Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

BA VÀ NHỮNG

NGƯỜI THÂN CỦA BA

 

NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN

 

Người em họ gởi thư sang báo tin Chú Sáu, một trong những người em trai của Ba tôi, đã qua đời.

Bức thư đến trễ. Thư nhờ một người Việt về thăm quê-hương mang sang, dán tem Mỹ, đóng dấu bưu-điện Hoa-kỳ. Trong thư cô em chỉ nhắn cho Bác, mấy Cô, và các anh chị hay Chú Sáu đã mất vào cuối tháng ba tây. Chú mất sau mấy tháng nằm nhà thương vì bệnh tim.

Ba tôi gọi điện-thoại báo tin Chú mất cho tất-cả các con; cho hai cô tôi ở Cali và Florida; và cho họ-hàng quen-thuộc nào biết chú tôi.

Ba tôi đã già rồi. Vài tháng nữa đây chúng tôi sẽ làm lễ sinh-nhật 80 cho ông. Liên-tiếp mấy năm liền, Ba tôi được hung-tin của các người em ruột còn ở lại Việt-Nam lần-lượt qua đời. Mỗi lần, ông lại gọi điện-thoại báo tin cho các con, cho các người thân.

Gần hai mươi năm xa quê-hương, Ba tôi làm cái công-việc người báo tin này. Không chỉ tin tang-chế, mà cả tin vui, tin đám-cưới, đám-hỏi, tin đoàn-tụ, tin vượt-biên, tin đến Mỹ của những người chúng tôi quen biết, cho cả họ-hàng khắp nước Mỹ hay. Ông là người đưa tin, là người nhắc-nhở các con-cháu nơi xứ người đừng quên những họ-hàng, bạn-bè còn ở lại Việt-Nam. Ông là gạch nối liền chúng tôi, những kẻ bà-con may-mắn được sống an-lành nơi nước Mỹ với những người thân không nhiều may-mắn còn cơ-cực nơi quê-nhà.

Ba tôi thích được nhận thư nên ông chịu khó biên thư. Mỗi mùa Giáng-sinh và Tết Nguyên-đán, ông gởi đi hằng ba bốn trăm tấm thiệp chúc mừng năm mới. Ông có số điện-thoại và địa-chỉ của hằng trăm người thân chúng tôi không còn nhớ họ liên-hệ từ đâu.

Ba tôi hẳn phải có người quen khắp thế-giới. Nơi nào có người Việt, nơi đó phải có ít nhất một người Ba tôi từng liên-lạc thư-từ, dầu đó là nước Nga, hay nước Tàu, hay Phi-châu đi nữa. Khi Má tôi còn sống, dạo cả Ba và Má tôi còn khỏe mạnh, ông bà đã mua vé xe đò Greyhound để đi chu-du khắp nước Mỹ. Khởi-hành từ Los Angeles, ông bà đi đến Arizona, ghé Texas, băng qua Louisiana, thẳng xuống Georgia, viếng Florida, trở lên New York, ghé D.C., trở lại Colorado, qua đến Oregon, trở xuống San Francisco, và về lại Los Angeles. Nơi nào họ đi qua cũng có nhà người quen tiếp họ ở chơi thăm-viếng đôi ba ngày.

Khi có được quốc-tịch Mỹ, ông bà lại đưa nhau đi du-lịch Âu-châu. Hai vị cũng ghé thăm đủ thành-phố, đủ quốc-gia Âu-châu, và xứ nào họ cũng có người quên mời tiếp-đãi vài ba hôm. Bù lại, Ba Má tôi thường có khách viễn-phương đến thăm và ở lại đôi ngày quanh năm. Lòng hiếu-khách của ông bà suốt mấy mươi năm ở Việt-Nam qua đến Mỹ cũng không đổi-thay. Ông bà chẳng bao-giờ phiền-hà có người đến thăm, ở chơi, dầu là không hẹn trước, dầu chỉ mới gọi từ phi-trường, v. v. . .

Ba tôi giữ liên-lạc với các người thân-yêu ở Việt-Nam. Tiền trợ-cấp chính-phủ cho phụ vào tiền lương hưu-trí của Ba tôi không là bao nhưng lúc nào ông cũng nhịn một ít để gởi về Việt-Nam. Tháng nào có nhiều thư từ Việt-Nam gởi sang xin giúp-đỡ thì ông lại bỏ công kêu gọi con-cháu trong nhà đóng-góp vào.

Ba tôi gởi tiền về giúp người bên Việt-Nam chẳng ngại thân-sơ. Tiền ông gởi về tuy không nhiều, nhưng lòng cảm-thương và cái tình thân-ái gởi theo thì thật nhiều. Người bên nhà đồn nhau và họ chia-xẻ địa-chỉ của Ba Má tôi. Rất thường khi Ba tôi nhận được thư của những người đâu-đâu, dầu khi ở Việt-Nam, ông bà chẳng hề biết tên, hay đã mất liên-lạc cả chục năm, gởi đến xin giúp-đỡ tài-chánh hoặc nhờ ông bảo-trợ. Ba tôi chẳng ngại-ngần giúp-đỡ một ai cả. Lúc nào ông cũng nói:

“Tội-nghiệp họ. Mấy cô mấy chú còn có mình là bà-con gởi về, không thường-xuyên thì cũng được chút-đỉnh. Nhưng mấy người này họ làm gì có được một người thân ở ngoại-quốc. Thử tưởng mình cũng ở trong hoàn-cảnh họ, nhận được quà bất-ngờ có khác chi phép lạ đến trong đời mình?”

Gọi điện-thoại báo cho chúng tôi hay tin Chú Sáu mất, Ba tôi không nói nhiều, mà chỉ lặng-lẽ bảo:

“Mới đó, Chú còn sống, còn biên thư, gởi hình sang mà nay đã mất rồi.”

Trong câu nói của ông tôi nghe tràn đầy nỗi buồn thương cho người em bạc-mệnh. Mỗi người em mất đi, mỗi cây cộc, dây nhợ với quê-hương, với nơi sinh-quán của ông như bị bứt gốc. Nhưng trong câu nói của ông tôi cũng thấy sự chấp-nhận cái phù-du của số-kiếp con người. Nhất là ở tuổi ông, sự ngắn-ngủi của kiếp người lại càng thêm rõ rệt.

Trong vòng bốn năm qua, ngoài cái tang của Má tôi ở Hoa-kỳ, Ba tôi mất nhiều người thân tại Việt-Nam: hai người em ruột, một người em rễ, và vô-số những người bạn thân của thuở còn đi học. Người nào cũng nhỏ tuổi thua ông, như Chú Sáu, nhỏ thua Ba cả năm, sáu tuổi.

Là người anh trai lớn trong nhà, được tin những đứa em, ngày nào khỏe-mạnh và làm ăn phát-đạt, ngày nay phải lìa đời trong cảnh cơ-hàn; hoặc còn sống thì bệnh ngặt-nghèo, tiều-tụy trách sao lòng Ba tôi chẳng ngậm-ngùi.

Chiều nay mấy anh em chúng tôi về thăm nhà Ba tôi để bàn việc đóng-góp tài-chánh gởi về để người bên nhà có tiền làm đám tang và chôn-cất Chú Sáu.

Ba tôi mang ra một cuốn album hình những người thân còn ở Việt-Nam. Nhìn những bức hình ông cất-giữ lòng tôi bỗng nao-nao ngậm-ngùi. Ngậm-ngùi không phải chỉ vì thấy hình chú mình mấy tháng cuối nằm nhà thương chỉ còn da bọc xương, mà còn ngậm-ngùi vì ngày nay Ba còn, ông là người gìn-giữ những liên-hệ ngày càng phai-mờ của chúng tôi với những người bà-con, những đứa em họ; một mai Ba mất đi, ai là người nối giữ những sợi dây thân-thiết này. Ông đi rồi, ai sẽ là người nhắc-nhở chúng tôi đóng-góp tiền về dời mộ, xây mả, mua thuốc cho người này, giúp vốn cho người kia?

Trước ngày Má tôi mất, ý-tưởng rằng cha-mẹ già của mình không sống hoài với mình chẳng hề đến với chúng tôi. Nhưng ngày Má tôi lìa đời, đột-ngột, chúng tôi như bừng tỉnh, nhận-thức rằng cha-mẹ mình không thể nào còn sống bên mình suốt đời. Và họ đang ở vào đoạn cuối của chu-kỳ đời người.

Ba tôi nhiều may-mắn hơn nhiều vị niên-trưởng cùng tuổi ông. Từ ngày chính-phủ Việt-Nam mở rộng cửa với thế-giới bên ngoài, Ba tôi đã về thăm các cô, các chú ba lần. Tính ông vốn gan-dạ và nhiều mạo-hiểm nên ông tức-tốc xin giấy thông-hành về thăm quê-hương từ năm 1986. Lần về đó của ông, đời sống người Sài-gòn hãy còn lam-lũ và nhiều e-dè. Được trở về sau mười mấy năm xa xứ, Ba tôi đi đến bất-cứ nơi nào chính-phủ Việt-Nam cho phép ông đi. Ông về Quảng-Nam thăm quê cha đất tổ, tìm thăm những người em họ xa vẫn còn ở lại canh-tác mấy mẫu ruộng cằn-cỗi để trong lo mồ-mả tổ-tiên. Rồi ông ra tận Hà-Nội để tìm thăm vài người bà-con và bạn học đã theo kháng-chiến mà ông không gặp gần 40 năm.

Cái gia-tài quen biết của Ba tôi, đôi khi tôi thầm tiếc, nếu ngày nay mấy anh em tôi không hỏi thăm, ghi nhớ, một mai ông mất rồi, bao-nhiêu là bà-con, bao-nhiêu là người thân chúng tôi sẽ phải bặt tin, gặp nhau chưa chắc đã biết là có họ-hàng.

Má tôi khi còn sống cứ nhắc tôi:

“Con coi rồi bớt đi làm đi, để chút thì-giờ ghi-soạn lại một cuốn ‘gia-phả’ để mấy cháu có lớn lên còn biết giòng-dõi tộc-họ nhà mình.”

Má tôi sợ với sự lạnh-lùng của nếp sống Mỹ-hóa của chúng tôi, các con-cháu một hai đời sau chẳng còn biết tổ-tông mình là ai.

Ba tôi cũng dặn tôi khi rãnh-rỗi, chịu khó làm một cuốn gia-phả ghi-chú để mà còn nhớ đến họ-hàng của mình, ra đường anh-em họ còn biết nhận mặt nhau. Tôi đã hứa với Ba Má tôi nếu có thì-giờ tôi sẽ làm công-việc ấy.

Ý-tưởng sẽ ngồi xuống xếp-đặt và viết lại gia-phả hai giòng nội ngoại của tôi gần mười năm rồi vẫn chưa thực-hiện được. Những tờ giấy nháp sơ-khởi đến nay phải thêm vào cả một thế-hệ mới đã được sinh ra trong vòng mười năm qua. Thế-hệ Ba Má tôi thì đã bao-nhiêu người không còn trên cõi đời nữa.

Tôi nói với Ba tôi:

“Giòng họ Nguyễn của Ba, con có biết nguồn-cội từ đâu. Con đâu dám ôm mộng tìm-tòi gia-phả giòng-họ từ thời Chúa Nguyễn Hoàng di-dân xui Nam, nhưng viết được từ thời Ông Nội trở lại, và những tiểu-truyện để kể lại cho con-cháu nghe thì con làm được.”

Mà lời hứa với Ba Má tôi sẽ ghi lại ‘gia-phả’, dầu chỉ từ thế-hệ những kẻ biệt-xứ, hứa-hẹn hoài tôi cũng chưa làm. Đời sống ở Mỹ không cơ-cực, nhưng nhiều ‘tất-tả ngược xuôi’, tôi cũng chưa kịp chép xuống tên những người mình nhớ thì Má tôi đã qua đời. Má mất đi, tôi mất đi một nhân-chứng để ghi lại lịch-sữ giòng-họ Phan và Phố Hội-An của Má. Tôi lại thấy mình áy-náy vì đã không làm trọn lời hứa với Má tôi.

Mười mấy năm xa quê-hương đi qua như ‘bóng câu ngang cửa’. Ba Má tôi ngày ra đi tóc chỉ lốm-đốm điểm bạc, mái tóc Ba tôi ngày nay đã trắng bung. Nhìn dáng Ba thẫn-thờ nhìn ra sân, cuốn album hình các chú mở trước mặt, tôi thấy thương ông làm sao. Chú Sáu mất, Chú Bảy cũng đau-ốm liên-miên với chứng bệnh lao bất-trị. Ba tôi lại thở dài.

Ba tôi còn hai người em trai ở Việt-Nam. Chú Bảy và Chú Chín. Chú Bảy tuy yếu-đuối mắc bệnh lao, nhưng nhờ con đông, đứa nào cũng lớn nên dầu nghèo, đời Chú cũng không đến nỗi đơn-côi. Chú Chín tôi không nhiều con. Chú chỉ có mỗi một đứa con trai. Hoàn-Kiếm. Nó có mặt trong kỷ-niệm ấu-thời của anh em chúng tôi rất nhiều. Đứa em họ con của người chú khá-giả ở Đà-Nẵng ngày xưa. Chúng tôi không gặp Kiếm từ năm nó 12, 13 tuổi. Lần chót Ba tôi được thư Kiếm, nó gởi hình chụp cả gia-đình. Kiếm trong hình ấy đã 40. Ba tôi đưa hình cho chúng tôi xem mà không ai nhận ra đứa em họ ngày thơ bé. Không phải chỉ có người ở lại Việt-Nam mới già-nua. Người ra nước ngoài cũng đã đổi thay. Lòng những người ly-hương không chỉ già-nua mà còn chai-đá; tình nhớ quê-hương và người thân ở lại quê-nhà cũng đã ơ-hờ. Những bức thư người quen những năm đầu xa xứ, mỗi lần nhận được, ngồi đọc mà mắt hoen lệ mờ, đọc hoài không biết bao-nhiêu lần, bây giờ chỉ là những bức thư, thờ-ơ, chờ lúc rãnh-rỗi (!) sẽ đọc. Đọc xong vẫn làm mình chép miệng, tội-nghiệp, tự hứa sẽ trả lời, sẽ gởi một ít tiền về giúp người thân; và rồi ngày hôm sau lại quên bẵng!

Ba tôi về lại Việt-Nam được ba lần. Mỗi lần về, nhìn cảnh thiếu-thốn của các người thân, nhất là của các em, các cháu, ông động lòng, bao-nhiêu tiền để dành mang theo ông giúp cả. Nhìn Chú Chín, một thương-gia giàu-có ngày xưa nay tiều-tụy ngồi bán vé số bên Cầu Ông Lãnh, Ba tôi ái-ngại thương em. Ông muốn mấy chú có cơ-hội làm ăn, cho đời bớt cơ-cực. Nhưng thời-cơ của các chú tôi đã qua rồi. Tuổi của họ đã trên 60, 70, sức-lực đâu còn bao-nhiêu và tranh-đấu gánh vác chuyện thương-trường. Nên tiền thâu góp từ họ-hàng ở Mỹ giúp cho các chú, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Ba tôi rầu-rĩ  lắm. Ông kêu gọi các con:

“Tụi con nhớ mỗi tháng đóng góp để Ba gởi về giúp mấy chú. Người nào tuổi cũng đã cao, sức-khỏe tàn-tạ, không còn biết sống được bao lâi, thôi thì giúp mỗi tháng một ít. . . khỏi sợ họ tiêu hết một lần như kỳ trước.”

Những món tiền góp lại gởi đi. Mỗi tháng Ba tôi lại nhắc-nhở các con, các cháu giúp Cô Năm, Chú Sáu, Chú Bảy, Chú Chín, Dì Bốn, các đứa em họ, mấy người chú họ xa ngoài nhà quê cho những dịp lễ-lộc, và tiền giúp nhà thờ cho người đi giảng đạo, v. v. . .

Chúng tôi làm như đó là bổn-phận. Đóng góp để khỏi bị Ba tôi kêu điện-thoại nhắc-nhở và để cho lòng mình yên-ổn không phải bận lòng nghĩ tời tình-cảnh bần-hàn của người thân.

Hôm được tin Chú Sáu bệnh nặng phải nằm nhà thương chỉ còn da bọc xương, Ba tôi lại hối-hả nhắc các con góp tiền gởi chú thuốc-thang. Tiền chưa gởi kịp, đã được thư báo tin chú đã qua đời. Tiền thuốc-thang cho chú nay thành tiền ma-chay. Lại được tin Chú Chín dạo này yếu lắm, xin được giúp vài trăm. Chú viết thư báo tin đã nhận được tiền mà lời thư chú nói như lời trối-trăn. Bức hình chú gởi sang, chụp ngày đám tang Chú Sáu, trông thật thảm-thương. Nhình hình chú còm-cõi, tóc bạc hơn tóc Ba tôi. Khó mà tưởng-tượng đấy là ông chú trẻ tuổi, hào-hoa, phóng-khoáng của những ngày mình còn thơ-dại và hàn-vi.

Mấy anh em tôi ân-hận mình đã hờ-hững với sự bất-hạnh của người ruột thịt, nhất-định chỉ còn một bà dì và hai ông chú ruột, không người nào có con-cái ở nước ngoài, nên chúng tôi sẽ đều-đặn giúp các chú mỗi tháng . . . cho lòng mình bớt ái-ngại,và lương-tâm mình thôi cắn rứt . . .

Tôi nghĩ đến ngày sinh-nhật sắp đến đây của Ba. Ở tuổi tám mươi người ta cần được món quà nào đây? Ba tôi không còn nhiều năng-lực và lòng yêu đời như khi Má còn sống. Ba tôi chẳng thiết-tha đi chu-du thế-giới như mấy năm xưa. Chúng tôi dự-định sẽ tặng Ba một chuyến về Việt-Nam. Ba tôi vẫn còn tha-thiết muốn về lại miền Trung, về lại Đà-Nẵng nhìn lại ngôi nhà thờ và những góc sân vườn nơi mấy anh em tôi ghi-khắc tuổi thơ, về lại thăm giùm Má tôi ngôi nhà thờ của giòng họ Phan của Má ngoài Hội-An; về Duy-Xuyên thăm mồ-mả ông bà Nội một lần chót. Tám mươi tuổi rồi, chuyến đi này sẽ là chuyến về quê-hương lần chót của Ba tôi.

Nhìn Ba lưng đã hơi khòm, đôi chân đã yếu, nhưng lòng vẫn còn hăng-hái bận-rộn đón xe buýt đi ra Chợ Tàu mua quà, thâu-góp lại để mang về cho các người thân, tôi biết gia-đình tôi vẫn còn có phước.

 

Tháng Tư 1993