Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐÀ LẠT TRONG NỖI NhỚ

FORGET ME NOT (BTX)

 

 

Nơi Thanh ở đang là mùa Xuân. Mùa Xuân ở đây không có những đàn chim én từ đâu bay về, chao lượn ngọan mục trên bầu trời báo hiệu Xuân sang như ở Đà Lạt quê hương nàng, nhưng ở đây trời cũng cao, mây cũng xanh như vùng trời yêu dấu đó. Hoa xuân khoe sắc khắp nơi, hoa hồng, hoa cúc nở muôn nhà, mai đào nở hồng công viên, tràn khắp phố. Từ nhà đến chỗ làm, Thanh còn được đi qua thung lũng phủ ngập hoa vàng, lọai hoa dại thật dễ thương điểm trang cho Cali vào những ngày Xuân. Nhìn màu vàng của hoa, Thanh lại nhớ ơi là nhớ đến những thung lũng quỳ vàng của Đà Lạt dấu yêu vào những ngày Đông đến, lòai hoa thật mộc mạc đơn sơ, thật dễ yêu mang tên cô giáo dạy vẽ của Thanh hồi trung học, cô giáo người Huế thật hiền, thật dễ thương mà Thanh rất yêu mến. Giờ cô cũng đang ở đây chỉ cách xa Thanh khỏang một giờ lái xe, trải qua bao nhiêu năm “thất lạc”, cô đã tìm ra Thanh. Thật là cảm động khi cô trò hội ngộ. Cảm động nhất là cô đã tỉ mỉ nắn từng cái bánh bột lọc bé tí, cán từng sợi bánh canh mỏng để đãi Thanh. Cô cũng không quên đổ những chén bánh bèo bé tí nị, làm chén nước mắm nguyên chất có dằm vài trái ớt đỏ cay xé, để khi ăn phải hít hà, dàn dụa nước mắt…mà vẫn không quên khen – “Chi mà ngon rứa!!” –

Mỗi lần được ăn món Huế là Thanh lại thầm phục cái khéo léo, cái tỉ mỉ của người dân đất Thần Kinh. Đà Lạt là phần đất quy tụ hầu như người tòan miền của đất nước, từ miền Bắc xa xôi, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáy cho đến miền Trung cát trắng, lan dài đến Đồng Tháp, Cà Mau hình như mọi người đều muốn tìm đến vùng cao nguyên có khí hậu trong lành, có tình người ấm áp này để định cư, lập nghiệp. Chính vì có nhiều dân tứ xứ nên giọng nói dân Đà Lạt có âm hưởng của cả ba miền: cái trong trẻo lên bổng xuống trầm của người Bắc, cái đầm ấm, mặn mà của biển, của cát ở người miền Trung, và cái ngọt ngào của cây trái, sông lạch ở miền Nam. Thức ăn, hàng quán ở Đà Lạt cũng đa dạng, nhớ tô phở bốc khói ở hiệu phở Bằng ngay phố Hàm Nghi, phở Tàu Bay ở Ga, nhớ cà phê Tùng thật nổi tiếng, cả cà phê ngon lẫn cô con gái bán cà phê xinh đẹp, nhớ quán bánh xèo ngay dốc Minh Mạng mà những hôm trời lạnh, tụi Thanh thường tìm đến, ngồi chờ khá lâu mới có một cái bánh để ăn, nên cả bọn đặt tên là bánh chờ, bánh đợi. Rồi mì quảng ở Hòang Diệu, ở Ngọc Hiệp, ông chủ quán Thanh Bình ở Ngọc Hiệp thật lạnh lùng, chưa hề thấy ông mỉm cười nhưng nấu mì thì thật tuyệt. Đường Hàm Nghi có bánh căng, bánh mì của chị Duyên, trong chợ lồng có cháo lòng bà Tụng, bún riêu của bà Thảo, bánh ướt tôm chấy, bánh ram, bánh bèo của chị Gái. Rồi quán mì ở Thủy Tiên, những quán chè ở Minh Mạng như Vọng Nguyệt Lầu, Dạ Thảo. Đó là chưa kể hàng bao nhiêu gánh dạo không tên, chuyên chở nào là bánh bao, tàu hủ, bò bía món nào cũng mang những hương vị riêng của nó. Ôi Đà Lạt của Thanh, có thức ăn ngon, có thiên nhiên ưu đãi, có con người hiền hòa, hiếu khách. Sao Thanh nhớ quá!

Có hôm thật buồn, thật nhớ, Thanh lái xe một mình đến công viên, tìm một gốc cây dựa lưng nhìn trời, nhìn lá hoa, cây cỏ mà mộng về khung trời xưa của mình. Mới đó mà Thanh đã xa nhà mười bốn năm, thời gian đủ để cho một hạt thông từ lúc bắt đầu nảy mầm trở thành thông thiếu nữ, cành lá xum xê. Thanh ray rức nhớ những cụm thông già vươn lên ở ngôi trường có vòm tháp cao, đẹp vô cùng với lối kiến trúc của Pháp. Thanh nhớ những cây thông già cỗi nhưng thật đẹp của đồi cù sau ngôi trường cũ, thèm nhìn ngắm màu xanh của lá thông, nghe tiếng thông vi vu trong gió, thèm được đạp chân trần trên thảm lá thông của con đường vòng suối Vàng, suối Bạc năm nào, thèm hít lại mùi ngai ngái nồng của đám lá thông ẩm ướt. Ờ, còn nhớ tiếng suối róc rách, con suối nhỏ sau vườn nhà Qùy Hương mà những lần đến là hai đứa lại ra ngồi bên bờ đá cho chân xuống nước, ráng khuấy động những hòn cuội trắng dưới chân mình rồi cười khanh khách, nụ cười của Quỳ Hương lúc nào cũng hồn nhiên thanh thóat, nụ cười trẻ mãi không già! Thanh lại mơ màng cho dòng suy tưởng về khung trời mờ sương lạnh của Đà Lạt, những sáng sương mù phủ kín mặt hồ Xuân Hương, những hạt sương long lanh, đọng trên cỏ cây hoa lá rồi chờ nắng lên làm tan đi.

Ngày xưa có một anh Võ Bị cũng thật yêu sương sớm như Thanh. Anh là dân Sàigòn nhưng thơ anh là cả một trời Đà Lạt, anh dệt thật nhiều bao vần thơ đẹp rồi nắn nót viết tay, đóng tập tặng nàng:

Nắng lên điếm cỏ thềm sương

Trên năm ngón nhỏ, em buồn không em?

Buổi tối, gác trên đồi Bắc, với anh là những đêm tuyệt vời. Anh bảo anh mê những buổi tối đứng gác, nhìn những chòm sao xa tít tắp, anh thấy mình bé nhỏ vô cùng trước thiên nhiên, thật hạnh phúc thấy mình hiện hữu và sung sướng hơn là chờ đón bình minh trên ngọn đồi này, anh đợi ngày mới bắt đầu, đợi nắng mơn man đánh thức. Những buổi sáng tuyệt vời trên đỉnh đồi này, anh bảo anh nghĩ đến Thanh thật nhiều, có lẽ giờ này Thanh đang khoanh tròn như chú mèo ngái ngủ:

Giờ này em đã thức giấc chưa

Hãy khoan

Khoan thức vội

Anh thích em vẫn cuộn tròn trong chăn ấm

Lười biếng

Nhưng thật đáng yêu

Em là chú mèo nhỏ của Anh

Chú mèo mê ngủ nướng !!

Người con trai Sàigòn, tên Khanh, đã bỏ phố phường, bỏ bạn bè tìm lên phố núi học đạo, rèn luyện kiếm cung, chờ ngày hạ sơn, vẫy vùng ngang dọc. Và ở thành phố này, chàng đã gặp Thanh.

Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

Ví dầu tình có dở dang

Thì cho thiếp đáp đò ngang thiếp về

Người con trai trên dặm đường rong ruổi ấy đã gặp và yêu người con gái:

Đến đây lạ xứ “quen” người

Trăm bề nhũn nhặn đừng cười tôi “quê”

Ví dù tình bén duyên thề

Thì xin kết nghĩa, đền nghì trúc mai

Văn chương bình dân giản dị và dễ thương ghê Thanh nhỉ? Hiểu không, đó là những lời Khanh muốn tỏ bày cùng Thanh đó.

Thanh ơi! Qủa tim mi cũng một phần xao động vì lời tỏ tình dễ thương ấy quá chứ, không hiểu tại sao Thanh vẫn im lặng làm ngơ, nhưng Đà Lạt bé tí ấy mà, tuần lễ sau đi dạo phố lại gặp anh, Thanh liếc nhanh, cười mỉm rồi bước vội, thơ anh lại đến, trách móc:

Gặp nhau cười thoáng rồi quay đi

Mừng tủi chan chan mà hững hờ!

Anh còn vẽ bức tranh lớn với hình ảnh người con gái với cặp mắt liếc nghiêng, lại còn chêm dưới bức họa hai chữ “giả lơ” trong ngoặc kép.

Sinh nhật Thanh đến, anh lại nhắn nhủ:

Anh rất thèm ăn sinh nhật của em

Nhưng sợ những đắng cay tự trái tim không biết nói

Thì thầm một mình: buồn tênh T. ơi!..

Nhớ như in ngày gặp anh vào một buổi đẹp trời, Nga, cô trưởng lớp, sau khi ở văn phòng về báo tin cho biết, chiều thứ bảy này, tụi mình sẽ được vào Võ Bị tham dự lễ khánh thành vườn hoa của sinh viên sĩ quan trong đó. Cả lớp nhao nhao. Chao ơi! Lần đầu tiên được đi thăm một quân trường nổi tiếng nhất nước và có thể nói nhất Đông Nam Á, ai mà lại không vui chứ. Cô Tâm, cô Tổng giám thị của trường còn đến dặn dò, giọng cô gần gũi thân thương, chả giống những lần quở phạt các lớp: “Nhớ nhé! Các em đại diện cho cả trường đấy!” Cô còn tâm lý: “Hãy tô lên đôi môi một tí son vui tươi và một chút phấn hồng lên má, để các nữ sinh của cô đã xinh lại càng xinh hơn nữa.”

Rồi chiều thứ bảy ấy, có một chàng cao lêu khêu của đại đội H, cứ loanh quanh bên Thanh, giới thiệu những vườn hoa từ đại đội này sang đại đội khác. Vườn nào cũng xinh xắn, dễ thương. Len lỏi trong hàng thông còn những chiếc ghế làm bằng gỗ hoặc bện bằng mây thật công phu. Các cô nữ sinh dành nhau ngồi thử. Tiếng cười nói rộn ràng, vui nhộn ai nấy đều thật thích thú trong lần viếng thăm này. Khi đến vườn hoa của đại đội Khanh, đặc biệt ở đây có một chiếc hồ được đào thành hình bán nguyệt và được thả hoa súng màu hồng thật dễ thương, Khanh đã cười chọc nàng:

Đến đây, xin ở lại đây

Có hồ bán nguyệt anh xây tặng nàng

Thanh cũng không vừa, đáp lại:

Đến đây, đâu dễ ở đây

vì hồ bán nguyệt đâu phải tự tay anh đào

Khanh chắp tay lại xá xá: “Thôi, tôi chịu cô rồi.”

Sau buổi ấy, hai đứa thư qua từ lại. Thỉnh thỏang anh lại ra nhà dẫn mấy em Thanh đi cine hoặc chỉ ngồi ở nhà đánh đàn, ca hát. Anh đánh đàn thật hay, giọng ca thật ấm, thật ngọt ngào, dáng dấp thật nghệ sĩ. Bạn bè bảo Thanh: “Sao mày không chọn K làm người hùng đi nhỏ.” Thanh chỉ mỉm cười không trả lời.

Rồi bốn năm quân trường cũng qua đi. Ngày lễ ra trường của Khanh Thanh cũng không dự. Người lại trao thơ nhắn gởi:

Ta như sương còn lan trên hồn đất

Vai ba lô tắm nắng mặt trời hồng

Đường ta đi dồn dập ngàn sóng bạc

Rồi từ đây người có nhớ ta không?

Khanh đi, chọn binh chủng Hải quân, tàu anh lênh đênh ở tận Cà Mau, Năm Căn. Giang đòan anh đối diện thật nhiều với những hiểm nguy rình rập, những trận đánh xáp lá cà, những thủy lôi cận kề. Đi xa, anh vẫn không quên viết thư về. Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, cho đến tháng tư bảy lăm thì tin anh mất hút. Đến lúc này Thanh mới thấy là mình thật nhớ anh.

Giờ này thì anh ở nơi nào? Một góc rừng, một con suối hay trong lò cải tạo nào đó tận Cà Mau hay đất Bắc xa xôi? Hoặc đã nằm sâu trong đáy đại dương mênh mông nào đó? Dù không biết anh đang ở nơi đâu nhưng mãi mãi trong ngăn tim bé nhỏ này, anh vẫn hiện hữu, đằm thắm, dịu dàng, tràn đầy thương yêu trong Thanh.

Rồi Thanh bỏ đất nước ra đi, bỏ lại sau lưng thật nhiều kỷ niệm, bỏ lại Đà Lạt cả một trời thương yêu có ngôi nhà đầy ắp tiếng cười, có trường cũ với cô thầy, bạn bè dấu yêu, có anh và một thuở mới lớn. Thanh như chú chim nhỏ lẻ loi, cô độc nơi này già nua theo tháng ngày, không người yêu mến. Quê hương thì vẫn nghìn trùng xa cách. Thanh lại càng thấm thía hơn với tâm trạng của người xưa:

Nhật mộ hương quan hà xứ thi

Yên ba giang thượng sử nhân sầu!

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!!)

Forget-me-not (BTX)