Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HỠI CÔ TÁT NƯỚC...

Giảng luận câu ca dao:

“Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?!”

NGUYỄN THÙY

 

 

Hai câu trên thực sự vốn là ca dao hay chính là hai câu thơ của thi sĩ Bàng Bá Lân đã được truyền tụng để trở thành ca dao. Dù là lời của nguời bình dân xa xưa hay của chính nhà thơ Bàng Bá Lân thi hai câu Lục Bát trên cũng mang chở âm hưởng vui vui, thơ mộng, phản ảnh tâm tình tác giả cùng một ý nghĩa xa xôi, lẩn khuất của tâm hồn Việt Nam.

Công việc nhà nông quả lao đao, vất vả. Làm việc cả sáng, cả trưa, cả chiều, cả tối. Nghề nông hầu như không theo một thời biểu nhất định. Công việc làm tùy theo tiết điệu của thiên nhiên. Tuy bốn mùa tuần tự, nắng mưa có kỳ nhưng nhiều lúc thiên nhiên cũng lắm trớ trêu, ngang bướng. Mưa có khi đến sớm, có lúc trễ dài ; nắng có lần rất gắt, có thưở lại ngủ li bì. Do đó mà lao động của nhà nông xưa khó lòng dược phân bố theo một lịch trình nghiêm nhặt. Cũng do đó mà nhà nông lúc chân lấm ta bùn ròng rã, lúc lại rãnh rang, nhàn nhã, rong chơi.

Từ đó, người bình dân ta xưa hầu như được thiên nhiên ban cho ân huệ, tạo cho cái tính nghệ sĩ rất hồn nhiên. Giữa buổi làm lại nghỉ, đang giờ nghỉ lại làm ; trời chưa mưng sáng đã ra đồng, mặt trời chưa đứng ngọ đã dừng tay cuốc ; ngày mưa tầm tả vẫn áo tơi lam lữ trong lúc nắng sáng, chiều êm lại nhởn nhơ dạo mát hay lân la đầu xóm cuối làng chuyện vãn ; cày chưa mấy luống đã lên, nghỉ việc ăn khoai, hút điếu thuớc lá khói bay dìu dặt ; cấy chưa mấy hàng đã lên bờ nhai miếng trầu bỏm bẻm, uống chút nước trà hương thơm thoang thoảng ; trong lúc về khuya lại thi nhau giả gạo hay canh cửi, thêu thùa,…Cứ như thế, làm và nghỉ, nghỉ và làm chen nhau từng lúc. Chịu khó, cần cù có thừa nhưng trễ nãi, buông lơi cũng lắm. Làm rất nhiều nhưng năng suất chẳng bao nhiêu.

Xin đừng so sánh với công nhân nhà máy hay nông dân có máy cày, máy gặt. Nơi đó, thiên nhiên nhuờng bước cho lich trình sinh hoạt được ấn định rõ ràng. Cũng xin đừng vội vàng so sánh nơi nầy nơi nọ, miền Nam, miền Bắc, vùng cao vùng xuôi. Dĩ nhiên, đất nghèo thì phải quần quật quanh năm ; đất giàu thì rãnh rỗi, an nhàn. Xin nhìn chung vào cái tiết điệu của việc làm.

Nhưng dù có làm cho mấy thì cũng chỉ đủ ăn, may ra dành dụm ít nhiều chứ khó lòng thừa thải. Vả, thiên nhiên hầu nhu cũng chẳng cho tích lũy được nào. Có ra công lao động bao nhiêu cũng lưng lưng vừa tầm cuộc sống. Cuộc sống của người nông dân ta xưa, nhin chung, tất cả đều hầu như thế. Xin không dông dài đề cập đến cuộc sống vất vả, nghèo nàn của người nông dân ta xưa (nay dưới chế độ Cộng sản cũng thế thôi). Xin đi vào nội dung câu ca dao để nhận ra ý nghĩa thâm sâu của lời thơ.

Người nông dân ta xưa vừa làm vừa chơi. Không phải họ không làm mà làm trong tâm trạng khá nhàn. Bao giờ cũng như quanh quẩn bên họ cái nhẹ nhàng lơi lơi của thần trí, nghĩa là họ không bị cuốn hút vào tính cách cơ năng của công việc. Và hầu như lúc nào cũng câu đùa, lời tình lãng đãng.

Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi

Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng

 

Ở đây đất đỏ mây vàng

Em đi làm mướn gặp chàng làm thuê

Yêu nhau ta đưa nhau về

Làm mướn là vợ, làm thuê là chồng. 

  

Có ai làm việc mà luôn ca hát như người bình dân Việt Nam. Hát ví, hát dặm, hát trống quân, hát chèo, hò khoan, hò nện, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò cò lả, hò Ðồng nai, hò Rạch giá, lý cây lựu, lý con sáo, lý ngựa ô, hát ru con, hát huê tình,…mỗi nơi một thể, mỗi mùa một điệu, mỗi sự việc một giọng ân tình để người làm quê mệt, để việc làm thêm vui.

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?!

Cũng là câu hát. Có câu ca dao nào không là lời ca, tiếng hát ? Hát trong đêm, hát trong giờ tát nước giữa lúc hai bàn tay nắm chặt dây gàu, bắp thịt tay gân lên và đôi bắp chân săn lại. Chính cô gái hát hay một chàng trai nào đó hát cũng chỉ để vui chơi, cũng chỉ để vơi đi mệt mõi. Tát nước về đêm, tát nước trong đêm, hẳn là phải mệt. Việc làm ban ngày không hết, phải làm cho kịp ban đêm. Ðêm là để nhìn trăng, ngắm cảnh, để kể chuyện nhau nghe, để xem cải lương, tuồng cổ ; để nhậu nhẹt lai rai, nói chuyện tầm phào ; để tình tự bên cạnh cầu ao hay nơi bụi trúc, để nghe giọng cò lả bay bay hay chọc ghẹo nhau qua giọng hò đối đáp. Sao đêm lại phải giả gạo tay ba, phải cắt cỏ cho trâu, phải quay tơ kéo chỉ, phải tát nuớc bên đường ? Câu hỏi mở ra cho ta một cái hìn về tâm hồn Việt Nam.

Người Việt Nam ta xưa tỏ tình gay trong khhi lao động. Tâm tình trao nhau trong khi lao động. Không phải tình yêu phục vụ cho lao động mà lao động là dịp để tình cảm mở phơi. Không phải họ làm quần quật rồi lúc nhàn nhã, rãnh rỗi mới nghĩ đến trao duyên tình ý. Ðiều đó có lẽ phần lớn do tính cách lao động của nghề nông : lao động thủ công, không bị gò bó trong thứ thời gian cơ giới, không bấm thẻ ghi giờ, không nghe chuông điểm giờ lên ca, không đợi chuông reo cho xả hơi, ăn uống giữa giờ.

Câu ca dao hát lên trong giờ lao động để nàng thấy nhẹ tay gàu, để áo nàng bớt đẫm mồ hôi, để hơi thở nàng bớt nặng, để nghe gió mát bám theo từng tuyến mồ hôi còn nồng chất muối, nghe từng giọt máu tươi lưu thông từ con tim ấm áp rộn ràng tình tự thôn trang.

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?!

Anh chàng nghệ sĩ kia ơi ! Anh yêu lao động hay anh thuơng cho nàng ? Anh ca tụng nàng siêng năng, cần mẫn hay anh xót thuơng nàng vất vả, lao dao? Anh ca ngợi nàng quán xuyến, tề gia hay anh thương hại nàng chưa có đấng trượng phu đẻ chia phần gian khổ ? Hay anh chỉ buông lời chòng ghẹo cho vui ? Anh chòng ghẹo sao nghe ra ngu ngơ, âu yếm ! Anh hỏi hay anh than hay anh trách ? Lời than để hỏi, câu hỏi để than, vì thương nên trách và trách là để thương. Ngôn ngữ Việt Nam tròng tréo, nên thơ và ngộ nghĩnh như thế đấy.

Thục sự không rõ ý chàng ra sao. Thương, than, hỏi, trách hay chòng ghẹo giữa lúc cô nàng đang áo đẫm mồ hôi. Ðằng nào cũng được. Chỉ biết cô nàng hẳn mắt long lanh và tim hồi hộp. Công việc sẽ theo cái sáng của mắt, cái thẹn của tim mà trở nên nhẹ nhàng, thi vị. Giải thích như thế có thể không sai nhưng chưa nhìn ra cái ý nghĩa thâm sâu của lời ca dao đơn giản.

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?!

Cô kia, vâng, một cô nào đó, không quen, chưa quen, miễn  là một cô gái, chắc còn trẻ. Hỡi cô tát nước bên đàng, đúng vậy, cô đang tát nước ngay trên đàng  tôi đi. Tôi bực qưá đi thôi ! Sao cô không tát nơi khác mà chọn ngay nơi khúc đường mọi kẻ đi qua ? Tôi là kẻ đang đi ngang qua đấy. Tôi khó chịu.

Nhưng nếu nêu rõ cái lý do tôi hỏi, chẳng là tôi phi lý quá sao ? Ruộng cô ở sát bên đuờng mà bên kia đường là ao nước, là con lạch, cô còn biết tát nơi đâu ? Tôi khó tính đến cái dộ không nhìn ra sự việc trước mắt đó sao? Tôi không thể dè dặt buớc đi tránh cái ướt chân hay tôi không thể chịu khó bị ướt chân một chút được sao ? Trong lúc cô vất vả về đêm còn tôi thì rong chơi hay dù bận việc gì phải đi ngang qua đấy, lại chỉ vì sự việc nhỏ mọn bị ướt chân mà trách cứ cô sao ?

Vậy không là câu hỏi, câu than, lời trách vì sự việc cỏn con đó.

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?!

Cô không làm ướt con đường tôi đi. Cô cũng không đang làm cái công việc lao động vất vả. Cô chỉ múc đổ ánh trăng vàng. Ánh trăng vàng đẹp thế, cô múc đổ đi đâu? Cô ghét gì nó, cô thù gì nó? Múc, đổ, hai động từ mạnh, hàm ý rẫy ruồng, tức tối, ghét bỏ. Ánh trăng vàng đẹp quá, trăng vàng nào hại ai đâu !

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?!

Câu ca dao không còn là lời trách, lời than, câu hỏi. Câu ca dao cũng không là lời chòng ghẹo qua đường, ngẫu hứng cho vui. Trên mặt ngữ pháp thì là lời than, câu hỏi ; trên âm điệu và qua ý nghĩa của văn ảnh thì không còn là câu hỏi, lời than cũng không là lời chòng ghẹo. Hỏi một điều chẳng thể giải thích ra sao thì đối phương còn biết đáp ứng ra sao được? Cứ cho là vậy đi nhưng sao bóng gió lạ lùng.

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?!

Lời than tan trong câu hỏi, câu hỏi mất biến trong  lời than để không còn than hay hỏi mà biến thành một lời thốt, một tiếng kêu, một ngữ điệu của tâm hồn truớc một hiện thực. Mỹ tù pháp gọi đấy là câu hỏi tu từ, hỏi không với ai, hỏi không cần được trả lời ; hỏi với mình thôi để nói lên một tiếng lòng nào đó.

Có thể anh chàng đang đi,  đến nơi cô nàng tát nước, thấy đoạn đường loang loáng ánh trăng ; có thể đứng đằng xa, nhìn mông lung, bất chợt thấy màu trăng long lanh qua nước từ chiếc gàu đổ ra ; hoặc chẳng có cô nào đang tát nước, chẳng có con đường đang đi, chỉ có mình chàng giữa trăng và nước hay nhìn trăng trong nước tại chiếc ao nhà hay nơi thửa ruộng của mình, chàng bỗng chợt  tĩnh một điều, một điều lâu nay không tìm ra giải đáp nên mượn lời than, câu hỏi thốt lên :

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?!

Cái hiện thực –cô nàng đang tát nước- mất biến. Cái hiện thực được nâng lên thành siêu thực hay cái siêu thục từ cao bay xuống thành hiện thực do chàng hình dung.

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi !

Câu thơ là một văn ảnh lung linh, thơ mộng, ý nghĩa mênh mang.

Cô đang tát nước, thì cứ tát đi, sao cô không lo tát nước mà lại làm cái chuyện múc đổ trăng vàng? . Cô không phân biệt được trăng và nước sao ? Cô nàng -cứ giả thiết có một cô nàng đang tát nuớc- hẳn phải ngạc nhiên, lúng túng, ngẩn ngơ đến độ nào trước câu hỏi lạ lùng của ai kia. Thì ra thế, từ đầu hôm đến giờ, cô múc ánh trăng vàng mà cú ngỡ là đang tát nước. Nhưng làm sao tách hai bên ra được ? Trăng vào nước và nước chứa trăng. Trăng trên trời chỉ một, trăng trong nước muôn vàn. Tác động của người là chở trăng theo nước. Trăng theo nước vào từng gàu, trăng theo nước tràn lan lai láng, tỏa rộng trên đất, thấm vào từng ngọn cỏ, rể cây. Trăng vàng óng ả nơi dòng sông, kênh lạch. Trăng bất tuyệt, trăng theo nước long lanh, diễm huyền. Cô dù tát bao nhiêu, trăng nào có cạn. Trăng không vơi, trăng vẫn tròn đầy và cô còn trải trang ra mông mênh, vô hạn. Múc ánh trăng là đổ nước vào ruộng đồng. Tát nước đêm trăng là đưa trăng vào lúa mạ, nuôi mùa mànng tươi tốt. Ðể làm gì ? Ðể còn được tát nước trong đêm nghĩa là nuôi cuộc sống. Tát nước là múc ánh trăng, múc ánh trăng chính là tát nước. Cả hai chỉ là một. Nhưng tát nươc sao mà nặng nhọc, vất vả, còn múc ánh trăng sao nhẹ nhàng, thơ mộng làm sao ! Người bình dân đã thi vị hóa lao động đến thế là cùng.

Cô tàn nhẫn quá ! Cô múc đổ ánh trăng đi. Nhưng trăng thách thúc cô đấy. Trăng trên trời chỉ một, trăng trong nước vô vàn. Trăng đến với người trong từng công việc, tạo cho việc làm, cuộc sống thêm đẹp, thêm xinh. Trăng trên trời là tính thể, trăng trong nước là nhập thế hiện sinh. Trăng trên trời là trăng chớ trăng không chứa nước ; trăng vào trong nước chứ nước không vào trong trăng. Tính thể vào hiện hữu và hiện hữu mang chứa tính thể. Hiện hữu không là tính thể nhưng là tấm gương soi tìm tính thể, phản ảnh tính thể và là nơi tính thể thị hiện lung linh như ngàn trăng trong nước. Tùy theo hiện hữu mà tính thể hiện bày : nước đục trăng lu, nước trong trăng sáng. Công việc của con nguời là tát vơi dòng hiện hữu để tìm ra tính thể nơi mình. Mỗi tác động của từng hiện thể trong dòng hiện hữu đều mang chở tính thể bên trong.

          Nhưng dù tát bao nhiêu, trăng vẫn tròn đầy, vẵn luôn là trăng nguyên thủy, vẫn sáng soi vùng nước bạc, vẫn thị hiện mơ màng đây đó, khắp nơi. Nhìn trăng trong nước để nhận ra trăng cao trên trời, nhìn theo tay ta để thấy trăng chứ trăng không ở ngón tay ta, đấy là thể điệu  thuyết pháp của ông giáo Thích Ca dẫn môn đệ lang thang, la cà đầu rừng cuối rú.

Thực ra cô chỉ làm công việc tát nước thôi. Cô lo lắng cho cuộc sống của cô, của gia đình cô. Cô vất vả, mệt nhọc, cô đâu để ý đến ánh trăng trong từng gàu ước long lanh nhưng trăng vẫn ở trong nước ; trăng theo nước vào ruộng đồng để tạo dưỡng chất cho trần gian được sống. Trăng nằm trong từng gàu nước của cô ; cô không để ý nhưng trăng không vì thế mà không vào trong nước.

Mỗi người chúng ta là một cô tát nước đó. Mọi việc làm của ta cũng giống hành động tát nước của cô ta. Tính thể nằm ẩn trong mọi việc làm của ta : nói năng, cử chỉ, thái độ đối xử, hoạt động mưu sinh, nghĩ suy, tư lự, buồn lo, giận hờn, băn khoăn, mừng vui, tình tự, sáng tạo, phát minh,…

Chúng ta thường chỉ buông theo dòng hiện hữu chỉ chú tâm vào hiện hũu. Chúng ta quên –hay không để ý-  rằng mỗi tác động hiện hữu của ta đều ẩn tàng hình ảnh của tính thể. Nếu cô tát nước nghĩ rằng tát nước là múc ánh trăng, việc làm của cô đâu còn nhọc nhằn, nặng nề mà trở thành vui chơi. Nếu mỗi chúng ta nghĩ rằng mỗi hành động hiện hữu là để tìm về tính thể thì hiện hữu đâu còn vô thường, phi lý, bi đát, gảy đổ, buồn nôn.

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi !

Từ một hình ảnh hiện thực –ánh trăng loang loáng trong từng gàu nước dổ ra- người bình dân ta xưa (hay chính thi sĩ Bàng Bá Lân)- đã vô tình hay cố ý nâng hình ảnh lên thành hình tượng nghệ thuật vô cùng sinh động và vô cùng hàm súc. Cái hiện hữu có mang chở tính thể theo mình thì cuộc sống mới nên thơ, hài hòa, vui đẹp. Tác động của người là đưa tính thể vào hiện hữu. Cuộc sống có ý nghĩa hay không chính là ở đấy, theo người viết.

Tát nuớc là nỗi nhọc nhằn ta đang phải chịu, đấy là hình ảnh của hiện hữu. Múc ánh trăng vàng đổ đi là hìNH Ảnh vơi quê khổ nhọc, buồn đau. Tát nước hay múc ánh trăng đổ vào ruộng đồng chỉ dẫn đến kết quả nuôi ruộng đồng tươi tốt phục vụ cuộc sống nhưng tát nước thì nặng nhọc mà múc ánh trăng lại nhẹ nhàng, thơ mộng.

Trên một bình diện khác, múc ánh trăng vàng đổ đi còn có nghĩa tát cạn tính thể mình nhưng cũng chính do đó mà tạo nên dưỡng chất trần gian cho loài người tồn tại. Nhưng trăng trong nưuớc chỉ là bóng hình của trăng cao trên trời, cái tính thể mà ta tát cạn nơi ta chỉ là hình ảnh của cái tính thể uyên nguyên, nền tảng cho cuộc sống hiện hữu, cơ năng *.

Cuộc sống vốn dĩ là đau khổ, con người bị vong thân suốt mặt, miên viễn vì không lưu giũ cái tính thể của mình, luôn luôn quên lảng, nhưng chính do sụ quên lảng đó, sự tát cạn tính thể nơi mình đến một thời điểm lại thốt nhiên hồi phục cái tính thể uyên nguyên vì lẽ Ðạo Trời vốn hiếu sinh (Thiên địa đại đức viết sinh - lời đức Khổng). Ðấy là cái kỳ bí, huyền nhiệm của hoạt sinh.

Dân tộc Việt Nam ta đã và đang sống trong cái huyền nhiệm đó. Dân tộc ta từ lâu, lâu lắm rồi, đã và đang phải múc ánh trăng vàng đổ đi, nghĩa là đã phải dìm chết cái tinh túy của mình, phần lớn do bao chất cuờng toan ngoại lai nhưng cũng chính do đó mà chở nước vào ruộng đồng nuôi dưỡng cái tinh thần Việt Nam tồn tại qua bao thăng trầm oái oăm của lịch sử (xin không đề cập đến dòng Sử Mệnh VN vì sẽ rất dài dòng).

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi !

Câu ca dao (hay lời thi sĩ BBL) có lẽ không đề cập đến những ý tình lãng đãng xa xôi như thế nhưng cái văn ảnh lung linh kia, ta làm sao bỏ qua. Nó biến thành hình tượng của tư duy mà người bình dân lúc thốt lên như đã được dấy lên từ đáy thẳm tâm tư, từ những chất liệu tâm linh tích lũy trong hồn dân tộc ; nó là mầm sống, là tính thể tồn sinh ẩn tàng nơi mỗi con nguời yêu nước, thương dân.

Người bình dân ta xưa chưa hề biết đếntu từ học (trường hợp hai câu nầy không phải của nhà thơ Bàng Bá Lân) nhưng như đã sử dụng rồi, sử dụng một cách không ngờ, không ý thúc. Cái gì xui nên thế ? Phải chăng do một tiếng lòng nao nức bên trong. Cái tiếng lòng đó đâu riêng chỉ có tình cảm mà nhất định còn là những thao thức, nghĩ suy không hay chưa hiện ra thành nếp nghĩ. Ðấy là những cảm nhận bất chợt phát sinh từ nó vì nó chính là cái tâm thức tiềm tàng nội sinh của tâm hồn dân tộc nơi họ -người bình dân ta xưa- thể hiện ra theo hướng nầy, nẻo nọ rất đơn sơ, rất thông thường, bình dị nhưng qua cái bình dị đó, ta nhìn ra cái gì lãng đãng mập mờ, lung linh bên trong, đằng sau, phía trước. Cảm ơn lời ca dao ; cảm ơn nhà thơ Bàng Bá Lân, nhà thơ mộc mạc luôn cận kề với xóm làng, thôn ổ, với đại chúng bình dân hồn nhiên, chất phác, luôn thể hiện tâm hồn VN qua lời thơ thiết tha, bình dị như lời ca dao.

 

Nguyễn Thuỳ