Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

THẾ GIỚI TRANH NGUYÊN KHAI: MỘT CÕI THIÊN ĐƯỜNG RẤT LẠ

PHAN TẤN HẢI

 

 

Có những người lặng lẽ như thế... vì màu sắc đã là ngôn ngữ thường trực và tự nhiên của anh.

Có những người thơ mộng như thế, vì mắt anh là màu xanh của rừng và tóc anh là gió biển thổi bạt tới từ những trời phương xa.

Có những người bước giữa cõi này, lặng lẽ và thơ mộng như thế... để biến trần gian này đẹp hơn, lung linh hơn giữa cõi mộng...

Họa sĩ Nguyên Khai là người như thế.

Mới tuần này, anh cho biết vừa nhận được email từ một gallery ở Colorado, trong đó có hình chụp một tấm tranh, phía sau có ghi tên người sáng tác là anh, là họa sĩ Nguyên Khai, và năm sáng tác là 1965, hỏi có phải đúng anh vẽ tấm tranh đó.

Vâng, đúng thế. Họa sĩ kinh ngạc, không ngờ tấm tranh vẽ từ VN năm 1965 lại cất bước giang hồ xa tận một gallery nơi thật xa như thế.

Họa sĩ Nguyên Khai cũng cho biết trước đó cũng nhận được một email kèm một tấm tranh ghi năm 1967, hỏi có phải của anh.

Họa sĩ tâm sự, rằng đó là những giây phút bất ngờ, hạnh phúc khi biết có người trân trọng với tranh như thế.

Họa sĩ Nguyên Khai cho biết sẽ có cuộc triển lãm 3 ngày trong tháng 6-2016 ở Việt Báo Gallery...

Họa sĩ nói, loạt tranh triển lãm đợt này sẽ phân nửa là mixed-media, gần phân nửa sẽ là trừu tượng và một ít tượng hình.

Được biết họa sĩ Nguyên Khai tên thật là Bửu Khải, sinh năm 1940 tại Huế

Ông theo học năm thứ nhất và năm thứ hai tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế (1960-1961) tiếp tục học năm thứ ba và thứ tư tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định (1962-1963) và tốt nghiệp tại trường này. Huy chương đồng triển lãm hội họa mùa xuân 1963.

Họa sĩ Nguyên Khai.

Nguyên Khai vẽ bằng những gì? Câu trả lời từ một thi sĩ rằng: Nguyên Khai vẽ bằng ánh sáng trái tim...

Nhà thơ Du Tử Lê trong bài viết năm 2013, tựa đề “Nguyên Khai: “Màu sắc là dầu được thắp lên bởi trái tim”...” đăng ở mạng dutule.com đã ghi nhận:

“...Năm 1963 (cũng là năm họ Nguyễn tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định), ông được trao tặng Huy chương đồng Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân.

Từ bục gỗ vinh quang này, Nguyên Khai đã ném mình vào những tìm tòi, khám phá không ngừng ở cả hai lãnh vực tạo hình và sắc màu.

Ở cả hai lãnh vực vừa kể, dường như giới thưởng ngoạn rất khó phân biệt biên độ hay khoảng cách giữa hội họa và thi ca trong tranh Nguyên Khai...

...Đứng trước giá vẽ, tôi cảm tưởng như ông đã hóa thân, nhập vào những game màu của ông. Để từ đó, sắc màu thay ông, nói hộ những thinh lặng, những xao xuyến nơi sâu thẳm cảm thức của riêng ông.

Đứng trước giá vẽ, tôi cảm tưởng như ông đã hóa thân, đã nhập vào những đường nét của riêng ông. Để từ đó, đường nét thay ông, nói hộ những chiêm nghiệm phận người. Những đau đáu kiếp trước và đời nay giữa chơi vơi nhân thế. Giữa bầm dập và thăng hoa. Giữa lãng quên và vẻ đẹp.

Nguyên Khai, khởi đi và ở lại. Như thế. Trong và ngoài chúng ta. Đằm đằm với năm, tháng đã qua và ngày mai, phía trước...”

(ngưng trích)

Trong khi đó, họa sĩ Đinh Cường -- một người cùng thời, và cùng hoạt động trong Hội Họa sĩ Trẻ -- trong bài “Triển lãm Tranh Nguyên Khai tại Virginia” trên mạng VOA ghi nhận:

“...Nguyên Khai là một họa sĩ đã định hình, với thế giới tranh sang trọng và thơ mộng mang âm hưởng Huế, nơi anh đã sống cùng gia đình trong một phủ xưa bên Gia Hội. Những thiếu nữ trong tranh anh mang hình dáng quý phái, đặc biệt có những chân dung hai mặt rất Nguyên Khai. Tranh Nguyên Khai là thơ được dựng lại bằng màu sắc trên nền vải, đúng như Huỳnh Hữu Uỷ nhận xét. Trong lần triển lãm này thiếu nữ và hoa sen được nỗi bật, khác với hoa sen trong tranh Nguyễn Trung và Hồ Hữu Thủ, hoa sen trong tranh Nguyên Khai cũng rất Huế, khiến ta nhớ mùa sen ở hồ Tịnh Tâm, bởi mái tóc xoả đen dài, có khi chỉ nhìn sau lưng mà vẫn thấm đượm cái không gian xanh màu ngọc bích của dòng sông Hương đầy mộng mị. Chất hoài nhớ trong tranh anh bàng bạc, như Chagall đã không quên ngôi làng Witebsk bé nhỏ của mình.

Có nhận xét của người thưởng ngoạn cho rằng tranh Nguyên Khai nghiêng về trường phái siêu thực và trừu tượng, còn anh, anh cho rằng “Thật khó mà nói lên cái ý nghĩa của tác phẩm hội họa vì tự nó biểu lộ những đắn đo suy nghĩ của người nghệ sĩ từ lâu. Đắn đo không phải là để tạo ra một vật thể mang một ý nghĩa ngày nay mà chính là để đạt tới chân thiện mỹ…”

Thật vậy, trường phái là do nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật đăt để, bổn phận của họa sĩ là vẽ với tất cả say đắm sáng tạo… Nguyên Khai là một họa sĩ làm việc và tìm kiếm sáng tạo không ngừng nghỉ.Từ thời trong Hội Họa Sĩ Trẻ ở Miền Nam những năm sáu mươi cho đến khi ra sống ở nước ngoài từ năm 1981 cho đến nay, là một trong số ít họa sĩ Việt Nam nổi tiếng trong sinh hoạt nghệ thuật tạo hình quốc tế tại tiểu bang Cali-fornia.” (ngưng trích)

Trong khi đó, nhà phê bình Đặng Phú Phong trong tác phẩm “Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuật” nơi trang 233, qua bài tựa đề “Nguyên Khai, chất Huế trong tranh,” đã viết:

“Có người cho tranh Nguyên Khai nhuốm sắc buồn, nhưng với tôi, tranh Nguyên Khai phàn ánh tâm hồn hiền hòa, chân chất của anh, phản ánh cái êm đềm, thơ mộng của Đất Thần Kinh. Sự nghiệp hội họa của Nguyên Khai gắn liền với xứ Huế, dù cho anh có ở bất cứ phương trời nào và vẽ bất cứ dưới chủ đề nào, chất Huế vẫn cứ bàng bạc trong tranh. Nói thậm xưng một chút thì ngôn ngữ trong tranh của Nguyên Khai là ngôn ngữ của một cô gái Huế nhỏ nhẹ thầm thì, khiến mọi người phải tĩnh lặng lắng tai thả hồn vào cung bậc du dương mật ngọt.” (hết trích)

Tấm tranh năm 1965 từ 1 gallery từ Colorado hỏi để xác minh...

Trong khi đó, trong bài viết trên Talawas năm 2007, Dương Phước Luyến qua bài viết “Nguyên Khai - Với những sắc màu của thi ca và mộng ảo” đã ghi nhận:

“...Nguyên Khai theo đuổi con đường hội họa với tất cả đam mê và hưng phấn của tuổi hoa niên. Tài năng anh tỏa sáng: tranh của anh được giới yêu mỹ thuật trong và ngoài nước sưu tầm. Thời gian này anh đã tham dự nhiều cuộc triển lãm quốc tế: The Tunis Biennial 1964; The Paris Biennial 1965, The Tokyo Biennial 1966, The Sao Paulo Biennial 1968 và The New Delhi Biennial 1968.

Trong bối cảnh đời sống nghệ thuật của miền Nam Việt Nam đang từng bước khởi sắc để hòa nhập vào thời đại phát triển chung của nền mỹ thuật thế giới đương đại, Nguyên Khai và bạn bè cùng thế hệ, nhất là nhóm điêu khắc gia, họa sĩ trong Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam đã là những đại biểu xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình của giai đoạn 1963–1975.

Nhưng rồi chiến cuộc Việt Nam đến hồi ác liệt và kết thúc trong nghiệt ngã. Những người làm nghệ thuật phải mất một thời gian khá dài mới tìm được sự quân bình trong sáng tác. Trường hợp cá nhân Nguyên Khai cũng vậy. Mãi sau khi vượt thoát khỏi Việt Nam bằng thuyền đến Indonesia và sau đó được định cư tại Hoa Kỳ năm 1981, anh mới đủ bình tâm để trở lại con đường hội họa.

Đây là thời kỳ tinh hoa phát tiết, anh say sưa, miệt mài sáng tác đủ thể loại với trạng thái hưng phấn, trong sảng khoái cùng cực, và cứ thế mà tuần tự như tiến...

...Và như nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết về tranh Nguyên Khai: “Cái đẹp trong tranh Nguyên Khai là cái đẹp hiền hòa… Màu sắc của ông không làm chói mắt, nhưng trong cái vẻ trầm trầm buồn buồn vẫn có một điểm nào đó rực rỡ sáng…”(Lotus Breeze, 2007)

Đúng vậy và hơn thế nữa với kỹ thuật dùng màu sắc tinh lọc và đường nét gãy gọn, Nguyên Khai rất tài tình trong cách thể hiện để gây cảm tưởng về khối, về kỹ thuật tạo hình tạo bóng...”(ngưng trích)

Chúng ta có thể nói thêm gì về tranh Nguyên Khai?

Người họa sĩ không nói: anh chỉ lặng lẽ, ngồi giữa những sắc màu, miệt mài làm việc... Không phải vì lời nói là những gì Nguyên Khai kỳ thị... nhưng chỉ vì cõi của anh, một cõi thiên đường rất mực lung linh, anh chỉ ghi xuống bằng màu sắc, bằng đường nét.

Có thê hình dung rằng, trong cõi đất trong sạch rất riêng đó -- một cõi tịnh độ -- nơi đây từng màu, từng khối, từng nét là những câu thần chú ẩn mật, nơi cõi hoa bay khắp trời của họa sĩ hiện ra.

Làm sao vẽ được một làn gió lung linh trước mắt? Hãy nhìn tranh Nguyên Khai: không chỉ một làn gió, nhưng là cả một cõi trời của mây, của gió, của thơ, của cái đẹp muôn đời đang từ từ hiện ra...

Phan Tấn Hải

GHI CHÚ:

Triển lãm tranh Nguyên Khai từ 10-12/6 tại Việt Báo Gallary14841 Moran St., Westminster, CA 92683. Khai mạc lúc 5pm 10/6. Triển lãm: Thứ Bảy và Chủ Nhật 11-12/6/2016, từ 10AM-7PM. L/L: (714) 322-1283. www.nguyenkhaiartwork.com.