Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NÓ VÀ TÔI

“DU TỬ LÊ VÀ CẬU TRỜI”

NGUYỄN NGỌC CHẤN CẬU TRỜI

 

 

Nghe tin bạn vừa giã từ cõi tạm, thanh thản, nhẹ nhàng theo  giấc ngủ, chỉ hơi buồn, nhưng ở tuổi này ai cũng mong được ra đi êm ả như vậy. Mới hôm kia chúng tôi còn ới nhau mày, tao nhặng xị, bây giờ bạn tôi đã an nghỉ. Đời là thế ! Lê Cự Phách, chúng tôi quen gọi nhau bằng cái tên cúng cơm và danh xưng ngọt ngào "mày, tao, cậu, tớ". Nó và tất cả bạn bè chỉ nhớ đến tôi bằng cái hỗn danh "Cậu Trời", còn tên bố mẹ đặt, dường không nằm  trong danh bạ quốc gia thổ tả.

1954 chúng tôi đeo tầu há mồm vào Nam, di cư lần thứ nhất. Mỗi thằng một phận cùng hội tụ vào trường Chu Văn An. Niên khóa 54-55, trường Chu Văn An mượn tạm mấy dẫy nhà tôn, chuồng ngựa của Petrus Ký, khai giảng niên học đầu tiên. Những chú bắc kỳ nho nhỏ, bỏ quê cha, đất mẹ, ăn nhờ ở dậu  có chỗ cắm dùi là mừng rồi.

Niên đầu, 3 lớp đệ thất  B1 + B2 + B3, 100 chẵn chòi cô cậu bé chen nhau ngồi học dưới những mài nhà tôn nóng như hỏa lò. Nhưng đó là thiên đường của một trời kỷ niệm với chúng tôi. Nhất quỉ, nhì ma thứ ba là chúng tớ.Số là, 3 lớp đệ thất Chu Văn An thì 2 lớp con trai và lớp B3 toàn là con gái. Không hiểu trời xui đất khiến sao đó, cái "đệ" của chúng tôi có nguyên một lớp nữ sinh. Các cô B3 xuất thân từ chốn 36 phố phường, đương đà trổ mã, xinh tươi mơn mởn, làm lác mắt học trò phương Nam. Ong bay, bướm lượn dập dìu khiến chúng tôi hơi nhột và có nhiều cuộc đụng độ tay chân với trường bạn.

Cũng vì ngửi hơi nữ khá sớm chúng tôi nẩy nở mau theo phát triển toàn diện. Xuất thân từ dẫy nhà tôn năm 1955, chẳng bao lâu sau, các chú cô Bắc kỳ nho nhỏ ấy đã vươn lên thành người hữu dụng. Cậu xin mượn nơi này khoe sơ về các bạn tớ: về văn nghệ học thuật như Du Tử Lê, Vũ Thành An, Bùi Bảo Trúc, Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Hữu Hiệu, Trương Trọng Trác, nhạc sĩ Văn Sơn Trường, tài tử Trường Thi, Vũ bội Minh Giao, ca sĩ Bạch Quyên và khiêm nhường nhất là Cậu Trời CNN. Võ công, binh nghiệp cũng gần 20 thằng cấp tá, nổi cộm như Tầu bò Minh Dzê, giặc lái Bạch Diễn Sơn, Biệt kích Trần Trung Ginh, Phạm Quang Ánh, Trịnh Tất Đắc, Ngô Gia Truy, Hạm trưởng  Ông Ngọc Bảo. Ngành y dược lớp chúng tôi cũng là lò phát xuất gần 20 Y, nha dược sĩ trong đó phải kể tới chú rể mới, Nguyễn Huy Yên, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Đức Thuần,  Văn Sơn Trường và dường như có cả Me xừ Phạm Đặng Long Cơ....

Cùng mài đũng quần từ 55 năm trước, trải qua  muôn vàn bể dâu, sau 2 lần dư cư vĩ đại, chúng tôi vẫn giữ nguyên tình bằng hữu như ngày xưa ấy. Các bô lão thất, bát tuần, mỗi lần gặp mặt, trẻ lại vài chục năm, vẫn tiếp tục chào hỏi nhau bằng tiếng gọi ngọt ngào "mày, tao, cậu, tớ". 

Du tử Lê Cự Phách ra đi, tôi xin viết lại "ba điều, bốn chuyện" giữa nó và tôi.

Chuyện khó tin nhưng có thật.

Du Tử Lê ra đi  ngoài 77 tác phẩm vô giá để lại, mấy có ai biết Lê cự Phách đã là võ sĩ. Năm đệ lục, lớp "nó và tôi" có Trần Tán Trụ rất ngầu, đánh lộn một cây, nó hiên ngang bênh anh em mỗi khi bị trường khác bắt nạt. Trụ xuất hiện là tụi kia sẽ vêu mồm rụng răng. Phục quá tụi này theo chân Trụ tới thọ giáo võ sư Huỳnh Tiền. Các võ sĩ có Cậu Trời, Ngô Đình Ngân lành lặn đã đành, Lê Cự Phách ốm o cũng xin đi theo. Vài ngày huấn nhục đi qua, đến lúc thày cho đeo găng đọ sức. Tay trái đeo lọt, tay phải xỏ mãi không vào. Thày bảo cởi ra mới thấy, bàn tay phải của cậu Lê có 6 ngón. Ham học võ quá cậu Lê bèn hy sinh, mượn dao của Trụ, chặt phăng cái ngón tay thứ sáu không thương tiếc, và trở thành võ sĩ hạng "lông", hạng ruồi gì đó. Nhưng ruồi Lê Cự Phách sớm gặp ruồi cái vội bỏ nghề võ, ngả về ngành văn chúng ta mới có một tên tuổi như Du Tử Lê.

* Tôi cám ơn Nó

Bẵng đi một dạo, Lê Cự Phách nổi lên trong chốn văn chương thi phú. Phách làm báo Tiền Tuyến thì Cậu Chấn đi dạy học ở Vĩnh Long. Lúc chia tay, Lê bảo muốn nhàn nhã, thỉnh thoảng mày viết vài bài chiến sự miền Tây, gởi tao đăng báo Tiền Tuyến, vừa có chút cháo vịt muối, vừa có thớ ở tỉnh lẻ. Cậu làm theo, quả nhiên được các tướng, tá trong vùng  trọng dụng. Vừa dược dạy ít giờ vừa phải vào tòa tỉnh trưởng đáng bóng bàn với con gái đại tá. Che gió được vài năm cũng tạm ấm thân  cho đến ngày động viên. Bây giờ nó đi rồi cậu mới dám ngỏ lời cám ơn nó.

* Nó còn nợ tôi

3 năm sau, 1966  cậu ra trường, về Biệt Động Quân. Một hôm lái xe tà tà trên đường Trần quốc Toản, bắt gặp Trung úy Lê Cự Phách lái xe mobilette trông rất khiêm nhường. Cậu bèn mời chàng về "chốn hoàng cung", nơi cậu đóng quân. Sau trận Mậu Thân, Liên đoàn 5 Biệt Động Quân của cậu đóng trong trường đua Phú Thọ rất tươm tất. Phách than làm báo lính rách quá, lương thì ít mà lậu thì nhiều. Cậu nghe mủi lòng sai tà lọt, khuân lên xe jeep một cuồn kẽm gai. Nhìn cuồn kẽm gai Lê há hốc mồm: "Sao cậu nỡ chọc tớ như vậy, cậu nói chơi hay đuổi khéo đấy?".

Cậu biết Lê giỏi chuyện văn chương cõi trên, chẳng biết mẹ gì về đời thường, bèn phán: "Cậu cho mày cục này là bằng một tháng lương đấy con ạ!". Không cần giải thích thêm, cậu Chấn sai tà lọt chở Lê mang cuộn kẽm gai vào hãng đinh ở chợ lớn gả được 12 ngàn tiền tươi. Bây giờ cậu nói  chuyện này để nhắc khéo: "Lê còn nợ tao".

*Ba chàng ngự lâm thất thểu.

Chiến cuộc tàn, cậu trôi theo vận nước lênh đênh đến đảo Guam, sáng sáng vài ngàn thằng nhếch nhác lên khu nhà lều lãnh caphê rồi đi nghe ngóng. Lại bắt gặp Lê giữa đoàn người di tản. Lênh khênh trong cõi ta bà hai thằng cùng ú ớ nhận ra con nhà Kiểm, nhà thơ Ngọc Hoài Phương. Ba thằng mừng mừng tủi tủi, tâm sự loài chim biển: Cậu Chấn đi tầu của đơn vị, gia đình đề huề. Cậu Lê, 30 tháng 4,  tiễn gia đình anh Quỳnh vào Hải quân công xưởng, gởi tầu di tản, định về đón vợ con thì Sàigòn náo loạn, bế môn tỏa cảng, cậu bị kẹt lại và "bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa". Cậu Phương hẩm hơn, nhùng nhằng kẻ ở, người "ra đi khi trời vừa sáng".

Khắp trại Orote Point chúng tớ thấy nhan nhản những mẩu giấy ghi vội "Hai bố con Nguyễn Ngọc Kiểm và Nguyễn Ngọc Tùng tìm mẹ là XYZ, Liên lạc lều số 55 trại Asan". Ba chàng ngự lâm pháo thủ của làng báo Sàigòn gặp nhau trong cảnh ngộ dở khóc dở cười trên đảo Guam mở đầu cuộc di tản lần thứ 2.

Ấy thế mà cũng đã 44 năm. Bước đầu trên đất khách, tình bằng hữu đã níu kéo chúng tôi đến với nhau gần gũi hơn cả những ngày ở quê nhà. Nhóm bạn khởi đi từ trường Chu Văn An rồi Trần Lục và Nguyễn Trãi đã gọi đàn, liên kết với nhau thành một đại gia đình sàng đi, sớt lại, cũng còn hơn 200 cánh nhạc là đà. Đến nay mối giây liên kết ấy vẫn không hề nhạt nứt.

Định luật tạo hóa thỉnh thoảng cũng réo đi một vài người.

Hôm nay Du Tử Lê, mai này rồi còn ai nữa.

Tạm biệt ban ta.

Nguyễn Ngọc Chấn Cậu Trời.