Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHẠC SĨ VĨNH ĐIỆN NHỮNG ĐIỀU CHƯA NÓI HẾT

VƯƠNG HỒNG ANH

 

 

*Câu chuyện từ năm 1967

Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do chúng tôi  phụ trách, trong  bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm Nghèo… lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc  sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới,   đó là nhạc sĩ Vĩnh Điện,  mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một đơn vị tại Đà Nẵng. Một năm sau, chúng tôi, trong một chuyến đi về miền Trung, đã có dịp gặp và nghe Vĩnh Điện hát một số ca khúc phổ thơ của Luân Hoán và Lê Vĩnh Thọ. Sau lần gặp đó, khi trở lại Sài Gòn, trong một dịp trò chuyện với một số đồng nghiệp phụ trách về tân nhạc của các nhật  báo, chúng tôi đã nhắc đến Vĩnh Điện như một hiện tượng lạ trong làng tân nhạc Việt Nam thời bấy giờ. Khi đề cập đến các cơ hội và điều kiện để một nhạc phẩm được phổ biến rộng rãi đến với công chúng, chúng tôi đã có nhận xét rằng giá như Vĩnh Điện sống ở Sài Gòn, thì  sẽ là một tên tuổi lớn với những nhạc phẩm về tình yêu và quê hương đã chạm đến trái tim của người nghe. Rồi năm tháng qua đi, nhạc của Vĩnh Điện, nhiều tình khúc được sáng tác tại Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị trong thời gian từ 1968 đến năm 1975, đã được nhiều danh ca như Thái Thanh, Elvis Phương. Thanh Thúy, Lệ Thu trình bày qua hệ thống truyền thanh, truyền hình, và được ban nhạc Shotguns thu âm và phát hành.

Chúng tôi còn nhớ một sự kiện  xảy ra vào năm 1970 đã khẳng định tài năng  của Vĩnh Điện, đó là trong chuyến lưu diễn văn nghệ tại  Pháp để vận động cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hội đàm Paris, nhạc sĩ Phạm Duy, đã trình bày nhạc  phẩm Tôi Chỉ Muốn Làm Người của Vĩnh Điện.

Rồi vào mùa hè 1972, khi chứng kiến cuộc di tản của hàng trăm ngàn người dân Quảng Trị trên Đại Lộ Kinh Hoàng, trong niềm xúc động tột cùng lẫn với những xót xa, trong vòng 45 ngày, Vĩnh Điện đã sáng tác trường ca “Con đường cho tiếng hát người tình si”. Trường ca này đã được đoàn văn nghệ Tiểu đoàn 10 Chiến tranh chính trị chuyển thể thành nhạc phim và được trình chiếu trên Đài Truyền Hình Huế và Đà Nẵng.

Đầu  năm 1975, khi phụ trách Ban Tài Chính của Đại đội Tổng hành dinh  Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, trong chương trình văn nghệ đón tiếp phái đoàn trung ương do Trung tướng Trần Văn Trung, Phụ tá Chiến tranh Chính trị Tổng Tham Mưu trưởng, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến tranh Chính trị, dẫn đầu, nhạc sĩ Vĩnh Điện (lúc đó mang cấp bậc đại úy) đã hát một số tình ca quê hương, trong đó có tình khúc Hỡi Người Em Hòa Bình (từng được Thái Thanh trình bày qua hệ thống truyền thanh và truyền hình). Tiếng hát nồng ấm của Vĩnh Điện khi  trình bày các nhạc phẩm của  tác giả, đã chinh phục đông đảo quan khách  các nhà báo Sài Gòn tháp tùng phái đoàn.      

Đó là dịp cuối cùng nhạc sĩ Vĩnh Điện trình bày những tình khúc nổi tiếng của  chính tác giả trước công chúng, vì vào cuối tháng Ba năm 1975. sau khi lực lượng Việt Nam Cộng Hòa triệt thoái khỏi Đà Nẵng, cùng với hàng ngàn sĩ quan khác, từ ngày 5 tháng Tư, Vĩnh Điện đã trải qua những tháng ngày khốn cùng trong các trại tù Vĩnh Điện, Kỳ Sơn, An Điềm của tỉnh Quảng Nam, và hơn 9 năm sau mới được trở về với gia đình.

*Con đường âm nhạc, chuyện kể trong trại tù

Trong lao tù, nhạc sĩ Vĩnh Điện  kể cho bạn bè nghe con đường đến với âm nhạc của ông. Đó là trong khoảng những năm 1958-1961, khi còn đang học Trung học tại Nha Trang, với mối tình vu vơ một  bạn nữ cùng lớp, Vĩnh Điện đã viết những tình khúc đầu tiên. Trong đó có 2 bài “Nha Trang Chiều Thu Xa” và “Trăng Sầu”. Khi ra học ở Đại học Khoa học Huế, được quen biết với 2 nữ ca sĩ của đài phát thanh Huế là Hà Thanh và Thúy Hồng, nên đã nhờ hát 2 ca khúc nầy trên đài phát thanh. Đó là hai bài hát đầu tiên được phổ biến đến với công chúng. Ông cũng đã thống kê cho bạn bè nghe những tác phẩm xuất bản trước 1975, gồm có :“Những Bài Ca Nguyện” (tập nhạc 10 ca khúc). “Lục Bát Ca” (tập nhạc 12 ca khúc phổ thơ Luân Hoán và Lê Vĩnh Thọ). “Hát Cho Quên Hận Thù” (9 ca khúc). Có 9 ca khúc thu âm độc quyền cho băng nhạc Shotguns. Thực hiện phim nhạc Trường Ca “Con Đường Cho Tiếng Hát Người Tình Si”. 

Vĩnh Điện cũng nhắc đến những ca khúc tiêu biểu do ông sáng tác trước 1975 và được nhiều danh ca trình bày, trong đó có: “Vết thương Sỏi đá”, “Từ lòng Quê hương”. “Đó Quê hương tôi”, “Hãy ngồi lại gần nhau” (E.Phương). “Hỡi người em Hòa Bình” (Thái Thanh). “Ca Nguyện” (Thanh Thúy). “Xa Xôi” (Lệ Thu). “Tôi chỉ muốn làm Người” (Julie Quang) v.v…

*Những ngày trên đất Mỹ

Đến Mỹ năm 1991, theo diện HO, nhạc sĩ Vĩnh Điện định cư tại tiểu bang Maryland, và phải đến 12 năm sau, khán thính giả và thân hữu yêu thích dòng nhạc Vĩnh Điện mới có dịp gặp lại tác giả qua chương trình Đêm nhạc Vĩnh Điện tại hội quán Thùy Dương, tổ chức tại quận Cam vào mùa hè 2003. Trong đêm nhạc đó, Vĩnh Điện đã trình bày hàng chục tình ca của tác giả. Vẫn với giọng hát nồng ấm của ngày nào, với phong cách diễn cảm thu hút người nghe, và một ngoài hình như một diễn viên điện ảnh Nam Hàn, Vĩnh Điện đã hoàn toàn chinh phục khán giả ngồi chật hội quán Thùy Dương trong đêm văn nghệ được báo chí ghi nhận là rất thành công về tổ chức và về giá trị nghệ thuật.

Sau chuyến đi thăm quận Cam năm 2003, Vĩnh Điện như tìm lại được nguồn cảm hứng bất tận, và sáng tác thêm nhiều tình khúc, ngoài những nhạc phẩm mà ông đã biên soạn  từ khi đến Mỹ. Tính đến cuối tháng Năm 2015, thư viện âm nhạc của nhạc sĩ Vĩnh Điện có 32 albums nhạc (mỗi album 12 ca khúc) phổ biến tại hải ngoại.

Trong hơn hai  năm qua, có 2 sự kiện văn nghệ liên quan đến con đường nghệ thuật của nhạc sĩ Vĩnh Điện. Đó là trong chương trình Paris by Night 111 thực hiện vào năm 2014, ca sĩ Thế Sơn đã trình bày nhạc phẩm Vết Thương Sỏi Đá của Vĩnh Điện sáng tác năm 1969. Đây là bài hát cuối cùng của Thế Sơn trên sân khấu của Trung tâm Thúy Nga. Sau đó, trên đài truyền hình SBTN, Thế Sơn đã trình bày ca khúc Đó Quê Hương Tôi, để cám ơn Ns Vĩnh Điện và cho biết đây là bài hát đã đưa ca sĩ này đến với sân khấu tân nhạc chuyên nghiệp.

Một sự kiện nữa, là trong tháng 10 năm 2015, nhạc sĩ Vĩnh Điện  nhận được email của Tiến sĩ âm nhạc học kiêm nhà soạn nhạc và phê bình người Mỹ. Chuyên nghiên cứu mảng âm nhạc Việt Nam trước năm 1975. Ông cho biết trong những năm vừa qua, khi đi sưu tầm nhạc cũ ở Việt Nam, lang thang trên vỉa hè Sài Gòn, ông ghé quầy bán sách cũ và để ý đến một tập nhạc rách bẩn. Hình bìa quyển nhạc gây cho ông tò mò. Ông mua lấy và nhận ra là 1 tập nhạc xuất bản năm 1970 của Vĩnh Điện, tập “Hát cho quên Hận thù”. Vào mạng search và được biết trang nhạc    “vinhdien.net” cùng địa chỉ email, nên ông đã liên lạc với nhạc sĩ Vĩnh Điện hỏi thêm những điều liên quan đến 1 số tác phẩm của Vĩnh Điện viết về chiến tranh Việt Nam, nhất là “Tết Mậu Thân” ở Huế.

Nhắc đến sự kiện này, nhạc sĩ Vĩnh Điện liên tưởng đến 1 trường hợp khác : Chính nhạc sĩ Ngọc Chánh (Shotguns) đã khám phá ra nhạc Vĩnh Điện trong một hoàn cảnh giống y như thế. Cũng vô tình thấy được tập nhạc “Hát cho quên Hận thù” bán trên vỉa hè Lê Lợi và từ đó gắn kết với nhạc Vĩnh Điện từ năm 1970. Trong email gửi cho một thân hữu, nhạc sĩ Vĩnh Điện viết: “Cơ may đã đến những 2 lần. Lịch sữ đã được lặp lại… Nhưng rồi đến bậy giờ nhạc Vĩnh Điện vẫn còn đang tiếp tục trôi nổi trên vỉa hè… internet.”

* Vĩnh Điện, từ công chức đến quân nhân

Nhạc sĩ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Điện. Sinh năm 1940 tại Cam Ranh,  tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Học tại Trung học Bá Ninh, Trung học Võ Tánh, Nha Trang, rồi Đại học Khoa học Huế. Từ năm 1962, làm việc tại Tòa Đại Biểu Chính phủ Trung nguyên Trung phần, rồi Tòa  Hành chính Thừa Thiên và Hội đồng Nguyễn Phước Tộc Huế.

Động viên khóa 22 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Phục vụ tại các đơn vị: Sở Hành chính tài chính số 2 Đà Nẵng, sĩ quan tài chính, Tiểu đoàn 10 Chiến tranh Chính trị, Quân Y Viện Nguyển Tri Phương, Huế. Đơn vị cuối cùng : Đại đội Tổng hành dinh, Sư đoàn 3/ Bộ Binh.

*Đôi điều về Vĩnh Điện

Cuối tháng Năm 2016,  nhạc sĩ Vĩnh Điện đã trở lại quận Cam, miền Nam California, để dự cuộc Hội ngộ của Cựu học sinh trường Trung học Phan Chu Trinh, thành phố Đà Nẵng. Dù không phải là cựu học sinh của trường trung học này, nhưng nhạc sĩ Vĩnh Điện có nhiều bạn bè là giáo sư, cựu học sinh  của  trường này, và cũng tại trường Phan Chu Trinh,  ông đã có nhiều dịp trình bày các nhạc phẩm do ông sáng tác, hay phổ thơ của Luân Hoán, Lê Vĩnh Thọ. Trong buổi sáng cuối cùng tại Little Sài Gòn trước khi về lại Maryland, nhạc sĩ đã có cuộc “hội ngộ nhỏ” với vài người bạn thân và người viết bài này.  Ông đã cho chúng tôi nghe qua Iphone một số tình ca mới nhất của Vĩnh Điện, những giai điệu có khi ngậm ngùi như lời  chia tay buồn vời vợi, có khi bàng bạc khói sương của núi đồi quê hương cách xa nửa vòng trái đất. Tất cả đã lắng nghe trong niềm xúc động và sự đồng cảm sâu xa. Xin cám ơn Vĩnh Điện, một nhạc sĩ tài hoa, một trái tim ăm ắp tình yêu thương quê hương ở cuối chân trời, và những dòng nhạc đã cất lên từ tâm hồn đó, để hát thay cho bạn bè, cho những người thân yêu của một trời kỷ niệm xa xôi. 

Cali tháng 6 năm 2016