Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NỖI NIỀM MẤT TÊN

TRẦN KIÊM ĐOÀN

 

 

Viết tặng Thầy, Trò... Nguyễn Hoàng và những ngôi trường đã mất dạng hay mất tên.

Sau 1975, nhiều ngôi trường từ Cà Mau ra Quảng Trị đã bị mất dạng hay mất tên.  Thầy cô, bạn cũ một thời vẫn còn đó.  Nhưng trường xưa đâu rồi.  Những nhân vật lịch sử đứng tên trường như Nguyễn Hoàng, Đồng Khánh, Hàm Nghi, Gia Long, Petrus Ký... không còn mang giá trị cũ.  Buổi giao thời, những nhân vật mới có khi chưa xanh mồ lịch sử đã vội lên thay.  Tuy lịch sử sẽ có sự phán xét riêng và cuối cùng rất công bằng của nó, nhưng hiện tại, tên gọi ngôi trường cũ chẳng có mặt mày làm chứng, nên tất cả chỉ còn là tín hiệu của trái tim.

Có nhiều câu hỏi về "chính danh" nổi lên.  Như trường hợp trung học NGUYỄN HOÀNG sẽ được trình bày sau đây là một thí dụ điển hình trong muôn một.

Với người Việt Nam, Nguyễn Hoàng là một tên gọi vượt lên trên danh tính nhất định thường tình của một con người.  Tính cá nhân đã nhường lại cho tính đại chúng; hình ảnh nhân vật đơn lẻ đã chìm khuất sau bóng dáng của cộng đồng dân tộc.  Nguyễn Hoàng được nhắc đến như một tín hiệu đến từ dòng lịch sử dựng nước hào hùng tiến về Nam.

Với người dân Quảng Trị, Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ… , kể từ khi ngôi trường trung học đầu tiên của toàn vùng Quảng Trị và phụ cận được thành lập lấy tên là Nguyễn Hoàng, người dân bình thường, giới có học thức khoa bảng cũng như thế hệ trẻ Quảng Trị có thêm niềm tự hào về một “cơ sở văn hiến” ngay trên quê hương mình.  Trước đó, học trò Quảng Trị sau khi học hết bậc tiểu học phải vào Huế học tiếp bậc trung học.  Chỉ có những gia đình tương đối giàu có mới đủ sức lo cho con vào Huế học.  Ngoài ra, đại đa số học sinh Quảng Trị ưu tú, không đủ điều kiện tài trợ “du học Huế” đành bó tay với cấp lớp tiểu học chỉ có trên quê hương mình, ấm ức nhận một “sở học” sơ đẳng vì hoàn cảnh bắt buộc !

Bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, Nguyễn Hoàng không còn là một danh xưng, một tên gọi bình thường hay “đại húy” của một nhân vật lịch sử đầu nguồn triều Nguyễn…, mà là một tín hiệu đến từ trái tim. Nguyễn Hoàng đối với Quảng Trị mang cùng ý nghĩa với Sorbone ở Pháp, Cambridge ở Anh, Havard, Berkeley, Standford ở Mỹ.  Đấy là danh vang của nhũng cơ sở giáo dục của địa phương đã đào tạo nhiều nhân tài làm mọi người tự hào và hãnh diện.

Sau năm 1975, trường Nguyễn Hoàng bị xóa tên.  Đấy là một sự “phí phạm” dáng vẻ cao đẹp của bề dày lịch sử.  Người Âu Tây, nhất là người Mỹ “tiết kiệm” những tên gọi đã thành lịch sử, dẫu cho đấy là tên của những nhân vật một thời đã từng xông pha đánh trả, chống lại họ.

Trên bình diện lịch sử, chúng ta thử nhận diện Nguyễn Hoàng là nhân vật có công hay có tội với thế đứng ở đâu và như thế nào trong dòng sử Việt.

Nguyễn Hoàng là con trai thứ nhì của Nguyễn Kim. Nguyễn Kim nguyên là Tả vệ Điện tiền Tướng quân, tước An Thanh Hầu, trông coi đạo Thanh Hóa.  Sau khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê năm 1527, Nguyễn Kim trốn sang Ai Lao. Vua Ai Lao là Sạ Đẩu cho ở đất Sầm Châu. Nguyễn Kim xây dựng Sầm Châu làm căn cứ địa, chiêu mộ quân sĩ, tìm cách khôi phục nhà Lê.

Vào tháng giêng năm quý tỵ (1533), Nguyễn Kim tìm được người con út của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lúc đó 18 tuổi, lập lên làm vua tức vua Lê Trang Tông, mở đầu cuộc trung hưng nhà Lê. Lê Trang Tông phong Nguyễn Kim làm Thượng phụ thái sư, tước Hưng Quốc Công, trông coi mọi việc trong triều về mặt đối nội cững như đối ngoại.  Trịnh Kiểm là một tướng tài đã theo Nguyễn Kim. Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm và được vua Lê phong làm Dực Quận Công.  Sau khi Nguyễn Kim từ trần, Trịnh Kiểm lên nắm quyền thay Nguyễn Kim và được vua Lê phong làm Đô tướng, tiết chế thủy bộ quân, kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự, rồi gia phong Thái sư, tước Lạng Quốc Công.

Nguyễn Kim  có hai con trai: con trưởng là Nguyễn Uông được phong Lãng Quận Công, con thứ là Nguyễn Hoàng được phong Đoan Quận Công, cùng giữ binh quyền đi đánh giặc. Trịnh Kiểm nghi kỵ và sợ Nguyễn Uông cùng Nguyễn Hoàng tranh quyền với mình, quyết định ra tay trước và giết Nguyễn Uông. Nguyễn Hoàng dự đoán trước sau ông cũng bị hại, ông nhờ chị là Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm xin cho em vào trấn thủ Thuận Hoá, lại ngầm sai người đến vấn kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì Trạng chỉ vào hòn non bộ, nói: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một giải Hoành Sơn dung thân muôn đời).   Hiểu được nghĩa lý thâm sâu ở đằng sau câu nói đầy ẩn dụ, Nguyễn Hoàng xin vua Lê vào Nam và được Vua Lê thuận cho vào phương Nam trấn thủ miền địa đầu của đất nước.   Trở về Thanh Hóa, ông đem theo các thủ hạ thân tín, đồng hương và các đồng tộc vào Quảng Trị, lập Dinh ở Ái Tử sau gọi là Chính Dinh, thủ phủ của phương Nam.

Có thể nói Quảng Trị là “Quê Hương Ân Nghĩa” với Nguyễn Hoàng; và ngược lại thì nhân vật lịch sử Nguyễn Hoàng cũng là ân tổ khai canh ra đất Quảng Trị. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Bản dịch Nguyễn Tam Anh, 2002) thì kể từ khi đặt chân lên dải đất phía Nam của dãi Hoành Sơn, Nguyễn Hoàng chăm lo mở mang và phát triển về mọi mặt của vùng đất nầy.  Đặc biệt là hai trấn Thuận, Quảng có một sự vươn lên về nhiều mặt mà cao nhất là pháp lý và đạo lý: “Luật lệ nghiêm tế mà khoan dung, ân huệ nhiều hơn hơn hình phạt. Bậc chăn dân xử phạt công bằng, phát huy và giáo hoá điều tốt, trấn áp kẻ hung ác. Dân trong hai trấn Thuận Quảng người người đều cảm tình, quý đức.  Phong tục được đổi từ hủ tục thành mỹ tục; chợ đò không giành dựt, nói thách; nạn trộm cướp tiệt trừ, cổng ngoài không cần đóng.  Khách thương nước ngoài đến buôn bán đông đảo, giá cả phải chăng, thuận mua vừa bán.  Quân lệnh nghiêm túc, mọi người dân đều được hưởng an vui, hạnh phúc nên ra sức làm việc,  chung lo xây dựng.”

Nguyễn Hoàng đã xây dựng doanh phủ tại Ái Tử năm 1588 và Trà Bát năm 1570.  Đến năm 1600, Nguyễn Hoàng dời dinh qua Dinh Cát, thuộc phía Đông Ái Tử.  Người dân phục tài, mến đức nên gọi Nguyễn Hoàng là Chúa Tiên.  Chúa Tiên thường xuyên chăm lo đời sống của dân và năng nổ khuyến dân mở mang làng xóm, khai khẩn đất đai cho đến khi mất vào năm 1613.

Giai đoạn đầu, Nguyễn Hoàng vẫn giữ danh vị Trấn Thủ, được Vua Lê phong tước Công, ông củng cố Thuận Quảng, xây thành đắp luỹ sau ra mắt công khai chống Trịnh.

Cuộc nội chiến Nam Bắc bùng nổ vào năm 1627, 14 năm sau khi Nguyễn Hoàng mất và tiếp tục kéo dài 42 năm qua bảy trận quyết chiến đẫm máu, bất phân thắng bại.  Hai bên phải hưu chiến lấy sông Gianh làm giới hạn phân chia Nam Bắc. Mãi sau này vào đời Võ Vương, Chúa Nguyễn mới xưng Vương lập ra triều chế riêng biệt song vẫn tôn Vua Lê và vẫn giữ quốc hiệu là Đại Việt. Từ đó, miền Bắc từ Quảng Bình trở ra gọi là Bắc Hà hay xứ Đàng Ngoài, từ Thuận Quảng trở vào Nam gọi là Nam Hà hay là Xứ Đàng Trong.Dân Việt vẫn tự hào với lịch sử "bốn nghìn năm văn hiến". Là một nước văn hiến, chúng ta phải biết ơn tất cả những ai đã đóng góp mở mang lãnh thổ và khai phá cho nền văn minh dân tộc. Tổ tiên dân Việt vẫn ghi công cho những viên quan cai trị người phưong Bắc như các nhân vật Tích Quang, Nhâm Diên.  Đó những người đã giúp cho sự phát triển của xứ sở.  Người Việt vẫn trang trọng gọi Sĩ Nhiếp là Nam Giao Học Tổ vì đã có công mở mang việc học hành ở đất nước này.  Nền học thuật đất Việt vẫn ghi ơn A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) là một nhà ngôn ngữ đã góp phần sáng tạo nên hệ thống chữ quốc ngữ ngày nay.  Với một tinh thần "uống nước nhớ nguồn" giàu đạo lý dân tộc như thế, việc "phế danh, hoán tự" một nhân vật lịch sử lớn như Nguyễn Hoàng hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và chính trị đứng vững để biện minh.Bởi vậy, khuynh hướng mạnh mẽ kiến nghị lên các cơ quan và nhân vật có thẩm quyền tại Việt Nam hiện nay để xin phục hồi và thừa nhận danh xưng Nguyễn Hoàng cho trường ốc, cơ sở, đường phố tại Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung là một sự thể hiện nguyện vọng hợp tình, hợp lý và hợp pháp của quần chúng.  Rất mong chính quyền Việt Nam tại địa phương và trung ương quan tâm đến những nguyện vọng chính đáng của người dân.

Lịch sử con người và thế giới là một dòng thay đổi liên tục: Đổi đất, đổi đời và đổi tên.  Sự đổi tên công cộng thường xẩy ra khi hoàn cảnh chính trị và địa lý thay đổi.  Thay tên như một sự trừng phạt và ghi tên như một sự vinh danh.  Thế nhưng, trong lịch sử thay tên đổi họ xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới xưa nay được thể hiện mạnh mẽ và quyết liệt nhất trong hai trường hợp: Vứt bỏ để trừng phạt hay nêu lên để vinh danh!  Trường hợp không có sự dính mắc với hai nhu cầu "bỏ" và "chọn" nặng tính cực đoan về chính trị, tôn giáo hay xã hội, giới cầm quyền xã hội khôn ngoan và lãnh đạo chính trị bản lĩnh sẽ nêu cao tính lịch sử và truyền thống lâu dài lên trên nhu cầu chính trị nhất thời.  Thái độ chọn lựa và hành xử của người Mỹ về việc đổi tên trong lịch sử 300 năm lập quốc của họ là một thí dụ điển hình đáng làm cho người dân và giới lãnh đạo Việt Nam suy nghĩ.

Ham thay đổi như người Mỹ, khoái bắn súng như cao bồi Texas, đại ngôn và thích dùng danh từ đao to búa lớn quảng cáo như giới chính trị và kinh doanh tài nguyên ở California thế mà vẫn hành xử rất hài hòa và mã thượng khi thắng trận. Khi chiếm được đất đai từ tay người Pháp, người Mễ Tây Cơ, người Da Đỏ rồi, họ vẫn để nguyên tên những thành phố, dòng sông, rặng núi, di tích, trường học mang tên Tây, tên Mễ, tên người Da Đỏ vốn có từ muôn năm cũ.  Thậm chí, có nhiều khi đấy lại là tên của kẻ cựu thù. Đi từ thành phố Baton Rouge (tiếng Pháp), Del Paso, Los Angeles, San Francisco (tiếng Mễ Tây Cơ); qua những vùng Cheyennes, Apache, Chippewas (tiếng Da Đỏ) người ta sẽ thấy ngay điều đó. Chính nội dung và lịch sử làm vinh danh cho cái tên chứ không phải điều ngược lại! Bởi vậy, trả lại tên NGUYỄN HOÀNG và những tên thân yêu cho ngôi trường xưa sẽ là một việc làm rất có ý nghĩa mang đậm tính văn hóa, phát huy tinh thần giáo dục và kết hợp hài hòa về tâm lý.

Một thế hệ đàn anh – thế hệ Chiến Tranh Việt Nam "sáu bảy bó" (60, 70 tuổi) – đang rủ nhau về đất và sẽ đi hết chặng đường đời không còn xa lắm.  Thế hệ đàn em, thế hệ Hậu Chiến Tranh Việt Nam, đang vươn lên lãnh đạo xã hội.  Bên cạnh của cải vật chất mà xã hội và đất nước đang có trước mắt, tuổi trẻ Việt Nam cũng tha thiết cần những sức mạnh và gia tài phi vật thể.  Đó là truyền thống lâu dài, là di sản truyền đời, là lịch sử kế thừa liên tục của nhiều thế hệ.  Mong rằng, sẽ có một ngày, thế hệ đàn anh được dự "lịch sử 100... năm của trường Nguyễn Hoàng và những mái trường xưa" đã mất tên.  Trước khi trao lại một bầu trời xanh, một vầng mây ấm và dòng lịch sử luân lưu cho thế hệ đàn em, sẽ còn có một sự đền bù trở lại cho nỗi niềm mất tên.

Sacramento, ngày đầu tháng sáu, 2008

Trần Kiêm Đoàn