Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CẢM  NHẬN VỚI  CUỐN  

“NGÀY LONG TRỜI –

ĐÊM LỞ ĐẤT"

 

Tác giả:  Trần Thế Nhân (hiện còn ở trong nước)

Do “ Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ” ấn hành năm 2010.

 

ĐOÀN THANH LIÊM ghi chú

 

Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ lại vừa cung ứng cho công chúng một tác phẩm mới nữa, đó là cuốn “Ngày Long Trời – Đêm Lở Đất”. Cuốn sách dày trên 350 trang này là cuả một nhà văn trong nước với bút danh là Trần Thế Nhân, mà vì nhận thấy không thể xuất bản ở trong nước, nên tác giả đã phải tìm cách cho nó “vượt biên ra hải ngoại”. Nhờ vậy mà chúng ta mới có cơ hội được biết đến một số sự thật mà luôn bị cấm kỵ, không cho một ai ở trong nước được nói ra, hay được biết một cách tường tận.

Được viết dưới dạng tiểu thuyết, cuốn sách trình bày khá chi tiết rành mạch về những chuyện tàn bạo dã man, khốc liệt đến kinh hồn do chiến dịch “Cải cách ruộng đất” cuả chánh quyền cộng sản gây ra cho giới nông dân ở miến Bắc nước ta,vào hồi giưã thập niên 1950, chủ yếu là sau năm 1954, khi họ đã củng cố được bộ máy độc tài toàn trị trên phân nưả cuả đất nước Việt nam chúng ta.

Cách đây không lâu, nhà văn Tô Hoài cũng đã viết một cuốn truyện nhan đề “Ba Người Khác” mô tả về mấy nhân vật trong Đội Cải Cách trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, nhưng nhà văn này cũng vẫn chưa dám lột tả ra tất cả sự tàn ác rùng rợn cuả loại đấu tố và giết người hàng loạt, xảy ra khắp nơi trên đất Bắc cách nay đã trên nưả thế kỷ. Phải nhờ đến bài viết rất công phu với phân tích chi tiết rất phong phú cuả ông Nguyễn Minh Cần hiện sinh sống tại nước Nga, mà người đọc mới có thể cảm nhận được lối hành văn mô tả và tường thuật rất là mới lạ và độc đáo cuả tác giả cuốn sách này.

Sách được  viết dưới dạng kể chuyện giữa những người ở “Bên Này” và người ở “Bên Ấy”, tức là giữa người còn sống ở trên dương thế này với người ở “cõi Âm” bên kia. Tác giả phải dùng lối hư cấu như thế, thì mới dám “nói hết Sự Thật” về những vụ đấu tố, nhục mạ, đánh đập và giết người với lòng căm thù tột độ, mà hầu hết do Đội Cải Cách xúi giục, thúc đẩy người nông dân phải làm những chuyện bịa đặt “tố điêu, tố gian” đối với những “đối tượng” mà Đội đã lựa chọn sẵn. Có tài liệu ghi rằng : Các Cố vấn Trung quốc đã ấn định chỉ tiêu sẵn là “Phải có đúng 5% số nông dân là thuộc thành phần điạ chủ, phản động”. Vì thế mà các Đội Cải Cách cứ phải khiên cưỡng đôn con số điạ chủ bị đưa ra đấu tố, trừng trị lên thật cao, cho đủ số chỉ tiêu 5% đó. Vì thế mà đã tạo ra không biết bao nhiêu là oan ức, tàn bạo sắt máu hãi hùng rùng rợn tại các vùng nông thôn vào giai đọan thảm thương đen tối đó .

Điểm đặc biệt trong cuốn sách này là tác giả đã sử dụng một bút pháp khá độc đáo, táo bạo trong lối hư cấu, nhằm nói lên hết được những hồi ức, suy tư và cảm nghiệm của người nạn nhân, mà lúc sinh tiền đã không có cơ hội nào đễ giãi bày tâm sự với ai, kể cả người thân thiết ruột thịt trong gia đình. Đây là một kỹ thuật bút pháp khá mới mẻ đối với người đọc ở nước ta. Và nói chung, tác giả đã tỏ ra khá thành công trong chủ đích trình bày với công chúng  sự việc điển hình bi thảm tột cùng, như đã xảy ra tại một địa phương cụ thể là trong tỉnh Thanh Hóa thuộc miền bắc, cách nay đã trên nửa thế kỷ trong giai đọan “cách mạng long trời lở đất” hồi giữa thập niên 1950 ở phía bắc vĩ tuyến 17 nước ta.

Và như đã ghi ở trên, ông Nguyễn Minh Cần, vốn là một cán bộ cao cấp của chế độ Hanoi hồi giữa thập niên 1950, thì ông đã viết bài giới thiệu và phân tích rất chi tiết và đy đủ cho cuốn sách này rồi. Vì thế, tôi chỉ xin ghi lại ở đây một cách thật ngắn gọn mấy cảm nhận riêng của mình, sau khi được đọc cuốn sách do nhà xuất bản gửi cho vào đầu tháng 6 vừa đây, vào lúc tôi sắp sửa phải rời thành phố Washington DC để đi nơi khác.

1/ Trước hết, cuốn sách được phân bố trong tất cả là 46 chương, mà có chương chỉ dài có vài ba trang, nên thật dễ cho bạn đọc không có nhiều thời giờ để đọc liền một lúc trong một vài giờ. Như vậy, người đọc nào cũng có thể đọc từng chương một mỗi khi rảnh rỗi, hoặc có thể đọc lại một vài chương nào mà mình thấy cần phải coi lại cho thấu đáo hơn. Cách phân bố như vậy, quả thật là rất thuận tiện cho lớp độc giả lớn tuổi, hay cho người quá bận rộn không thể dành nhiều thời gian liên tục cho việc đọc cuốn sách này được. 

2/ Tuy đây là một cuốn tiểu thuyết với sự hư cấu cần thiết, nhưng tác giả đã căn cứ vào những sự kiện rất cụ thể xác thực, cũng như nêu cả danh tánh của nhiều nhân vật trong chế độ công sản thời đó, mà ai cũng có thể kiểm chứng được một cách dễ dàng. Như vậy, cuốn sách này có độ khả tín và chính xác rất cao. Người đọc có thể yên tâm, vì sau trên 50 năm, các điều mô tả trong suốt cuốn sách đã ăn khớp với tất cả những chứng từ rất đáng tin cậy từ các nguồn cung cấp khác nhau. Điển hình như bản sao “Giấy khai tử của nạn nhân Kiều Văn Nhạ” bị hành hình trong một cuộc đấu tố ở ngọai ô thành phố thủ đô Hanoi vào cuối năm 1955, do chính nhà chức trách địa phương đã cấp cho người vợ của nạn nhân vài năm sau đó, thì giấy khai tử này đã được đăng trên tạp chí “Thế Kỷ XXI” xuất bản tại California vào năm 2002. Cụ Kiều Văn Nhạ đây lại chính là thân phụ của người tù cũng nổi danh là ông Kiều Duy Vĩnh, một cựu sĩ quan của Quân đội Quốc gia hồi trước năm 1954.

3/ Mặt khác tác giả đã trình bày sự việc một cách hết sức bình tĩnh, khách quan, thanh thóat, mà không hề có luận điệu hằn học, thù óan gì đối với những kẻ đã gây ra tội ác rùng rợn khủng khiếp đó. Tác giả cũng khá công minh trong việc nêu ra được sự động lòng cảm thương của một số người nông dân đối với các nạn nhân bị hành hạ tàn nhẫn, bị làm nhục nhã cực độ bởi các người phản phúc, mà trước đây đã từng chịu ơn từ chính gia đình của nạn nhân.

Tuy vậy, cái ưu điểm nổi bật nhất trong cuốn sách này chính là ở chỗ tác giả đã vạch mặt chỉ tên đích danh thủ phạm có trách nhiệm chính yếu nhất, đó là người “lãnh tụ tối cao” Hồ Chí Minh, mà tác giả viết rất mỉa mai khôn khéo là “Hòang Thượng”, là “Đấng Chí Tôn, Chí Linh, Chí Thánh, Chí Thần”. Trong chương 4, tác giả đã mô tả khá chi tiết về thảm cảnh của “người cung nữ mà có con với Hòang thượng”, rồi bị giết một cách hết sức dã man tàn ác. Đó là chuyện của Cô Nông Thị Xuân đã ăn ở với ông Hồ vào năm 1955 và sinh ra một người con trai là Nguyễn Tất Trung, rồi cô bị Bộ trưởng Công An là Trần Quốc Hòan hãm hiếp , sau đó lại sai thuộc hạ đập đầu cho chết để phi tang. Vụ việc động trời này đã được nhiều người thuật lại, mà cụ thể nhất là do nhà văn Vũ Thư Hiên đã viết khá chi tiết trong cuốn Hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997 tại hải ngọai, mà sau đó đã được tái bản nhiều lần.

Có thể nói rằng cuốn “Ngày Long Trời – Đêm Lở Đất” này sẽ có tác dụng rất mạnh trong việc góp phần vào chiến dịch “Giải trừ Huyền thọai Hồ Chí Minh”, mà Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và Trung Tá Trần Quốc Bảo đã phát động từ mấy năm nay vậy. Tác giả đã không đại ngôn, đao to búa lớn khi dành cả chương thứ 40 để viết về “Quỷ Người – Người Quỷ” để mô tả cái xã hội do người cộng sản tạo ra. Và trong chương thứ 41 liền theo đó, với nhan đề là :” Đấng Chí Tôn, Chí Thánh, Chí Thần…”, tác giả đã mô tả về sự xuất hiện và phát biểu của “Đấng Tối Cao”, mà người đọc nào cũng có thể nhận ra được, đó chính thực là chân dung của Hồ Chí Minh.

 Để tóm tắt lại, bài này chỉ ghi lại một vài cảm nhận riêng của người viết, sau khi vừa được đọc cuốn sách trên đường đi công tác tại khu vực miền Đông Nam nước Mỹ. Tác giả xin ghi lời cảm ơn đặc biệt đối với nhà văn Trương Anh Thụy đã thay mặt Nhà Xuất bản để gửi tặng cho cuốn sách đang được chuẩn bị để ra mắt độc giả tại vùng thủ đô Washington và tại California trong tháng 6 và 7 năm 2010.

Nhân tiện, người viết cũng xin ghi thêm một điểm son nữa cho Nhà Xuất Bản vì đã kèm theo thêm mấy phụ bản rất có giá trị để minh họa cho cuốn sách quý này. Đặc biệt là bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants chụp tại Bắc Việt vào năm 1955, ngay “ nơi hiện trường đấu tố”. Và nhất là bản sao 2 bức thư của Ông Hồ Chí Minh viết tay bằng tiếng Nga gửi cho ´Đồng chí Stalin” hồi tháng 10 năm 1952 kèm theo bản  “Dự thảo về Cương lĩnh Ruộng Đất của Đảng Lao Động Việt nam”, được sọan thảo với sự cố vấn của Lưu Thiếu Kỳ là một nhân vật lãnh đạo nòng cốt của Đảng Cộng sản Trung quốc vào thời đó.

cuối cùng, người viết xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc : Đây là một cuốn sách rất có giá trị, cả về hình thức văn phong tân kỳ độc đáo, cũng như về nội dung sự việc được trình bày một cách rất chính xác và công minh, với sức hấp dẫn thuyết phục rất cao vậy đó /.

Tennessee, ngày 7 tháng Sáu 2010

Đòan Thanh Liêm