Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐÊM UỐNG RƯỢU VỚI VŨ HỮU ĐỊNH DƯỚI GỐC NHÃN TẠI TÙNG SƠN

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

 

Cũng như các sĩ quan, Viên chức, Nhà văn, Nhà báo dưới chế độ VNCH, tôi bị Cộng sản tập trung gọi là "Cải tạo Tư tưởng(?)". Nhưng thực chất là bị giam giữ trong nhà tù kiên cố của thực dân Pháp thiết lập nhằm giam cầm những nhà Cách mạng Việt Nam và sau đó bị đưa lên rừng núi và cũng được họ gọi với những cái tên, mới nghe không có gì ghê rợn, như :"Trại sản xuất A, B, C" v.v. hoặc: Công trường Z..Nông trường X".

Nhưng trong thời gian bị giam cầm thì người tù dần dần bị hủy diệt tinh thần và cả thể chất do chế độ nuôi ăn của nhà cầm quyền mới. Thực phẩm nuôi tù nhân chính là các loại củ sắn (khoai mì). Sắn tươi, sắn khô, sắn cắt lát, sắn củ, sắn bột v.v. Trong sắn có chứa độc tố Cyanure. Chất có tác dụng hủy diệt tinh thần con người và cũng làm cho cơ thể suy nhược, bãi hoãi. Do đó, sau một thời gian bị giam cầm trong các trại cải tạo, người tù sau khi được trả tự do về lại với gia đình, nếu gia đình khá giả thì có cơ hội phục hồi sức khỏe cho người tù. Nhưng nếu gia đình nào khánh tận, lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ sau ngày được đảng "giải phóng" thì người tù dần dần bị hủy hoại sức khỏe và qua đời để lại nổi đau buồn cho vợ con, hoặc cho cha mẹ.

Tôi cũng nằm trong hoàn cảnh nầy. Sau nhiều năm bị giam cầm. Từ nhà tù "Kho đạn" đến các trại Sản xuất của Thành ủy, Tỉnh ủy, Sở Công an rồi đến Biệt khu 44 v.v. Sau khi nhận được giấy tờ gọi là "Lệnh tha" lòng tôi cảm thấy vui mừng, nghĩ rằng như thế Đảng và Nhà nước đã làm theo điều mà trong suốt thời gian bị giam cầm, các Cán bộ Chính trị của họ luôn luôn tuyên truyền rằng: Theo chánh sách nhân đạo, khoan hồng của "Chánh phủ cách mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam" thì mọi người được trở lại với gia đình sau thời gian cải tạo (?). Nhưng trong Lệnh tha dành cho tôi, họ ghi một câu rằng: đương sự đặt dưới sự Quản chế của địa phương, do địa phương chỉ định nơi cư trú (?). Thế là chưa đây một tuần lễ sau khi trở lại với gia đình, Công an địa phương đến nhà và cho biết rằng: Tôi không được phép cư trú trong Thành phố. Tuy vậy, tôi được quyền lựa chọn nơi cư trú cách xa 40 đến 60 Km. Không còn con đường nào để né tránh khỏi lưỡi hái của chế độ mới. Tôi đành lựa chọn một khu vực nằm dưới chân núi Bà Nà (Núi Chúa) thuộc Xã Hòa Lộc Huyện Hòa Vang Tỉnh Quảng Nam. (Chú Thích: Núi Chúa, nơi vào thời Nguyễn Phúc Ánh bị quân Nguyễn Huệ tấn công đẩy ra khỏi Phú Xuân, ông cùng quân sĩ chạy vào Nam, trú quân tại dãy núi Banana (do Pháp đặt tên). Đây cũng là thời gian tĩnh dưỡng và tập họp quân sĩ để mở lại các trận đánh khác, chống lại quân của Nguyễn Huệ). Do đó mới có cái tên "Núi Chúa" do dân chúng địa phương đặt ra sau khi. Nguyễn Phúc Ánh cùng đoàn quân của ông rời nơi nầy tiến vào Nam tiếp tục cuộc giao tranh với quân Nguyễn Huệ và dần dần mở mang bờ cỏi.

Vợ tôi cùng đi theo chồng lên vùng rừng núi nầy tạo cuộc sống. Chúng tôi gom góp tiền bạc còn lại sau khi toàn bộ tài sản của tôi gồm tờ Tuần Báo, Nhà in và Nhà Xuất bản bị nhà cầm quyền tịch thu. Chúng tôi thiết lập một trại sản xuất theo khuyến cáo của nhà cầm quyền. Chúng tôi nhận xay các loại lúa, khoai sắn và ép mía cho dân chúng trong khu vực. Từ một người hơn hai mươi năm cầm bút, nay phải bắt tay lao động. Lúc đầu có nhiều khó khăn, nhưng dần dần chúng tôi cũng phải tạo mọi điều kiện để thích hợp với thời cuộc. Chúng tôi được địa phương cấp cho một khoản đất rộng để thiết lập nhà máy công nghiệp nhẹ ngay tại ngã ba Tùng Sơn (cách Nhà thờ Phú Thượng khoảng 5km). Ngoài dân chúng các xã quanh vùng mang nông sản thực phẩm để biến chế. Bạn bè của tôi từ thành phố thỉnh thoảng đến thăm và họ không ngờ tôi lại thích hợp với hoàn cảnh mới này, như Đại úy Thái Tú Bình (Anh Bình từng là Giáo sư Hội họa Trường Trung Học Sao Mai Thành phố Đà Nẵng).

Từ Hội An, anh Bình lên Tùng Sơn thăm tôi và đã nói với chúng tôi rằng: Tôi mơ ước cuộc sống thơ mộng của anh đấy. Sống cảnh thơ mộng dưới một chế độ chuyên chế như chế độ Cộng sản quả thật không phải đơn giản, vì chúng tôi bị Công an địa phương theo dõi thường xuyên, họ luôn dòm ngó, nghi ngờ có thể tôi sống ẩn dật để làm một chuyện gì đó (?). Nhưng thực sự là chúng tôi đã sống như thế nhiều năm, quên cảnh phồn hoa giả tạo của Thành phố, quên cảnh chen chân vì miếng cơm manh áo với cảnh phải xếp hàng cả ngày mới mua được một vài kg gạo hoặc khoai, sắn, bột mì và kể cả loại hạt Bobo là 1oại thực phẩm của Liên bang Xô Viết viện trợ cho CSVN chỉ để nuôi gia súc. Nhưng trong suốt thời gian bị giam cầm trong các nhà tù, chúng tôi (tù nhân) được nuôi ăn bởi thực phẩm này. Chúng tôi thu phục được cảm tình của dân chúng địa phương qua công việc của nhà máy, trong đó do cá tính lịch thiệp, bén nhạy của vợ tôi trong giao tiếp hằng ngày với khách hàng. Hầu như các phụ nữ trong vùng đều dành cảm tình cho cô. Tôi có hai cô con gái nhỏ xinh xắn, đang học Tiểu học ở Thành phố, mùa hè lên trại nghỉ. Thỉnh thoảng tôi nhờ cô con gái lớn đi mua rượu (Loại rượu do dân chúng địa phương nấu bằng gạo). Cô bé trong khi cầm chiếc ly nhỏ trên tay đã đưa ly lên môi nếm thử và cứ mỗi lần nếm như thế thì mặt cô bé nhăn lại một cách đáng yêu. Mặc dù bị mẹ la mắng, nhưng cô bé vẫn không bỏ tật này. Tôi lo ngại cô bé có thể "nghiện rượu" Nhưng sau nầy khi lớn trở thành nột thiếu nữ và lập gia đình, cô bé không hề uống rượu kể cả với các loại beers.

Ngoài ra, một người bạn từ Thành phố lên rừng núi thăm tôi, đó là Nhà thơ Vũ Hữu Định (tác giả bài thơ "Còn Chút Gì Để Nhớ" được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc). Vũ Hữu Định không bị nhà cầm quyền tập trung cải tạo, nhưng anh cũng như những Văn nghệ sĩ khác, bị đảng và nhà nước loại ra khỏi các sinh hoạt Văn hóa của chế độ. Anh sống gần như ẩn dật không giao thiệp với mọi người và cũng không xu thời, chạy theo quyền lợi do sự khuyến khích của chế độ mới mà một số tri thức từng được chế độ cũ ưu đãi, đã bẻ cong ngòi bút, phục vụ chế độ. Vũ Hữu Định, Luân Hoán, Đinh Trầm Ca, Hà Nguyên Trạch, Trần Dạ Lữ v.v. họ sống gần như tách rời với chế độ mới. Thỉnh thoảng tôi gặp anh đi "xe ôm" với chiếc xe đạp củ kỹ để chở khách, chứ không phải bằng chiếc xe Honda như một số trí thức, Văn nghệ sĩ khác còn giữ lại chiếc Honda làm phương tiện nuôi sống vợ con. Có thể nói trong suốt thời gian từ ngày CS chiếm Thành phố cho đến ngày anh qua đời, Vũ Hữu Định hoàn toàn không viết được bài thơ nào. Có thể nói anh sống với nỗi buồn hơn là với niềm vui như một số Văn nghệ sĩ xu thời khác đã đánh mất phẩm cách làm người và bẻ cong ngòi bút.

Vào một buổi chiều nọ, tôi không nhớ kỷ thời gian, nhưng là mùa hè. Vũ Hữu Định đạp chiếc xe đạp lên Tùng Sơn thăm tôi. Anh cảm kích khi thấy cuộc sống của vợ chồng tôi, nhất là đối với tôi. Anh không ngờ rằng từ một người cầm bút tôi có thể trở thành một người "Công nhân" và làm việc một cách thuần thục, nhanh nhẹn. Tự tay tôi điều khiển máy nổ hiệu Yanma-150 để chạy kéo theo 3 chiếc cối cùng một lúc. Có khi tôi và vợ tôi cùng làm việc, cho mía vào máy ép để nấu đường. Định nói với tôi: Em rất thích cảnh sống của anh chị. Dưới thành phố bọn chúng chen chân nhau kiếm chức, kiếm quyền, còn anh chị lại xa lánh nó để lên đây tự mình làm chủ đời mình và đã thiết thực giúp dân chúng vùng xa xôi hẻo lánh này cải thiện đời sống. Vũ Hữu Định ở lại với chúng tôi. Tôi có ngâm một bầu rượu thuốc để thỉnh thoảng sau giờ làm việc mệt nhọc và trong bữa ăn uống một cốc nhỏ giúp gân cốt giãn ra và tinh thần thanh thản. Đêm hôm đó, tôi lấy bầu rượu và chúng tôi trải chiếu dưới gốc cây nhãn lồng, nằm nói chuyện. Vợ tôi trước đó đã bắt một con gà mái tơ làm thịt, luộc và xé trộn rau răm cho anh em tôi "chén tạc chén thù". Vũ Hữu Định đề nghị tôi ngâm thơ. Định biết tôi thường tham gia các buổi văn nghệ tại Thành phố. Tôi chấp nhận lời yêu cầu của Định và vợ tôi, từng theo học sáo Tao Đàn Nguyễn Đình Nghĩa "nhập cuộc".

Khuôn vườn của trại nằm ngay ngả ba Tùng Sơn với một cảnh trí Hữu tình nhìn xuống con suối chảy quanh năm. Trong vườn có nhiều loại cây ăn trái, trong đó có một cây nhãn lồng đang mùa ra quả và hàng đêm tôi phải móc lên cây nhiều chiếc đèn lồng để xua đuổi bầy dơi có khi lên đến hàng ngàn con từ đâu bay đến thưởng thức những trái nhãn lồng ngon ngọt của tôi. Trước đó tôi đã thuê người bọc bằng các mo cau. Nhưng không làm sao canh giữ được với bầy dơi quái ác kia. Thỉnh thoảng chúng ném xuống cho chúng tôi những trái nhãn cơm dày và ngọt lịm. Vũ Hữu Định rất thích thú ăn những trái nhãn lồng này với rượu thuốc "Bách Hoa Bách Thảo" mà tôi xin được một toa thuốc gia truyền của một ông thầy thuốc Bắc tại An Ngãi. Tôi cảm nhận được rằng Vũ Hữu Định đã sống với những giây phút thoải mái tinh thần và gần như anh đã quên thế sự. Sáng hôm sau, Vũ Hữu Định thức dậy trong tinh thần thoải mái yêu đời. Tôi biết anh đã tìm được trong giấc ngủ đêm qua "Còn Chút Gì Để Nhớ" về vùng rừng núi Pleiku của anh với những "Phố Núi Cao, Phố Núi Đầy Sương, Phố Núi Cây Xanh, Trời Thấp Thật Buồn…"

Đêm hôm đó, chúng tôi tổ chức "Đêm Văn Nghệ Bỏ Túi". Vũ Hữu Định yêu cầu tôi ngâm thơ. Tôi đồng ý và Nguyệt Minh đảm nhận phần thổi sáo Tao Đàn. Tôi không ngờ "Đêm Văn Nghệ Bỏ Túi" lại thu hút dân chúng trong khu phố Tùng Sơn kéo đến xem đông đảo. Mở đầu, tôi diễn ngâm bài "Còn Chút Gì Để Nhớ" của Vũ Hữu Định và sau đó ngâm bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây" của Quang Dũng với tiếng Sáo đệm của Nguyệt Minh và một số bài thơ khác. Vũ Hữu Định làm thơ, nhưng anh không bao giờ ngâm thơ. Tôi không ngờ đã tạo thành một đêm Văn nghệ đặc sắc và lôi cuốn nhiều người đến xem, mặc dù Văn nghệ sĩ chỉ có 3 chúng tôi, mà Vũ Hữu Định chỉ đóng vai "Thính giả" chứ không phải là "Nghệ sĩ". Tuy vậy, cũng được nhiều người xem luôn luôn vổ tay tán thưởng, nhất là với tiếng sáo Tao Đàn của Nguyệt Minh. Cô gần như 'xuất thần" trong đêm Văn nghệ bỏ túi đó, vì cô thổi rất hay. Tiếng sáo vang lên, quyện vào không gian bao la, dội đến khu Nhà thờ Phú Thượng mà qua ngày sau một số Nữ tu từ Nhà thờ Phú Thượng mang nông sản thực phẩm đến chế biến cho chúng tôi biết họ nghe tiếng sáo Tao Đàn vang dội đến Nhà thờ Phú Thượng.

Sáng hôm sau chúng tôi cùng uống cà phê với nhau trước khi Vũ Hữu Định đạp chiếc xe đạp cũ kỹ trở lại Thành phố biển thân thương của chúng tôi. Vợ tôi cẩn thận bỏ vào chiếc xách tay của Định một số đường bát, một ít đậu phụng (đậu lạc) làm món quà nhỏ của anh. Nhìn chiếc xách tay của mình căng phồng ra, Định không nói gì, chỉ nhìn chúng tôi mỉm cười. Định biết rằng có từ chối cũng không được. Tôi biết tính anh hiền hòa đôn hậu, không bon chen, không tranh luận sôi nổi và cũng không nuôi hận thù lâu dài đối với bất cứ ai, dù người đó từng ganh ghét anh trong Văn thơ. Chỉ mấy ngày sau, tôi nhận được tin buồn Vũ Hữu Định đã qua đời trong một hoàn cảnh thương tâm. Có tin cho biết anh đã té từ trên sân nhà xuống, cũng sau một đêm uống rượu. Khi nhận được tin buồn này, vợ chồng tôi đang ở vùng Phương Lâm Định Quán Tỉnh Đồng Nai, tìm cách xây dựng lại cuộc sống. Ở Tùng Sơn nhà cầm quyền thi hành "Pháp lệnh sửa đổi Thuế Công Thương Nghiệp" do Trường Chinh ký, một loại Pháp lệnh ngu xuẩn đánh tan toàn bộ các cơ sở Công nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều bị Pháp lệnh này đánh gục. Cơ sở Công nghiệp nhỏ của tôi cũng trong tình trạng này. Chính từ Pháp lệnh sai lầm này, toàn bộ nền Công nghiệp và Tiểu Công nghiệp miền Nam tan rã, đến ngày nay Nhà nước CSVN không thể nào phục hồi được, dù cho sau hơn 30 năm họ cố gắng khôi phục. Tại Phương Lâm, tôi bị CSVN bắt và Biệt giam trong nhà tù Phan Đăng Lưu một năm. Cùng bị bắt với tôi có Nhà báo Hồ Văn Đồng. Lý do tôi bị bắt rất mơ hồ rằng: Tôi chuyển đổi địa bàn hoạt động chống phá Chính quyền cách mạng (?). Sau một năm tôi được thả ra, còn Nhà báo Hồ Văn Đồng sau 3 năm mới được thả.

Tôi không thắp cho Định được nén nhang, nhưng từ trong lòng tôi dù đã gần 30 năm, tôi vẫn nhớ từng chi tiết một trong đêm "Văn nghệ bỏ túi" đó, chúng tôi cùng uống rượu, ăn những trái nhãn lồng do bầy dơi ném xuống. Vũ Hữu Định có những giấc ngủ đầy hoa và bướm dưới gốc cây nhãn trong khu vườn của tôi để rồi hôm sau thức dậy thoải mái, hân hoan đón chào bình minh. Nhưng chỉ sau đó năm ba ngày, anh đã ngủ một giấc ngủ miên viễn ngay tại nhà anh để rồi không bao giờ thức dậy để lắng nghe tiếng hót của chim rừng. Vũ Hữu Định con người đôn hậu, hiền hòa như con sông Hàn không bao giờ nổi cơn giận dữ. Dù sông phải hứng chịu các cơn thịnh nộ của Vũ trụ, của Thiên nhiên với những trận mưa rừng, nguồn nước từ Thượng nguồn đổ xuống qua ngả sông Thu Bồn chảy về sông Hàn. Hoặc những trận thủy triều dâng cao, nhưng vẫn không vượt qua đường Bạch Đằng để tàn phá các khu phố Đà Nẵng. Vũ Hữu Định vẫn giữ được cho chính anh niềm tự hào một Nghệ sĩ mà ngòi bút không bị thế lực bẻ cong như một số Văn nghệ sĩ, Trí thức khác sau ngày CSVN chiếm miền Nam.