Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGƯỜI TÌNH NGUYỄN PHI KHANH BÊN SÔNG XUÂN

TRẦN VĂN TÍCH

 

 

Nhà Trần là triều đại có những mối tình lớn. Trần Thái Tông vì Lý Chiêu Hoàng mà trốn lên núi Yên Tử, suýt bỏ ngôi vua. Trần Quang Khải đặt tay vào tay vợ là công chúa Phụng Dương ốm nặng lời vĩnh quyết Lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ chi sơ (Kiếp sau xin được làm vợ chồng như xưa). Trần Khắc Chung mãi mãi không quên Huyền Trân công chúa, dẫu người đẹp đã trở thành hoàng hậu Chiêm Thành.

Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh cũng từng sống với hai mối tình lớn. Thuở trẻ nhà nghèo, hai chàng thư sinh họ Nguyễn phải ngồi dạy học ở nhà quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán, được quan Tư Đồ ủy thác nhiệm vụ dạy dỗ con gái Trần Thị Thái cho Nguyễn Phi Khanh và cô em là Trần Thị Thai cho Nguyễn Hán Anh. Cả hai thiếu nữ lá ngọc cành vàng đều cùng yêu say đắm hai vị gia sư. Ngô Sĩ Liên cho biết trong Toàn Thư. "Ứng Long (tức Nguyễn Phi Khanh) nhân đùa bỡn la lơi, làm thơ ca bằng quốc âm để trêu ghẹo Thái, rồi thông dâm, Hán Anh cũng làm thơ quốc âm bắt chước Ứng Long. Khi Thái có mang, Ứng Long bỏ trốn. Đến ngày Thái đẻ, (Trần)Nguyên Đán hỏi rằng: Ứng Long đâu rồi? Người nhà trả lời là Ứng Long sợ tội bỏ đi rồi. Nguyên Đán nói: Vận nước sắp hết rồi, biết đâu không phải là trời xui ra thế, vị tất không phải là phúc của nhà mình'. Bèn gọi hai nho sinh về bảo rằng: Người xưa đã có việc này, không thấy chuyện Văn Quân và Tương Như sao? Nếu được như Tương Như để tiếng đời sau thì ta cũng bằng lòng. Hai nho sinh rất cám ơn, cố sức học, đều thi đỗ cả".

Cung cách xử sự khoan dung của Trần Nguyên Đán đối với Nguyễn Phi Khanh khiến nhóm biên soạn Thơ Văn Lý Trần,tập III, khi chú thích câu thơ Đa bệnh hoàn liên Mã Trường Khanh (Bệnh nhiều lại càng thương cho Mã Trường Khanh), trong bài Thu trung bệnh (Ốm vào mùa thu), đã cho là: "Mã Trường Khanh (...) tức Tư Mã Tương Như, một nhà văn đời Hán. Khi cho phép Nguyễn Phi Khanh lấy con gái mình, Trần Nguyên Đán đã nêu Tương Như là một tấm gương lặp công danh cho Nguyễn Phi Khanh".

Lối biện giải như thế không ổn. Vì tại sao Nguyễn Phi Khanh lại nhắc đến “một tấm gương lập công danh” vào lúc đang bị đau ốm? Câu thơ của thân phụ Nguyễn Trãi bố cục hô ứng rất chặt chẽ, giữa đa bệnh va Mã Trường Khanh ó mối liên hệ nhân quả: vì bệnh nhiều nên càng thông cảm với Tư Mã Tương Như. Trong lịch sử y học Trung Hoa, có những người bệnh rất nổi tiếng Tư Mã Tương Như là một. Qua bệnh án họ Tư Mã, y sử Trung Hoa đã chứng tỏ biết đến bệnh đái đường từ trước công nguyên, thuở bấy giờ gọi la tiêu khát. Bài Hát cung tư của Lý Thương Ẩn đời Đường có câu Thị thần tôi hữu tương như khát nghĩa là nhiều quan lại bị tiểu đường như Tương Như. Nguyễn Du trong bài thơ Y nguyên vận ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên cũng nhắc đến chứng tiêu khát của chàng Tư Mã: tiêu khát nhật tăng Tư Mã bệnh (bệnh tiêu khát của Tư Mã Tương Như ngày càng nặng). Qua bài Ngọa bệnh thư hoài (Nằm bệnh tạ nỗi lòng), Nguyễn Thông khi lâm bệnh mạn tính lại đề cập đến Tương Như, y như Nguyễn Phi Khanh: Đỗ Phủ vô gia biệt, Tương Như trường niên bệnh (Không nhà ly biệt như Đỗ Phủ, Bệnh hoạn liền năm giống Tương Như). Bệnh đái đường là một bệnh do thiểu năng nội tiết nên kéo dài suốt đời, do đó khi muốn mô tả tình trạng đau ốm liên miên là người xưa liên tưởng tới nó. Từ Nguyễn Phi Khanh qua Nguyễn Du đến Nguyễn Thông. Như vậy thân sinh Nguyễn Trãi đã nhắc đến Mã Trường Khanh khi liệt giường chỉ vì đó là một trường hợp bệnh lý lừng danh và quen thuộc của phương Đông, chứ chẳng phải vì nhớ lời ông ngoại Nguyễn Trãi.

Mối tình lớn của mình không được Nguyễn Phi Khanh ghi lại trong thơ văn. Ông có nhắc đến vợ con trong bài Ngẫu tác (Ngẫu nhiên làm thơ): Lão tức điền viên chân sự nghiệp, Tâm vô mộ dạ quí thê nhi. (Tuổi già về ruộng vườn mới đúng là sự nghiệp thật. Đêm hôm khuya khoắt trong lòng không thẹn với vợ con). Nhưng Nguyễn Phi Khanh không để lại một tư liệu gì, tỉ như một vài đoạn hồi ký hay một bài thơtặng nội, trừ giai thoại về con người tình của ông qua sử bút của Ngô Sĩ Liên. Phần lớn thi ca tặng dù được ông dành cho bạn bè: Hồ Tông Thốc, Nguyễn Viêm, Vũ Thích Chi, Đỗ Tử Trừng, Phạm Nhân Khanh, V.V... Riêng đối với người em đồng hao Nguyễn Hán Anh, ông tỏ ra rất thân mật, có nhiều thơ xướng họa rất thắm thiết, và gọi Hán Anh là Hồng Châu Kiểm Chính. Biết ơn nhạc phụ, ông có nhiều bài thơ ghi ơn (tạ) gửi trình (ký trình), dâng lên (thướng), vâng lời họa (phụng canh) v.v... Thơ văn Nguyễn Phi Khanh nói chung, cho chúng ta hình ảnh một con người nặng lòng với đồng liêu bè bạn, xử sự êm thắm với anh em.

Tài liệu không cho biết Trần Thị Thái người như thế nào và Nguyễn Phi Khanh cũng không nói tới vợ nhiều lần như Ngô Thì Sĩ, hay triều mến như Cao Bá Quát. Chúng ta chỉ biết là bà Thái mất tương đối sớm. Qua lời Nguyễn Trãi trong Băng Hồdi sự lục: dư mẫu, công đệ tam nữ dã, tiên công nhi một [mẹ tôi là con gái thứ ba của công tức Trần Nguyên Đán) mất trước công].

Đi tìm một nét tâm cảnh lung linh, một phong thái suy tư, một lời tâm sự huyền ảo, một cách điệu tâm hồn qua những lời thơ khái quát, những tứ thơ lỏng lẻo hé mở cái tôi tự phát vô thức của Nguyễn Phi Khanh, tôi bắt chợt được bàiTrùng du xuân giang hữu cảm (Cảm xúc khi đi chơi sông xuân lần thứ hai):

 

Khứ niên tam nguyệt Nhị hà tân,

Lệ phục tương tùy ngũ lục nhân,

Ngạn thảo vô tình xuân tự lục,

Giang là tại nhãn khách hoàn tân.

Thanh ngâm vũ hậu yêu hồng diệp,

Hoãn trao phong tiền quá bạch tần.

Trường khủng thốn tâm dao ngụy khuyết,

Ngũ hồ thiên tải độc thư thân.

 

(Tháng ba năm ngoái nơi bến sông Nhị hà,

Mặc áo đẹp theo sau có năm sáu người.

Bờ cỏ vô tình xuân về cũng tự tốt tươi,

Dòng sông trước mắt mà khách thì lại mới.

Sau cơn mưa ngâm khẽ tiếng đón chiếc lá hồng,

Trước làng gió chèo khoan thai qua bãi tần trắng.

Luống sợ tấc lòng xa nơi cung khuyết,

Để chiếc thuyền Ngũ hồ riêng chở kẻ thư sinh).

 

Trước hết, về mặt văn tự học, bài thơ này được ghi giống nhau trong Thơ Văn Lý Trần, tập III, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1989, trang 389 và trongỨc Trai Tập,tập thượng, Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1971, trang 205. Phần phiên âm sang chứ Việt hiện đại không có sai biệt gì, ngoại trừ chữ thứ năm câu thứ bảy: Thơ Văn Lý Trần phiên là giao, Ức Trai Tập phiên là dao.Khang Hy ghi về chữ này; Dư chiêu thiết âm dao (dao như trong ca dao). Các từ điển như Hán Việt Đào Duy Anh, Nguyễn Kim Thản, Hầu Hàn Giang đều ghi là dao, riêng Thiêu Chửa ghi làdiêu, theo đúng phép phiên thiết của Khang Hy nhưng không theo cách phát âm của từ điển này. Tôi chữa lại theo ý kiến của đa số tài liệu, thay vì theo cách phiên âm củaThơ Văn Lý Trần.

Thi phẩm của Nguyễn Phi Khanh không có chủ từ. Chủ thể nhân xưng ẩn mình. Sự hiện hữu của bản thân thi sĩ là điều chỉ được hiểu ngầm. Cấu trúc ngữ pháp đó của bài thơ tạo nên một ngôn ngữ thi ca đặt cá nhân sáng tác vào một mối liên hệ đặc biệt với vạn vật. Nguyễn phi khanh nội cảm hóa ngoại giới: bến sông, bờ cỏ, dòng nước, cơn mưa, làn gió, chiếc thuyền chỉ là những cảnh của vũ trụ mà thân phụ Nguyễn Trãi mượn tạm nhằm tương thông cùng thiên nhiên, để thể nghiệm về tình cảm. Hòa nhập tối đa cái tôi vào các yếu tố bên ngoài, để chủ thể sáng tác quên mình vào bên trong sự vận động của thế giới hình ảnh, thi sĩ tạo một khoảng trống mời người đọc thung dung bước vào sống cùng khung cảnh và khung trời bài thơ. Đôc giả được thỉnh cầu đồng cảm và đồng tạo.

Bài thơ mở ra trong một khung thời gian tâm tưởng và một khung không gian tâm lý: bến sông Hồng, tháng ba năm ngoái. Tác giả dạo chơi cùng đoàn tùy tùng. Nguyễn Phi Khanh trú ngụ nơi dinh Trần Nguyên Đán ngay tại Thăng Long, lãnh chức gia sư, nên có phương tiện ngoạn cảnh, du sơn du thủy. Chàng thư sinh tuy chưa vinh hoa phú quí nhưng

cũng có kẻ theo hầu như Kim Trọng,sau chân theo một vài thằng con con.

Bờ cỏ bên sông khi xuân về dẫu muốn vô tình cũng không được, nó chuyển sang màu xanh tươi lá. Chữ lục nguyên là tính từ được động từ hóa để nói lên tất cả sức sống đương trở về trên các mầm non.Lục xét như một tính từ là một từ ngữ trung hòa, được dùng chung chung trong tất cả các phong sách, nó không mang sắc thái phong cách lạ, cũng không mang sắc thái cảm xúc riêng. Đó chỉ là tên gọi của một phẩm chất, một tên gọi không có sự bình giá. Lục biến chất thành động từ bỗng nhiên mang màu tao nhã, tế nhị; nó cung cấp cho câu thơ vẻ bóng bẩy sinh động, nó có giá trị biểu cảm rõ rệt. Nó có âm bản trong câu thơ Xuân phong hưu lục Giang Nam ngạn (Gió xuân lại thổi xanh bờ Giang Nam) của Vương An Thạch, bài Bạc thuyền Qua châu (Đậu thuyền bến Qua châu). Xét về chức năng ngữ pháp, tính từ là một loại từ thụ động, động từ là một loại từ linh hoạt. Xét về ý nghĩa thi pháp, tính từ là một hư từ. Khi dùng lục như một động từ, nhà thơ thực hóa hư từ,do đó, tạo cho nó tư thế mộtchữ mắt, mộtthi nhãn. Đúng như Lê Quí Đôn trong Kiếnvăn tiểu lục, mục Thiên chương, chỉ rõ: nhãn tự nên dùng chữ hư mà giống thực, hay như Victor Hugo:car le mot, c'est le Verbe, c'est Dieu(chữ thơ là Động từ, là Thượng đế).

Dòng Nhị trước mắt tuy cuồn cuộn từ thuở khai thiên lập địa nhưng riêng hôm nay bổng chuyển mình vì khách hoàn tân. Chư kháchlà một chữ rất đắt trong thơ cổ. Các nhà thơ đời Đường lắm khi dùng khách thay cho một đại từ nhân xưng; Quyển liêm hoàn chiếu khách,Đỗ Phủ, Thất Thập dạ đối nguyệt; Bồi hồi cô khách chu, Cao Thích, Đông Bình lộ tác, Nam quan khách tứ thâm, Lạc Tân Vương, Tại ngục vịnh thiền, Khách tứ tọa hà cùng,Trần Tử Ngang, Bạch Đế hoài cổ, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền, Trương Kế, Phong kiều dạ bạc v.v...Nhà thơ của chúng ta cũng dùng khách theo cùng cách đó; khách trở thành một chữ của từ vựng thi ca truyền thống. Nó có thể chỉ chính Nguyễn Phi Khanh, nhưng có cũng có thể chỉ một người tháng ba năm ngoái không có mặt trong đoàn du lãm. Chư hoàn (bộ sước) nghĩa là trở về, trở lại. Khách là người cũ nhưng lần này trở lại hóa ra mới: khách hoàn tân. Vì khách mới bắt đầu yêu.

Nguyễn Phi Khanh đang yêu Trần Thị Thái và cùng người yêu hò hẹn đi chơi thuyền trên sông xuân. Ý đó gói gọn trong câuThanh ngâm vũ hậu yêu hồng diệp. Chữ yêu (cũng bo sước) nghĩa là mời, đón. Chàng nho sĩ hào hoa phong nhã khe khẽ ngâm thơ sau cơn mưa lất phất, để chào rước chiếc lá hồng.Hồng diệp là một ẩn dụ có tính chất ước lệ tượng trưng. Quen thuộc thì nó là thành tố của điển tích hồng diệp đề thi,củalá thắm chỉ hồng.

Nhưng cũng có khi nó chỉ người đẹp như trongtruyện Hoa Tiên: Gớm nơi ngôi bảng doành khơi, Lá hồng bỗng đến chi nơi nổi chìm. Cho nên tôi hiểu hồng diệp là để chỉ người con gái đẹp, để chỉ mỹ nhân họ Trần, để chỉ ái nữ quan Tư Đồ, để chỉ chân dung khắc sâu tâm khảm Nguyễn Phi Khanh.

Gió xuân bỗng nhẹ hắn đi, chỉ đủ nâng tà áo nàng tha thướt; con thuyền trôi thong thả trong đắm đuối ái ân; thiên nhiên và sự vật góp phần kéo dài những giờ phút chung tình; bãi phù sa sông Hồng sáng hẳn lên nhờ ánh cỏ tần. Trong các yếu tố ngoại cảnh xuất hiện trên bức tranh - từ cái nhìn toàn cảnh của dòng sông, bờ cỏ đến tấm hình cận ảnh của con thuyền và bãi tần - chỉ có đám cỏ tần này là mang ít nhiều tính thực cảnh. Nó không ước lệ như một rặng liễu, một hàng phong chẳng hạn, thường gặp trong thi ca chứ Hán. Nó hiện hữu như một nhân chứng cho mối tình. Cỏ tần, Marsilea quadrifolia L., có tên gọi dân gian là cỏ bợ, là một loài cỏ mọc hoang ở những nơi ẩm thấp hay ở dưới nước, rất phổ biến trên đất nước ta, thường gặp cạnh ao đầm, đồng ruộng, ven sông, bờ hồ. Dẫu

vậy, bãi rau tần cũng chỉ mang màu trắng nhạt nhòa trung tính. Nó không trắng ngần như hạt gạo của ca dao, nó không trắng phau như chiếc cầu trong thơ của một nữ sĩ. Màu sắc bạch tầnvẫn chỉ là màu nội tâm, màu của tình yêu phủ trùm lên tự nhiên giới.

Mối tình sâu như thế, say như thế thì tất nhiên cung khuyết, triều đình chỉ còn là hư ảnh, ảo cảnh. Người học trò trong mối tình đầu đằm thắm và nồng nàn bỗng nên công danh khoa bảng, chỉ còn thấy mình đang được diễm phúc làm hậu thân của Phạm Lãi buông thuyền rong chơi Ngũ hồ cùng người đẹp Tây Thi. Truyền thuyết tuyệt vời và hoa lệ về mối tình trên sóng nước Năm hồ đó hơn một lần xuất hiện trong thơ Nguyễn Phi Khanh. Bài Trung thu cảm sư (Cảm xúc về việc nhân tiết Trung thu) cũng dùng cùng một tứ thơ để kết thúc: Ngũ hồ qui mộng đảo biên chu (Giấc mơ quay về Năm hồ sẽ tới chiếc thuyền con). Ý muốn đó, ý muốn cùng giai nhân du ngoạn Ngũ hồ, vào thời điểm đó, tại địa điểm đó, trong tâm cảnh đó, không có vẻ trang sức như ở nhiều nhà thơ khác. Đó là tâm sự thực của người thơ, của người tình.

Cấu trúc vững chắc của thi phẩm biến nó thành tổng thể trong đó có mặt tương tác, đối lập, âm dương đúc kết bài thơ thành một hạt nhân nguyên tử, một tế bào sinh vật tự ổn định chức năng và tự đổi trao năng lượng. Trong tiểu vũ trụ đó có sự chuyển hóa giữa hư và thực, giữa động và tĩnh, giữa lượng và phẩm, giữa tự sự và trữ tình, giữa tả cảnh và ngụ ý, giữa phát triển và kết cục, giữa quá khứ và vị lai. Tất cả chất nặng trong ngôn ngữ

nghệ thuật cô đúc, qua văn chương ngữ khí đậm đặc.

Thi sĩ thoạt tiên quay lại khúc phim dĩ vãng. Năm ngoái, tháng ba, trong khói sương sông Nhị, văn nhân đã cùng một số tiểu đồng du ngoạn trên sông. Cảnh có đẹp nhưng người yêu vắng mặt. Năm nay, vẫn cảnh đó nhưng bờ cỏ xanh mướt hơn, đòng nước mượt mà hơn vì tình yêu có mặt. Người khách năm cũ thấy mình là một con người mới: chàng đang yêu và cũng được yêu. Trận mưa giăng mắc không gây trở ngại cho buổi hẹn hò, nhà thơ đợi chờ trong tràn trề thi tứ. Những giờ phút khắc khoải trông mong chờ đợi có cái say đắm của chúng, giây phút người thương xuất hiện để được đón tiếp chiêu đãi có chất men nồng nàn của nó. Chúng ta gặp thêm mộtnhãn tự, động từ yêu trong yêu hồng diệp. Yêu nói lên cái thần thái của chàng trai mới lớn lần đầu cắn vào quả táo Adam. Nếu nhà thơ xác định là năm ngoái mình đi chơi cùng nhiều người thì năm nay, ý thơ hiểu ngầm cho thấy chàng chỉ có một mình trên con thuyền nhẹ để hò hẹn người thương. Chàng sẽ chầm chậm tự chèo chiếc bách ven theo bờ, hoặc chàng buông lơi cho nó thung dung trôi theo sức nước. Ngoại cảnh bỗng dưng tan nhòa, chỉ còn một bãi rau tần bàng bạc. Để cho nước sông Hồng thăng hoa cùng tình yêu, hóa thân thành sóng Ngũ hồ in bóng cặp tài tử giai nhân truyền thuyết. Nhà thơ cùng ai kia xâm nhập vào bến và nước, tuy hai mà lại là một. Hai tâm hồn yêu nhau hòa nhập vào nhau, đồng nhất với nhau, sống trọn vẹn trong tinh thần đồng điệu giữa người và cảnh; thi sĩ mô tả tình và ý trong tâm cảnh linh cảm phi thực tại để cho tình ái vĩnh tồn.

Không thực yêu và không được yêu không làm nổi một bài thơ như thế.

Nguyễn Phi Khanh có mối tình đẹp và say sưa như vậy cho nên mới sinh nòi tình Nguyễn Trãi với câu chuyện truyền thuyết diễm tình Nguyễn Thị Lộ, sống vì tình rồi chết cho tình.