Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VỀ HAY ĐẾN?

TRUYỆN NGẮN - TƯỜNG LINH

 

 

 

Nhìn vóc dáng, diện mạo nói chung thì gã thiếu niên này là một người Mỹ hoàn toàn. Thế nhưng cậu ta lại mang họ tên rất Việt Nam: Trần Đắc Phước. Hơn thế nữa, Phước đã tốt nghiệp cấp ba trung học phổ thông tại thành phố này.

Cậu thiếu niên Mỹ này lại rất yêu thơ và chuyện cổ tích Việt Nam. Nhờ ở gần nhà một ông giáo già vốn là nhà thơ được ông giảng truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du nên Phước rất ngưỡng mộ và thuộc nhiều phân khúc của tập truyện bằng thơ lục bát kinh điển này.

Phước được bà con ở xóm Cầu Mới rất thương. Cho đến khi sang định cư tại Mỹ là quê cha, Phước chỉ nói rành tiếng Việt chứ chưa biết một tiếng Mỹ nào.

Khi dần lớn khôn, dù cố tìm hiểu nhưng Phước chỉ biết một cách mơ hồ về sự ra đời của mình qua lời kể của vài vị thuộc hàng cô bác ở cùng xóm. Bà mẹ nuôi của Phước thì không bao giờ nói rõ với cậu ta về việc ấy. Nếu bị Phước vặn hỏi, năn nỉ, bà lại mắng yêu: bộ tao đẻ mày và đang nuôi mày như thế này không được sao?

Tất nhiên đó không phải là câu trả lời. Và Phước tiếp tục cố tìm hiểu về thân phận của chính mình.

Ngày nọ bà Bảy đến một bệnh viện ở Sài Gòn thăm người cháu gái kêu bà bằng cô sinh con đầu lòng còn nằm tại khoa phụ sản. Đến đây bà nghe mọi người xôn xao về chuyện một sản phụ vừa sinh đứa con trai đã nhẫn tâm bỏ con lại và trốn khỏi bệnh viện. Bà Bảy đến tận giường xem đứa bé đáng thương ấy. Trước mặt bà là một bé trai mới ba ngày tuổi đang thiếp ngủ. Một bé trai Mỹ đầy dấu hiệu khỏe mạnh. Lúc này chiến sự đang ác liệt. Một hài nhi vô tội, vô thừa nhận vừa chào đời tại bệnh viện không có mảy may trách nhiệm với bất cứ chuyện hận thù chết chóc nào. Nó chỉ là một sinh linh, cũng có thể gọi là một nạn nhân tùy theo chiều suy nghĩ nào đó. Nó chưa biết kêu cứu nhưng mọi tấm lòng nhân hậu sẵn sàng thể hiện tình người dành cho nó.

Bệnh viện chưa biết giải quyết thế nào về sự hiện hữu của thằng bé. Thường chỉ có hai cách là giao nó cho viện mồ côi hoặc trao cho ai xin làm con nuôi. Thế nhưng những người có lòng vị tha, nhất là các bà ngại nuôi con lai ngoại quốc sẽ bị thắc mắc, dị nghị.

Bà Bảy không có con trai. Bà không e ngại những điều tiếng thị phi vì cây ngay không sợ chết đứng. Bà góa chồng hồi bốn mươi tuổi, chỉ có hai con gái đều đã yên bề gia thất. Bà sống một mình trong căn nhà nhỏ tại đầu hẻm cụt của xóm Cầu Mới, làm nghề may thuê tại nhà.

Bà Bảy ngỏ lời với bệnh viện xin bé Mỹ lai bị mẹ ruột bỏ làm con nuôi. Mọi thủ tục xin hài nhi vô thừa nhận tại bệnh viện được hoàn tất nhanh chóng, hợp pháp. Bà Bảy ẵm đứa bé đáng thương ấy về nhà và làm ngay thủ tục nhập hộ cho nó. Bà lấy họ Trần của chồng để đặt tên cho nó là Trần Đắc Phước. Hồi ấy ở Sài Gòn mỗi nhà phải có “Tờ khai gia đình” và tên bé Trần Đắc Phước được nhập vào “Tờ khai gia đình” của bà Bảy.

Tuy có đủ tên họ như thế nhưng bé Phước được bà con ở đây quen gọi là Phước lai dù diện mạo nó không “lai” chút nào mà là một bé Mỹ chính cống. Bà Bảy khổ sở nhất là thời gian đầu phải nuôi nó bằng sữa. Tất nhiên sữa mẹ thì bà không có nên phải mua sữa hộp pha nước sôi. Nó uống (chứ không phải bú) rất khỏe. Sữa hộp hiệu Ông Thọ, Con Chim gì nó cũng không chê.

Rồi Trần Đắc Phước được đi học xuyên suốt từ mẫu giáo đến tốt nghiệp trung học phổ thông. Tại lớp học nào cậu Mỹ này cũng được các thầy cô khuyên bảo học sinh không được kỳ thị với Phước. Đến khi học hết cấp ba, cậu Mỹ này vẫn không biết một tiếng Mỹ nào.

Những năm trước khi nước nhà đổi mới, kinh tế nói chung còn khó khăn. Bà Bảy không còn nhận được hàng đặt may nhiều như trước nữa, hai mẹ con chịu cảnh thiếu thốn mọi bề. Những ngày nghỉ học, Phước theo các anh trong xóm đi bốc vác gạo và các mặt hàng đóng gói nặng nề cho một công ty lương thực. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Phước bốc vác không kém các anh lớn, kiếm được thêm tiền, gạo để phụ với mẹ nuôi.

Trong cùng hẻm có vợ chồng ông giáo vừa nói ở trên rất thương Phước. Ông bà thường cho Phước từ chiếc sơ-mi đến sách vở, lắm khi cả gạo. Mỗi lần đến nhà, Phước thường được ông bà giáo bảo ăn cơm với gia đình, có khi Phước ngủ lại.

Phước thường nói với ông bà giáo một cách thành thật ẩn ý cảm ơn rằng: chỉ khi nào đến đây con mới được ăn một bữa no và ngủ thẳng chân vì giường nhà con quá ngắn.

Bà Bảy bị bệnh rồi từ trần.

Đã không biết cha mẹ ruột là ai, nay bà mẹ nuôi hết mực yêu thương Phước cũng không còn nữa, Phước đau buồn vô hạn. Trần Đắc Phước đương nhiên là chủ hộ trong hộ khẩu gia đình bà Bảy.

Sau khi được bà con xóm Cầu Mới tận tình giúp đỡ cho hậu sự của mẹ nuôi, Phước tiếp tục lo chuyện sang Mỹ theo diện con lai. Công việc được suôn sẻ. Phước mời hai chị nuôi về để giao căn nhà cho họ. Hai người chị khác cha khác mẹ với Phước đi tới quyết định giao Phước đứng tên chủ hộ bán căn nhà để chia ba phần, trong đó phần của Phước nhỉnh hơn để cậu ta trang trải cho việc xuất ngoại.

Đã mấy kỳ báo đăng việc Phước tìm mẹ ruột nhưng vô vọng. Nào ai biết người đàn bà đẻ ra Phước vào giờ nào ngày tháng năm nào và tại khoa phụ sản hồi đó đâu phải chỉ mỗi bà ta có hành vi đáng trách ấy.

Thật lòng Phước không thìch thú gì về việc sang ở luôn bên Hoa Kỳ vì Việt Nam mới thực sự là quê hương của cậu ta, đùm bọc cậu từ thuở mới lọt lòng. Sang Mỹ, tuy gọi là quê cha nhưng cha Phước là ai, hiện ở đâu. Làm sao hai cha con gặp được nhau khi cả hai không hề biết nhau. Mới nghĩ tới ngày phải rời cái xóm Cầu Mới hết sức thương yêu, Phước đã linh cảm mình sẽ là một cô đảo bé bỏng giữa trùng dương người mênh mông Hiệp chủng quốc đến suốt cuộc đời.

Sang Mỹ, công việc làm và chỗ ở của Phước được sớm ổn định, không lo về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cái mà Phước không thể giải quyết là nỗi nhớ. Cậu ta nhớ mộ mẹ nuôi, nhớ thầy cô, bạn bè từng lớp học, nhớ từng người, từng cảnh đầy kỷ niệm của xóm Cầu Mới, của Sài Gòn, nhớ và thèm từng món ăn bình dân nơi quê mẹ…

Từ Mỹ, tối chủ nhật nào Phước cũng gọi điện thoại về nói chuyện với ông giáo già và liệt kê hết những thứ nhớ ấy.

Ở Mỹ được ba năm, vì “nhớ không chịu nổi” như lời thường than thở qua điện thoại với ông giáo già nhân hậu, anh chàng Mỹ nói chưa thạo tiếng Mỹ này dành khoản nghỉ phép thường niên để về thăm bà con quê mẹ. Phước đã chọn thời gian xin nghỉ phép đúng dịp Tết âm lịch.

Ngồi trên máy bay về lại Sài Gòn, Phước cứ thầm cầu xin trời phật là khi về xóm cũ sẽ gặp toàn chuyện vui, tuyệt đối không có chuyện buồn.

Và Phước đã gặp một chuyện rất vui ngay buổi sáng mùng một Tết.

Gần nhà bà Bảy cũ có một ông trạc tuổi ông giáo. Nghe đâu ông đậu kỹ sư nông lâm bên Pháp, làm việc tại Paris nhiều năm mới về Sài Gòn làm nghề dịch sách ngoại quốc cho các nhà xuất bản. Ông rất vui tính. Bà con địa phương đặt cho ông cái biệt danh là Trạng, tức nói trạng, nói chuyện trổ trời. Những người lạ gặp ông thường bị ông…nổ. Được cái là khi thấy kẻ đối diện có vẻ tin tin thì Trạng phá lên cười và nhận là mình…nổ.

Sáng mùng một Tết, Trạng ngồi câu lấy hên bên bờ sông Thanh Đa. Có một chàng trai Mỹ đi tới chỗ Trạng ngồi. Trạng nghĩ đây là một du khách Mỹ sang xem ta ăn Tết. Anh chàng Mỹ chào Trạng rồi ngồi bệt xuống cạnh ông. Hai người bắt chuyện, làm quen. Trạng thầm chê: anh chàng Mỹ trắng này sao nói tiếng Anh dở thế!

Khách hỏi Trạng một câu hơi…đụng chạm:

-Được biết quý quốc đang vào thời buổi kinh tế thị trường mà ông đi câu không thấy phí thì giờ là vàng bạc sao?

Trạng lại nghĩ thầm: đã hỏi giọng đâm hơi thì ta cũng có ngay cách đáp lễ tương xứng.

Và Trạng nói liền một hơi bằng tiếng Anh:

-Tôi “kinh tế thị trường” sớm nhất nước tôi đấy anh bạn trẻ ạ! Nhưng vì tôi làm ăn bạo quá nên bị lỗ trắng. Anh bạn trẻ hãy nhìn kia (Trạng chỉ những giề lục bình trôi đầy mặt sông), tôi bỏ ra mấy ngàn lượng vàng để trồng loại đó nhưng xui xẻo là nông trường kỹ thuật cao của tôi nhằm chỗ đất phía dưới có con cù siêu khổng lồ đang ẩn. Anh bạn trẻ không biết loại cù này đâu vì chỉ ở nước tôi mới có. Nó nằm phục dưới đất đủ ngàn năm là bay lên trời giữ chức tước cao hơn tứ linh long, lân, quy, phụng. Nó dị ứng với loại thực vật quý hiếm tôi trồng nên quậy riết. Do vậy nên tài sản của tôi lứa sau tiếp lứa trước trôi hết ra sông, trôi ngày trôi đêm như vậy đó.

Bất ngờ, vâng, thật bất ngờ, anh chàng Mỹ cười lớn, cười sặc sụa và hỏi Trạng bằng tiếng Việt sành sõi hơn tiếng Mỹ:

-Bộ nảy giờ bác Tư không nhìn ra con hả? Con là thằng Phước lai đây mà! Con từ Mỹ mới về. Đêm qua con đón giao thừa và ngủ lại tại nhà ông bà giáo. Sáng nay con đến thăm, chúc Tết hai bác, nghe bác gái nói bác đi câu nên con ra đây.

Trạng vứt cần câu, chộp hai vai chàng trai Mỹ vừa lắc vừa hét:

-Bố mày! Mới qua bển vài ba năm mà lớn gồ khiến tao nhận không ra nên mới…nổ. Thôi, dẹp chuyện câu kéo, con về nhà lai rai với gia đình bác. Và nhớ đừng kể lại chuyện vừa rồi với ai nghe con!

-Dạ, chuyện… con cù.

Hai người cùng cười vang.

Chuyến bay sang Hoa Kỳ rời phi trường Tân Sơn Nhất lúc gần nửa đêm. Trăng nguyên tiêu rạng rỡ cả bầu trời.

Ngồi thinh lặng trên ghế hành khách, Trần Đắc Phước cứ tiếc nửa tháng về Việt Nam ngắn quá. Vừa từ giã xóm Cầu Mới nặng nghĩa nặng tình, chàng thanh niên mang hai dòng máu đã thấy nhớ từng người, từng cảnh. Phước cứ tự dằn vặt với một nỗi niềm là mình về quê mẹ vẫn không biết tung tích mẹ ruột, trở sang quê cha thì cha con nào có biết nhau! Chuyện thực mà như ảo. Chỉ nỗi buồn khó giải của Phước mới là thực.

Con thoi tình cảm lâu dài của Phước vẫn còn nhiều lần qua lại Việt Nam – Hoa Kỳ. Bên nào được gọi đích thực là về còn bên nào là bên đến?