Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CÂU CHUYỆN CỦA

CÔ GIÁO VIỆT NAM TỴ NẠN

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

Tôi sinh ra tại một thành phố nhỏ mang tên Hội An, thuộc miền Trung nước Việt Nam. Ba Mẹ tôi đều là nhà giáo, chị Cả của tôi, các em tôi và tôi cũng đều dạy học. Tôi là  giáo sư trường Trung Học trước năm 1975, sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại Đại Học Đà Lạt năm 1966, tôi trở về quê cũ và dạy học cùng trường với ba tôi. Từ năm 1966 đến 1969, nhiều học sinh lớp 11 và lớp 12 của tôi đã chết hoặc mất tích. Có vài em rời ghế nhà trường để gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau đó thì tôi nghe tin các em đã tử thương! Đối với tôi đây là giai đoạn kinh khủng và đau buồn lắm! Mỗi đêm khi nghe tiếng súng hoặc tiếng đại pháo “canh nông” gia đình tôi phải thức giấc và chạy vội xuống hầm trú ẩn.

Tôi lấy chồng năm 1969 và trở thành giáo sư trường Trung Học dạy con em của Cảnh Sát viên vì chồng tôi đang dạy tại trường Cao Đẳng Quốc Phòng ở Sài Gòn. Năm 1970 tôi sinh con gái đầu lòng, nhưng chỉ 4 tháng sau thì ba cháu qua đời sau một tai nạn xe trên đường đi công tác từ Sài Gòn đến Biên Hòa, một lộ trình ngắn chỉ có hai muoi dặm (20 miles.) Tôi bị khủng hoảng tâm thần vì sự ra đi đột ngột của chồng. Tôi mất hết niềm hy vọng, nghị lực và ngay cả ước muốn sống còn!

Tôi mất ngủ suốt nhiều tháng, rồi nhiều năm. Tại trường Trung học nơi tôi đang dạy, mỗi khi tôi giảng bài có liên quan đến Hạnh Phúc gia đình hoặc Tình Yêu, tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc còn học trò của tôi thì cười.

Để giữ cho khỏi mất quân bình, tôi cố gắng làm nhiều việc để luôn bận rộn. Ban ngày tôi dạy ở trường công lập, buổi chiều tôi dạy ở trường tư thục và ban đêm tôi đi học ban Cao học về Văn Chương Việt Nam. Tôi làm việc 16 tiếng mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con và em trai và các em gái của tôi đang sống chung nhà với tôi va theo học tại Đại Học Sài Gòn.

Rồi thì xảy ra biến cố chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, Ba Mẹ tôi muốn tôi đi vượt biển vì có tin đồn rằng Thương Phế Binh Cộng Sản sẽ ép buộc những góa phụ như tôi phải lấy họ, nếu không tôi sẽ bị đi tù “Cải Tạo” vì tôi đã làm giáo sư cho trường dạy con em Cảnh Sát viên. Vì thế, ngày 28 tháng 4 năm 1975 con gái đầu của tôi Lina và tôi đã may mắn trốn thoát cùng với gia đình người chị bên chồng tôi để đến Fort Chaffee, Arkansas. Khi máy bay cất cánh khỏi thành phố Sài Gòn, moị người trên chuyến bay đều khóc! Chúng tôi ai ai cũng nghỉ rằng mình sẽ chẳng bao giờ nhìn laị được Sài Gòn nữa! Nỗi buồn mất nước, mất phong tục văn hóa và mất gia đình thân yêu đè nặng trong tim tôi ngay cả khi tôi đến nước Mỹ và bắt đầu cuộc sống mới với bé Lina bốn tuổi rưỡi.

Tại trại Fort Chaffee, tôi tình nguyện làm thông dịch viên cho đồng bào tị nạn vừa mới nhập trại. Có một số người không nói được tiếng Mỹ. Họ không biết phải làm gì khi bác sĩ khám sức khỏe cho họ và không hiểu khi tham dự các lớp dạy về Dinh Dưỡng mà ban điều hành trại Tỵ Nạn buộc họ phải theo học.

Một buổi trưa mùa Hè tôi tình cờ gặp anh H, nay là “ông xã” tôi. Tôi đã biết anh ấy lúc anh đang dạy Toán tại cùng trường Trung Thu ở Sài Gòn. H vui mừng khi gặp lại tôi và anh tỏ ra dịu dàng thân thiện với bé Lina. Tôi vẫn còn nhớ lúc nhìn H và Lina dắt nhau đến vòi nước để uống, tôi thầm nghĩ “chắc anh ấy sẽ là cha hiền cho con mình” mà quả thật đúng như thế!

Sau hai tháng sống tại trại tỵ nạn Fort Chaffee, bé Lina và tôi được gặp một cặp vợ chồng Mỹ bảo trợ. Họ muốn tôi giữ nhà và giữ trẻ cho họ. Tôi bảo họ: “Tôi sẽ làm mọi việc không lấy tiền - miễn phí - nếu họ bằng lòng cho tôi đi học Đại Học ban đêm để sau nầy tôi có thể tiếp tục đường học vấn.” Họ chấp nhận điều kiện của tôi, nhưng khi tôi nhận công việc quản gia và giữ em ở Dallas, Texas rồi, thì họ thuyên chuyển sang California. Nhà của họ ở rất xa trường Đại Học nên tôi không thể tiếp tục việc học được.

Ba tháng sau tôi bay sang Baton Rouge, Louisana thuê nhà chung với một cặp vợ chồng bạn của gia đình tôi; ban ngày tôi làm hầu bàn cho tiệm Pan Cake IHOP và ban đêm tôi di học tại Đại Học Louisana. H vẫn tiếp tục liên lạc với tôi từ khi tôi rời trại Fort Chaffee. Thời gian tôi đang ở Baton Rouge anh ấy viết thư cho hay đã kiếm được việc làm ở Virginia và muốn tôi cùng bé Lina đến sống chung với anh. Chúng tôi kết hôn tháng 11 năm 1976.

Hai năm đầu rất gian nan. Tôi không thích trở thành gánh nặng cho H nên tôi không theo học Đại Học, thay vào đó tôi học lớp Kế Toán một năm tại một trường daỵ về Thương Mại với hy vọng sẽ kiếm được việc làm khi ra trường. Tuy nhiên thực tại thì khác hẳn: “Không có kinh nghiệm về Kế Toán, không có việc làm.” Cuối cùng tôi xin được việc làm Thâu Ngân Viên ở Ngân hàng quận Arlington, Virginia. Cuộc sống của tôi giờ đây dễ thở hơn chút đỉnh. Trong giai đoạn làm việc tại Sovran Bank nay đổi tên là Bank of America, tôi theo học nhiều lớp tại American Institute of Banking, nhờ vậy tôi được thăng chức lên làm “giao tiếp viên” để tiếp khách hàng rồi lên làm Thâu Ngân Trưởng (Head Teller). Nhưng sau một vụ cướp ngân hàng mà một cảnh sát viên đã bị bắn chết trước mắt tôi, tôi thường có những cơn ác mộng về vụ bắn giết đó nhiều đêm. Tôi dự trù thôi công việc làm Head Teller nguy hiểm nầy bằng cách theo học các lớp về Kiến Trúc Điện Toán (Computer Information System)

Tôi vẫn còn yêu thích nghề dạy học nên tôi nạp đơn xin một chân dạy học ở trường tiểu học công lập Glen Carlyn thuộc quận Arlington. Đơn của tôi được chấp nhận, tôi thích công việc trong ngành Giáo Dục nầy lắm, nhưng thật vất vả. Tôi sinh một cháu trai đặt tên Sâm tháng 7 năm 1980. Buổi sáng từ 8 giờ sáng đến trưa tôi dạy học tại trường Glen Carlyn chương trình ESL (Tiếng Anh là ngôn ngữ Thứ Hai – English As Second Language) Buổi trưa tôi chạy đến nhà người trông coi bé Sâm để cho con bú, Sâm chỉ mới được 2 tháng tuổi. Rồi đến 2 giờ trưa tôi bắt đầu làm việc tại Sovran Bank với chức vụ Head Teller ở khu vực Dịch Vụ Ngân Hàng cho người lái xe (Drive-Thru Banking) Công việc nầy xong vào lúc 8 giờ tối, tôi không dám nghỉ việc ở ngân hàng vì chưa biết rõ công việc dạy học của tôi có được bền chăng? Sau một năm dạy học, kết quả thẩm định việc làm (Perfomance Review) của tôi rất hoàn hảo, ông Hiệu Trưởng giới thiệu tôi với Nha Học Chánh. Ông Giám Đốc Nha Học Chánh tử tế lắm, ông ấy cho tôi một chân dạy học năm kế tiếp và đề nghị tôi nên học vài lớp về ngành Giáo Dục để trở nên Giáo Viên Thực Thụ (Certified Teacher). Đó là năm 1980, tình trạng kinh tế khủng hoảng. Chồng tôi khuyên tôi nên ở lại làm việc với ngân hàng thay vì đổi sang nghề dạy học. Anh ấy nói: “Dạy học dễ bị cho nghỉ việc hơn và hiện nay chúng ta đang có hai con dại cần nuôi nấng, Lina được 11 tuổi và bé Sâm mới 14 tháng. Tôi nghe theo lời khuyên của chồng nhưng vẫn tiếp tục học Đại Học để có thể đạt được mảnh bằng về Computer Information System (CIS) mong ước một ngày kia tôi sẽ rời khỏi ngân hàng.

Vào năm 1977 lúc Lina lên 7 tuổi tôi tham gia Hội GiáoDục Trẻ Em Việt Nam với gia đình ông Chử để tổ chức các lớp vào mùa Hè dạy tiếng Việt cho trẻ em Mỹ gốc Việt từ 4 tuổi đến 18 tuổi biết đọc, viết, và nói tiếng Mẹ. Năm ngoái 2008, tất cả các lớp tiếng Việt bắt đầu vào tuần thứ nhì của tháng 6 cho đến tuần đầu của tháng 8, với sĩ số là 350 học sinh. Nhờ công tác thiện nguyện nầy tôi có thể thỏa mãn lòng yêu thích nghề dạy học của mình.

Tôi có hai sở thích: Dạy và Học. Từ ngày đầu tiên tôi đặt chân đến vùng đất của Tự Do và Cơ Hội nầy, tôi không ngừng Học Hỏi. Tôi học từ người Bảo Trợ, từ bạn đồng lớp, từ bạn đồng nghiệp, từ bằng hữu, từ sách vở, báo chí. Việc đến trường để học khiến tôi cảm thấy mình trẻ lại. Tôi tin tưởng rằng Tuổi Tác là một thái độ không phải là một sự kiện thực tại.

Nhờ việc tốt nghiệp trường Đại Học năm 1987, tôi đã đạt đến mục tiêu tôi mong ước là có một công việc bảo đảm với Chính Phủ Liên Bang: làm chuyên viên Điện Toán (Computer Specialist) với sở Thuế Vụ (IRS).

Ngoài công việc ở sở làm, tôi dành thì giờ đọc sách báo liên quan đến Hạnh Phúc Gia Đình và viết bài về vấn đề nấy cho Nguyệt San Phụ Nữ Diễn Đàn ở Los Angeles và vài tờ báo khác. Bởi vì nền văn hóa Việt Nam rất khác với văn hóa Mỹ, vai trò của người phụ nữ Mỹ gốc Việt cũng thay đổi. Nhiều cặp vợ chồng Việt Nam không thể điều chỉnh với tình trạng hiện tại nên có nhiều cặp đã đưa đến việc ly dị hoặc ly thân. Hầu hết các bài viết của tôi đề cập đến việc An Hưởng giờ phút hiện tại với người phối ngẫu và khiến chàng hợp tác với chị trong công việc lặt vặt hàng ngày cũng như những việc “đại sự”. Sau 7 năm viết trên các báo, với sự giúp đỡ của “ông xã” tôi đã thu góp một số lớn các bài viết nầy và in thành sách “Chìa Khóa Mở Cửa Hạnh Phúc Gia Đình” năm 1996. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào các công tác xã hội cộng đồng như giúp đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại, Ủy Ban Giáo Dục quận Fairfax. Tôi cũng tình nguyện làm việc tại trường học của hai con tôi.

Nhờ sự tiếp tay, đóng góp của các người thân trong gia đình và một số bạn tốt, tôi đã tổ chức đưọc một nhóm Từ Thiện với tên “Nhóm Từ Thiện Tình Thương Virginia (Charity Group of VA-Affection) vào năm 2005 để giúp đở các thiếu niên Khuyết Tật tại Đà Nẵng, Quảng Nam trong lãnh vực Huấn Nghệ; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Vĩnh Long để các em có thể tiếp tục con đường học vấn; dạy Anh Ngữ cho các thanh thiếu niên nghèo ở Hội An ban đêm để tạo cơ hội cho các em kiếm được việc làm trong địa hạt tiệm ăn, khách sạn, và gởi áo quần, bịch gạo làm Quà Tết cho các cụ già neo đơn đói khổ. Lâu nay Nhóm Từ Thiện Tình Thương-VA đã hoạt động đều đặn hữu hiệu nhờ vào tấm lòng nhân ái của các Ni Sư Phật Giáo và các Xơ Công Giáo ở Việt Nam cũng như sự đóng góp rộng lượng của các thành viên gia đình tôi và các người bạn “tốt bụng” của tôi.

Sau 34 năm sống tại Hoa Kỳ, tôi yêu thích và ngưỡng mộ tính Vui Cười và Thân Thiện của người Mỹ. Tính này biến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và ban cho tôi thái độ lạc quan trong đời. Tính cách đa dạng của xã hội văn minh nầy khiến tôi cảm nhận rằng tôi đã được hội nhập vào quốc gia nầy do chính con người tôi và do những việc tôi đã làm. Tôi đã tìm được Hạnh Phúc thật sự tại Mỹ Châu. Tôi cũng đã được đoàn tụ với gia đình tôi. Năm 1989, tôi đã bảo lãnh 12 người trong gia đình tôi gồm Mẹ tôi, em trai tôi, 3 người em gái và 3 em rễ, các cháu gái và cháu trai của tôi. Mọi người sống chung cùng một mái nhà trong 6 tháng đầu.

Sau giai đoạn đầu định cư, ai nấy đều cố gắng làm việc lao động như lau chùi văn phòng, làm vườn dọn dẹp hoặc làm thâu ngân viên ban ngày và đi học Đại Học ban đêm. Ngày nay họ đã đạt đến bến bờ thành danh và đã đóng góp một phần cho quê hương thứ hai nầy như là những công dân ưu tú. Họ đang hành nghề Nha Sĩ, Bác Sĩ, Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư Điện Toán. Người nhỏ tuổi nhất trong gia đình tôi vừa mới tốt nghiệp danh dự tại trường Đại Học Virginia (UVA) và đang theo học trường Y Khoa tại Đại Học Harvard.

Con gái tôi Lina đã lập gia đình từ năm 1999 và đang làm Editor (Biên Tập Viên) tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ - Lina tốt nghiệp Cao Học về Anh Ngữ năm 2000 tại Đại Học John Hopkins. Tháng 11 năm 2006 Lina sinh một cháu gái rất xinh, hiền lành tên Serena (An Bình). Serena nay đã được 2 tuổi và nói thỏ thẻ dễ thương lắm!

Con trai út của tôi Sam đã tốt nghiệp trường Luật Đại Học Virginia (UVA) ở Charlottes Ville vào tháng 5 năm 2005. Sam thành hôn với cô bạn thân cùng trường UVA tên Rachel Alberico vào tháng 8 năm 2005. Sam rất vui với công việc mới tại Small Business Administration ở Washington DC của chính phủ Liên Bang và Rachel đang dạy học tại trường Trung Học West Springfield. Gia đình tôi đều vui vẻ và tôi cũng vui lây. Tôi là người tỵ nạn gặp may mắn đã có thể chạy trốn khỏi chế độ Cộng Sản và đến bến bờ Tự Do an toàn, nhưng còn hàng ngàn người khác: các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các công chức của Chính Phủ VNCH, ngay cả các nhà giáo đã chết trong các trại giam của Cộng Sảm hoặc bị đày dọa, hành hạ từ đầu đến chân, mất hết cả quyền làm người.

(Dịch từ Nguyên Bản tiếng Mỹ)

Để tưởng nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975

với Lòng Biết ơn nhân dân Hoa Kỳ

4/2009