Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TÀI LÃNH ĐẠO

CỦA MỘT VỊ TƯỚNG

 

DUY LAM

 

 

LTS. Như một nén tâm hương tưởng niệm đến cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 QK1 ở quê nhà trước năm 1975 của nhà văn Duy Lam Trung Tá Nguyễn Kim Tuấn. Bài viết đã đăng Báo Xuân và kỳ nầy chúng tôi trang trọng giới thiệu trên báo Saigon Times hằng tuần sau khi tác giả điều chỉnh vài khuyết điểm. Thành thật cám ơn nhà văn Duy Lam cho phép chúng tôi phổ biến như một tài liệu giá trị về nhân vật đã từng nổi danh hào khí đáng kính trọng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Saigon Times

Sáng Chủ Nhật một ngày đẹp trời khi cái nhóm bạn bè cà phê ngày Chủ Nhật của tôi đang ồn ào trò chuyện, tại một cái bàn ngoài hiên quán cà phê ở Westminster, thời anh Phạm Quốc Bảo sà đến kéo ghế ngồi và bắt đầu nói liên miên. Anh là người hoạt bát từng trải lại ăn nói có duyên, nên hễ anh đến là anh em vui hẳn lên. Nhưng sáng qua anh đã bỏ cả gần tiếng đồng hồ để khen những cái hay của bài Tướng Ngô Quang Trưởng và của tôi mà anh mới đọc trên báo Saigon Times và Saigon Nhỏ tuần vừa rồi. Anh khẳng định dù trước 75 anh đã có lần đến thăm Tướng Trưởng tại nhà để phóng vấn, nhưng cũng như nhiều người trong anh em quân đội và báo chí vẫn cứ thắc mắc tại sao Tướng Trưởng lại chịu rút quân khỏi vùng 1 mà không đánh vài trận, nhưng nhờ tôi đưa ra ý kiến, vì Tướng Trưởng là người cả đời lúc nào cũng một mực tôn trọng kỷ luật quân đội và luôn thi hành nghiêm chỉnh các lệnh của thượng cấp, nên nếu ông không theo lệnh ông Thiệu, đánh thay vì rút, thời nếu tất cả các tướng cầm quân khác khi đó ai cũng bất tuân thượng lệnh thời chắc tình trạng hỗn loạn sẽ xẩy ra. Kẻ rút quân quá nhanh dù chưa có lệnh, kẻ nhất định tử chiến, thời sự tan rã của quân đội sẽ xẩy ra không thể tránh được, và cũng vẫn đưa đến sự sụp đổ của miền Nam mà thôi. Dù giả thử đã có vài trận đánh kháng cự kịch liệt xẩy ra, rồi dù ta có rút hết quân xuống vùng 4 để cố thủ, tương quan lực lượng, và nhất là tình trạng kiệt quệ về tiếp vận, xăng nhớt đạn dượt làm tê liệt một đạo quân hiện đại, trang bị huấn luyện theo kiểu Mỹ, thời đâu có thay đổi tình hình, hay lật ngược lại bàn cờ quân sự. Ấy là không kể sự ngần ngại để hiểu và đáng được thông cảm của Tướng Minh khi chọn đầu hàng sớm để tránh Saigon khỏi bị pháo địch phá hủy, cũng như sự suy nghĩ chắc phải đau đớn của Tướng Trưởng trước viễn tượng số nhân mạng quân dân Đà Nẵng sẽ bỏ mình sau một cuộc tử chiến e không cân bằng lắm giữa địch và ta. Đã đến lúc người ta nên thông cảm với các Tướng cầm quần, phải chọn những quyết định rút quân đầu hàng đau đớn không thể tránh, chỉ để cứu cả nghìn sinh mạng của quân dân.

Lan man, anh Bảo còn nói cái đoạn tôi kết thúc bài tùy bút thật tự nhiên và cảm động, khi nhắc đến cái ám ảnh của lời hứa sang năm tháng tư sẽ sang lại miền Đông để đến nhà Tướng Trưởng vẽ tặng vợ chồng ông vài bức họa đã làm ông trầm trồ thú vị, mà buồn vui chẳng hiểu sẽ còn được gặp Tướng Trưởng nữa hay không. Nhân câu chuyện quanh bàn đề cập tới Tướng Trưởng, tôi cười cười chú thích là có một vị chủ báo quen biết cũng đăng bài viết về Tướng Trưởng của tôi, có góp ý với tôi là anh chẳng hiểu người ta cứ đồn là Tướng Trưởng có tài lãnh đạo và điều quân nhưng phần anh anh muốn biết thực ông có tài điều quân như một chiến thuật gia hay chiến lược gia xuất sắc hay không? và điều gì chứng minh được cái tài đó của Tướng Trưởng? vì theo anh, đến nay chưa ai viết được các bài khảo luận quân sự, phân tích tổng hợp được cái tài điều quân của một danh tướng với thật nhiều huyền thoại như Tướng Trưởng.

Như tôi nhắc đến ở trên, vui câu chuyện, tôi nói với anh Bảo, tiện đây tôi sẽ kể cho anh nghe một loạt những kỷ niệm tôi còn nhớ về tài lãnh đạo của Tướng Trưởng, trong đó gộp cả tài điều quân về mặt chiến thuật, lãnh đạo ở đây hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là tài lãnh đạo con người nói chung, và trong trường hợp một vị tướng tức là tài lãnh đạo quân sĩ dưới quyền. Ấy có những nhà chiến thuật chiến lược gia hữu hiệu, nhưng lại thí quân không một chút trắc ẩn, kiểu các nhà lãnh đạo quân sự Bắc Việt, qua việc thí các khối quân theo kiểu biển người, qua các trận Điện Biên Phủ và Tết Mậu Thân.

Mọi người đều nghe những gì tôi trình bày khá lơ đãng, ngoại trừ anh Bảo và anh Cao Bá Minh, vì anh em đã quá quen với cái thói xấu đáng yêu của tôi là dù trong một bàn cà phê, rất chịu khó mất nhiều thời giờ là lời lẽ, để bàn những chuyện rất nghiêm trang như cái lợi của tập Yoga, kỹ thuật viết truyện ngắn, hay vài vấn đề chẳng nghiêm trang gì hết như tại sao tôi vẫn cứ dùng cái máy chữ tàng để viết mà bỏ cho nhện trắng bụi phủ hai cái computers ở nhà.

Trong khi ánh nắng mùa Xuân phủ trên cái đám nam thanh nữ tú của quán cà phê cũng như cái ánh nắng Xuân tôi họa trên những ngọn cây của bức họa đã khiến một vị tướng thích thú – tôi đã kể cho anh em nghe một số giai thoại đã tạo nên huyền thoại Ngô Quang Trưởng. Dĩ nhiên vì chỉ là một câu chuyện ở quán cà phê, nên khá lộn xộn, chẳng đước sắp xếp theo một thứ tự, một bài phân tích những trận đánh mà tôi đã từng viết khá nhiều hồi còn là huấn luyện viên về quân sự ở Trường Chỉ Huy và Tham Mưu, cho nên tôi sẽ chỉ cố gắng lược lại những gì tôi đã nói với các anh Bảo Minh và Lan Đàm.

Tôi đã bắt đầu, nhắc lại một giai thoại về Tướng Eisenhower, khi ông thị sát một đơn vị Mỹ trên chiến trường Âu Châu vào mùa đông tuyết phủ đầy. Ông đã lưu ý thấy một đôi giầy ủng bỏ trên miệng hố cá nhân của một binh sĩ to lớn, và ông đã ân cần hỏi tại sao trời lạnh anh ta lại bỏ giầy đi chân không, và được anh ta lúng túng trả lời, thưa Đại Tướng vì chân tôi lớn ngoài khổ, nên chẳng đôi giầy nào của Quân nhu sỏ vừa. Ông đã nói với tùy viên ghi tên anh ta và luôn cả chuyện đôi chân lớn quá khổ của anh. Về đến Mỹ ông đã đích thân chỉ thị Quân nhu lo làm một đôi giầy thật lớn và gửi đến tận binh sĩ này cho kịp đối phó với cái lạnh mùa đông. Cho nên, khi binh sĩ đó vẫn nằm dưới hố cá nhân, đã được người ta mang đến cho anh một đôi giầy lớn đi rất vừa, với lời chào mừng của vị Tổng Tư Lệnh quân đội đồng minh.

Trong Đệ Nhị Thế Chiến có Tướng Bradley được binh sĩ thân yêu gán cho cái tên hiệu GI's General, vì sự quan tâm thường xuyên của ông đến sự an lạc của binh sĩ.

Tôi nhớ Tướng Trưởng hễ đến thăm các đơn vị hành quân luôn đến thẳng gặp các binh sĩ đang bố trí tại tuyến đầu, để hỏi họ là lương tháng vừa rồi có được lãnh đầy đủ đúng hạn không, thức ăn hàng ngày ở đơn vị có đầy đủ không, và quân trang có thiếu món nào cần thiết chưa được hay chậm cấp phát không? Và dĩ nhiên với sự chú tâm đặc biệt đến đời sống của binh sĩ như vậy, các đơn vị trưởng đã luôn phải bận tâm lo đến sự an lạc của các binh sĩ vì làm sao biết được khi nào trực thăng của ông một hôm hạ xuống để Tướng Trưởng thị sát, mà thường ông chỉ cho tùy viên dùng vô tuyến báo cho đơn vị trường ông sẽ xuống thăm đơn vị khoảng độ mười phút trước mà thôi.

Một lần vào ngày Chủ Nhật ông đột nhiên ra xe ra lệnh đưa ông sang Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng, không báo trước. Khi đến nơi sĩ quan trực đi đâu mất, ông đã không vào phòng thuyết trình của đơn vị trưởng mà xộc luôn vào cầu tiêu khi sĩ quan trực đến trình diện ông chỉ nói anh trông cầu tiêu bẩn thỉu thế kia làm sao các thương binh có thể dùng được. Tôi muốn tất cả phải sạch sẽ như trong phòng khách lần tới tôi đến đây thanh tra lại. Cái lần tới đó không biết bao giờ sẽ tới, và chắc ông sẽ lại đến không báo trước, nên hễ khi tôi ghé chơi Tổng Y Viện luôn được đơn vị trưởng hỏi tôi, toa có biết bao giờ Tướng Trưởng sẽ tới đây lần tới không? Toa xem cầu tiêu sạch boong và hàng ngày chính moa ghé đến thị sát kỹ lưỡng. Tôi cười, sao moa biết được. Thôi cứ ráng giữ cầu tiêu sạch sẽ là tốt rồi.

Báo chí Saigon có lần tháp tùng Phó Tổng Thống Kỳ thị sát mặt trận vùng 1 và được Tướng Trưởng tháp tùng. Hình chụp đăng trên báo khiến độc giả Saigon, đặc biệt chú ý khi thấy Tướng Kỳ cởi chiếc áo Jacket nhà binh ấm để quàng cho Tướng Trưởng vì thấy ông gầy yếu mà chỉ mặc phong phanh bộ quần áo trận và một chiếc áo mưa mỏng. Mọi người đâu biết Tướng Trưởng luôn chỉ mặc quần áo trận phát đồng loạt cho binh sĩ, đi ủng quân nhu cấp phát, đội chiếc mũ cấp phát cho lính và mặc áo khoác lạnh hoặc áo mưa phát cho lính. Ông muốn chứng tỏ dù đã lên đến Tư Lệnh một quân đoàn, ông luôn vẫn giữ tác phong đơn giản của một binh sĩ, và ông chỉ chia sẻ với họ cái lạnh cắt da mùa đông miền Trung. Các phái đoàn cao cấp nếu có dịp đi cùng với Tướng Trưởng, hay các phóng viên báo chí nổi danh quốc tế, đều chỉ được phát các đồ hộp khẩu phần lương khô của lính và buổi trưa và thường là cùng Tướng Trưởng ăn ngay trên trực thăng, để theo ông không làm phiền các đơn vị chiến đấu phải mất công chuẩn bị cơm nóng canh sốt thịnh soạn cho các phái đoàn một thông lệ được chấp nhận tại tất cả các đại đơn vị khác hồi đó.

Dĩ nhiên những gì tôi kể cho các bạn nghe gọn gàng hơn những gì tôi viết lại ở đây, chi tiết và có đầu có đuôi hơn. Tôi nhớ cái bàn của chúng tôi luôn được nhiều bạn ở các bàn bên hoặc mới đến, ghé qua, và theo cung cách của chúng tôi bắt tay nhau lia lịa theo kiểu Phú Lãng Sa, mặc dầu cũng mới gặp nhau Chủ Nhật vừa rồi. Cái sự tiếp xúc giữa các bàn tay luôn cho chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn, và tránh được cái lạnh nhạt xa cách cố ý của cái giống Anglo-Saxon, mà người Mỹ cũng vẫn ứng dụng. Lúc đến bắt tay nhau một vòng lúc về từ biệt bắt tay một vòng nữa, chắc vào mùa cúm cũng hơi phiền vì rất dễ truyền bệnh cho nhau, nhưng chúng tôi đâu làm khác được. Ấy vậy mà đến hay về mà quên hay cố ý không bắt tay một người bạn nào đó, thời sẽ được các anh em chú ý liền, và nghĩ chắc có chuyện hai người không đụng làn da vào nhau đã giận nhau, buồn nhau, về một vấn đề nào đó. Điều này đã xẩy ra giữa anh Long Ân, hồi anh còn sống, và anh Huy, về một lối chú thích của anh La về một bài viết của anh Huy, đã lâu lâu rồi. Anh Huy giận Anh LA và đã không bắt tay anh LA mất có lẽ cả gần hai năm và khiến cái nhóm cà phê ngày Chủ Nhật của chúng tôi bể ra làm hai, một trụ trì ở xưởng cà phê một di tản sang đóng đô ở quán Picasso bên kia đường. Chúng tôi đã cứ khôi hài là con đường Broohust giống như giòng sông Bến Hải, chia cắt một tình bạn.

Tôi có nhắc anh Huy khi anh đến bàn chúng tôi với cái mũi sụt sịt và khuôn mặt đỏ gay, vì bệnh cúm, anh nói vậy với tôi. Vài  ba bạn cho biết số Saigon Times có đăng bài của tôi về Tướng Trưởng tìm mua đâu cũng đã bán hết, khiến tôi cười thú vị nói, thế là tôi lại giúp Ái Cầm bán thêm được một số báo rồi.

Phần anh Bảo, sau khi nghe tôi thuật lại một số giai thoại đã làm nổi rõ trước mắt anh con người thật của Tướng Trưởng và tài lãnh đạo dựa trên sự tôn trọng bạn đồng đội và tinh thần nhân bản sâu kín gói ghém trong tất cả các hành động quyết định của ông khi giữ chức vụ cao là Tư Lệnh một Quân Đoàn. Tôi tiếp tục kể thêm vài giai thoại trong cái ồn ào mà độ decibels tăng dần khi gần đến buổi trưa và ánh nắng xuân Cali gắt hơn. Cô Hồng Vân một speakerine khả ái của Đài Little Saigon TV ghé đến bàn bên cạnh với một số bạn trẻ và cũng hỏi thăm tôi. Vì cô đã có lần đến nhà tôi phỏng vấn, nên cô đã thân mật nắm lấy tay tôi, một nhà nhân văn già, và liến láu hỏi tôi còn tập Yoga không và đang viết gì. Tôi không bắt tay các người nữ, vì đó vẫn chưa là một lề lối xã giao được chấp nhận rộng rãi. Tôi chỉ bắt tay các cô gái trẻ được học hành và lớn lên ở Mỹ, tuổi con cháu mà thôi. Xem ra cách cư xử và lề thoái xã giáo giữa người Việt khác phái, vẫn đang trong một giai thoại chuyển tiếp khá phức tạp và nhiều đòi hỏi tế nhị.

Tôi đã nhắc đến giai thoại về Tướng Trưởng khi ông bất ngờ hạ trực thăng xuống thăm một Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn. Ông đã từ chối lời mời vào phòng thuyết trình của vị Trung Đoàn Trưởng và đi thẳng đến các hầm hố phòng thủ chung quanh Bộ Chỉ Huy. Xuống hầm ông lẳng lặng nhìn rác rưởi bẩn thỉu đầy sàn hầm và mùi nước tiểu nồng nặc, và hỏi vị Trung Đoàn Trưởng. Nếu hầm bẩn như thế này thì liệu khi có tấn công chính anh có muốn xuống hầm nầy để kháng cự hay tìm cách nấp chỗ khác. Tôi muốn lần tới thăm lại đây tất cả các hầm phòng thủ ở chu vị Bộ Chỉ Huy của anh phải sạch như phòng ngủ của anh vậy. Làm sao để các hầm sạch sẽ để binh sĩ lúc nào cũng muốn xuống.

Chả nói là sau cuộc thăm viếng đó, tất cả các Bộ Chỉ Huy các Trung Đoàn đều trở nên sạch sẽ như các phòng ngủ, như dưới ảnh hưởng một phép lạ, và phép lạ đó cũng chỉ do sự quan tâm đến các chi tiết nhỏ nhất về sự an lạc và thoải mái của binh sĩ trong tất cả mọi hoàn cảnh, sống ở hậu cứ, chiến đấu ở tiền tuyến, hay nằm ở bệnh viện.

Chính vì cái óc để mắt quan tâm đến tất cả những chi tiết làm gia tăng bao mạng sống trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào Huế và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 ở Mang Cá Nhỏ. Ngay sau khi ông đến nhận chức vụ Tư Lệnh QĐ1 thay cho Tướng Lãm, sau vụ Quảng Trị thất thủ, báo chí quốc tế đã tường thuật là ai đến thăm Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đều impressed vì các dấu hiệu bộc lộ cái óc quan tâm đến các chi tiết của mọi công sự phòng thủ của vị Tân Tư Lệnh. Tất cả đều được củng cố thật hữu hiệu để có thể chống lại một cuộc tấn công hay pháo kích lớn của địch. Ông đã ra lệnh cho công binh phải củng cố xây lại hầm làm Phòng Hành Quân, đủ vững chắc để chịu được những quả pháp 130 nổ trực tiếp ngay trên hầm, mà mọi người trong Phòng Hành Quân vẫn có thể an toàn làm việc không chút nao núng hốt hoảng.

Ngay khi ông còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 1, chính cái tinh thần lo củng cố vững chắc mọi hầm hố công sự của BTL, cũng như tinh thần tôn trọng kỷ luật của ông đã cứu được mạng sống của tất cả các sĩ quan và cấp chỉ huy của chính Bộ Tư Lệnh SĐ và nhiều đơn vị binh chủng binh sở.

Chả vì, Tết năm đó, Trung Ương ban hành lệnh hưu chiến những ngày Tết căn cứ trên một thỏa thuận với phía bên kia, nên tại tất cả các quân đoàn khác và cả ở Saigon, hầu hết sĩ quan đều được phép về gia đình ăn Tết, khi địch vi phạm lệnh hưu chiến và tấn công đồng loạt vào tất cả các thành phố của miền Nam vào đúng đêm giao thừa.

Riêng tại vùng 1 thời tôi nhớ, vì có quá nhiều tin tức tình báo về các cuộc chuyển quân khác thường của cộng sản, nên sau khi hội ý với Bộ Tham Mưu và cả tôi. Tướng Lãm đã điện thoại thẳng về Saigon và xin được ông Thiệu đặc biệt chấp thuận cho riêng vùng 1 không có hưu chiến và đã được ông đồng ý. buổi tối đêm 30 Tết đài phát thanh Saigon có loan một bản tin ngắn là Tổng Thống chấp thuận cho vùng 1 không có hưu chiến. Tướng Lãm cũng ban hành lệnh cắm trại một trăm phần trăm cho tất cả các đơn vị của vùng 1 và như vậy là quân nhân mọi cấp phải ăn Tết trong trại.

Tướng Trưởng cũng như thường lệ, tôn trọng nghiêm chỉnh lệnh cắm trại và đã vào ngủ qua đêm giao thừa tại văn phòng Tư Lệnh SĐ1. Khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân xảy ra, thành phố Huế đã hầu như bị tràn ngập và nhuộm đỏ bởi một lực lượng trên sư đoàn của địch, ngoại trừ hai điểm kháng cự còn tồn tại là Bộ Tư Lệnh SĐ1 ở Mang Cá và khu trụ sở của USAID.

Nhờ tất cả các sĩ quan của Bộ Tham Mưu SĐ1 đương nhiên đều theo gương vị Tư Lệnh vào ngủ trong trại đầy đủ, nên họ đều tránh được không bị cộng sản bắt đi và rồi sẽ chết trong các nấm mồ tập thể, nếu họ ở nhà ăn Tết, tương tự nhiều đơn vị ở các vùng khác khi các vị chỉ huy cao cấp đều bỏ về nhà ăn Tết với gia đình. Tôi đã gặp nhiều sĩ quan tham mưu của SĐ1 hễ gặp tôi, đều bộc lộ với giọng nói ngưỡng mộ và đầy biết ơn là nhờ Tướng Trưởng hễ cắm trại là vào Bộ Tư Lệnh ngủ, nên bọn tôi mới thoát chết. Cái ơn đó bọn tôi không bao giờ quên.

Về mặt phòng thủ căn cứ, nhờ công sự kiên cố nên một số nhỏ cộng quân lọt vào được sân cờ Bộ Tư Lệnh SĐ1, đều đã bị bắn hạ và đêm đó Tướng Trưởng đã trở lại vai trò quen thuộc mà ông đắc ý và thú đó là lại cầm súng chỉ huy Bộ Tham Mưu và Đại Đội Tổng Hành Dinh, trực tiếp giao chiến với địch, để bảo vệ Mang Cá. Tôi nghĩ không vai trò nào thích hợp với ông hơn và cũng là vai trò ông đã chứng tỏ vừa dũng cảm lại vừa thể hiện được tài điều quân của ông.

Tiểu đoàn 5 Dù, do ông chỉ huy khi khởi đầu binh nghiệp, đã được coi là một tiểu đoàn thiện chiến bậc nhất của Sư Đoàn Dù, với cái truyền thống nổi tiếng là hễ hô xung phong vị Tiểu Đoàn Trưởng là người đứng thẳng dậy vừa bắn vừa xung trận. Tướng Trưởng hồi còn giữa tiểu đoàn đã nhiều lần bị thương nặng tưởng đã mất mạng, và ông còn nổi tiếng đối với người Mỹ, vì thành tích là quả cảm bò vào vòng lửa đạn để đích thân kéo vị cố vấn Trưởng đã bị thương gục ngã, một hành động mà quân đội Mỹ luôn đề cao và khâm phục ở bất cứ chiến binh nào của họ và đồng minh và được coi là sự can trường trong lửa đạn vượt lên trên tất cả các đòi hỏi của bổn phận.

Thế là tôi đã thuật lại một số những giai thoại về Tướng Trưởng tôi sưu tập và còn nhớ được cho các anh Bảo Minh và các bạn cà phê nghe, và tôi nghĩ chắc nhiều người, nhất là các vị chưa hề mặc áo lính, trước chỉ làm các công việc hành chánh ở hậu phương, sẽ có ý kiến thắc mắc. Ồ, tưởng tài điều quân lỗi lạc kiểu như Khổng Minh hay Tư Mã Ý mới đáng đề cao chứ vài thủ thuật linh tinh, quan tâm đến củng cố các hệ thống phòng ngự hay việc vệ sinh ẩm thực của binh sĩ, thời đúng ra chỉ cần một vị Thượng Sĩ già Đại Đội cũng làm được, và tại các đại đơn vị thời chỉ cần một vị chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh tận tâm chịu khó đốc thúc lính, chả cần đến một ông Tướng Tư Lệnh một Đại Đơn Vị, và thật ra những chuyện xuất sắc nhỏ đó đâu có chứng tỏ được tài lãnh đạo của một vị tướng?

Sự phản bác loại đó, tôi đã có được nghe từ một số bạn chưa bao giờ mặc quân phục, mới nghe cũng có vẻ có lý, ngoại trừ họ quên mất tác động và ảnh hưởng lớn nhỏ khác nhau của những quan tâm đến sự sạch sẽ của một công sự hay cái ăn cái uống của binh sĩ, giữa một vị Thượng sĩ Đại đội và một vị Tư Lệnh Quân Đoàn. Nếu một ông Thượng sĩ già tận tâm thời chỉ làm tốt cho một số khoảng một trăm binh sĩ, nhưng nếu một vị Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn hễ cứ đến thăm một Trung Đoàn là xộc xuống thanh tra các công sự phòng thủ, thời tất cả các Trung Đoàn Trưởng dưới quyền ông chẳng bao lâu đều đua nhau củng cố các cộng sự và giữ chúng sạch như phòng ngủ của họ. Điều đó đã xảy ra trên thực tế sau khi Tướng Trưởng một lần vừa xuống trực thăng đã xộc xuống thanh tra một công sự phòng thủ, tất cả các Bộ Chỉ Huy các Trung Đoàn trong lãnh thổ vùng 1 đều được các đơn vị trưởng ra công củng cố. Ấy vậy mà có vị Trung Đoàn Trưởng nào coi thường các lệnh đây đó của Tướng Trưởng thời trước sau cũng bị ông lần lượt thay thế bằng các sĩ quan chiến đấu trẻ và có khả năng hơn. Quân Đoàn I hồi ông làm Tư Lệnh nổi tiếng có những Trung Đoàn Trưởng năng nổ trẻ nhất quân đội, trong đó có Đại Tá Vàng.

Đến đây, tôi nghĩ chắc nhiều người cũng đã có thể có được một ý niệm về kỹ thuật và cung cách lãnh đạo của Tướng Trưởng. Đó là, qua những hành động mệnh lệnh biểu tượng, ông đã khiến cả một bộ máy quân sự lớn chuyển động theo những hướng tốt mà ông muốn. Từ cái việc luôn dùng trực thăng xuống ngay giữa trận địa khi có giao tranh để động viên binh sĩ, đến chuyện đội cái mũ sắt suốt ngày trên đầu, đến chuyện đòi hỏi các phòng vệ sinh các Tổng Y Viện sạch sẽ tinh tươm, ông đã tạo được một huyền thoại và được lính thương và rồi sau cùng đặt tất cả tin tưởng gần như tuyệt đối vào khả năng điều quân của vị Tư Lệnh của họ. Sự tin cậy tạo thành cái nền tảng quan trọng nhất, tạo thành tinh thần chiến đấu chung. Không có gì ngạc nhiên không bao lâu sau khi ông được bổ nhiệm Tư Lệnh SĐ1, sau vụ gọi là Phật giáo miền Trung, ông đã biến đổi hẳn Sư Đoàn này thành một đơn vị tinh nhuệ được xếp hàng đầu trong các đại đơn vị của quân đội. Phía MACV và các nhà phóng viên quốc tế vốn rất khó tính với hiệu năng tác chiến của các đơn vị của quân đội VNCH, đã phải khen thành thật là SĐ1 do Tướng Trưởng chỉ huy đã trở thành một đại đơn vị có tổ chức và tinh thần chiến đấu rất chuyên nghiệp, e cũng không thua bất cứ đại đơn vị tinh nhuệ nào của quân đội Hoa Kỳ. Đến đây, tôi nghĩ tôi đã thuật lại một số giai thoại mà tôi biết về Tướng Trưởng, với mục đích chứng một cách nào đó cái cung cách lãnh đạo rất hữu hiệu và phải nói cũng rất độc đáo của ông. Chắc nhiều anh em quân đội đã từng phục vụ dưới quyền ông ở nhiều đơn vị khác, suốt trong một binh nghiệp lừng lẫy của ông, đã có thể cũng nhớ nhiều giai thoại lý thú khác về ông, mà nếu được viết ra chắc cũng cho nhiều người quan tâm muốn tìm hiểu sâu hơn về tài hay nghệ thuật lãnh đạo của một vị danh tướng, sẽ có được những tài liệu mới thật cần thiết cho việc đánh giá một cách chính xác hơn sự đóng góp của một vị tướng đã ghi những dấu ấn thật sắc nét và khó quên trong lịch sử của cuộc chiến bảo vệ miền Nam.

Trong một bài tới, tôi sẽ xin phép được đưa ra vài nhận xét thuần túy quân sự về tài điều quân của Tướng Ngô Quang Trưởng mà tôi nghĩ cũng sẽ là một phần không thể thiếu nếu muốn đề cập đầy đủ về tài lãnh đạo của một vị tướng.

Duy Lam