Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

QUANH NỒI BÁNH CHƯNG

 

CAO MỴ NHÂN

Ở ngoài Bắc ngày xưa, bánh chưng thường được nấu vào đêm 28, 29 Tết, cũng có nhà nấu đúng đêm 30, gọi là đêm trừ tịch, trời không trăng sao, tối mò mò, để nhìn lửa cháy rừng rực giữa 3 ông vua bếp kê bằng gạch thật to, vì nồi bánh chứa mấy chục khuôn bánh, tùy theo nhà khá giả, hay nghèo nàn mà vẫn phải có bánh để tống cựu, nghinh tân, hầu thay đổi hoàn cảnh túng thiếu.
Bên nồi bánh chưng lớn, lại phải nấu thêm một nồi nước sôi nhỏ, để châm thêm vào nồi bánh chưng chính khi nước đã cạn săm sắp. Bởi nếu châm bằng nước lạnh, bánh chưng sẽ sượng, sống, v.v...
Tuy điều chính yếu là nồi bánh chưng, nhưng sinh hoạt chung quanh nồi bánh đang sôi ùng ục, lửa bập bùng, mới là điều đáng kể.
Thường phải có một quản lửa, tôi nói theo Hướng Đạo của... tôi, ông hay anh quản lửa phải chăm sóc lửa cháy cho đều, nên việc tiếp củi vào bếp là chuyện phải chú ý, chứ nửa chừng gió làm bếp tắt, phải cong lưng, cúi đầu, phồng mang, trợn mắt với cái ống nứa thổi phù phù, thì chủ nhà chẳng may mắn chút nào.
Tất nhiên, thời buổi này thì lò ga, nồi áp suất gọn gàng, sạch sẽ, chẳng ai cần tới việc phải lo mua sắm nếp, lá, củi, v.v... như thủa tôi còn bé ở làng Sở Thượng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông xa xôi.
Song hôm nay, tôi muốn kể về những đêm đông năm cùng, tháng tận, mà có lẽ khá đông quý vị Bắc Kỳ còn nhớ.
Đó là câu chuyện vẫn suốt đêm bên nồi bánh ấm áp.
Người ta ít kể chuyện thần tiên, bởi nó, câu chuyện sẽ ngắn, và đôi khi vô vị. Nên thường mọi người thích nghe chuyện ma quỷ, kinh dị. Những năm sau, người kể lại phải sưu tầm chuyện đường rừng của Lan Khai Đồ Phồn, hay chuyện thần bí của Thế Lữ, Hoàng Lỵ.
Xem ra quý nhà văn Lan Khai Đồ Phồn, Thế Lữ đã hơi xưa, các chuyện phiêu lưu, bí mật của Hoàng Lỵ lại ăn khách, hay bộ chuyện trinh thám Bác Sĩ Mai Anh, ai giết Bác Sĩ Mai Anh lôi cuốn quý vị ngồi quanh bếp lửa hơn.
Không khí loãng tanh ở một miền châu thổ sông Hồng Hà vào một đêm cuối năm nào đó, ông nội và bố mẹ tôi cũng sắp xếp cho được một nồi bánh chưng to sư, nhờ chú tôi, và anh Thạng con bác Chánh, tức bác cả nấu.
Nội cái tên anh Thạng là quý vị có thể tưởng tượng ra một nhân dáng ma quái, nguyên tên thật anh là Thượng, tức anh được sinh ra ở làng Sở Thượng nêu trên, nhưng vì chữ Thượng có vẻ kênh kiệu quá, bác cả tôi đã phải gọi chệch tên anh ra là Thạng, và điều kỳ bí là anh ấy chỉ xuất hiện vào mấy ngày Tết, rồi lại phiêu du hay tha phương cầu thực kiểu quý nhân vật nam, trong tiểu thuyết thần tượng của nhà văn Lê Văn Trương thời tiền chiến.
Đêm ngồi canh nồi bánh chưng, anh Thạng cứ chốc chốc lại nhìn ra ngoài ngõ, ngõ lọt giữa khu vườn rộng của bố tôi, rồi thấp giọng kể về thần trùng, cứ đêm không trăng sao như đêm nay, tức đêm đang nấu bánh chưng là xuất hiện. Có con chim Cú bay vụt qua sân, anh Thạng lạc cả giọng, mắt láo liên, bảo rằng thần trùng đâu đó, đã nghe được tiếng anh thóc mách chuyện nó, nên phải dừng lại một lúc, đã dừng lại, anh còn đứng lên vô nhà trong, nói là để lấy 1 cái khăn lau mặt.
Mọi người đang chăm chú nghe, phải chờ anh lâu quá, con Cú lại buông vài tiếng kêu gọi đêm thâu.
Một vị sốt ruột hỏi:
- Ở trong nhà luôn hả Thạng, củi tắt rồi này, chẳng thà câm luôn cái họng đi, mày đang kể ro ro, bỗng im bặt là thế nào?
Anh Thạng trở ra, tay cầm khăn lau mồ hôi vì lửa nóng, tay kia ôm chặt bụng, chúng tôi ngửi thấy mùi dầu cù là con hổ – tức là hộp dầu mầu đỏ, có con hổ vàng, bé xíu như một chiếc khuy đồng.
Người trên lại thúc:
- Mày kể tiếp đi chứ, bỏ chúng ông ngồi đợi hả.
- Kể làm sao được nữa, thần trùng nó ếm rồi. Phải hút điếu thuốc lào mới được.
Nghĩa là tôi muốn nói tới việc chuyện trò linh tinh quanh nồi bánh chưng đang nấu ở mỗi sân nhà thôn quê ngoài Bắc, tuy đơn sơ, nhưng biết bao tình nghĩa xóm làng, gia tộc vậy.
Bây giờ, hình ảnh nồi bánh phần nào di chuyển vào Nam năm 1954. Mặc dù trong Nam vẫn có những nồi bánh tét, bánh ú, song tôi chưa lần nào ngồi bên bếp lửa để chờ nghe chuyện thần kỳ.
Và, tôi không có nồi bánh trên bếp lửa ở đây, nhưng tôi lại có câu chuyện mà chỉ chờ có nồi bánh như đương nêu, để kể thử xem quý vị có thấy tôi giống ông anh Thang của gia đình tôi không.
Mùa Xuân năm 1988, tức tết Mậu Thìn ở Saigon – tôi được cụ Phan giới thiệu đến tập Dưỡng Sinh cho một cụ bà sắp 80 ở khu nhà thờ Ba Chuông. Cụ bà tự giới thiệu là cụ làm dâu một đại tộc danh tiếng họ Bùi ở ngoài Bắc.
Tôi chỉ nghe lỗ mỗ được 3 vị, hình như là cụ Bùi Kỷ, một thời với cụ Trần Trọng Kim, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Bùi Hồng PH., không biết nhà báo cộng sản Bùi Tín có thuộc đại gia đình của phu quân cụ bà 80 sấp sỉ, tôi tạm đặt cụ Yên Hà.
Công việc của tôi, mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ, đến tận nhà tập thể dục và xem thử cụ cần gì thì giúp đỡ, chẳng hạn đọc thư của ông con trai lúc đó mới chưa 50, từ tiểu bang Tây Bắc Hoa Kỳ gởi về, hoặc đề phong bì tên người con trai Bùi gì đó, lâu tôi đã quên, để sáng hẳn, chị Lan sẽ mang thư lên Bưu Điện trung ương gởi cho chắc ăn, các Bưu Điện quận, e chậm trễ chăng.
Người con trai họ Bùi của cụ Yên Hà thường xuyên tiếp tế thuốc men, tặng phẩm và tiền bạc về cho cụ trước đó, nhưng sau vẫn những thứ trên, lại không thể gởi trực tiếp tên cụ, mà phải qua danh xưng một ông cháu của cụ, trạc tuổi con trai cụ, và 2 bên: người cháu cùng con trai cứ thân ái thư từ, fax cho nhau, lúc đó, 1988, tôi chưa thấy phone tay, phone bàn gì cả. Muốn phone cũng phải đi Bưu Điện trung ương, xin điện thoại gián tiếp qua viễn liên của Nhà Bưu Điện.
Do đó, cụ rất buồn, người con trai duy nhất của cụ, lúc đó chưa về VN được nên người cháu kia, qua cơ sở công tác tha hồ liên lạc với Bùi X.
Cũng từ nơi cụ Yên Hà, tôi mới biết là, té ra trên cõi đời này, cũng có một cụ lão lai mà dứt khoát không tin nơi Chúa, Phật v.v... gì cả, cụ nói với tôi, “tôi không tin gì, nên không cầu nguyện gì, chắc là vô thần quá!”
Khu nhà thờ Ba Chuông đã lác đác có những nồi bánh chưng, bánh tét, sáng cuối năm, tôi vừa đến cửa nhà cụ, chị Lan đã chờ sẵn, chị nói:
- Cô nên về đi, cụ Yên đã mất đêm qua.
Tôi ngạc nhiên, vì cụ Yên Hà rất bình thường hôm qua, lại có thể già thì bất trắc, hay cụ... trúng gió. Chị Lan tiếp:
- Ngôi nhà này của cụ, và còn nhiều thứ khác, chưa thấy ai đến điều tra, nhưng xác cụ thì đã được vợ chồng người cháu, họ Bùi ( mà chả biết Bùi gì) chở ngay đến bệnh viện rồi.
- Thế rồi ngôi nhà này làm sao chị Lan?
- À, chả sao cả, vì vợ chồng người cháu đó vô hộ khẩu từ ngày chuyển công tác vô Nam. Có lẽ cụ uống nhầm thuốc, vì họ nói.
Hawthorne 4-12-2010
CAO MỴ NHÂN