Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THỜI ĐẠI BẤT NHÂN

 

 

TƯỞNG NĂNG TIẾN

 

 

 

Cu Ti đang chơi game, chả hiểu sao, bỗng quay sang hỏi:

- Nếu bố cũng chết luôn rồi bố có gặp bà nội không ?

- Có.

- Hôm nào đến lượt con chết thì con sẽ gặp bố mẹ, em Bê, ông bà nội và tất cả mọi người luôn hả?

- Ừ.

- Vậy ... cũng được.

Sau cái tang của bà nội, sau khi được giải thích là mọi sinh vật trước sau rồi cũng chết, con trai tôi - tám tuổi - chắc đã đủ khôn để hiểu điều đó nhưng chưa đủ lớn để nghĩ đến lúc nó phải sống hay chết một mình. Bởi vậy, sau khi nghe rằng dù chết nó vẫn có người thân xung quanh khiến cu cậu yên tâm.

Còn tôi, tôi không yên tâm mấy! Nếu thực sự nhân loại sau khi chết rồi cũng đều gặp lại nhau ở một nơi nào đó thì những lời thăm hỏi của chúng ta sẽ ra sao, sau câu nói xã giao thường lệ:

- Dạo này khỏe không, cha nội?

Những câu hỏi kế tiếp có thể là:

- Xin lỗi, vô phép cho hỏi, anh chị từ đâu đến?

Hoặc :

- Bà thuộc quốc tịch nào ạ?

Kể từ khi chúng ta có mặt trên mặt đất, hình dạng của những lục địa đã nhiều lần thay đổi, nói chi đến chuyện nhỏ nhặt như biên giới của những quốc gia ; bởi thế, hai câu hỏi vừa nêu e không hoàn toàn thích hợp trong hoàn cảnh đặc biệt này. Bạn nghĩ sao nếu chúng ta sẽ nghe những câu trả lời như sau:

- Thưa tôi người Chiêm Thành, còn cô bạn gái của tôi đây là người Chân Lạp.

- Tôi là công dân thành Nhã Điển (Athens).

Đối đáp như thế nghe mất ...sướng. Nó có vẻ hẹp hòi, hơi nặng tính chất địa phương, và - rất có thể - khiến người đối thoại bối rối vì Chiêm Thành, Chân Lạp, Nhã Điển...đều thuộc những nền văn minh đã bị lụi tàn hay hủy diệt từ lâu.

Do đó, trong tình huống này, e là con người sẽ phải chào hỏi nhau theo cách khác - khác hẳn với lề lối thông thường của chúng ta hiện tại. Yếu tố không gian, có thể, sẽ bị loại bỏ và người ta chỉ còn chú trọng đến thời gian thôi. Xin nghe thử vài thí dụ:

- Xin lỗi ông thuộc niên đại nào ạ?

Hoặc:

- Còn cô, thời đại của cô tên chi ?

- Thưa, tôi sống vào Thời Băng Hà.

- Em thuộc Thời Đồ Đá Cũ .

- Chúng em cũng thế nhưng hơi lui về phía sau một tí, chúng em thuộc giai đoạn Trung Thạch Khí.

- Dạ cháu thì sinh sau đẻ muộn hơn nhiều, cháu người Thời Trung Cổ.

Gần gũi hơn, chúng ta dám có dịp ngồi nhậu với những nhân vật Thời Phục Hưng như Leonardo da Vinci hay Michelangelo Buonarroti. Nếu đụng phải qúi ông, qúi bà chết không kịp ngáp ở Hiroshima hay Nagazaki vào năm 1945 thì câu trả lời chắc chắn sẽ là:

- Chúng tôi không may sinh nhầm Thời Đại Nguyên Tử.

Gần hơn nữa, nếu bắt tay với những anh chị mới tử nạn trong vụ Phi Thuyền Con Thoi vào cuối thế kỷ hai mươi thì hẳn là họ sẽ tự nhận là những kẻ thuộc Thời Đại Phi Thuyền...

Nhân loại - tất nhiên - không phải lúc nào cũng vui vẻ dắt tay nhau nhẩy cà tưng cà tưng một cách đồng đều qua từng thời đại, từng giai đoạn văn minh. Do đó, sự phân định thời đại luôn luôn có tính cách chủ quan và dễ trở thành đề tài cãi lộn.

Hãy hình dung ra cảnh một ông chồng nào đó, có chiều hớn hở và hăm hở, chạy tuột vào hang, ôm chầm lấy vợ, nói không kịp thở:

- Em ơi, nhen lửa lẹ lên làm cái gì nhậu để anh hú anh chị Tư với anh chị Năm qua uống .. .

- Xí, làm gì mà gấp nhậu và nhậu hoài vậy. Đêm qua mấy ông mới xỉn gần chết, ói mửa tùm lum, hang động còn hôi rình đây nè !

- Chậc ! Hôm qua là "happy birthday" của em thì cũng phải này nọ chút đỉnh chớ. Bữa nay là chuyện khác, quan trọng hơn nhiều ...

- Chuyện gì mà dữ thần vậy kìa ?

- Biết sao không, anh mới gặp ông Tám ở ngoài bìa rừng á. Chả cho hay bắt đầu từ ngày mai là mình bước qua một thời đại khác, tới Thời Đồ Đồng rồi.

- Ý , trời - đất - mèng - đéc - qủi - thần - thiên - địa ơi, thiệt vậy sao honey ? Sao không kêu ổng vô nhậu luôn, em còn một mớ khô cá sấu đây nè. .. Mà nhớ làm cho em cái gương bằng đồng à nha . Không phải là em "complain" hay đua đòi gì đâu nhưng sáng nào cũng phải ra bờ suối soi mặt, chải đầu, trang điểm ... thiệt mỏi chân và sợ ...cọp gần chết luôn vậy đó !

- Đừng có lo, chuyện nhỏ mà . Nhen lửa lẹ lên, nói nghe đi cưng .

Sau đó cả đống mấy anh mấy chị nổi lửa, xúm vô ăn uống, nhậu nhẹt, phi cần sa, và nhẩy nhót tùm lum, rồi ôm nhau làm tình tưng bừng cho tới sáng .

Cảnh tượng này, nếu xẩy ra ở Âu châu, và nếu được thu hình cho mấy ông bà Úc Châu xem thế nào cũng có ông hay có bà chép miệng:

- Chúng nó tiến nhanh quá nhỉ. Thoắt một cái đã vượt qua Thời Đồ Đá.

Cùng lúc, cùng cảnh tượng trên dám bị một cô hay một cậu da đen ở Phi Châu nhún vai dè bỉu:

- Đ...mẹ, đúng là đồ ngợm. Người ta đã tới luôn Thời Đồ Sắt cả ... tuần nay rồi, bây giờ mới lò dò bước vô Thời Kỳ Đồ Đồng ; vậy mà cũng bầy đặt ăn mừng, shit, fuck you, mother fuckers!

Đó là chuyện lớn, có tính cách liên lục địa, xẩy ra khi thế giới chưa thu nhỏ lại bằng một cái làng, vào lúc nhân loại chưa nghĩ ra được cái bánh xe và cái máy vi tính với hệ thống hệ thống internet. — một bình diện nhỏ hơn, trong phạm vi biên giới của một quốc gia, đôi khi, vì nguyên do này hay nguyên do khác, có những nhóm người vẫn cứ sống biệt lập ở những nơi hoang dã - với những hình thái sinh hoạt cổ xưa bất biến - hoàn toàn biệt lập với số đông còn lại.

Xin đơn cử một thí dụ khác. Khoảng tháng Tư năm nay, năm 98, nhiều tờ báo Việt Ngữ của người Việt ở hải ngoại cùng đi tin về một nhóm Fulro bị bắt tại tỉnh Lâm Đồng - Việt Nam. Tin này, chắc chắn, được in lại "nguyên con" từ một tờ báo thổ tả nào đó ở trong nước. Cái đuợc mô tả là nhóm Fulro kể trên gồm có đâu chừng... năm người: hai đứa bé (có đứa mới mười mấy tháng), một ông già, một phụ nữ, và một người đàn ông trung niên có trang bị vũ khí - một cái... cung!

- Bất cứ một quốc gia bình thường nào khác, nhóm người kể trên chắc chắn sẽ bị coi là nhừng người đi lạc, và tựa bài báo viết về những người này sẽ là " Phát Hiện Được Một Nhóm Người Thượng Sống Hoàn Toàn Biệt Lập Từ Năm 1975 — Cao Nguyên Trung Phần." Dù sự thực, rất có thể, không phải là họ đi lạc mà là họ đi trốn. Trong một chế độ mà "cái cột đèn nếu có chân cũng phải bỏ đi" thì nói chi đến người, dù là người thượng !

Tương tự, bằng vào một nhãn quan bình thưòng thì không ai quan tâm đến chuyện "fulro or not fulro." Khả năng sinh tồn hoàn toàn biệt lập của một nhóm người, qua một phần tư thế kỷ ở rừng sâu, mới là điều cần được học hỏi và nghiên cứu. Người Việt, kể cả nhiều người ở hải ngoại, (tiếc thay) không có cái nhìn bình thường như thế ; do đó, mới có cái tựa bài báo là "một nhóm fulro bị bắt" và cái tựa quái gở này được in ở khắp mọi báo - chứ chả riêng gì báo quốc doanh.

Nhóm người này, theo như bài báo tiết lộ, được giao cho công an tỉnh Lâm Đồng xử lý. Qúi vị lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện tại, nói chung, ( và ông trưởng ty công an Lâm Đồng, nói riêng ) e khó mà có mảy may khái niệm gì về nhân chủng học và xã hội học nên cách họ "xử lý" chắc khó nhẹ tay.

Lỡ họ quá tay khiến cho một trong những người thượng kể trên bỏ mạng, khi về bên kia thế giới, chả hiểu anh hay chị đồng bào thượng của tôi sẽ tự giới thiệu ra sao khi được hỏi về thời đại hay niên đại của mình ? Đồng bào thượng, tự bản chất, không quen nói dối . Nói thật thì khó có thể giải thích với người đối diện tại sao bạn từ trần vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 mà tay cầm cung, lưng đeo tên, mình đóng khố, và thân thể thì gầy ốm trơ xương, với hàng trăm dấu vết bầm dập do tra tấn.

Thiệt sống đã mệt mà chết, ngó bộ, cũng không khỏe mấy. Vi nhân nan. Làm người quả khó. Sự khó khăn này, tất nhiên,không chỉ dành riêng cho người Thượng. Tôi nghĩ lỡ mà chiều nay, khi khổng khi không, mình ... tắt thở ; rồi tối đến, khi đi tà tà ở thế giới bên kia, tôi cũng bối rối thấy mẹ luôn nếu bị ai đó hỏi một câu tương tự :

- Ủa, chớ bạn thuộc thời đại nào vậy ?

- Tôi thuộc thời đại nào cà ?

Dù vai tôi không đeo tên, tay không cầm cung, người không đóng khố ; và dù tôi đang sống ở Hoa Kỳ , đang ngồi trước máy Window 95, ( tay phải cầm mouse, tay trái cầm bia Budweiser ) và đang mặc quần lót hiệu Hanes - tôi vẫn thấy có điều bất ổn nếu tự nhận mình là người thuộc Thời Đại Khoa Học Kỹ Nghệ hay Thời Đại Computer gì đó.

Nói đại như vậy gặp người lạ hoắc (cỡ như một bà Phù Nam hay một ông Spartan nào đó) thì chắc cũng xong thôi ; tuy nhiên - lỡ gặp người quen - một người đồng hương và đồng thời chả hạn, tôi sợ rằng không ổn. Xin đơn cử tiếp vài thí dụ về những trường hợp không đuợc ổn :

Trong mục Sổ Tay của tạp chí Thế Kỷ 21 số tháng 6 năm 98, xuất bản tại California Hoa Kỳ có ghi lại trường hợp của chị Võ Thị Quyến, với tiểu đề " Những Chị Quyến — Nông Thôn Việt Nam" như sau:

Báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam đã đăng câu chuyện chị Võ Thị Quyến , người phụ nữ sống ở một ngôi làng cách huyện lỵ Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) ba cây số. Câu chuyện có thể giúp ta hiểu tại sao ở những thôn làng tỉnh Thái Bình người dân đã nổi dậy.

Chị Quyến là một người nghèo nhất xã Quế Minh, theo lời giới thiệu của ông chủ tịch xã. Căn nhà ba mẹ con chị Quyến ở chỉ là mấy tấm tranh xiêu vẹo trên những cây cọc dựng tạm. Trong lều chỉ có một chõng tre đủ một người nằm, và mấy cái nồi gang sứt quai . Chị Quyến có ba sào ruộng, làm không đủ ăn. Ngoài việc làm ruộng chị chằm nón . Mỗi ngày chị chằm được một cái nón bán được 1 ngàn 900 đồng Việt Nam, trừ 500 đồng mua lá, 300 đồng mua chỉ cước, và 300 đồng mua tre mỗi ngày chị kiếm được 800 đồng ( 6 cent Mỹ) , bằng giá một điếu thuốc lá 555 ở Sài Gòn.

Con lớn của chị 14 tuổi học đến lớp ba thì phải nghỉ. Đứa bé lên 7 tuổi đang học lớp một. Trường làng đã gửi giấy yêu cầu chị Quyến đóng "qũy học đường" 16 ngàn đồng - tiền công 20 ngày làm nón, nếu chị nhịn ăn, nhịn uống. Chị nói:" Chắc thằng Khoa cũng phải nghỉ học thôi!" Khi phái viên nhà báo đưa tặng chị tờ giấy bạc 50 ngàn đồng (hơn ba Mỹ Kim) để đóng tiền học cho con, chị hỏi:" Đây là mấy nghìn em? Chị chưa bao giờ nhìn thấy tờ giấy bạc lớn như vậy !"

Chị Võ Thị Quyến là người thế nào mà nghèo khổ đến như vậy? Năm 1972, mới 16 tuổi, chị đã thoát ly gia đình "nhẩy núi" theo bộ đội tỉnh Quảng Nam làm công tác vận tải. Sau năm "giải phóng" 1975, khi cha mẹ anh em đã chết, chị xin ra quân về nhà trông nom bà nội mù loà...

Bài phóng sự viết về xã Quế Minh còn kể đến anh Nguyễn Phước Minh. Mươi năm trước đây anh Minh là người được "biểu dương kiện tướng lao động" hàng ngày trên loa truyền thanh của nông trường Đại Thủy Lợi, Phú Ninh, Tam Kỳ - khi đảng cộng sản còn đang " xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa" bằng tay chân. Thành tích của anh là đào đắp cả chục khối đất mỗi ngàỵ Với sức lực đó, anh trở về xã Quế Minh nhưng không làm gì đủ nuôi vợ con! Nhà anh cũng sơ xác như nhà chị Quyến. Vợ anh bệnh nằm liệt giường.

Xã Quế Minh nổi tiếng vì trận đói năm 1993, dân làng phải đào những củ sắn non lớn bằng chiếc đũa lên ăn. Hiện nay thanh niên trai tráng trong xã hầu hết đã bỏ đi kiếm ăn ở phương xa, đến nỗi có đám tang không tìm được đủ số thanh nhiên khênh quan tài.

Nói chị Quyến là người nghèo nhất xã Quế Minh cũng chưa chắc đúng vì, cũng theo lời ông chủ tịch xã, mức sống trung bình của người dân ở đây là 150 ngàn đồng một năm, tức hơn 12 ngàn một tháng (chưa được một Mỹ Kim)... Làm cách nào người ta có thể sống với 12 đô la một năm ? Đó là điều không thể hiểu được khi có những nhóm cán bộ, như ở công ty dệt Nam Định, đã tham nhũng đến vài chục triệu Mỹ Kim. Nhưng chị Quyến không biết những chuyện xẩy ra ở công ty dệt Nam Định vì cả xã chỉ có hai tờ báo của đảng.

Điều thảm thương cho những người như chị Quyến, anh Minh là họ đã hy sinh tuổi thanh xuân cho đảng cộng sản, người ra sức chiến đấu, người làm lao động. Và kết quả của những hy sinh đó là cuộc đời cùng khổ không biết bao giờ thoát. Chúng ta có thể tưởng tượng hàng triệu, hàng triệu người như họ ở các vùng nông thôn Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam ...

Coi: rõ ràng tôi với chị Quyến, anh Minh không phải chỉ là những người đồng hương mà còn là những kẻ đồng thời nữa. Năm 1972, khi chị Quyến "nhẩy núi" thì cũng là lúc tôi đi lính. Chúng tôi cùng tham dự một cuộc chiến nhưng ở hai chiến tuyến đối nghịch, thế thôi.

Cuộc chiến tàn, sau nhiều năm tù tội, tôi đành phải tha phương cầu thực. Còn chị Quyến "sau năm giải phóng 75, khi cha mẹ anh em đã chết, chị xin ra quân về nhà trông bà nội mù loà." Chúng tôi như những nhánh sông chia . Khi hợp lưu mà tôi lại giả dạng ngoại kiều thì e rằng thái độ của mình có hơi ... kỳ . Còn nếu tôi làm ra vẻ Việt kiều, trân tráo tự giới thiệu mình thuộc Thời Đại Thông Tín hay Hậu Kỹ Nghệ ... gì đó thì có lẽ đỡ kỳ hơn một chút nhưng vẫn còn kỳ ... thấy mẹ !

Mà không phải chỉ riêng tôi với kẹt đâu nha ? Chị Quyến, anh Minh cũng kẹt luôn là cái chắc. Họ rồi sẽ tự giới thiệu ra sao đây, khi được hỏi về thời đại của mình ?

- Chúng tôi thuộc Thời Đại Cách Mạng !

Hoặc, cho nó thêm phần quốc tế:

- Chúng tôi thuộc Thời Đại Cộng Sản .

Nghe được không ? Bằng vào thành tích "kiện tướng lao động" hay "nhẩy núi" (nghĩa là đi theo cộng sản, hay đi làm "cách mạng" ), họ có thể coi như mình thuộc Thời Đại Cách Mạng được chăng ? Tôi nghĩ rằng cũng được vì cũng có phần hợp lý, ít nhất thì nó cũng hợp lý trong hoàn cảnh của hai người. Sống ở một nơi chỉ có hai tờ báo, cả hai đều của đảng, và cái đảng thổ tả này - hơn nủa thế kỷ nay - luôn luôn tự ca tụng thành tích cách mạng ( không hề có) của mình và của những nước "cách mạng xã hội chủ nghĩa" anh em thì những người như anh Minh, chị Quyến biết gì hơn về thời đại của mình để có thể nói khác đi được ? Dù trong thực tế thì làm gì có cái thứ "cách mạng" nào lại chủ trương bắt người dân " đào những củ sắn non lớn bằng chiếc đũa lên ăn" hay đẩy họ vào những "cuộc đời cùng khổ không biết bao giờ thoát," theo như nguyên văn của bài báo vừa dẫn thượng.

Và những mảnh đời te tua bầm dập khốn cùng như thế không phải chỉ tìm thấy ở nông thôn Việt Nam. Bạn có thể nhìn thấy chị Quyến, anh Minh và lũ con họ ở bất cứ nơi đâu trên đất Việt. Có những chị Quyến nằm chết (chết vì đói) ở chợ Bến Thành, có những chị Quyến nấu cháo có thuốc độc cho con ăn rồi ...quyên sinh vì cùng quẫn. Bài báo không đề cập đến người đàn ông trong đời chị Quyến. Tôi trộm nghĩ anh ấy có lẽ "đang kiếm ăn ở phương xa," nghĩa là đang đi làm cửu vạn ở Hà Nội hay Sài Gòn, quần quật suốt ngày vẫn không đủ nuôi thân - nói gì đến vợ với con !

Con cái của chị Quyến cũng không phải là hai đứa bé duy nhất ở Việt Nam bỏ học.

- "Chú mua dùm con tấm vé số." Ngẩng mặt lên tôi bỗng giật mình. Trước mặt tôi là một em bé trai độ chừng 8 tuổi. Nấp dưới cái mũ vải là một khuôn mặt thật sáng. Tôi đọc được trong mắt em một sự van xin, cầu khẩn nên xót xa móc tiền ra mua một vé. Em lí nhí lời cảm ơn rồi tiếp tục lê gót sang các bàn bên cạnh.

- Cái tuổi măng non của em sao mà mọi động tác đều nặng nhọc, chán nản như em vừa mất ngủ đêm trước hay vừa đi bộ15 cây số, hay bi quan hơn, em vừa bỏ học tuần qua. (Đỗ Ngọc Châu, "Dân Tôi Nghèo Ơi Là Nghèo Với Các Em Bỏ Học Buôn Vé Số, " Việt Báo USA, 30 tháng Năm 1998).

Hoạt cảnh trên xẩy ra ở Sài Gòn, lúc trời mới tờ mờ sáng, vào những ngày tháng cuối cùng của thế kỷ hai mươi. Tuổi thơ là một trong những sản phẩm đặc biệt của thế kỷ này . Trước đó, vì phải dồn hết nhân lực vào việc mưu sinh, nên loài người chưa có thế giới riêng của tuổi thơ. Hình ảnh của một đứa bé tám tuổi phải chia sẻ trách nhiệm nặng nề trong việc mưu sinh là một trong những nét đặc trưng của Thời Trung Cổ, khi chúng ta chưa có sự phân định rõ rệt về về giai đoạn ấu thời, lúc mà trẻ con được coi chỉ là những người lớn thu nhỏ (miniature adult) mà thôi .

Nếu chả may cả con trai tôi (cu Ti) và chú bé bán vé số cùng qua đời sáng nay, chiều đến - khi gặp nhau ở một thế giới khác - chả hiểu hai đứa bé sẽ tự giới thiệu ra sao về thời đại của mình ?

- Thời Đại Sổ Số hay Thời Đại Chơi Game ?

Đã thế, nếu cu Ti cứ huyên thuyên về đủ thứ game còn người bạn nhỏ đồng bào và đồng thời với nó cứ nhắc đi nhắc lại hoài về tất cả những loại vé số hiện hành ở Việt Nam thì câu chuyện e khó mà tương đắc và có thể kéo dài lâu. Sự thông cảm hay thương cảm về nhau, nếu có, sợ cũng không lấy gì làm sâu sắc.

Khi phương Tây rục rịch bước vào thời đại kỹ nghệ thì phương Đông - điển hình là Trung Hoa - vẫn cứ ì ạch ở Thời Trung Cổ, dù đất nước này là nơi phát xuất nhiều phát minh căn bản của loài người . Tại sao ? Theo David Landes, trong The Wealth and Poverty of Nations, thì " không thể có tiến bộ khi sự tiến bộ đi ngược lại với quyền lợi của lớp người đang thống trị." Trung Hoa dưới sự cai trị của triều đình Mãn Thanh, những kẻ ngoại tộc, chỉ mong xứ sở này "ổn định" để họ giữ vững được quyền bính và an tâm hưởng lợi . — thời điểm đó, hiển nhiên, mọi thay đổi hay tiến bộ của Trung Hoa đều đi ngược lại quyền lợi của những kẻ cầm quyền.

Chủ bút của tạp chí Thế Kỷ 21, ông Vương Hữu Bột , sau khi duyệt xét tác phẩm dẫn thượng, đã liên tưởng đến hoàn cảnh của quê hương mình và đi dến kết luận như sau:" Tiến bộ là đi ngược lại quyền lợi của giai cấp nắm quyền, tình trạng này đang diễn ra tại Việt Nam. Có gần hai triệu đảng viên và những người cộng tác với họ chia nhau các chức vụ và bổng lộc từ trên xuống dưới . Nếu kinh tế tư doanh phát đạt thì hệ thống phân phối ảnh hưởng và lợi lộc đó bị thiệt hại. Nếu nhiều công ty tư doanh đi vào thị trường thì một hãng độc quyền là công ty đảng sẽ không cạnh tranh nổi. Nhiều ý kiến mới được nói, được nghe thì Giáo Hội Đảng sẽ mất thiêng. Vì vậy họ gọi quá trình đó là diễn biến hòa bình, phải ngăn ngừa và tiêu diệt !"

("Trở Ngại Của Tiến Bộ," Thế Kỷ 21, tháng 6 năm 98).

Kết luận "chủ quan" của ông Vương Hữu Bột, không may, trùng hợp với nhận xét "khách quan" của ông Katsuman Suzuki - đại sứ của Nhật tại Việt Nam, trong một hội nghị kinh tế mới đây giữa Đông kinh và Hà Nội :" Tôi không biết những sự cải cách được khuyến cáo có gây tai hại cho ổn định chính trị hay không, nhưng tôi cảm thấy có một số người trong ban lãnh đạo chính trị đã sợ như vậy, do đó tạo ra sự kìm hãm nghiêm trọng." ("Đại Sứ Nhật Tố Cáo CSVN Lo Sợ Đổi Mới Gây Bất ổn Chính Trị," Việt Báo USA, 04 tháng Bẩy 98).

Khi mà những kẻ thuộc giai cấp thống trị thản nhiên chà đạp lên đời sống của nhừng người bị trị, và từ chối mọi cải cách hay thay đổi (có thể mang đến phúc lợi cho đám đông quần chúng ) chỉ vì cần bảo vệ quyền lợi của chính họ thì triều đại, chính thể hay thời đại của họ - dù có mang tên hay được mệnh danh là gì chăng nữa - vẫn luôn có nét đặc trưng đáng khinh là sự bất nhân.

Anh Minh, chị Quyến và con cái họ, hoặc bất cứ một người Việt nào khác (dù kinh hay thượng, dù ở trong hay ngoài nước Việt) đều có thể trả lời một cách chính xác - dù không có gì để hãnh diện - khi được hỏi về thời đại của mình: chúng tôi thuộc Thời Đại Bất Nhân.