lụa đào cho em
(Thanh Tịnh Khúc - Thái Tú Hạp)
Đó là những câu thơ trong thi phẩm Hạt Bụi Nào Bay Qua của thi sĩ Thái Tú Hạp đã xuất bản cách đây gần 20 năm.
Cũng mang tâm tư tình cảm... vô thường, nhưng tôi lại níu kéo những hình ảnh: chùa chiền, chư tăng, đại chúng... vào tập thơ Đưa Người Tình Đi Tu, góp nhặt trong nhiều năm lai vãng các cửa Tam Quan, rồi được nhà xuất bản Tiếng Vang ở Sacramento xuất bản năm 2001.
Cả tập thơ nêu trên của tôi, tôi chỉ thích câu: "Áo người tu sĩ mầu sông mưa"
Mầu sông mưa là mầu xám lợt, mơ hồ như sắc áo tràng Phật tử.
Hình ảnh người tu sĩ trong toàn tập Đưa Người Tình Đi Tu không rõ rệt, chỉ thấp thoáng mầu xám của tà áo lam nào đó. Nên thủa thi sĩ Huyền Không, tức Hòa thượng Thích Mãn Giác còn tại thế, ngài đã điện thoại vào 2 buổi sớm mai, hỏi thăm:
- Có phải CMN viết về Thu Nhi không? Cô ấy mới xuống tóc tuần qua.
Sự việc nữ sĩ Thu Nhi dự định đi tu thì tôi biết lâu rồi, nhưng chưa thực sự hay tin chị mới xuất gia.
Thế rồi, tôi bắt gặp 2 tư tưởng khá hỗi tương của 2 bạn thơ Thái Tú Hạp và Thu Nhi, khiến tôi ngẩn ngơ trước một đạo tràng văn nghệ.
Thái Tú Hạp bảo rằng:
- CMN viết Chốn Bụi Hồng tích cực quen tay, nên càng cần tích lũy tư duy cho ngòi bút đấu tranh... êm đẹp, về những sự kiện rất đời mà chị đã trải qua, còn nhiều chất lính, năng nổ... nơi xứ người.
Khác với Thái Tú Hạp, nữ sĩ Thu Nhi lại rủ Cao Mỵ Nhân về tu ở thiền viện của chị đang xây cất nơi một làng toàn những khuôn viên tu hành, mà tôi tạm đặt là làng Hạnh Đức, gần Phương Lâm, trên đường Saigon - Đà Lạt.
- Mình, Thu Nhi, đã để dành được gần 10,000 USD, và đã nhờ người cất thiền viện cho mình, CMN có muốn phụ mình nghiên cứu kinh sách, thì cùng về.
Tôi ngạc nhiên đến sửng sốt, là vì tôi còn bao nhiêu bận rộn riêng tư, con cháu và các hệ lụy vân vân... chưa giải quyết xong.
Lần sau chị Thu Nhi lại phone:
- Nếu CMN không chịu về chùa mình tu, thì có cô khác đang xin theo.
Tôi vui vẻ đáp ngay:
- Chị ơi, em chưa phát nguyện được đâu, chị mời cô đó về với chị đi, em chưa đến được bến giác, buồn quá.
Nữ sĩ Thu Nhi, một trong bốn cây viết nữ luôn có thơ đăng ở tập san Phổ Thông của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ trước 1975: Thu Nhi, Thanh Nhung, Hoàng Mai và Tôn Nữ Hỷ Khương.
Rồi nữ sĩ Thu Nhi đã về VN trụ trì nơi thiền viện nhỏ, do chị thực hiện ở làng tu hành nêu trên, không rõ được bao lâu, có lẽ khoảng chưa đầy 10 năm.
Cách đây 2 năm, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương từ Việt Nam qua thăm thân nhân, bạn bè ở Hoa Kỳ, tôi hỏi thăm nữ sĩ Thu Nhi trên hành trình tu đạo bên quê nhà, thì được chị Hỷ Khương trả lời:
- Chết rồi, CMN chưa biết tin gì à, chị Thu Nhi mất ở VN, còn mình không hay thiền viện của Thu Nhi thế nào.
Theo dòng cảm nghĩ, mà tôi thoáng nghe đâu đó khá lâu, tôi bèn hỏi tiếp:
- Thế chị Thân Thị Ngọc Quế?
- Cũng mất lâu rồi, sau ít năm chị về lập Chùa ở Saigon.
Như vậy 2 vị nữ sĩ Thu Nhi và Thân Thị Ngọc Quế đều đã viên tịch sau khi đạt nguyện tu hành buổi cuối đời.
Nữ sĩ Thân Thị Ngọc Quế, phu nhân của bác sĩ Dương Cẩm Chương ở Pháp nhiều năm, có thân tộc ở Mỹ, đã liên tiếp về VN xuất bản thơ.
Vào khoảng cuối thập niên 80 thế kỷ trước, nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế đã nhờ giới văn nghệ địa phương giúp việc ấn hành 4 tập thơ trong cùng một thời điểm, trong đó có 2 tập hướng thiền là: Giọt Nắng Cành Sen và Mây Trắng Đường Về.
Khiến vài nhà thơ quốc nội tỏ ý buồn đời một người đã bầy tỏ khi chị muốn in tiếp tập thơ thứ 5:
- Thôi chị ạ, chị hãy tạm dừng việc in ấn đi, vì có nhiều người ở đây tủi thân là họ làm thơ cả đời, mà không có phương tiện xuất bản.
Thế là trên đường trở về quê hương yêu dấu xa xưa, không gian đầy những núi mây bạc, nữ sĩ Thân Thị Ngọc Quế ngậm ngùi nghe người cầm bút chân tình thổ lộ, chị đã không in tiếp thơ nữa.
Chị bước vào cõi tu hành, ngắm giọt nước đọng trên lá sen, chảy qua cành sen mà suy nghĩ kiếp sống của mỗi người như mỗi như mỗi hạt bụi bé nhỏ, nhưng lắm buồn phiền.
Cả 2 vị nữ sĩ theo dấu chân Thiện Tài, đã tìm về cõi đạo một cách an nhiên, tự tại.
Nữ sĩ Thân Thị Ngọc Quế rời quê hương từ những năm trước 1975. Xuất thân từ một đại học giàu sang, người anh ruột chị là bác sĩ Thân Trọng Lạc, chính là một trong 5 vị xây dựng Bolsa khi mảnh đất này còn heo hút gió sương, bùn lầy, tới lúc trở thành xứ sở nổi danh, trung tâm tị nạn của người Việt lưu vong.
Nữ sĩ Thu Nhi là một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, rời Saigon ra đi vượt biên tới San Francisco vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, sau hơn 20 năm từ tuổi trung niên bước qua cao niên, chị thích nghiên cứu kinh sách và tham gia công tác xã hội.
Ngoài niềm vui giữa đại chúng, chị không cảm thấy phải chen bước vượt lên cao, phải bay ra xa, mà tâm tư tình cảm đã lắng đọng trước cảnh ta bà thế giới.
Thu Nhi thường giúp đỡ bạn văn chương không vụ lợi, không lấn lướt, chị cảm thấy có chút gì an ủi, yêu thương trước đài sen rực rỡ ánh đạo vàng.
Những trang thơ từ mười phương vẫn luôn mở ra, và cũng vẫn thường khép lại, mỗi nhà thơ mặc nhiên giữa cõi vô thường, thật bình dị mà cũng... cao siêu, hòa đồng như Thái Tú Hạp, từ ái như Thu Nhi, và cảm thông như Thân Thị Ngọc Quế, tất cả đều sống giữa đại chúng, mang ý nghĩa riêng tư, nhưng lại vô cùng kết hợp, phải chăng tu là thế, và thiền là thế.
Hawthorne 20-02-2011
CAO MỴ NHÂN