Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHỈ DẤU VƯỢT QUA "BIÊN ĐỘ" TÌNH CA CỦA MAI HOÀI THU

DU TỬ LÊ

 

 

(dutule.com) Ngày 26 tháng 10- 2016: Ở hải ngoại, chúng ta không có nhiều nữ nhạc sĩ; trong nước cũng vậy. Ngược lại, càng ngày chúng ta càng có nhiều nam nhạc sĩ. Nhưng trong ghi nhận của tôi, dù nam hay nữ, đa số các nhạc sĩ của chúng ta chỉ xuất sắc trong lãnh vực tình ca. Trừ một số nhạc sĩ mà, tài năng của họ đã vượt khỏi “biên-độ” tình ca, như Văn Cao,Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Anh Bằng…,  phần nhiều các nhạc sĩ, khi ra khỏi “lãnh địa” tình ca, bước tới những thể tài khác, như đất nước, đấu tranh… thì “phần thưởng” dành cho họ tại cuối đường là hai chữ “thất-bại”.

Tới nay, dường như chưa một nhà nghiên cứu nhạc Việt nào, đề cập, giải mã hiện tượng đáng lưu ý này.

 

Tuy nhiên, trong hiểu biết giới hạn của tôi, gần đây, tôi thấy có  nữ nhạc sĩ Mai Hoài Thu (tên thật) đã bước qua được vạch phấn… “mặc nhiên” kia.

 

Hơn một năm trước đây, trong số những ca khúc phổ từ thơ của nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, do ông gửi cho, tôi có chú ý một số tình khúc mà, người phổ nhạc là Mai Hoài Thu (một cái tên xa lạ với tôi). Nhưng khi lắng nghe, tôi cảm nhận được sự dịu dàng, như những tiếng vỗ đập êm đềm của sóng. Như tiếng nắng-mưa-chia lìa. Tiếng thở dài nén lại trong thơ Đỗ… Khi được chuyển qua giai điệu mang tên Mai Hoài Thu, chúng khá trung thực.

 

Không quen biết, cũng chưa từng nghe tên Mai Hoài Thu, tôi không có một hình dung nào, về người nữ nhạc sĩ này. Tôi cũng không thể hỏi thăm Đỗ Vẫn Trọn về cô. Bởi khi đó, chính Đỗ cũng chưa từng gặp gỡ, trao đổi…

 

Tới một ngày kia, cũng từ Đỗ Vẫn Trọn, tôi được nghe ca khúc “Tìm nhau trong xa vội” - - Tựa đề bài thơ và ca khúc, lập tức đem lại cho tôi kết luận: Thêm một tình ca trong số những tình khúc đi ra từ thơ Đỗ, của Mai Hoài Thu (như một số tình ca của nhạc sĩ Nguyên Nhu…, cũng cất cánh từ thơ Đỗ Vẫn Trọn). Nhưng tôi lầm!.!

 

Qua tiếng hát Tuấn Anh, ngay phân khúc đầu ca khúc “Tìm nhau trong xa vội”, đã cho tôi một Mai Hoài Thu khác. Một Mai Hoài Thu vượt qua được biên độ tình ca.

 

Những cảm thức đổ vỡ, đoạn lìa trong “Tìm nhau trong xa vội” tuồng chỉ như một phông, nền mờ nhạt - để những đau đớn, ưu uất về một hoàn cảnh đất nước, kiếp người bật lên, sáng rỡ tiếng lòng hay, tâm bão của tình yêu tổ quốc, quê hương - - Một thứ tình yêu vượt khỏi tố chất tình cảm đôi lứa. Nó cuồn cuồn day dứt. Nó lồng lộng tâm cảnh buốt, xót của một cá nhân. Nhưng nó lại mở được cánh cửa thân phận hay, mẫu số tâm thức chung của một lớp người, thuộc giai đoạn lịch sử hiện đại.

 

Điều đáng nói với tôi, nếu không có giai điệu mang tên Mai Hoài Thu, rất thẳng thắn, tôi không nghĩ, tôi có thể có được cảm thức nhói lòng, như vừa kể.

Nghe xong, lần thứ hai, tôi điện thư cho Đỗ Vẫn Trọn, đại ý, nếu “Tìm nhau trong xa vội” được phổ biến đúng mức (với tiếng hát Tuấn Anh), tôi nghĩ ca khúc này sẽ trở thành một “Đêm Nguyện Cầu” thứ hai, sau trên dưới nửa thế kỷ của “Đêm Nguyện Cầu” thứ nhất, sáng tác của Lê-Minh-Bằng. (*)

 

Nếu tôi nhớ không lầm thì, người đầu tiên trình bày ca khúc ấy là Trung Chỉnh. Khi ca sĩ này còn là sinh viên y khoa (?)

 

Chính vì được nghe “Tìm nhau trong xa vội”, thơ Đỗ Vẫn Trọn, nhạc Mai Hoài Thu, tôi mới có ý tìm hiểu nhân thân của người nữ ca sĩ xa, lạ đó.

Qua một người bạn cũ, nhạc sĩ Vĩnh Điện, (hiện cư ngụ tại tiểu bang Pennsylvania), tôi được biết:

 

- Mai Hoài Thu, tên thật, cũng là bút hiệu. Cô sinh năm 1967 tại Đông Hà, Quảng Trị, là  Giáo viên Văn, Trường PTTH Điểu Cải, Định Quán, Đồng Nai, Việt Nam; hiện định cư tại thành phố San Jose, California.

 

- Mai Hoài Thu đã Tốt nghiệp BA ngành Social Work, Psychology… tại trường San Jose State University, California.

 

- Cô yêu thơ văn từ lúc còn đang học ở Tiểu Học. Bắt đầu làm thơ, viết văn từ lúc còn đang ở Trung Học.

 

- Mai Hoài Thu tự học nhạc nhiều năm và bắt đầu viết nhạc khoảng vài năm nay; được bạn bè đón nhận và nhiệt tình ủng hộ nên đã tiếp tục sáng tác nhạc như một thú tiêu khiển. Bên cạnh đó, cô vẫn tiếp tục học hỏi các nhạc sĩ tiền bối; tham khảo thêm nhiều tài liệu, sách hướng dẫn "Phương Pháp Sáng Tác Ca Khúc" cũng như tìm hiểu trên mạng lưới internet toàn cầu…

- Tính đến nay (2015), Mai Hoài Thu đã sáng tác gần 150 ca khúc, trong đó, có thơ soạn thành ca khúc của hơn 40 nhà thơ.

Phát biểu về lãnh vực thơ phổ nhạc, Mai Hoài Thu cho biết:

 “… Phổ thơ là một niềm đam mê đầy xúc cảm, phần nhiều Mai Hoài Thu phổ theo ngẫu hứng không tuân theo một luật lệ khuôn mẫu nhất định. Có lẽ nhờ vậy mà thơ đã dẫn dắt tôi tìm đến những giai điệu tự nhiên, đột phá, lạ lùng!”

-  Thơ và nhạc của cô, đã được đăng tải trên nhiều Websites trong và ngoài nước.

Về tác phẩm đã xuất bản, có thể kể vài tác phẩm tiêu biểu như:

Thơ 5 (In chung với nhiều tác giả trong & ngoài nước - 2008)

- Hồn Điên, 2013 - Thơ Tình Mai Hoài Thu (Tuyển Tập Thơ & Nhạc)

- Sầu Lữ Thứ (Tập Thơ Đường, 2013)

Và những Album vốn là thơ soạn thành ca khúc, đã phát hành, như:

- Một Sớm Thu Về, thơ phổ nhạc 2009

- Chờ Tình, thơ phổ nhạc 2010

- Ta Ru Đời Hay Ta Ru Em, thơ phổ nhạc 2013

- Ngày Về, thơ phổ nhạc, 2013

v.v…

 

Để kết thúc bài giới thiệu ngắn này, chúng tôi xin mời bạn-đọc-thân-hữu  thưởng ngoạn bài viết của nhạc sĩ tên tuổi Vĩnh Điện, (người có trên dưới nửa thế kỷ nổi tiếng trong lãnh vực âm nhạc), về cõi-giới thi ca, âm nhạc Mai Hoài Thu. Ông là người mà tôi cho rằng, có thẩm quyền hơn bất cứ ai khác, nói về họ Mai:

 

“ Vĩnh Điện, về một nữ nhạc sĩ mới: Mai Hoài Thu

“Cách đây mấy năm, khi mới vào sân chơi Facebook, tôi nhận thấy có một nhà thơ nữ có thơ được phổ nhạc khá nhiều. Đó là nhà thơ Mai Hoài Thu. Về sau, tôi cũng có phổ một số bài thơ của cô ấy; mà ca khúc tôi thích nhất là bản “NGÀY VỀ” (Ca sĩ Lệ Thu & Ngọc Quy trình bày).

 “Bẵng đi một thời gian khá lâu, bất ngờ nghe được trên một clip Youtube có lời khen ngợi của Thi sĩ Du Tử Lê về một bản nhạc mới, phổ thơ Đỗ Vẫn Trọn, ca khúc “TÌM NHAU TRONG XA VỘI” của một nữ nhạc sĩ mới có tên là Mai Hoài Thu. Quả thực bài hát do ca sĩ Tuấn Anh thể hiện, giai điệu rất hay và phương pháp khai triển cái hồn của bài thơ để làm thành bài hát gần gũi với cách thức phổ thơ của chính mình: Phóng túng, không gò bó trong khuôn khổ quen thuộc, gần như là định sẵn của một ca khúc và nhất là hầu như giữ y nguyên tác của bài thơ. Để làm được điều nầy quả thực không dễ, nếu không có một số kiến thức và kỹ thuật sáng tác, ngoài tài thiên phú, nhất là bắt đúng được cái hồn và giai điệu tiềm ẩn trong bài thơ…

 “Vậy là từ một người làm thơ, Mai Hoài Thu đã bước sang lãnh vực sáng tác nhạc và trong một thời gian ngắn đã viết được và cho thu âm một số lượng ca khúc đáng nể; từ cả lời và nhạc, phổ thơ của mình cũng như phổ thơ các tác giả khác. Đặc biệt có bài thơ rất ngắn, nhưng lại được tác giả làm thành một ca khúc thật hay với sáng kiến lập lại nguyên một đoạn thơ, với cao độ khác nhau, được bố trí thích hợp, làm cho người nghe tưởng như có một đoạn thơ hoàn toàn khác với đoạn trước. Đó là ca khúc “SỢ EM GIẬN” (thơ: Đỗ Vẫn Trọn – Ca sĩ Ý Lan hát).

 “Lướt qua một số ca khúc Mai Hoài Thu, ngoài những cái hay mà người nghe dễ dàng cảm nhận được, tôi nhận thấy có cả sự khiếm khuyết của một người làm nhạc chỉ dựa vào thiên phú, mà thiếu vắng đầu tư về vốn nhạc. Điều nầy, có cái hay là vì không bị gò bó vào kỹ thuật, nên bài hát dễ đi một cách suôn sẻ vào lòng người nghe. Mặt khác, lại là một trở ngại nếu người nhạc sĩ muốn đi tiếp nữa, vượt qua khỏi ranh giới của một người viết tiểu khúc; nhằm cống hiến và đóng góp vào nền âm nhạc Việt đang dần phân hoá và dù số lượng quá nhiều, nhưng chất lượng thì lại rất ít ỏi.

“Với sự quan tâm của một người đi trước và lòng quý mến dành cho một người trẻ, lại là phái nữ đang đắm mình rong chơi trong cõi nhạc, mong Mai Hoài Thu cố gắng hơn nữa, chịu khó học hỏi các bậc đàn anh, đàn chị, đầu tư thêm kiến thức âm nhạc, để cống hiến cho đời nhiều ca khúc hay và có giá trị thật sự. Cũng được biết người nữ nhạc sĩ nầy có giọng ca rất khá, nhưng thiếu tự tin. Hãy khắc phục và cố gắng trau dồi để một ngày nào đó, tự trình diễn tác phẩm của mình trong các chương trình chủ đề “Tình ca Mai Hoài Thu”. Mong lắm!

“Vĩnh Điện”.

__________

(*) Bút hiệu Lê-Minh-Bằng, viết tắt tên của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Ca khúc “Đêm Nguyện Cầu”, theo trang mạng Wikipedia-Mở,  cũng là sáng tác chung, đầu tiên của nhóm 3 nhạc sĩ nổi tiếng này.