Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÂY TÌNH YÊU CHẲNG TRỔ HOA

NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN

 

Người đàn bà ngồi rất lâu trước máy đánh chữ. Loại máy chữ nàng dùng là một loại máy chữ bằng tay, xưa lắm so với thời đại máy điện toán ngày nay. Loại máy chữ không có trí nhớ, những gì ghi xuống chỉ có trên mặt giấy, những lầm lỗi không sửa được, chỉ xóa bỏ bằng cách đi lùi trở lại và đánh những chữ x nhỏ chồng lên, không đủ che dấu gì cả. Và những trang đánh máy, một khi đã xé bỏ, chẳng còn gì để lưu giữ lại. Căn phòng nàng ngồi là một căn gác của một căn nhà cổ và rộng, và căn gác ấy được sửa thành một văn phòng với những tủ sách, bàn giấy, máy điện toán và chiếc máy đánh chữ. Căn gác có hai khung cửa sổ nhỏ nhưng ánh sáng vào phòng tràn ngập, một màu ánh sáng dịu dàng vì đã được lọc qua hai chiếc màn cửa bằng voan mỏng.

Nàng ngồi thừ, nhìn ra ngoài cửa sổ qua tấm màn những hình ảnh bên ngoài trở nên mờ ảo. Những ngọn cây và những đỉnh đồi huyễn hoặc như qua một lớp sương mờ của núi đồi Đà Lạt của một thời thơ ấu nào đó. Buổi sáng đầu tuần, ánh sáng căn phòng chơi vơi . . . Và nàng bắt đầu gõ chiếc máy chữ, những tiếng gõ nhịp nhàng nhanh chóng, không ngừng, chỉ bị phá rối bằng tiếng thay một trang giấy mới.

Buổi tiệc cưới chiều qua đã qua rồi. Trâm đã trở lại Los Angeles. Mãn cũng đã trở lại nơi nào chàng đã đến. Nhưng lần gặp mặt, bất ngờ không hẹn trước vẫn còn vấn vương trong lòng Trâm. Đám cưới một người bạn học lập gia đình trễ, tiệc cưới của cô ta gần như là cuộc họp mặt của bao nhiêu bạn bè cùng trường cùng lớp của gần ba mươi năm không có nhiều dịp gặp gỡ. Bạn bè cũ, qua bao nhiêu cách biệt, đổi thay của cuộc đời, của nơi chốn, của thời gian, được hội ngộ, buổi tiệc cưới trở thành một buổi họp mặt đầy thân tình, đùa vui và nhắc nhỡ những thời kỳ đi học của sân trường cũ.

Trâm đã có dịp gặp lại Mãn. Nhưng sao lần gặp này, niềm vui tuy còn đấy, nhưng nỗi vui đến quặn thắt của ngày trước đã chẳng còn nữa. Hay là cơn bệnh đã dứt? Niềm đau đã lành?

Lúc đi khỏi Sàigòn, Trâm không nghĩ sẽ bao giờ còn gặp lại, không chỉ Mãn, mà bao nhiêu người thân yêu khác. Mười mấy năm xa cách. Từ khi nàng rời khỏi Sàigòn cuối tháng tư năm 75, mỗi năm một đôi lần, nàng vẫn viết thư về thăm Mãn. Những ngày Mãn chưa đi khỏi Việt Nam, nàng vẫn theo dõi tin tức Mãn. Nàng mừng theo những tin vui, và buồn theo những tin buồn đến trên cuộc đời Mãn. Niềm vui buồn ấy thành thật và chân tình. Bao nhiêu trang nhật ký những năm đầu xa nhau, tên Mãn ngập đầy. Cái tình cảm mờ mờ ảo ảo vừa trẻ con, vừa thương nhớ, vừa ngập ngừng của ngày xưa đã được sự xa cách đánh bóng, và Mãn đã trở thành mối tình đầu viễn xứ của Trâm.

Mười bốn năm không thấy mặt nhau, ngày Mãn sắp đến Hoa Kỳ, Trâm nhận được điện thoại của chị Thúy, chị của Mãn, gọi viễn liên từ Boston gọi sang, báo tin. Giọng chị Thúy qua điện thoại, không dấu được nỗi vui rạng rỡ phần vì tin mừng, và phần vì được chia xẻ một tin vui với một người cũng ân cần muốn được tin Mãn. Nói chuyện với chị, qua máy điện thoại hẳn giọng Trâm cũng không che dấu được niềm mừng rỡ. Nhưng nàng cố giữ đó làmột sự vui mừng bình thường, vừa đủ, của một người nhận được tin một người quen, thân đã ra khỏi được Việt Nam. Chị Thúy chắc không sao thấy được hay nghe được ngàn cơn sóng của lòng Trâm lúc đó. Trái tim nàng đã đập những nhịp luân hồi, dập dồn. Và lòng nàng vẫn còn tràn đầy vấn vương. Mãn đã qua được. Mãn sẽ đến Hoa Kỳ. Tin vui ấy như lần đầu nhận được lá thư Mãn gởi lòng vòng qua bao người quen mới đến tay nàng năm đầu tị nạn. Bức thư đã làm nàng khóc. Khóc trong sân trường nội trú. Khóc dưới ngàn hạt mưa buốt lạnh của miền bắc Cali giữa mùa đông tháng chạp, chẳng là những giọt mưa nồng ấm của những chiều tan trường ngày xưa ở Sàigòn. Những giòng chữ nhạt nhòa nước mắt người đọc thư. Những tờ thư Việt Nam làm người nhận thư nghe lòng mình ngàn trùng, chơi vơi.Chị Thúy báo tin mừng, “Trâm ơi, ngày mai Mãn đến Mỹ rồi.” Và Trâm đã khóc. Không òa khóc, nhưng những giọt nước mắt ngấn đọng trong khóe mắt. Trâm khóc vì mừng cho Mãn, cho mình sẽ còn có cơ hội gặp lại Mãn. Nhưng những giọt nước mắt nồng trên má ấy cũng vì Trâm biết những ngày sắp tới, khi Mãn qua, tuy biết Mãn bình yên, tuy cùng đất nước, tuy sẽ có ngày lại nhìn thấy mặt nhau, nhưng cả hai sẽ chẳng còn lại gì của cái tuổi 18, và của thời sinh viên ngày nào.

Trâm gọi điện thoại thăm Mãn ngày Mãn vừa đến. Nghe giọng nói của đầu giây kia gọi tên mình, “Trâm đó sao?” Mười bốn năm mới nghe lại giọng Mãn. Nghe để thấy lòng mình chùng buồn và chơi vơi như những buổi tối thứ tư nào đứng trên hành lang giảng đường Văn Khoa nhìn ra đại lộ Thống Nhất vắng lặng buồn tênh, và nghe tiếng Mãn cười thâm trầm, thân thiết bên mình. Giọng Mãn qua điện thoại loáng thoáng niềm mừng rỡ, ân cần lẫn lộn. Trâm lặng thinh. Trâm lại muốn khóc. Mãn có còn niềm nhớ thương của những năm nào không. Trái tim không đập loạn cuồng, nhưng trái tim đứng yên, thắt chặt. Mãn ơi. Mãn ơi. Nghe cả lòng mình lịm trong một nỗi buồn nào đâu. Nghe như lời ca dao bông đùa nhưng đầy trách cứ, “Sao anh không hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, như chim vào lồng như cá cắn câu. Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ? Chim vào lồng biết thuở nào ra?” Nhưng những lời đối thoại nàng có qua điện thoại hôm ấy cũng chỉ ân cần vừa đủ như lời hỏi thăm của một người bạn hay tin bạn mình đã qua đến Mỹ.

“Mãn khỏe không? Bây giờ Mãn dự định làm gì? Đi làm? Đi học?” Hằng trăm câu hỏi, như những câu hỏi làm quen, những lời xẻ chia kinh nghiệm cho người mới đến Mỹ, vô nghĩa. Những lời nào muốn nói nàng không nói nữa dầu chỉ một lời vu vơ. Nàng không biết Mãn có cùng một tâm sự như nàng chăng? Hay thật lòng, những lời Mãn nói với nàng cũng là những lời vô tình của một người chỉ muốn chia xẻ tin tức cho nhau, và hết, chẳng có gì nữa. Trâm dấu không muốn Mãn nghe được những tiếng thở dài của mình. Đâu rồi những lá thư dài, những lời thương nhớ của những năm trước khi Trâm đi lấy chồng; và những lời chào thăm nhưng đầy thân ái của những năm nàng đã có gia đình? Mất hẳn trong những lời điện đàm đầu tiên. Không bóng gió, không nhắc nhở, không một chút mặn nồng, tiếc nuối. Chỉ là mừng Mãn đã đến được Hoa Kỳ, gia đình Trâm cũng bình yên, vợ chồng con cái không có chi lạ . . .

Buông điện thoại mà Trâm buồn kinh khủng. Nàng ngồi thừ nhìn chiếc điện thoại, giọng nói của Mãn còn thấp thoáng đâu đây, “Trâm đó sao?” Lòng chàng ra sao khi chàng thốt lên câu hỏi ấy. Nàng bâng khuâng không biết nỗi mừng của Mãn là bao khi nhận được điện thoại của nàng? Niềm vui của chàng đến ngần nào khi nghe tiếng nói của nàng? Gương mặt Mãn bây giờ ra sao? Lòng nàng ngập ứ, nôn nao một nỗi nhớ. Tim nàng vẫn chưa đập chậm lại. Trí óc nàng nghẹn dồn những niềm thương nhớ không được tuôn tràn. Nhưng nàng chẳng còn ở trong cái hoàn cảnh và địa vị để nói những lời nồng nàn thương nhớ nữa. Nàng đã có chồng. Nàng đang có một mái gia đình hạnh phúc, một người bạn đời nàng yêu thương vô bờ. Và Mãn cũng vậy. Mãn đi khỏi Việt Nam với người bạn gái chàng sắp lập gia đình. Những tình cảm nào Trâm có cho Mãn và Mãn có cho nàng phải thuộc về một quá khứ rất xa. Một mối tình chưa trọn. Những ngày để ý nhau mà cả hai không ai cùng nói, cùng thú nhận. Một mối tình đầy trẻ con. Và bây giờ, trễ tràng mất rồi.

“Sao anh không hỏi?” Lời trách cứ của người con gái trong ca dao cứ lặp đi lặp lại hoài, tức tối. “Sao anh không hỏi” những ngày xưa, những ngày em còn không? Những ngày em chẳng biết yêu ai, những ngày, ánh mắt anh trông theo và em nhớ hoài, và em mang theo với em bao năm trời di tản?

Mãn qua Mỹ, hẹn lần lữa, cả một năm sau Trâm mới có dịp gặp lại chàng. Lần gặp mặt ấy là một dịp họp mặt của bạn bè trường cũ. Ngồi trên chuyến bay dài từ California sang Florida, nàng đã nôn nao mong chờ được nhìn lại Mãn. Bồi hồi. Và khi gặp lại, lòng nàng bàng hoàng. Họ bắt tay nhau. Nàng muốn giữ tay chàng lâu hơn. Hay chính chàng chưa muốn buông? Hôm ấy Mãn giới thiệu người vợ sắp cưới. Và nàng cười nói với Nga, vợ sắp cưới của chàng, như đã quen biết tự bao giờ. Trâm dấu kín tình cảm lòng mình. Những câu đùa cợt vô nghĩa giữa đám bạn bè và những lời chào hỏi ơ hờ. Giữa những tiếng cười ấy Trâm đã tự hỏi nàng sẽ đóng kịch vai người đàn bà không mãy may bị xáo động cho đến bao giờ. Buổi họp mặt tàn, lúc chia tay, họ lại cũng nắm tay nhau giã từ và đối đáp những lời chúc thượng lộ bình an, khách sáo. Nhưng khi Mãn đã lên xe đi rồi, lòng nàng buồn, ngỗn ngang trăm mối. Ước gì nàng đã nói được nhiều hơn, ước gì nàng đã được ôm lấy chàng và khóc. Khóc vì mừng bao năm mới gặp lại. Khóc cho hả hê. Khóc cho chàng biết nàng đã nhớ chàng biết là bao. Và rồi, chắc nàng sẽ quên chàng một cách bình yên. Nhưng những điều ấy nàng đã không làm. Không làm được, nên lòng cứ canh cánh nỗi hậm hực với chính mình.

Vậy mà Mãn qua Mỹ cũng đã mười mấy năm rồi. Trâm gọi điện thoại hỏi thăm vợ chồng Mãn một đôi khi. Những lời chào thăm viễn liên của tình bạn cũ. Họ nói với nhau những lời thăm hỏi không đâu. Không bao giờ họ nói một lời hay một chữ nào đi ra ngoài tình bạn, hoặc để nhắc lại nỗi lòng mình ngày xưa. Mỗi lần Trâm gọi thăm, vợ Mãn chào Trâm rồi trao điện thoại cho chồng, như thể chắc Trâm muốn nói chuyện riêng với Mãn. Trâm có thể thăm hỏi với cả hai người, nàng đâu có lời nào đặng riêng rẽ với Mãn nữa?

Lần thứ nhì Trâm gặp lại Mãn thì đã gần mười năm sau cuộc gặp mặt lần đầu . Lòng nàng lúc ấy đã tưởng nguôi ngoai mối tình thời đi học. Buổi họp mặt chung với một đám đông bạn cùng lớp, cùng trường ngày xưa. Giữa Los Angeles, giữa Cali. Bạn bè cũ gặp nhau lại, người nào cũng đã qua nửa đời người. Chen lẫn trong những lời đùa bỡn, nhắc lại những ngày còn đi học cũ, có những phút nàng muốn được đứng riêng cùng Mãn quá đổi. Chẳng biết để làm gì vì nàng biết chắc nàng sẽ không nói một lời nào hơn những lời bỡn cợt nàng đang nói với các người bạn khác. Mãn có đến cạnh Trâm một hai lần trong buổi tiệc trà. Họ có dịp ngồi bên nhau, họ có lúc đứng đối mặt nhau, mà cả hai cũng chỉ có được những lời thăm hỏi thường tình tẻ nhạt. Trâm luyến tiếc hoài niềm thân tình của những buổi tối cùng ngồi xem kịch ở Hội Việt Mỹ và nhờ Mãn đưa đón vì trời đã khuya. Nàng tự hỏi chẳng biết Mãn có còn nhớ gì những buổi sáng chủ nhật cùng đi học square dance ở Tân Định? Và nàng nuối tiếc vô vàn những buổi chiều hai đứa cùng nán lại để nói vu vơ những chuyện viễn vông, thảy cho nhau những lời chọc ghẹo vô tình, hay hữu ý (?) ngoài hành lang trường. Ngày xưa nàng nghĩ cả hai có nhiều niềm hãnh diện ngây thơ khi nghĩ về nhau. Nhưng giờ đây, dường như những điều ấy đã trở thành một sự mơ hồ không dám chắc đã có bao giờ xảy ra. Trâm cảm thấy những lời thân ái, mặn nồng nàng đã ao ước muốn nói với Mãn trong bao năm xa cách nay chẳng còn phải lẽ nữa.

Buổi tiệc hôm ấy chưa tàn nhưng Trâm phải về sớm vì nàng đi một mình và đường xa. Khi nàng đứng dậy ra về, Mãn cũng rời bàn tiệc, bảo để đưa nàng ra xe. Nàng mỉm cười vẫy tay chào Nga và hẹn có dịp gặp lại. Mãn cùng bước với nàng ra khỏi nhà hàng.

“Trâm mặc áo vào, ở ngoài lạnh lắm.” Câu nói ân cần đầu tiên của lần gặp mặt này. Mãn bấm cửa thang máy, và đưa tay đỡ lấy áo dạ của nàng. Chàng giúp nàng choàng áo vào. Nàng rùng mình, nàng gần vòng tay chàng trong gang tấc, nàng nhắm mắt, nàng muốn được nấn ná với cái cảm giác nồng thắm ấy, nếu chàng sẽ ôm nàng vào vòng tay chàng khi chàng khoác chiếc áo choàng lạnh lên vai nàng? Nhưng cửa thang máy đã mở. Nàng bước vào, chàng cũng bước vào sau. Nàng thoáng nhìn gương mặt chàng. Chàng mỉm cười, vô nghĩa. Chàng có cũng đang luyến tiếc cái giây phút gần gụi vừa qua ấy như nàng không, hay chàng đã quên mất rồi? Thang máy đi thật chậm. Họ đứng song song bên nhau, cùng nhìn theo những con số các từng lầu. Nàng muốn la lên, gọi to “Mãn ơi, Mãn ơi” và tựa đầu khóc trên vai chàng biết bao. Mà nàng vẫn lặng thinh. Mãn nghĩ gì trong giây phút này. Chàng có đoán biết được tư tưởng của nàng chăng. Nàng mở miệng muốn nói một lời nào đó tha thiết; nhắc lại một tí gì của tình cảm, của nỗi nhớ nhung của một thời bâng khuâng ngày nào; nhưng những lời lìa khỏi môi nàng cũng lại những lời vô thưởng vô phạt về buổi tiệc. Nàng thấy mình cố tình nói những lời ấy để khỏa lấp bất cứ một phút giây nào họ có thể nghe thấy sự yên lặng quanh mình, nàng sợ e họ sẽ nghe được ý tưởng của nhau, và ngại người kia biết được tiếng nhịp đập của con tim mình. Và rồi sẽ ngượng nghịu. Như là chẳng nợ gì nhau cho rồi. Họ chỉ đứng bên nhau trong thang máy và lặp lại những lời nói lơ đễnh và những ánh mắt chẳng nhìn nhau.

Bước vào bãi đậu xe, đêm L.A. trong, có tí gió lành lạnh. Họ cùng đi bên nhau mà những lời đối thoại chỉ là những lời trống rỗng như bầu trời ngoài kia. Không người nào nhắc lại một chút gì của những ngày 20 năm cũ hay của những cảm tình thuở cùng học ngày xưa. Họ hỏi nhau những câu hỏi hời hợt về dự tính tương lai, về việc làm của những ngày sắp tới. Hỏi cho mà có chuyện để hỏi, nói để mà cho có chuyện nói. Tự dưng tay chân Trâm bỗng lạnh tanh trong nỗi buồn, nỗi bồn chồn, và nàng thấy mắt mình nóng bỏng những giọt nước mắt muốn trào ra. Nàng muốn ngã quị. Chỉ có vài lời thân tình mà không thốt ra được cho nhau? Trái tim nàng chẳng còn kềm giữ được nữa, nó sắp vỡ nát tan. Họ đến bên xe nàng. Trâm luống cuống không mở được khóa xe và đánh rơi chùm chìa khóa. Có tiếng Mãn cười nhẹ sau lưng như chế diễu nàng, nhưng chàng nói thật nhỏ nhẹ, “Trâm để Mãn mở cho . . .” Giọng chàng đầy cả ân cần. Hay chàng thấy được nỗi hỗn loạn trong lòng nàng?

Mãn mở cửa cho Trâm vào xe, giúp nàng kéo lại vạt áo dạ. Chàng mỉm cười như thể chàng đang chăm sóc một đứa trẻ nhỏ nhoi. Chàng đóng cửa xe cho nàng. Nàng ngước nhìn chàng qua khung cửa xe. Nàng muốn được cầm tay chàng. Nàng muốn được ôm chàng thật gần. Một lần. Như người ta ôm một người thân yêu lâu ngày không gặp. Nhưng họ chỉ nhìn nhau. Rồi cả hai đồng tránh ánh mắt nhau. Như choàng tỉnh một giấc mơ, nàng lại cười vu vơ để che lấp cái giây phút thảng thốt đôi mắt họ bỗng xoáy vào nhau dò tìm. Nàng dấu tiếng thở dài và lại cười nhẹ, nói khẻ, “Chúc Mãn trở về lại miền Đông bình yên”. Nàng muốn được nói với chàng ngàn lời, “Mãn ơi, Mãn ơi, tại sao vậy Mãn?” chi lạ. Và cả ngàn lần bằng tiếng Mỹ, “I miss you so much.” Mà nàng không nói. Mãn cũng không nói.

Chàng nhìn vào mắt nàng thật lâu. Nàng nghĩ ánh mắt chàng sao buồn quá đỗi. Nàng nghe chàng gọi nhỏ tên mình, “Trâm?”

“Mãn?”

“. . . Nhiều khi Mãn cũng nhớ dạo mình còn đi học quá.”

Nàng nhìn chàng. Nàng muốn khóc.

Chắc chàng nhìn thấy đôi mắt buồn của nàng. Chàng bỗng thở ra, khẻ lắc đầu, vỗ vào cửa xe, và nói, y như mọi người khác cũng có thể nói được, “Lái xe cẩn thận nghe Trâm.” Và nàng chỉ có thể trả lời, “Cảm ơn Mãn. Thôi Trâm về. Cho Trâm gởi lời thăm mấy chị.” Chỉ có vậy. Lái xe rời chỗ đậu xe, nàng nghe cả trăm tiếng thở dài của mình. Nhìn qua kính chiếu hậu, nàng thấy Mãn vẫn còn đứng đấy, trông theo, y như hai mươi mấy năm về trước. Một lần Mãn đã bị bạn bè bắt gặp ánh mắt ấy, và trêu chọc, chàng đã cười hiên ngang và chữa thẹn bằng đọc mấy câu thơ của Huy Cận, “Một hôm trận gió tình yêu lại, đứng ngẫn trông vời dáng tiểu thơ”. Nước mắt trào ra ướt má Trâm. Nàng thu tay đập vào ghế xe, tức tối.

Trâm không còn siêng năng viết nhật ký hằng đêm nữa. Nàng không viết về Mãn. Cả nhật ký của nàng cũng chỉ là những lời dững dưng, “Hôm nay đi ăn tiệc họp mặt bạn học cũ. Có Mãn. Có Y, có Z, v.v. . .” Nàng che dấu lòng mình. Nàng không biểu lộ ra mặt, ra trên giấy, bất cứ nơi nào, với ai. Không một tiểu thuyết nào có Mãn. Cũng như nàng chẳng viết được một tiểu thuyết nào có hình ảnh chồng mình trong ấy. Viết về một niềm rung động nhẹ nhàng, phôi phai, dễ viết. Nhưng viết về để bày tỏ tim gan ruột phổi của mình, nàng không viết được.Một người bạn quen gởi cho một bài thơ qua internet, không thấy tên tác giả, lời thơ nghe như ca dao, lối dùng chữ mộc mạc mà sao Trâm đọc một lần đã thuộc. Hẳn vì tâm trạng người thi sĩ vấn vương giống tâm trạng nàng:

Bất ngờ gặp lại người xưa

Nắng mưa ngày cũ cũng vừa phôi phai

Xa nhau biết mấy dặm dài

Thời gian đếm sợi tóc mai bạc rồi

. . .

Chẳng cùng đi hết đoạn trường

Chẳng cùng đi hết đoạn đường can qua

Cây tình yêu chẳng nở hoa

Giờ ta đành gọi nhau là . . . người dưng

Trâm đọc những giòng thơ, lời thơ chẳng có gì bay bướm, điêu luyện mà nước mắt bỗng ứ đầy trong khóe mắt. Chồng nàng vừa về, đến bên, ôm vợ âu yếm:

“Chuyện gì mà em buồn vậy?”

“Một bài thơ, buồn quá.”

Chàng cười. Biết tính vợ sao dễ sầu dễ cảm, chỉ một bài hát, một lời ca, một bài thơ hay một mùi hương nào đó. Chàng hôn lên mắt vợ ngọt ngào. Nàng nhắm mắt. Nghe hơi thở chàng mơn man cổ mình. Đây là người đàn ông mà nàng đã bỏ bao ngày đợi chờ. Những ngày họ xa nhau nàng đã qua bao buổi chiều, buổi tối nước mắt ngập tràn. Nàng đã yêu chàng ray rứt. Cái tình yêu ấy, hai mươi mấy năm rồi vẫn còn nồng nàn. Mỗi ngày, nghĩ đến chồng, và tình yêu chàng có cho mình, là nàng lại thấy mình là người đàn bà may mắn. Nhưng sao lòng nàng vẫn nặng trĩu vấn vương mỗi khi nghĩ đến Mãn. Tuổi thanh niên qua đã một phần tư thế kỷ mà có những chiêm bao nàng vẫn thấy mình lại sống lại trong sân trường trung học ngày xưa, và ánh mắt Mãn ngày nào vẫn còn đứng trông theo. Tỉnh dậy, bàng hoàng, chưa thật thức để cứ tưởng mình còn ở Sàigòn, còn là 17, 18 tuổi.Đôi khi bất chợt bỗng nhớ người bạn cũ. Lòng nàng lại chút quặn thắt mỗi khi nhớ lại những lời nói ơ hờ họ trao đổi nhau trên đất Mỹ, như hai người quen biết cũ, chẳng nghĩa lý gì với nhau. Như hai người dưng.

Tiếng máy chữ ngưng kêu những tiếng gõ. Tiếng trang giấy rút ra khỏi máy. Và căn phòng trở nên yên tĩnh lạ kỳ. Những tờ giấy bỏ vào một bao thư màu vàng và được bỏ vào thùng giấy, trong ấy cả trăm tờ giấy, những bản thảo khác, không thu xếp, không thứ tự. Người đàn bà rời bàn giấy, đến bên cửa sổ. Trời đã sắp trưa. Một ngày rất yên tĩnh. Nàng vén màn cửa nhìn ra ngoài, những vẻ mờ ảo ban nãy không còn nữa, nắng bên ngoài chói ngợp, những hàng cây trong mùa nắng của California, những ngọn đồi cỏ vàng, những bụi cây khô trên mặt đất, tất cả như đượm một màu khô trong không gian. Nàng trở lại, lấy viết ghi vào bìa bao thư màu vàng khi nãy một tựa đề, “Cây Tình Yêu Chẳng Trổ Hoa”.