Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀM THƠ VỀ SỰ THẬT ĐÂU PHẢI DỄ

TRẦN HOÀI THƯ

 

 

1.

Tháng 8 năm 1966, sau khi tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi được lệnh về một đại đội thám kích biệt lập thuộc sư đoàn 22 BB tại Bà Gi, tỉnh Bình Định. Hậu cứ của đơn vị tọa lạc trên ngọn đồi mà dân địa phương gọi là tháp Bánh Ít, giữa ba ngọn tháp Chàm.

Ngọn lớn nhất, nằm ngay trên đỉnh, gọi là tháp Vàng. Một ngọn ngay lưng chừng đồi, nhỏ hơn là tháp Bạc, một ngọn cũng ở lưng chừng giữa, nhưng thấp hơn, và nhìn xuống phía tu viện Nguyên Thiều, gọi là tháp Đồng. Tháp Vàng được một đơn vị truyền tin Mỹ sử dụng. Tháp Bạc để trống, nằm ngay ở cổng đơn vị. Còn tháp Đồng được dùng để chứa kho đạn và lương khô của đại đội.

Từ sự gần gũi ba ngọn tháp ấy, tôi càng yêu thơ Chế Lan Viên hơn. (Thời kỳ ở giảng đường đại học, tôi đã yêu thơ ông rồi). Đọc thơ ông, lòng phải ngậm ngùi bởi biển dâu của lịch sử. Tuy nhiên, tôi chưa hình dung trọn vẹn về những gì mà nhà thơ đã diễn tả như:

Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi

Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian

Những sông vắng lê mình trong bóng tối

Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

Bây giờ tôi mới thật sự “cảm” chúng. Cảm chẳng những bằng mắt mà bằng cả tâm hồn. Tôi mới hiểu tại sao tác giả lại dùng 5 chữ: “gầy mòn vì mong đợi”. Có phải sự thưởng thức thơ được thăng hoa khi ta có cùng tình và cảnh với bài thơ? Nếu ngày trước, tôi yêu thích Điêu tàn một lần, thì bây giờ, khi có mặt ở bên tháp, khi coi tháp như mái nhà, tôi lại càng yêu thích Điêu tàn đến trăm ngàn lần.

2.

Sau này, tôi mới được biết là sau khi nhà thơ ra Bắc tập kết, khuynh hướng thi ca của ông đã thay đổi rõ rệt. Ông xem thơ như là vũ khí và người thơ như kẻ đứng che ngang tầm chiến lũy. Ông mang thi tài của ông ra để sáng chế những vần thơ giết Mỹ, Ngụy. Ông kích động tuổi trẻ miền Bắc giết tuổi trẻ miền Nam. Ông không màng để ý đến đất Bình Định của ông, là đất của liên khu Năm. Ở đó, phần lớn các gia đình đều có chồng có con có anh có em đi tập kết. Và phần lớn cũng có con em đi vào quân đội miền Nam. Ông đã bỏ những ngọn tháp mà đi. Những ngọn tháp vẫn vươn lên trên đồi Bà Gi, hay An Nhơn, hay Qui Nhơn, Phù Cát... Dưới chân tháp là những khối gạch vụn, lâu ngày bị lở lói hao mòn. Từ màu gạch nung biến sang màu đỏ nhạt, cỏ dại mọc hoang. Ở gần thành Đồ Bàn, lính Đại hàn đã đào một huyệt lớn vùi xác tử sĩ sau một trận đánh ở Đập Đá, để tiếp tục chứng minh cho bài học điêu tàn của ông. Nhưng thay vì ma hời, bây giờ là ma Việt. Vào hoàng hôn, có lũ dơi bay loạn xạ từ tháp ra ngoài, như khiêu vũ mừng cùng địa phủ.

Bình Định quê ông buồn thật. Tôi là dân lạ lẫm vùng ngoài đọc những câu thơ của ông về Bình Định mà còn chảy nước mắt:

Mẹ con ta trong thành Bình Định cũ

Cái giếng vườn rau căn nhà nho nhỏ

Chỉ có những con người yêu vô cùng quê hương mới có những câu thơ cảm động như thế. Tuy vậy, đó chỉ là Bình Định trong ký ức của ông. Bởi vì sau khi ông xa An Nhơn, xa Bà Gi, xa Đập Đá, Gò Bồi, Hiếu Lễ, An Cửu, Tân Dân, Luật Chánh. Tuy Phước, Phước Lý, Phước Hải... thì người mẹ Bình Định ở Gò Găng, mắt mù kết nón, người mẹ ở thành Bình Định cũ, đêm rằm, mang nải chuối, bó nhang mò mẫm ra huyệt mồ thắp lạy cho đứa con đã chết. Và mỗi ngày, xác những đứa con trai có cha đi tập kết ngoài Bắc như ông được xe mười bánh chở về. Bình Định của ông, nhà nào nhà nấy đều là cõi đau thương chất ngất:

“Sự cùng khổ của dân quê, ở đâu cũng vậy. Có khác gì đâu. Bà già, sau cùng anh mới biết là người trong xóm cũ. Những giọt lệ già, long lanh trên đôi mắt lem nhem. Mái tóc bạc phất phơ. Và cái dáng còm cõi, vẫn âm thầm trong khoảng không gian tối sáng. Buổi trưa bốn chiếc phản lực bay làm hai phía... Bà nhìn bên anh, hỏi: chừng nào có hòa bình, anh đã cúi đầu, không trả lời. Rồi sau đó anh đã đi kiểm soát một vòng toán quân của mình chung quanh. Khi anh bước vào nhà thứ nhứt, lính bảo con nhỏ đó, chồng chết. Khi anh bước vào ngôi nhà thứ hai, lính nói con mẹ đó, chồng chết... Khi anh bước vào ngôi nhà thứ ba, cha thằng bé đó đã chết. Anh dụi mắt, thẫn thờ nhìn ra cánh đồng nứt nẻ đằng sau, dày đặc đến những xóm tan hoang che mờ bằng những bụi rậm, những kênh rạch, anh nhận rõ những nhánh hoa phượng ẩn hiện trên nóc giáo đường. Những nhánh hoa phượng thật lẻ loi giữa một màu xanh bát ngát. (“Con đường” – Trần Hoài Thư)(1)

Ngay cả rặng Kỳ Sơn mà ông đã đưa vào thi ca, nơi chỉ có đá và đá, chiến tranh chết chóc cũng tìm đến: Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước/ Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng/ Những xác hôm qua vàng rám mở? Những anh hùng ngụy tặc nằm chung (Thơ Trần Hoài Thư, trích Ô Cửa).

Chiến tranh tàn bạo như vậy, chó má như vậy, nhưng thơ ông thì vẫn đầy chất ngất hận thù, cổ võ xung phong hơn là những lời kêu gọi thống thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để rồi:

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng

Chỉ một đêm, còn sống có 30

Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?

Tôi!

Tôi – người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình

trong mọi cuộc xung phong.

Một trong ba mươi người kia ở mặt trận

Về sau mười năm

Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

 

Quán Treo huân chương đầy, mọi cỡ,

Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!

Ai chịu trách nhiệm vậy?

Lại chính là tôi!

Người linh cần một câu thơ

Giải đáp về đời,

Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong

 

Mà tôi xấu hổ.

Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay

Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

 

Trên đây là bài thơ “Ai? Tôi?” của Chế Lan Viên, được làm sau khi ông chứng kiến một người lính sau chiến tranh kéo lê những ngày nghèo khó. Anh ta là một trong 30 người còn sống sót của một đoàn quân 2000 người mà nhà thơ công nhận là đã dùng thơ ông như vũ khí cổ vũ, hà hơi tiếp sức, để họ lao vào cõi chết.

Đọc cả bài ta thấy nỗi hối hận dày vò của một nhà thơ. Khi ông nhìn thấy sự thật.

Rõ ràng, việc ngoảnh mặt với sự thật có khi là một tội ác khủng khiếp. Với một đoàn quân 2000 người, trừ ra 30 người còn sống sót, có nghĩa là 1970 người bị tử vong. Đó là chưa kể đến phe miền Nam. Biết đâu con số ấy lên đến cả ngàn, hay vạn cho cả hai bên? Và có biết bao người vợ mất chồng, con mất cha, mẹ mất con? Nào ai biết

4.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã nhìn nhận trách nhiệm của mình. Còn những người khác thì sao? Lương tâm của họ ở đâu rồi? Họ có bao giờ dám nhận như Chế Lan Viên đã nhân? Họ đã viết những điều dối trá. Những điều mà họ không thấy, không nhìn, không sống. Họ chỉ ngồi trong tháp ngà mà mơ mộng. Họ xúi đám trẻ lao vào cõi chết, trong khi chính con cháu hay người thân của họ thì không dám ra tuyến đầu. Họ hô hào cổ võ, nhưng họ chưa bao giờ hiểu thế nào là tiếng nổ, là sức ép của đất, là đá phải chảy, là một hạt cát dính trong giày trận cũng làm thốn cả bàn chân, là khi di chuyển, muốn đi cầu, đi đái, phải nín như thế nào, là cơn sốt rét ác tính quật ngã, phải bò, phải nhờ người khác dìu hộ. Họ cổ võ “chân đạp bùn chẳng sợ các loài sên”, nhưng họ chưa bao giờ nếm cái cảnh những con đỉa trâu hút máu người, hay hàng ngàn con vắt chỉ một giây, là ào đến tấn công, len vào cả trong hạ bộ, tha hồ hút máu.

Thơ họ là thơ xúi. Họ có tài phù thủy thổi chữ nghĩa thành thép, thành vũ khí, thành chất nổ. Có điều, họ chỉ có tài thổi. Nếu cho họ ra ngoài chiến trường nếm mùi đạn bom thì có lẽ họ rút dù chạy lẹ. Nói tóm lại, họ chỉ biết mơ, và bắt người khác thực hiện cái mơ của mình. Họ không thấy bên trong bộ thần kinh của người lính, mà chỉ thấy những gì trong đầu óc họ. Họ không nghe nhịp tim của người lính mà chỉ nghe nhịp tim mình!

5.

Sự thật rõ ràng như ban ngày. Phải không bạn? Dễ như vậy, có gì khó đâu, thế mà đối với một nhà thơ tài danh như Chế Lan Viên, ông lại bất lực:

Người lính cần một câu thơ

giải đáp về đời,

Tôi ú ớ.

Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy

xung phong

Mà tôi xấu hổ.

Thì ra, làm thơ về sự thật đâu phải dễ!

 

2005 talawas

 

(1) Xin đừng nghĩ là kẻ này tự đánh bóng. Người viết có tìm đoạn văn thơ tương tự của tác giả khác để trích, nhưng chịu thua. Phần lớn là màu áo hoa rừng hoa cài thép súng, hay đương đại..., chứ không có cảnh bị nằm kẹt trên đồi, giữa trùng vây tai ách.