Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

XIN ĐỪNG QUÊN NƠI ĐÂY

 

TRẦN TRUNG ĐẠO    

           

 

Người nhạc sĩ trẻ tuổi đang ôm đàn đứng hát nhạc phẩm Tự Hỏi của chính anh trong đêm văn nghệ Đại Hội Chuyên Gia Việt Nam Bắc Mỹ Châu: Anh là Nguyễn Văn Thành, và người giới thiệu anh cũng là người vợ của anh: chị Vũ Mỹ Anh. Anh chị đến từ Alabama, xa tận miền Trung nước Mỹ. Nếu tiếng hát đầy lửa của chị Nguyệt Ánh, anh Việt Dzũng có khả năng thúc dục người nghe đứng dậy ra đi để làm nên bão tố thì tiếng hát đầy ắp tâm hồn của anh Nguyễn Văn Thành, anh Phan Văn Hưng có thể sẽ làm cho người nghe ngồi xuống. Không phải để trốn tránh, không phải để bỏ cuộc. Ngồi xuống để lắng lòng nhìn lại chính mình. Ngối xuống để rồi sau đó sẽ cùng đứng lên và cùng đi xa hơn vào tương lai vinh quang của đất nước bằng tài năng và trí tuệ của mình.

Em hỡi vui đi em

Anh hỡi say đi anh

Nhưng đừng quên nơi đây

Một ngày là một bài học nhớ quê  hương

Một việc làm là một chuẩn bị cho quê hương

Nhưng đừng quên nơi đây

Mỗi ngày là một ngậm ngùi với quê hương

Và đời người là một tủi thẹn với quê hương...

(Tự Hỏi-Nhạc Nguyễn Văn Thành)

Lâu lắm rồi tôi mới được nghe một nhạc phẩm nặng lòng với quê hương như thế. Tiếng hát của anh chậm rãi, nhắc nhở và đau xót. Chậm rãi như rót vào lòng từng chữ một, nhắc nhở như anh đang đọc cho các em anh nghe di chúc của người mẹ nghèo vừa quá vãng và đau xót chẳng khác gì số phận trầm luân của đất nước anh.

Lần đầu tiên tôi được mời thuyết trình một vấn đề văn hóa và tuổi trẻ trong một diễn đàn của các bạn trẻ đa số là những chuyên gia kỹ thuật. Mùa thu đang trở về trên miền Đông nước Mỹ. Chiều nay, cơn mưa bắt đầu rơi nặng  hạt. Những chiếc lá vàng sũng ướt mưa thu đang nặng nề rơi trên thảm cỏ xanh. Những thanh niên thanh nữ Việt Nam từ khắp nơi tụ hội. Đa số còn rất trẻ. Nhiều em còn quá trẻ. Họ từ Houston, Dallas, Chicago, Atlanta, North Carolina, Boston, California...và tận cả Châu Âu.

Với vóc dáng Việt Nam nhỏ nhắn, thật khó tin khi biết rằng họ ngoài đời sống là những bác sĩ tài ba lo lắng cho sinh mạng nhiều người. Thật khó tin khi biết họ là những chuyên viên kỹ thuật điều khiển những hệ thống thông tin hiện đại có giá trị nhiểu tỉ Mỹ kim. Trời mưa mặc trời mưa, họ vẫn đi, vẫn cười nói ung dung như chim hót. Những tràng tiếng Việt chào nhau rộn ràng, tiếng Việt có dấu và tiếng Việt không có dấu, đó đây còn có cả đâu đó vài câu tiếng Anh quen miệng. Họ bước hồn nhiên trên xác lá thu vàng như những chú nai tơ ngơ ngác trong những vần thơ Lưu Trọng Lư quen thuộc ngày nào. Đêm đó, tôi lần đầu tiên được nghe tiếng hát Nguyễn Văn Thành và những nhạc phẩm do chính anh sáng tác. Biết anh từ trại Về Nguồn ở Tennessee ba năm trước nhưng mãi tới năm nay mới có dịp ngồi nghe anh hát. Anh hát hay. Tiếng hát anh vang xa, đưa xa núi rừng trùng điệp của mùa thu Bắc Mỹ. Đêm đó, lần đầu tiên tôi được cười hồn nhiên, sống hồn nhiên như một trẻ thơ. Đêm đó hàng trăm mái đầu xanh chụm lại với nhau, cầm lấy tay nhau, nhìn nhau tha thiết như những kẻ mới yêu nhau và có thể chết vì nhau, nhưng không phải bằng tình yêu trai gái nhưng bằng một tình yêu thánh thiện, thiêng liêng nhất: tình yêu nước.

Em có tự  hỏi rằng

Sao em đến nơi đây

Chung quanh bao vui say

Những người qua, lời chào xa lạ

Buồn gì buồn gì không?

Những người lòng rỗng không

Xa quê hương như loài chim say

Ngẩn ngơ, chưa nguôi ngoai

Vội trôi theo mây bay

Lo đời an vui hôm mai

Chợt buồn buồn gì không?

(Tự Hỏi-Nhạc Nguyễn Văn Thành)

Không ai nói với nhau một lời nào. Chúng tôi im lặng nghe nhau hát, im lặng nghe nhau đọc thơ. Những tiếng hát, những bài thơ được viết lên bằng máu của một dân tộc đầy thống khổ. Chúng tôi ngồi nghe trong im lặng. Im lặng đến  nỗi như nghe rõ cả từng nhịp đập từ những trái tim, những trái tim Việt Nam lưu lạc, hoài vọng về quê hương đang chìm đắm trong hận thù tang tóc bên kia trái đất.

Ta có tự hỏi rằng

Ta hăng say nơi đây

Công lao vun trên tay

Đắp bồi cho đời người thêm đẹp

Chợt buồn, buồn gì không?

Những người mỏi mòn trông

Khi quê hương đang còn tang thương

Bàn tay ta đang hăng say

Lại không dâng cho quê hương

Những tài năng hôm nay

Buồn gì, buồn gì không?

(Tự Hỏi-Nhạc Nguyễn Văn Thành)

Người con gái ngồi cạnh tôi có đôi mắt ướt. Em từ đâu đến đây? Sài Gòn hay Dallas? Hà Nội hay Houston? Huế hay Boston? Tại sao em lại khóc. Tuổi thơ em đâu? Quê hương em đâu? Chùm khế ngọt của em đâu? con diều biếc của em đâu? Em khóc vì sung sướng hay đau buồn. Nhưng dù buồn hay vui, ừ thôi em hãy khóc đi em. Nếu giọt nước mắt kia sẽ là những viên ngọc muôn đời sáng mãi. Nếu em buồn, nước mắt sẽ làm em vơi nỗi tủi buồn của một đời người tạm dung trên đất khách. Một phần tư thế kỷ rồi đó phải không em? Bao nhiêu giọt nước mắt như thế đã rơi trên quê hương khốn khổ của mình. Giọt nước mắt của bà mẹ điên ôm xác chồng, người lính Biệt Động Quân vừa gục xuống bên này cầu Tân Thuận trong buổi sáng 30 tháng 4 bất hạnh. Giọt nước mắt của người con gái Việt Nam quằn quại trong bàn tay bọn hải tặc Thái Lan. Ngay cả cây trái của quê hương em cũng đã được tưới bằng nước mắt. Em là chuyên gia trẻ tuổi, em đã học rất nhiều trường lớp, đọc rất nhiều sách vở, em biết có dân tộc nào chịu nhiều khổ đau hơn dân tộc Việt Nam không em?

Thưa mẹ

Chúng con là người Việt Nam lưu lạc

Ngày ra đi không hẹn buổi quay về

Không phải là sương mờ sao khóc lúc đêm khua

Không phải gió sao miệt mài trôi nổi

Không phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.

Mẹ Việt Nam ơi

Chúng con sống âm thầm và chết giữa hoang vu

Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẳm

Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm

Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.

(Thưa Mẹ, Chúng Con Đi, thơ Trần Trung Đạo)

Thế hệ của nhiều trong số các em, thế hệ của Nguyễn Văn Thành, cũng là thế hệ của tôi. Chúng ta cùng lớn lên trong bão lửa ngút ngàn của đất nước. Những thế lực, nhân danh, lọc lừa và phản bội đã âm mưu nhau để tàn phá đất nước chúng ta. Cây cỏ còn biết đau đừng nói chi con người. Thế nhưng khả năng chịu đựng của người Việt cũng quả thật là vô hạn. Sức chịu đựng đối với dân Việt đã thành một đặc tính di truyền nhân chủng, đã thành một thứ di sản văn hóa của ông bà tổ tiên để lại. Người Cộng Sản trong chiến tranh đã lợi dụng triệt để tính chịu đựng của con người Việt Nam, tiếc thay không phải để xây dựng mà để tàn phá đất nước, không phải để chống lại ngoại xâm nhưng để thủ tiêu, hãm hại đồng bào ruột thịt của mình.

Lớn lên trong mùa bão lửa đó, tuổi trẻ Việt nam mơ ước được thấy quê hương không còn chiến tranh, hận thù, ngăn cách, quê hương được thật sự tự do, dân chủ, thịnh vượng và hòa bình. Những khẩu hiệu hoa mỹ không nuôi sống thân thể ốm o gầy gò của những bà mẹ Việt Nam. Những lời ca ngợi suông không làm ấm lại những thi hài lạnh ngắt của trẻ thơ Việt Nam. Hãy để chúng tôi yên. Hãy để đất nước chúng tôi yên. Ba mươi tháng Tư như một nhát dao chém xuống cuộc đời đầy hy vọng của tuổi thanh niêm. Ba mưới tháng Tư như cơn bão quét ngang qua những ngọn cây xanh vừa mới đâm chồi. Chiến tranh chết chóc đã được thay bằng nghèo đói, ngục tù. Tiếng rú của đạn bom được thay bằng tiếng khua của xiềng xích.

Và cũng từ đó, chúng tôi, những người trẻ tuổi miền Nam, cắt lòng từ giã mẹ Việt Nam mà ra đi tìm tự do. Ôi tự do, bao nhiêu triệu đồng bào tôi đã chết vì hai tiếng thiêng liêng đó. Đêm nay, tiếng hát của những người con gái con trai yêu nước khác, nguyện đem hết nhiệt tình và trí tuệ của tuổi trẻ chuẩn bị cho một ngày xây dựng lại quê hương khi đất nước không còn trong tay Cộng Sản. Tiếng hát và lời thơ của họ đã đưa tôi về với tình người dân Việt. Như người lữ khách soi mặt mình trong ánh  mắt của nhau và nhận ra rằng vẫn còn đó niềm tin, vẫn còn đó trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam trước thềm thiên niên kỷ.

Người con gái ngồi bên tôi thôi không còn khác nữa, chúng tôi nhìn nhau, mỉm cười, ngoài kia mưa đã ngừng rơi.