Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHÚ TIỂU BÌM BỊP

 

KIỆT TẤN

 

 

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi

Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê

Ca Dao

 

Ra khỏi dốc rừng mai chú tiểu đặt chân trên khoảng đất trống bằng phẳng nhô ra giữa chân núi. Nói là chân núi nhưng cũng đã ở một độ cao lưng lửng vừa phải. Núi có tên là Tam Cấp, ở mỗi cấp có một khoảng đất de ra như bàn thạch. Tục truyền khi xưa có vị sư khổng lồ trèo ba bước, vượt tam cấp lên đến đỉnh núi.

Vị sư tìm được ở chót núi bộ “Chân Kinh Tối Thượng” tụng niệm ba ngày ba đêm rồi giác ngộ thành Phật.

Chú tiểu ngồi dưới một gốc cây mai trổ đầy bông, lau mồ hôi rịn trên trán. Mặt trời mới mọc, sáng dịu dàng. Nhìn xuống thung lũng chú tiểu còn thấy rõ rệt mái chùa của mình, mặc dù xúm xít quanh chùa là những mái nhà của dân làng. Mái nhà nào cũng lợp bằng thứ ngói đỏ màu gạch cua, nhưng trên mái chùa có cẩn con rồng màu xanh. Đây là mái chùa cẩn rồng, nọ là mái tục ngói đỏ. Phân minh rõ rệt.

Chiều hôm qua có con chim lạ màu đất về đậu trên khóm tre già sau chùa. Chim cất tiếng kêu “bịp...bịp...bịp...”, chú lấy làm lạ hỏi sư phụ chim nọ tên gì mà từ nhỏ tới lớn chú chưa hề thấy. Sư phụ bảo chú ra sông coi thử nước ròng hay nước lớn. Chú chạy ra sông coi rồi về bạch thầy là nước lớn. Thầy bảo đó là con chim bìm bịp, khi nào nước lớn thì bìm bịp kêu. Bây giờ là nước lớn. Chú hỏi sao sư phụ rành quá vậy? Sư phụ mỉm cười xoa chiếc đầu trọc mới vừa cạo lại còn bóng toanh của chú và kể chú nghe sự tích con chim bìm bịp:

“Khi xưa có một vị sư lặn suối trèo non để ra mắt Phật Tổ. Giữa đường sư gặp một tướng cướp vừa giết người mặt mũi hung ác. Sư giáo hóa tướng cướp. Tướng cướp hối hận tự đâm vào ngực mình lấy trái tim trao cho sư cúng dường Phật để mong được giải trừ ác nghiệp. Nhờ lòng thành tướng cướp đắc độ thành Phật. Nhà sư cất quả tim trong tay áo và tiếp tục đường hành hương. Ba ngày sau quả tim sình thúi nồng nực. Khi đi ngang sông sư quăng trái tim tướng cướp xuống bờ sông rồi vội vã tiếp tục hành trình. Qua ngày sau sư yết kiến Phật Tổ. Phật hỏi sư có quên gì không? Sư lúng túng cúi đầu. Phật hỏi tiếp chớ còn tâm nhà ngươi để đâu. Sư xấu hổ lui ra. Sư trở lại bờ sông tìm kiếm, nhưng nước lớn đã cuốn trái tim tướng cướp đâu mất. Sư buồn rầu ngã bịnh rồi thác. Sư đầu thai làm con chim bìm bịp, mỗi khi nước lớn chim cất tiếng kêu thảm thiết như muốn gọi trái tim trở về với mình”.

Chú tiểu nghe chuyện lấy làm ngậm ngùi. Chú nghĩ nhà sư quả thiệt dại dột. Giá mà ai giao trái tim cho chú thì chú sẽ giữ khư khư đến khi nào chết thì thôi. Nhưng cũng từ đó chú bị ám ảnh bởi con chim bìm bịp và chuyện nhà sư khổng lồ. Chùa tựa lưng núi Tam Cấp. Chú mơ ước trèo lên chót núi để được đọc “Chân Kinh Tối Thượng”. Chú ước mình là chim bìm bịp để bay lên núi.

Chú nghĩ vơ nghĩ vẫn. Đọc kinh chú chẳng hiểu gì. Càng cố gắng chú càng không hiểu. Chú nghĩ có lẽ mình chưa được soi sáng chăng. Chú bạch với sư phụ ý định leo núi của mình. Sư phụ bảo:

- Trong bếp củi đã hết, sao con không bửa củi?

Chú ngờ sư phụ lãng tai nên lập lại:

- Bạch sư phụ con muốn leo núi Tam Cấp.

Sư phụ đáp:

- Lu nước sau chùa đã cạn, sao con không xách nước cho đầy?

- Bạch sư phụ con muốn leo núi.

Sư phụ mỉm cười lững thững đi lên chánh điện dóng ba hồi chuông.

Chú lẽo đẽo theo sau, lải nhải:

- Bạch sư phụ con xem kinh mà không hiểu, nhờ sư phụ soi sáng.

Sư phụ đưa cho chú một quyển Chú nhỏ. Chú tiểu ra sau hậu liêu giở Chú ra đọc: “Mộ đà ra nan địa ca yết ra ha. A lam bà yết ra ha...”

Càng đọc chú càng chẳng hiểu ất giáp gì hết. Tuy nhiên chú có linh tính như mình đã hiểu một chút gì đó.

Sau hồi nghỉ mệt chú ngó lên núi thấy núi còn cao lắm. Chú phải tiếp tục ngay bây giờ kẻo khi chiều xuống mà còn lạng quạng là lạc đường. Chú đứng dậy phủi đít định bước đi bỗng có tiếng gọi:

- Chú tiểu! Chú tiểu!

Chú ngơ ngác nhìn quanh chẳng thấy ai, chú hỏi bâng quơ:

- Ai gọi tui vậy?

Có tiếng vỗ cánh rồi một con chim màu đất từ trên cao sà xuống đậu trên cành mai. Trên đỉnh đầu chim phát ra ánh sáng xanh biếc. Chim nói:

- Chính ta đã gọi chú đó.

Chợt nhớ chuyện sư phụ đã kể mình nghe, chú kêu thốt:

- À, ra là sư-bìm-bịp đó hả?

- Ta không phải là sư.

- Không sư thì cũng là bìm bịp.

- Ta không phải là bìm bịp.

- Không phải là bìm bịp vấy chớ ai kêu “bịp...bịp...” sau chùa?

- Chú kêu chứ ai kêu?

Chú đổ quạu:

- Tui đâu có kêu!

- Chú không kều thì bụng chú kêu.

Chú nén giận, ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:

- Vậy sư không...chim, không...À vậy ông nói bìm bịp không có hả?

- Bìm bịp không có thì ai đậu trên cành tre sau chùa?

Chú lại nổi sùng gắt gỏng:

- Ôi thôi ông đừng có nhiều lời! Tui không có thì giờ để nghe lý luận lẩm cẩm của ông đâu. Ông nói thì ông hiểu.

- Ta chưa hề nói một câu!

Chú quay lưng bước đi. Chim bay theo chú gọi:

- Khoan đã chú tiểu. Chú leo lên đỉnh Tam Cấp phải không?

Chú ngần ngừ:

- Ờ...ờ. Tui cũng định lên đó. Thôi tui đi đây.

Chim năn nỉ:

- Chú đừng giận, ta muốn nhờ chú một việc nhân chú lên đó.

- Việc gì ông nói thử.

Chim sà đậu trên vai chú.

- Ta đây đã học hết kinh và óc ta đã ghi nhận đủ hết. Trí ta giờ là kim cương phát ra ánh sáng xanh, tuy nhiên còn phải hai điều kiện nữa ta mới huệ được.

Chú tò mò:

- Hai điều gì vậy?

Chim trầm ngâm một hồi rồi nói:

- Một là trình tim tướng cướp cho Phật Tổ. Hai là đọc ta nghe “Chân Kinh Tối Thượng”. Ta muốn nhờ chú hai việc đó. Thứ nhứt là...

Chú tiểu ngắt lời:

- Tui đi tìm trái tim tướng cướp, phải vậy không? Bộ ông tưởng dễ lắm hả?

- Không dễ, biết vậy. Nhưng nhờ căn lành và duyên hạnh ngộ nên chú sẽ tìm ra. Còn nghe Kinh thì phải nhờ chú.

- Ông này nói lạ. Chính tôi ước mình là chim bay lên núi cho mau để xem Kinh Tối Thượng.

- Chú không hiểu. Chính vì óc ta đầy Kinh nên trở thành nặng nề không bay lên núi được. Vì vậy ta mới nhờ chú mang óc ta lên núi và đọc Kinh cho óc ta nghe, ta bỏ xác lại đây.

Chú tiểu dẫy nẫy:

- Ông xúi dục tui sát sinh hả?

- Đâu có. Bề nào ta cũng phải trả xác lại cho trời đất. Ta chỉ muốn nhờ chú mang khối óc ta theo chú. Khi nghe Kinh Tối Thượng, óc ta sẽ phát hào quang sáng trắng như mặt trời. Lúc đó ta đã huệ.

- Ông này nói lạ. Mang óc mà không mang xác theo, lại cũng không sát sanh, ông tưởng tui là pháp sư chắc?

- Gần như vậy. Chú chỉ cần niệm “Vãng sanh tịnh độ thần chú” rồi giỡ lông trên đầu ta mà lấy khối óc.

- Ông này nói giỡn!

- Ta không nói giỡn đâu. Chú làm thử thì biết. Bây giờ chú ngồi xếp bằng đi.

Chú tiểu làm theo. Chim đậu trong lòng hai bàn tay chụm lại trước rún chú tiểu. Chú lẩm nhẩm niệm:

- “Nam mô A di đa bà dạ...A dị rị đa tất đam bà tỳ..Dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha”.

Chim nằm im như đã ngủ. Chú nắm chóp lông trên đầu chim giở lên, đỉnh đầu đi theo như nắp bình trà. Ánh sáng xanh biếc tỏa ra rực rỡ. Chú nhặt lấy khối óc bỏ vào tay áo rồi đem chôn bìm bịp dưới gốc mai trổ đầy bông.

Con chim chết dưới cội hoa

Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao

Mai anh chết dưới cội đào

Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu(1)

Chú tiểu cất bước mà nghe lòng trần nặng nề trong người. Đến trưa chú lên tới lưng chừng núi. Chú lại ngồi nghỉ mệt ở cấp thứ hai của núi, nơi đây đào ra bông hồng rực rỡ, tưởng như Tết quanh năm. Chú lo ngại không biết làm sao tìm được tim tướng cướp. Nơi đây chỉ có núi đá và cây cỏ, không có sông, không có nước ròng nước lớn. Chú nhìn xuống thung lũng. Các mái nhà dưới đó như liền thành một mảng rộng đỏ hình chữ nhật, không phân biệt mái chùa mái tục. Trong sương mù mờ mờ, con rồng xanh như thể đang bay dọc ngang trên mái nhà lớn độc nhứt đó, mắt long lanh sáng rực tợ hải đăng. Chú nghĩ có lẽ giờ này sư phụ mình đang ngọ trai. Ở đâu? Và ai hầu cơm sư phụ?

Chú chợt nghe có tiếng bước sau lưng mình. Chú quay lại thấy một người bịt mặt đứng đó tự bao giờ. Chú giật mình hỏi:

- Tướng cướp đó phải không?

Sau chiếc khăn che tiếng nói phát ra:

- Ta không phải là tướng cướp.

Chú lấy lại bình tĩnh nói chữa:

- À xin lỗi. Tui muốn hỏi Phật đó phải không?

- Ta không phải là Phật.

- Nhưng sau khi dâng hiến tim mình cho ông đã trở thành Phật.

- Ta vốn đã là Phật làm sao trở thành Phật được?

- Ông nói gì lạ lùng tôi không hiểu.

- Chú không hiểu tại vì chú tưởng mình có thể hiểu được.

Chú cố gắng vớt vát:

- Sư phụ tui nói ông vốn là ăn cướp trở thành Phật, còn nhà sư hành hương trở thành bìm bịp, không phải vậy sao?

- Nhà sư không thành Phật thì làm sao ta thành Phật được?

Và cũng chẳng ai thành Phật được hết.

Chú tiểu giật mình:

- Vậy tui leo núi làm gì đây?

- Cái đó thì chú biết lấy. Tuy nhiên ta biết chú đang đi tìm trái tim ta như chú đã hứa với bìm bịp, phải vậy chăng?

Chú tiểu gật đầu mừng rỡ.

- Vậy ông còn trái tim nào trong ngực không?

- Ta không còn tim. Hay đúng hơn tim ta chẳng hề có.

Chú tiểu thất vọng. Người bịt mặt an ủi:

- Tuy nhiên ta có thể giúp chú làm tròn lời hứa với sư-bìm-bịp. Bên tay mặt chú có một hồ nước. Một bông sen độc nhứt trong hồ có gương sen. Gương sen này có một hột sen độc nhứt. Đó là tim ta mà cũng không phải là tim ta.

Chú sẽ tìm ra. Thôi ta đi đây, chúc chú may mắn.

Chú tiểu chạy theo:

- Khoan đã. Ông là ai?

Người kia quay lại:

- Chú biết rồi, còn phải hỏi!

Y ta giật phắt khăn che mặt để lộ chân tướng. Chú tiểu giật mình bàng hoàng. Chú nhận ra khuôn mặt của mình dưới khăn che. Chú đưa tay với thì khuôn mặt đã tan thành làn khói mỏng. Chú định hỏi thêm nhưng giông gió chợt nổi lên, bông đào rụng tơi bời. Khi gió tạnh, người kia đã biến mất.

Chú tiểu tiếp tục hành trình. Chú quẹo phía tay mặt thấy một hồ sen. Bông sen nở rộ. Chú lội xuống hồ bắt đầu tìm kiếm. Muốn tìm được gương sen, chú phải vặt từng bông sen. Chú tự nhủ tìm gương sen chưa biết được không, nhưng chắc một điều là mình phải lột trần nhiều bông sen. May mắn thay, chú tìm được gương sen sau khi hơn nửa hồ sen đã tơi tả. Chú tiểu hái gương sen đút vào tay áo và lội ra khỏi hồ.

Chú tiểu tiếp tục leo núi, đến chiều chú đã lên đến bậc thứ ba. Từ đây lên đỉnh núi chỉ còn chút xíu. Chú ngó xuống thung lũng. Trời còn sáng, nắng quái rạng rỡ. Mái chùa mái tục lấy mắt ngó không thể phân biệt. Tuy nhiên trong trí chú tiểu vẫn có mái chùa đâu đó trong mảnh chữ nhựt đỏ chói kia, mặc dù con rồng xanh không còn nhận ra. Có lẽ giờ này sư phụ đang dâng hương. Chú thầm ước nếu sư phụ đi bửa củi và xách nước dùm mình.

Chú băng qua một vườn bông trang. Nghe suối đổ ào ào, chú đi về hướng đó. Cuối dốc đường mòn chú nhìn thấy một ngôi chùa. Ngôi chùa tương tự như ngôi chùa của chú nhưng không có con rồng xanh trên mái ngói. Chú bước vào chùa mò mẫm, vì trong chùa tối đen. Chú chợt nhớ hòn kim cương bìm bịp trong tay áo, chú lấy ra. Nhờ ánh sáng chú nhận ra một tượng Phật đồ sộ giữa chùa. Cả pho tượng có vẻ lạnh lẽo nhưng miệng Phật mỉm cười. Một quyển sách nằm trong lòng bàn tay Phật. Chú đưa hòn kim cương đến gần và đọc được trên bìa “Chân Kinh...”

Chú mừng rỡ lật xem trang đầu. Trên trang này có mấy dòng viết bằng mực son:

“Đây là phần trên của Kinh. Phần dưới nằm bên kia suối. Khi có đủ hai phần, trở lại đây ta sẽ giảng”.

Chú hớn hở cầm chắc Kinh trong tay hăm hở chạy ra khỏi chùa, trở lại suối. Đầu suối có chiếc cầu khỉ bằng tre. Chú bước lên cầu, một tay giữ Kinh, tay kia giữ thăng bằng trên tay vịn. Dưới chân suối đổ ào ào. Sang bờ kia chú nhận ra ngôi chùa giống hệt ngôi chùa mình, kể cả con rồng xanh trên mái ngói...

Chú lấy hòn kim cương soi sáng và bước vào chùa. Giữa chùa là một pho tượng hai mặt. Một mặt hiền lành, một mặt dữ tợn. Bốn bàn tay của tượng nhập vào nhau giữ một quyển Kinh. Chú hồi hộp rút quyển Kinh ra khỏi bốn bàn tay và đọc được trên bìa: “Tối Thượng”.

Chú mừng quá cầm lấy hai phần “Chân Kinh” và “Tối Thượng” chạy ngược lại suối. Chú leo lên cầu khỉ hai tay bận bịu không vịn được vào đâu. Cây cầu tre lắc lư. Chú lao chao. Chiếc gương sen và hòn kim cương rớt khỏi tay áo rơi tòm xuống nước. Rồi tới phiên chú cũng té theo. Chú rớt từ từ như chiếc lá rụng. Khi chạm mặt nước chú cố gắng đưa cao hai phần Kinh lên đầu cho khỏi ướt. Và cũng vì vậy chú chìm ngấm. Chú ngoi đầu lên thở rồi lại chìm xuống. Chú nhớ mình biết lội. Chú buông Kinh ra và đập tay xuống nước. Hai tay chú trở thành hai vi cá. Chú đạp chân, chân chú trở thành đuôi cá. Đồng thời chú chìm sâu xuống nước và may thay chú thở được trong nước. Khi trồi lên được mặt nước chú thấy mình đã hoàn toàn biến thành một con cá thòi lòi. Chú lặn được, lội được và nhảy được trên mặt nước. Chú mừng lắm.

Nhưng chú còn tiếc rẻ bộ “Chân Kinh Tối Thượng” nên lặn lội nhảy nhót tìm kiếm. Trên dòng suối róc rách chú chỉ thấy hai tảng băng trôi lờ đờ đang tan trong nắng chiều. Chú lặn xuống ngó lác đác. Trong bụi rong thấp thoáng hai con cá, một con xanh lục ngậm hạt sen, một con trong suốt tỏa ra ánh sáng biên biếc. Chú tiểu ngư lội tới gần định hỏi. Khi chú mở miệng chỉ có bọt thoát ra ngoài. Âm thanh đã tắt mất trong cổ họng chú. Hai chú cá kia xáp lại gần nhau rồi song song lội ngược dòng nước. Chú rượt theo định hỏi cho ra lẽ. Hai chú cá thỉnh thoảng ngó lại. Chú vừa lội vừa nhảy muốn hụt hơi nhưng không theo kịp. Lên tới tột nguồn suối cũng là đỉnh núi, hai cá lục biếc biến mất trong tầm mắt của tiểu ngư.

Thòi lòi nhảy lên đỉnh núi. Chú chưa kịp định thần thì dòng nước lũ đã lôi chú tuột phăng qua bên kia núi. Bên đó là thác nước, dôc thẳng đứng, không có cách gì cưỡng lại dòng nước cuốn được. Tiểu ngư lăn lông lốc trên các hòn đá. Đến một khoảng không xa bên dưới, thác dội trên một bàn thạch rồi bắn ra giữa không trung, lôi tiểu ngư theo. Sau giây phút đất trời đảo lộn, tiểu ngư định nhỡn thấy mình đang rơi về làng cũ dưới thung lũng. Xuống gần hơn chú thấy mình rớt về phía chùa, con rồng xanh càng lúc càng hiện rõ. Tiểu ngư nghĩ bụng chắc phen này phải nát xương khi rơi xuống mặt đất. Nhưng có điều làm chú lo hơn nữa là lỡ gặp lại sư phụ, sư phụ hỏi:- Tiểu đó hả? Đi hành hương tệ lắm cũng thành bìm bịp, cớ chi nhà ngươi trở thành con cá thòi lòi?

Chú sẽ trả lời ra làm sao? Vả lại chú cũng không có cách gì biện giải được vì thế giới của chú bây giờ không còn ngôn ngữ. May mắn thay chú không rớt trên mặt đất mà lại sa vào ao nước sau chùa. Chủm!

Khi ngoi lên được mặt nước chú tiểu chới với. Chiếc áo tu sũng ướt trở thành nặng nề. Chú cởi bỏ áo và lội được vào bờ. Sau một hồi thở dốc chú tiểu mới hoàn hồn nhớ lại. Mấy ngày nay chú mải mê xem Kinh quên cả ngủ nghê. Trưa nay nhằm mùa hè oi ả chú ra nhà thủy tạ ngồi cho đỡ nóng. Nói là nhà thủy tạ chứ thật ra đó chỉ là một cái chòi nhỏ bắt ra giữa hồ, xung quanh có bốn cột tre, không có lan can. Chú thường ra đây hầu trà và nghe sư phụ giảng kinh. Hôm nay chú mê mệt nên ngủ gật. Trong cơn mộng chú lăn ùm xuống hồ nước. May mà chú biết lội. Chú đưa tay sờ mắt. Thấy mắt mình không lồi chú mới yên tâm.

Giữa mùa hè nóng bức, nhờ thấm nước chú cảm thấy mát mẻ. Nắng rực rỡ. Mùa hè có nắng chói chan, chú thấy đúng điệu hết sức. Sen nở rất nhiều trong hồ. Mùa hè sen nở, quả thật đúng điệu, chú nhép miệng: “Không thể nào khác hơn được!” Lâu lắm chú mới có dịp khám phá lại thân thể mình trong nắng. Chú thấy mình hơi ốm và xanh. Đồng thời chú cũng cảm thấy bụng đói cồn cào. Chú lượm nhánh cây khều chiếc áo tu vào bờ. Chú vắt ráo nước rồi mặc lại vào người. Chú ra sau hậu liêu rồi vòng xuống bếp. Bếp núc lạnh tanh và củi đã hết. Chú dở nồi thấy còn chút cơm nguội. Chú lấy cơm ăn với muối hột, vậy mà ngon đáo để. Chú thấy yêu đời. Ăn xong chú vác rìu ra sân chẻ củi. Làm công việc này, lòng chú hân hoan thú vị. Chú hát nghêu ngao:

Chim nhỏ đậu cành đông

Cành đông khô cứng gãy

Sang xuân lộc non nảy

Nhánh xanh trổ chim hồng.

Sau khi chất củi vào nhà bếp, chú chợt nhớ ngày mai là ngày rằm sẽ có nhiều người lên chùa lạy Phật. Chú phải xách nước đầy lu cho thiện nam tín nữ có nước mà dùng. Chú xách thùng thiếc ra hồ. Sẵn dịp chú cũng tưới mấy gốc cây trong sân chùa. Công việc đơn giản mà chú cảm thấy thú vị vô cùng. Chú lại hát nho nhỏ:

Mưa trời xuống thấm ướt

Mưa đất ngược cành cây

Nhựa non dưỡng nhánh gầy

Lá trả trời khói nước.

Xong công việc chú lên gặp thầy.

- Bạch sư phụ con đã chẻ củi và xách nước xong.

Sư phụ mỉm cười hỏi:

- Chừng nào thì con lên núi?

- Bạch thầy con đã hết muốn lên núi.

- Con đã lên rồi chăng?

Chú định mở miệng thì sau chùa vọng lại tiếng chim “bịp...bịp...bịp...”. Chú nói trỏng:

- Bìm bịp kêu chắc là nước lớn.

- Nước lớn thì cá thòi lòi leo cây ngồi.

Chú giật mình định hỏi thêm thì sư phụ đã quay đi. Chú ra bờ sông thấy nước lớn và quả thật có con cá thòi lòi leo lên ngồi ở nhánh bần. Mắt thòi lòi hấp háy như thể nháy nhó với chú. Chú nghĩ bụng: “Sư phụ mình rành thiệt!”.

Trở về chùa chú sực nhớ quyển Kinh còn bỏ quên ở nhà thủy tạ. Chú đi trở lại hồ sen. Trên sàn nhà thủy tạ không còn dấu vết của quyển Kinh. Chú cúi ngó mặt hồ kiếm dáo dác. Chú không hay sư phụ đã đứng sau chú từ lúc nào. Sư phụ lấy gậy trúc đẩy chú ngã ùm xuống nước.

Bìm bịp giật mình tỉnh giấc. Trong tiết xuân êm ả hắn ngủ gật và nằm mơ. Hắn buông lỏng chân và ngã lộn mèo xuống đất. Khi tỉnh mộng hắn thấy mình nằm chúi đầu bên gốc tre già sau chùa, mùi đất thơm tho dịu dàng. Cả đất trời chỉ còn là chút hương xuân thoang thoảng, bàng bạc như tiếng chuông vọng đêm rằm.