Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

GIỚI THIỆU "THƠ THƠM

TỪ GỐC RỄ TÌNH"

CỦA LUÂN HOÁN

 

TRẦN THỊ NGUYỆT MAI

 

 

Khi đọc thơ đôi lúc tôi có thắc mắc. Khi thì không biết tên tác giả bài thơ, khi thì không biết câu thơ như vậy có đúng với ý tác giả không vì lỗi typo...Và, dù chưa hề quen biết với anh Luân Hoán, nhưng khi email hỏi, anh đều giúp câu trả lời. Lần này cũng vậy. Tôi đã thắc mắc một chữ trong câu thơ của thi sĩ Thương Nguyệt hồi xa xưa, thời ông chưa là họa sĩ Trịnh Cung, chẳng biết hỏi ai, nên lại email hỏi anh. Và đó là khởi nguồn của bài viết hôm nay.

Anh cho biết anh sẽ in một tập thơ mới, nếu tôi có hứng thú thì góp vài trang cảm nhận cho vui. Thật là một vinh hạnh quá lớn lao, làm sao tôi có thể từ chối được? Bởi anh là một nhà thơ đã thành danh từ rất lâu. Bắt đầu làm thơ từ năm 11 tuổi, tính đến nay anh đã sống với thi ca 61 năm. Có thơ đăng báo từ rất sớm (khoảng 14-15 tuổi) trên Tuổi Xanh, Gió Mới, và các báo văn học Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Ngàn Khơi, Kỷ Nguyên Mới, Mai, Bách Khoa, Văn Học...Là một trong những anh em miền Trung chủ trương tạp chí Trước Mặt-một tạp chí văn hóa xã hội-năm 1968 và cũng là người có thơ, sách xuất bản rất nhiều...

"Thơ thơm từ gốc rễ tình" là tập thơ mới nhất của anh, gồm có 5 tiểu tập:

1. Tình vay sông núi quê nhà

2. Mừng em linh hiền ăn nằm với thơ

3. Nụ hồng cho bạn trăm năm

4. Thường ngày hít thở linh tinh

5. Cảm nhận từ nữ lưu

Phần 5 đặc biệt dành cho tiếng nói của nữ lưu, vì có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nam giới đã viết về thơ của anh, như Đỗ Quý Toàn, Thái Tú Hạp, Du Tử Lê, Song Thao, Hồ Trường An, Nguyễn Mạnh Trinh, v.v...với những nhận xét chính xác mà tôi rất đồng tình. Như của nhà văn Hồ Trường An: "Ngôn ngữ của anh lạ lắm: anh làm thơ khơi khơi như nói chuyện, đôi lúc như hí lộng. Chúng ta không bắt găp sự gọt dũa, trau chuốt trong thơ anh. Y vậy, mà ngôn ngữ anh đẹp lạ lùng, nó chứa cả nguồn sinh lực vô biên, hồn nhiên tuyệt vời. Qua ngôn ngữ thơ đó, chúng ta bắt gặp một sự nhạy cảm, rất thơ, một tâm hồn phóng khoáng kỳ diệu."

Hay nhà thơ Thái Tú Hạp:

"Bút pháp của Luân Hoán vững vàng, nhuần nhuyễn. Thong Dong, xuôi suốt ở thế 7, 8 chữ. Mềm mại, nhẹ nhàng ở thể lục bát. Cô đọng, tự nhiên ở 5 chữ. Thơ của anh dồi dào hình ảnh, màu sắc với giọng giản dị đôn hậu, hay đưa tục ngữ vào thơ, đánh thức được xúc cảm của người đọc. kêu gọi sự tham dự của người thưởng thức đến từng dòng, từng chữ...Tóm lại Luân Hoán là nhà thơ của cảm xúc. Và anh đã thành công trên đường đi của anh".

Phải nói ngay rằng Luân Hoán làm thơ rất dễ dàng, bất cứ chỗ nào, thời khắc nào, không cần phải ngồi vào bàn viết, có bút mực hẳn hoi. Anh có thể làm thơ ngay trên giường ngủ, khi chở vợ đi chợ, hoặc khi đang lái xe trên xa lộ...Vậy đó, nhưng hình ảnh, lời thơ rất đẹp tuy anh không cố ý gọt dũa hay trau chuốt. Chẳng hạn như:

không có áo vàng không hoa cúc

hình như đã có chút gì thu

càng xanh đã úa vài ba lá

như là đang nhuốm bệnh tương tư

 

ngày bước chậm chân theo sợi nắng

mây còn ngái ngủ ẩm sương mai

không chim không bướm không nguồn tóc

giớ khẽ rùng mình lệch cánh vai

(Hơi Thu)

Những câu thơ thật đẹp và cũng quá đỗi ngậm ngùi khi anh viết về quê hương, tôi cứ thích đọc hoài:

Hay:

gió lặng Sơn Trà tâm vẫn bão

không mưa mà lệ ngấm đêm sương

(Sông Hàn)

Và:

chết rồi, hồn phách, trái tim

con chim cũng muốn đi tìm cố hương

 

gắng cho ta chỗ kê giường

trên may trải bóng lên phường ấp xưa

(mất chỗ kê giường)

Tôi đọc mà rưng rưng nước mắt. Không cần những chữ nghĩa "đao to búa lớn", những lời thơ của anh nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng lại làm con tim xao động khi nhớ lại những ngày ấu thơ:

đêm đêm tức tưởi xốn xang lạ lùng

hàng tre gốc mít cành sung

đụn rơm bụi chuối...nhớ nhung xót lòng

...

cái đìa, con lạch, dòng sông

từ trong trí nhớ nối dòng chảy ra

...

nâng tay đè, xốn nặng thêm

vết tình đất nước chợt rên thành lời

(thả lỏng nỗi buồn)

Bất cứ nơi nào cũng làm anh gợi nhớ đến một quê hương đã nghìn trùng xa cách:

ở Cayo Coco

nhớ Thanh Bình Đà Nẵng

thấy trên sóng nhấp nhô

một thằng bé vọc sóng

(Ngồi Một Nơi Nhớ Một Nơi)

Hay khi nghe tiếng chim cu cũng vậy:

Lần theo những tiếng cu gù

tôi đi tìm lại cái tôi thuở nào

vấp chân vào chùm ca dao

người xưa bỏ rớt bên rào tre thưa

 

Lượm lên, ướm thử có vừa

cái lòng đang trống gió lùa bốn bên

bảy mươi năm tưởng đã quên

ai dè vẫn nhớ hương đêm trăng vàng

(Tìm Lại)

Hình ảnh đẹp quá phải không? Hương đêm trăng vàng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ đưa ta về một vùng trời ấu thơ mà nhớ quắt quay cái thuở còn để chỏm, đã từng tắm hương đêm dưới ánh trăng vàng, ngây thơ cứ ngỡ trăng đang dạo chơi cùng mình...

Nhưng nhắc đến Luân Hoán là phải nhắc đến dòng thơ tình của anh. Tôi chưa được hân hạnh gặp anh ở ngoài đời, nhưng theo những dòng "tự họa"của anh, thì anh là một người:

tầm tầm một thước sáu

...

trọng lượng và lãng mạn

tính tình hơi nhút nhát

(Tâm Dung tự họa)

Nhưng với nàng thơ thì anh bạo gan lắm, anh "tán" ra trò, hỏi người đẹp nào lại không "đổ":

riêng ta xin được thật thà

mê và yêu vốn bao la dạt dào

thôn quê thành thị rừng cao

biển sóng đều chở em vào thênh thang

(ngợi ca mỹ nhân)

Nào là xin được làm "Chúa Chổm":

nợ em cái háy nhẹ nhàng

cái nguýt tình tứ mở màn mộng xuân

nợ em cái véo đỏ lừng

ửng hồng da thịt thấm nhuần mạch tim

em không đòi, ta trở thành

chúa Chổm từ thuở xuân xanh đến giờ

(Hẹn Nợ)

Rồi còn hăm he:

ta mà cưa đổ được em

ngày đêm thường trực hành mềm em ra

...

ta xưa tim rộng mấy tòa

chừ thu hẹp đủ mái nhà nhốt em

(Hăm)

Chỉ cần người đẹp đi ngang qua:

dáng xuân như vệt nắng

hồn vương hương đôi tà

thơ ngây chợt bẽn lẽn

rùng mình chạm mắt ta

là tâm hồn nhà thơ đã thấy xôn xao:

gắng ngồi trong bủn rủn

á khẩu trước nguồn hương

bước em kéo dài mãi

sợi thơ tình nhớ thương

(Dáng Xuân)

Anh đã biết yêu rất sớm, từ những năm học đệ lục, đệ ngũ (lớp 7, 8 bây giờ), dù chỉ là một buổi hẹn đi xem phim hay chạm vào tay nhau mà đã thấy rung động:

lần đầu tiên rủ em xem chiếu bóng

cứ như là chuyện trọng đại thế gian

đã tập trung tinh thần non nửa tháng

đến lúc ra đi tim vẫn rộn ràng

(Tình Năm Đệ Lục)

lòng chưa mở nhưng tình đã lộ

tay chạm tay rúng động mất hồn

mắt gặp mắt lập lờ bối rối

cả thân hình như đã bị chôn

(Người Tình Năm Đệ Ngũ)

Tình yêu thuở ấy thật trong sáng, chỉ là những nhớ nhung vơ vẩn, chưa có những đắm say nhục dục:

yêu chẳng biết làm gì hơn ngoài nhớ

nhớ lạ kỳ, nhớ tưởng phát cuồng điên

mới chia tay, vừa đến nhà đã viết

trao gởi cho nhau liên tiếp nỗi niềm

(Nụ Trăng Đầu Đời)

Tuy bông đùa ba hoa với nàng thơ thật nhiều nhưng anh là người người yêu thương vợ. Tôi đã đọc những câu thơ anh làm cho chị Lý thật cảm động:

em muôn kiếp vẫn cành đào

nụ hồng nhánh quýt ngọt ngào mỏng manh

giọt mồ hôi mật long lanh

bón cho ta nở đầy cành hoa thơ

có nhau từ những kiếp nào

nghìn triệu kiếp nữa vẫn vào đời nhau

(Hứa Chắc)

Hay là:

năm mươi năm vẫn như còn

cái hồi môi ngậm môi nằm làm thơ

(Tiến Em Đến Sở)

Chị thật hạnh phúc được anh trao trọn trái tim yêu thương:

món quà dành tặng cho em

vẫn là chất liệu trái tim hình thành

lượm thương yêu từng để dành

nhồi qua nán lại hồng xanh đỏ vàng.

(Quà Valentine)

Để rồi khi chị đi xa thăm con gái hai tuần, ở nhà một mình, anh nhớ chị da diết:

đêm nằm giường nệm rộng rinh

thấm thía nhớ nửa của mình thiết tha

gọi phôn nghe giọng dò la

dặn chừng như thế mát-xa dịu dàng

 

vợ chồng mà vẫn mơ màng

tuyệt hơn cả thuở mới chàng ràng nhau

thời gian ai bảo qua mau

sáng bò đến tối quá lâu thở dài

(Khi Em Vắng Nhà)

 

Những bài thơ viết về Mẹ của anh cũng thật tuyệt vời:

Mẹ tôi chưa chết được

vì tôi sống mỗi ngày

bằng tâm lành của mẹ

với thương nhớ vơi đầy

(Mẹ)

 

Nhớ ngày còn nhỏ, bị mẹ đánh đòn, rồi mẹ lại thương, ban đêm sờ đầu con, để con mãi nhớ:

bàn tay mẹ ngấm đến già

nỗi thương nhớ viết thật không ra hồn

câu thơ nào đủ hương thơm

đủ cho mẹ biết lòng con bây giờ

(Lằn Roi)

Hay khi vợ luộc khoai lại gợi nhớ ngày còn nhỏ mẹ dặn đừng đào những củ khoai mụt mà phải trồng trả lại chỗ cũ:

đêm chùng xuống những giọt mưa

không ứa mà rớt lệ thừa hay sao

bàn tay mỏ nắm chiêm bao

nhớ khoai nhớ mẹ nao nao nỗi buồn

(Củ Khoai Mụt)

Còn nhiều bài thơ hay lắm mà tôi không thể trích ra hết ở đây được. Xin mời các bạn tìm đọc "Thơ thơm từ gốc rễ tình" của nhà thơ Luân Hoán, để cùng nhau tìm về khung trời hoa bướm ngày cũ, để thấy lại hình ảnh của chính mình cùng với cha mẹ, bạn bè, anh chị em, người yêu và người tình của một thuở xa xưa. Để khi gấp sách lại, bạn sẽ còn thổn thức cùng với nỗi niềm của tác giả:

ta đã nhiều năm xa tổ quốc

nhưng nào tổ quốc có xa ta

sở tay lên ngực nghe còn ấm

hơi thở cỏ cây ở quê nhà

(Góc Nhà)

Trần Thị Tuyết Mai

29-6-2013