Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

BẢN TIN SÁCH MỚI

VIỆT NAM: SUỐI NGUỒN

VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG

 

Trước hàng chục ký giả đại diện hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Little Sàigòn, California, đại diện Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đức Lập đã mở đầu buổi tiếp xúc thân mật vào trưa ngày 1 tháng 9 năm 2008, tại Thư Viện Việt Nam: “Đây là dịp trước nhứt là cám ơn quý anh chị đồng nghiệp đã tận tình yểm trợ công trình hình thành cũng như điều hành Thư Viện của chúng ta suốt 10 năm qua. Thứ đến là nhờ quý anh chị giới thiệu thêm một công trình nữa của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam (TTNCVHVN) được hoàn thành và sắp ra mắt đồng bào các giới.”

Sau lời trình bày lý do gặp mặt đơn giản, ban tu thư thuộc TTNCVNVN đã mở lớp vải trên bàn, lộ ra một khối lượng sách chữ Nho, Việt ngữ và tiếng Anh.

“Đây là một trong những sử liệu tiêu biểu đã được Du Miên Lê Thanh Hoa dùng để dẫn chứng và kết luận Việt Nam là suối nguồn của văn minh phương Đông. Nói một cách thẳng thắn và chắc nịch như tác giả khẳng định trong tác phẩm: Tàu đã học văn hóa Việt – Chính thánh Khổng đã đem văn hóa nhân ái của người Việt mà dạy cho người Tàu cường bạo.”

Các sách và tài liệu được giới thiệu gồm:

- Thượng Thư (còn gọi là Kinh Thư), là bộ sách cổ xưa nhất của nước Tàu, được Khổng Tử san định.

- Kinh Thi, là bộ cổ thi gom góp phong dao các nước, cũng do Khổng Tử san định.

- Sử Ký Tư Mã Thiên, bộ sử chính của người Tàu.

- Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu là bộ sách ghi mục lục toàn bộ các sách kinh, sử, tử, tập của người Tàu chứa trong “Tứ Khố Toàn Thư” là kho tàng trữ sách của triều Minh. Trong 4 loại sách nói trên, bộ Kinh gồm các sách do thánh hiền viết và tất cả những sách luận giảng tư tưởng của thành hiền; bộ Sử gồm tất cả các sách viết về lịch sử, dã sử, truyện ký, địa lý; bộ Tử gồm các trước tác của bách gia chư tử, tất cả các trước tác về học thuyết của bách gia chư tử, tất cả những sách viết về khoa học kỹ thuật như nông, y, thiên văn, lịch pháp, toán pháp; bộ Tập gồm tất cả các sách viết về văn học và nghệ thuật như văn, thơ, nhạc, họa các loại.

Năm Càn Long thứ 37 (tức năm 1772), vua Càn Long xuống chiếu, mở 4 kho sách của nhà Minh, đem tất cả những sách cất giữ cẩn mật ra, lại kêu gọi mọi người trong nước gom sách cho triều đình. Nhà vua lại khiến các học sĩ trong triều tuyển chọn lựa lọc, hủy bỏ các sách bất lợi cho Thanh triều. Sau 10 năm, giữ lại 3,460 loại sách gồm 79.339 quyển, cũng chia thành 4 bộ: kinh, sử, tử, tập và cũng gọi là Tứ Khố Toàn Thư. Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh được sao thành 7 bộ và được cất giữ ở 7 nơi.

Trong khi tuyển lựa sách, các học sĩ phải tóm lược ý tưởng từng pho sách, viết thành pho Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu, tức mục lục của Tứ Khố Toàn Thư, gồm tên các sách, tóm tắt nội dung sách và nhân thân tác giả. Pho này cũng được sao thành 7 bộ.

Vào tháng 10 năm 1983, Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu được Đài Loan Thương Vụ Ấn Thư Quán ấn hành lần thứ nhất ở Đài Loan. Tháng 2 năm 2001, ấn hành lần thứ hai.

Nhờ cuốn mục lục nầy mà TTNCVNVN tìm được một số các tác phẩm của người Việt hay liên quan đến người Việt, trong đó quan trọng nhất là tìm được trọn đủ các chi tiết cần thiết về bộ cổ sử Bách Việt Tiên Hiền Chí.

- Bách Việt Tiên Hiền Chí (Lĩnh Nam Di Thư), của sử gia Trinh Bá Âu Đại Nhậm, sử gia người Việt, làm việc trong triều Minh, đã dùng kỹ thuật “lách” tài tình để lưu lại lịch sử Bách Việt, kể chuyện các nhân tài, hiền sĩ người Việt có những đóng góp quan trọng trong nhiều lãnh vực, suốt triều Hán. Trong tác phẩm nầy, tác giả còn ghi rõ âm mưu thâm độc của người Hán: Mỗi khi đánh chiếm các nước, nhà Hán cho cắt đất, phân chia ra nhiều mảnh, đặt tên mới, xóa tên cũ, dùng đủ mọi thủ đoạn để dân bị xâm chiếm không còn nhớ đến nguồn gốc của mình.

Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí trưng bày hôm nay cả bản chính bằng chữ Nho và bản dịch sang Việt Ngữ của giáo sư Trần Lam Giang, do Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam, Thư Viện Việt Nam ấn hành năm 2006.

- Các bộ tự điển quan trọng nhất của người Tàu như:

- TỪ NGUYÊN: bộ tự điển lớn của Tàu, khởi công biên sọan từ năm 1908 (nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự thứ 34). Năm 1915 xuất bản 5 phần Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu. Năm 1931 xuất bản Từ Nguyên tiếp theo, thành trọn bộ. Năm 1939 xuất bản Từ Nguyên Hợp Đính bản, gồm phần xuất bản năm 1915 và phần xuất bản năm 1931. Năm 1949 xuất bản Từ Nguyên Giản Biên.

- TỪ HẢI: Bộ tự điển lớn và có giá trị đáng tin cậy của Tàu do một số nhà giáo dục và học giả uy tín thời Trung Hoa Dân Quốc biên soạn thành.

- THUYẾT VĂN GIẢI TỰ: Bộ từ điển do Hứa Thận đời Hậu Hán biên soạn.

Hứa Thận tự là Thúc Trọng người ở Chiêu Lăng tỉnh Nhữ Nam, nay là phía đông huyện Yển Thành, tỉnh Hà Nam, được cử hiếu liêm, làm quan đến chức thái úy Nam Các tế tửu. Hứa Thận học thức uyên bác, người đương thời có câu “Ngũ Kinh vô song Hứa Thúc Trọng” (về Ngũ Kinh không ai bằng Hứa Thúc Trọng). Theo Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu, Thuyết Văn Giải Tự được Hứa Thận viết xong năm Vĩnh Nguyên thứ 12 đời vua Hòa đế đời Hậu Hán (Tây lịch năm 100).

Theo lời nói đầu của ảnh ấn phẩm tháng 11 năm 1963, Thuyết Văn Giải Tự được Hứa Thận khởi công biên soạn năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Tây lịch năm 100), đến niên hiệu Kiến Quang thứ 1 đời vua An đế (Tây lịch 121) mới hoàn tất.

Đây là một bộ giảng nghĩa ngữ vựng chữ Nho rất giá trị và rất cổ, cách nay (2008)  gần 2.000 năm nên ý nghĩa các chữ cổ chưa bị thời gian làm thay đổi.

Tống Thái Tông niên hiệu Ung Hy thứ 3 (Tây lịch năm 986) sai Từ Huyễn, tự là Đỉnh Thần hiệu đính Thuyết Văn Giải Tự cho được ngăn nắp và súc tích hơn.

- KHANG HY TỰ ĐIỂN: Thanh Thánh Tổ niên hiệu Khang Hy, vị vua thứ 6 nhà Thanh, ở ngôi 61 năm (1662 – 1723). Ông là một vị vua người Mãn, đô hộ Tàu và nổi tiếng uyên bác văn học Tàu. Nhận thấy Thuyết Văn chưa đủ và cách sắp xếp khó tra, Khang Hy bèn cùng một số học giả trong triều biên soạn một bộ tự điển, đặt tên là Khang Hy Tự Điển. Bộ tự điển này có giá trị rất cao, đến nay vẫn là nền cho các bộ tự điển cũng như từ điển khác.

- Tập bản đồ bành trướng đế quốc Tàu của tạp chí National Geofraphic của Hoa Kỳ.

- Bộ sử The Cambridge History of China (Vol. VII).

Ban Tu Thư cho biết đây là những sách sử, tài liệu được trích dẫn trong tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” của tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa.

Nội dung cuốn sách chứng minh một cách “nói có sách mách có chứng” – qua trích dẫn các nguồn sử liệu, tài liệu giá trị nói trên – xác định Việt Nam mới là suối nguồn của nền văn minh phương Đông chớ không phải Tàu.

Những chứng cứ trong sử liệu, tài liệu này còn cho biết chi tiết cho thấy người Tàu đã học của người Việt từ bao giờ và học những gì?

Trong tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông”, tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa trưng các bằng cớ:

- Vua Nghiêu cho quan đến tận đất Việt để học về thiên văn, phép làm lịch và chữ viết.

- Vào thời nhà Chu, 1.000 năm trước Tây lịch, giữa nước Việt và nước Tàu hoàn toàn độc lập với nhau.

- Tổ nhà Chu là Cổ Công Đản Phụ cho 2 hoàng tử lớn sang đất Việt để học văn hóa và đem về dạy lại cho dân Tàu.

- Vào thời Chu Vũ vương Cơ Phát họp các bộ tộc đánh Trụ, đọc “Mục thệ”, xác nhận tới lúc này, người Tàu còn là dân du mục trong khi đó tài liệu của National Geographic ghi rõ 5.000 năm trước Tây lịch dân Việt đã sống đời định cư và là giống dân trồng lúa đầu tiên trên thế giới. Khác biệt to lớn tới 4.000 năm này nói lên giá trị văn hóa tồn trữ của Việt tộc mới chính là suối, là nguồn mãi mãi của văn minh toàn cõi phương Đông.

- Kinh Thi với 25 bài phong dao trong Chu Nam và Chiêu Nam, căn cứ vào các sách cổ, tự điển cổ để phản bác lại sự chú giải thiên lệch, đầy chủ quan của Chu Hy (thời nhà Tống) và các học giả Tàu, xác định rõ 25 bài phong dao này là của Việt tộc, được Khổng Tử xử dụng nhằm dạy dỗ luân lý, đạo đức cho người Tàu. Để biết tại sao đức thánh Khổng đem phong dao Việt dạy cho người Tàu, tác giả trích dẫn 25 truyện kinh thiên động địa xảy ra trong triều đình nhà Chu và khắp các nước chư hầu thuộc nhà Chu trong thời Xuân Thu, trích từ sách sử do Khổng Tử và các sử gia cùng thời ghi lại.

- Địa giới của nhà Chu chỉ lớn bằng một quận, huyện ngày nay chứ không phải to lớn vĩ đại như người Tàu sau này khuếch đại ra.

- Bằng chứng người Tàu tàn độc xâm chiếm, đồng hóa các dân tộc khác để hình thành đế quốc Tàu như ngày nay.

- Kiến trúc sư Việt Nam là người vẽ kiểu và chỉ huy  hơn 100 ngàn nhân công xây dựng thành Bắc Kinh nổi tiếng khắp năm châu với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.

Về tác giả, trong giới truyền thông Việt ngữ, mọi người đều quen mặt, biết tên.

Du Miên là bút hiệu thường dùng cho nghề báo. Lê Thanh Hoa là bút hiệu cho các bài nghiên cứu về cổ sử dân tộc.

Tại sao ông nhập 2 cái tên vô 1 cái? Các đồng nghiệp thân tình chất vấn. Ông Du Miên giải thích: “Đây mới chính là cái lý thú tôi muốn “khoe” với anh chị em đồng nghiệp – người trong nhà mình. Nói về sở học, cái hiểu biết của cá nhân tôi thì nào có thấm gì với các bậc tiền bối cha ông xưa nay. Và ngay cả trong các anh trong ban tu thư Thư Viện nhỏ này, tôi vẫn là người em út từ tuổi đời đến trình độ, khả năng. Vậy thì làm sao mà tôi được các anh trong ban tu thư trao trách nhiệm hoàn thành tác phẩm này? Trả lời một cách vắn tắt, nhanh, gọn là vì cái nghề báo cả. Trước nay mình không thiếu sách nói về sự khác biệt giữa mình và Tàu hay diễn giải Tàu học của Ta nhưng là một nhà báo, tôi phải chứng minh để thuyết phục độc giả. Phải chứng minh. Và tôi đã chứng minh được những gì để xác quyết người Tàu học của người Việt rất nhiều thứ mà quan trọng nhất là người Tàu đã phải học văn hóa Việt ngay từ thời nhà Chu kiến lập, tức 1.000 năm trước Tây lịch.”

Ông Du Miên nhấn mạnh: “Thấy mới tin. Và cuốn sách này tôi mang ra ánh sáng tất cả các bằng chứng để mọi người thấy. Và hôm nay chúng tôi kính nhờ quý đồng nghiệp chuyển đạt cái “thấy” của quý anh chị qua những tài liệu, sử liệu tiêu biểu này...”

Là phóng viên chiến trường cho nhật báo Trắng Đen trước năm 1975 tại Sàigòn, Du Miên đã cùng 2 đồng nghiệp Trọng Viễn, Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại hải ngoại vào tháng 11 năm 1975 và suốt từ đó đến nay ông Du Miên đã sống hoàn toàn vào nghề báo, gộp chung trong và ngoài nước cũng vừa tròn 40 năm.

Được biết cuốn sách “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” sẽ được ra mắt vào ngày chủ nhật 14 tháng 9 năm 2008 tại Thư Viện Việt Nam, số 10872 Westminster Avenue, suites 214 & 215, Garden Grove, CA 92843. Điện thoại (714) 638 – 8448.

Dịp này Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam cũng cho biết ý định tiến hành việc dịch và in cuốn “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” sang Anh ngữ và Hoa ngữ. Trước hết là Anh ngữ. Để có tài chánh cho việc này, Trung Tâm cần sự tiếp tay đóng góp của đồng bào khắp nơi bằng cách đặt mua sách, giá $50 một cuốn (kể cả cước phí nhanh) hoặc đóng góp tùy hỷ. Quý vị muốn tặng qua internet vào Paypal.com trả cho Nhanaifoundation@verizon.net hoặc ký check trả cho “Nhân Ái Foundation” và gửi về địa chỉ 10872 Westminster Avenue, suite 214 & 215, Garden Grove, CA 92843. Điện thoại (714) 638 – 8448.