Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

QUI NHƠN, BÌNH ĐỊNH

TRONG THƠ NGƯỜI LÍNH

TRẦN HOÀI THƯ

 

NGUYỄN MẠNH AN DÂN

 

Sinh ở Đà Lạt, chạy loạn về Nha Trang, học ở Cô Nhi Viện Hòn Chồng, 11 tuổi về Thừa Thiên, đi học ở Huế, ở Sài Gòn, đi dạy ở Tam Kỳ, đi lính ở Thủ Đức, đi trận ở Bình Định. "Lý lịch" trông có vẻ giang hồ lãng tử; tuy nhiên thời chinh chiến của thế hệ thanh niên ra đời trên dưới thập niên 1940, an bình suôn sẻ mới là lạ, giang hồ lãng tử là nghề của chàng, có bất thường chăng là lính tráng cái gì, lại là lính thám kích sinh tử, với một chàng trai cân nặng không quá 40 ký lô lại kè kè đôi kính cận dày gần 8 độ. Chuyện có vẻ như đùa mà có thật, người có vẻ như hư cấu mà có máu có tim, biết cười biết khóc. Tên người lính trận lãng tử đó là Trần Hoài Thư.

Có thể có nhiều ông lớn thắt cà vạt, ngồi xa lông, có thể có nhiều chàng trai bận đồ trắng thể thao xách vợt tennis kiểu công tử thành phố sẽ cau mày khó chịu hay cười khẩy chế nhạo khi nhìn thấy một người lính râu tóc xồm xoàm, áo quần hành quân lấm lem bê bết, lầm lì ngồi ở cà phê Dung, la cà lui tới những căn phòng "khả nghi" nơi phòng ngủ Thuận An, Chí Thành hay mặt mày đỏ gay cười nói bạt mạng ở câu lạc bộ Gió Khơi, ở quán Hạ Trắng. Có một chút phá phách ngang tàng, có một chút ngạo đời khinh bạc, có một chút ba gai, có một chút - cũng có thể có rất nhiều - u uẩn. Xin lỗi quí vị, xin hãy tự hỏi lại chính mình và đừng vội phê phán. Người lính đáng trách hay đáng yêu trong những giây phút bốc đồng ngắn ngủi giữa những lần hiếm hoi về phố sau những tháng ngày gối đá nằm sương, vào sinh ra tử. Người lính yêu đời, yêu người; người lính cũng hận đời, hận người và sòng phẳng sống thật với lòng mình, không làm dáng đóng trò, không tô son vẽ phấn, chuyện tự nhiên nhưng hiểu theo một cách nào đó cũng có thể là một chuyện dài, chuyện lớn tôi không định nói và có lẽ cũng không đủ chữ nghĩa để nói về những người lính hào hùng nhưng bất hạnh, anh dũng mà oan khiên của chúng ta. Bài viết nhỏ này đơn giản chỉ là những lan mang bất chợt khi tình cờ đọc lại tập thơ với lời đề tặng "những trang thơ đầy ngập Bình Định của tôi" của Trần Hoài Thư, coi như một lời cảm ơn muộn màng của một người Bình Định dành cho một người lính không sinh ra ở đây nhưng đã từng sẵn sàng dùng máu của mình để bảo vệ vùng đất khổ dân nghèo này.

Máu, đúng - máu người, màu đỏ, vị mặn. Máu của người lính Trần Hoài Thư đã đổ ra ngay những giờ phút thiêng liêng của ngày đầu năm Tết Mậu Thân tại cây xăng Ôông Tề, khu Năm, cửa ngỏ của thành phố khi cùng đơn vị "xuống núi" từ một doanh trại nghèo của Đại Đội 405 thám kích trên đồi Tháp Bánh Ít, băng đêm về giải cứu Qui Nhơn:

... Tôi bỏ em về miền duyên hải

Ngày đầu năm lửa cháy Qui Nhơn

Bộ đồ vàng trung đội ngụy trang

Gian khổ lắm chiếm từng con phố

Nhớ thằng truyền tin bò qua con lộ

Cõng tôi về băng bó vết thương

Nhớ vô cùng cô gái không quen

Quên cả sợ, mang giùm tôi ly nước

Tôi đã uống vào cơn đau khát

Cả tình yêu chan chứa Qui Nhơn

...

(Sợi tóc nhớ nhung)

Tình yêu Trần Hoài Thư dành cho Bình Định không chỉ là Qui Nhơn, nơi có những mái tóc dài ở trường Sư phạm, nơi có những cô hàng cà phê môi mắt biết cười, nơi có ngôi nhà ở khu Sáu rộn ràng bằng hữu, người lính Trần Hoài Thư trải đời mình trên từng tất đất quê hương:

Bồng Sơn mùa nước dâng sông Lại

Ngày sủng loan trên những mảnh dừa

Mặt trận đổ theo bìa Đệ Đức

Nghe cận kề lửa hướng Tam Quan

 

Bồng Sơn mây ám toàn tin dữ

Chiều chưa buông, quận đóng năm giờ

Giặc chiếm cận sơn người chạy loạn

Còn bên cầu, trơ trọi cây đa

. . .

Cây đa. Ngàn rễ đâm lòng đất

Như tấm lòng người với Bồng Sơn

Đa bám làng, tôi đi bám đất.

Đất với làng, thương quá quê hương.

(Cây đa bên cầu)

Thương quá quê hương. Mùa hè đỏ lửa 72, Bồng Sơn, mặt trận bắc Bình Định, rất nhiều người đã đến đây và đã "bám đất", đã nằm lại nơi này, chỗ bờ bắc giòng sông Lại Giang, nơi có cây đa trong "Đêm Trăng" yên bình của Võ Phiến đã là một bãi chiến trường, là nơi mà một người lính, về sau thành một trong những "bức chân dung trên công viên buồn" ở công trường Quách Thị Trang: Hoàng Lê Cương đã nằm xuống để tạ tình với Bồng Sơn, để trả cái giá danh dự của một người lính đúng nghĩa cho tổ quốc. Trần Hoài Thư cũng đã đến đây, đã quặn lòng nhìn những hàng dừa cụt ngọn, đã tê tái khi thấy nhũng cô em hốt hoảng lìa xa trường lớp hối hả tản cư, đã đứt ruột nhìn giọt lệ buồn trên mắt người mẹ thời chiến:

Hôm qua tôi dừng chợ Bồng Sơn

Mẹ thằng bạn ôm tôi mà khóc

Tôi nói làm sao qua dòng nước mắt

Thị trấn này vừa mất thằng con

 

Tôi quá buồn ra đứng bờ sông

Sông Lại Giang ráng chiều đỏ sậm

Nhớ nó ngã nhào trên bờ đá xám

Thấy cả ngọn đồi nhũng xác Bắc Nam ...

Bồng Sơn buồn, cả đất nước buồn, ai có trái tim cũng buồn nhưng với người lính thì dường như không phải đôi lúc mà là thương xuyên phải dằn lòng lại, phải cố dấu đi những nỗi buồn riêng vì những tiếng gọi chung. Tiếng gọi có thể không lớn lao, lộng ngữ kiểu vì nước vì dân gì hết mà tiếng gọi chỉ đơn giản từ ánh mắt trông chờ của những bác dân quê, từ giọng reo vui của một bầy em nhỏ, từ ánh nhìn trao gỏi không lời của một bóng hồng thôn dã, từ những gắng bó sống còn với những thằng em nhỏ nhoi, tội nghiệp trong cùng đơn vị. Người lính phải đi tới, giá nào cũng phải đi tới cho dẫu mỗi lần đi có thể là lần cuối cùng.

Xe đổ đoàn quân ngoài chợ Huyện

Hàng ngang quân lội ruộng băng đồng

Tuy Phước, Tuy Phước, đêm tiếp viện

Ta đã về, về lại quê em

 

Ta đã về, lửa đạn, xẹt ngang

Cây rào cản, vấp đau bầm ống quyển

Dại bàng ơi, xin đừng kêu pháo yểm

Tôi có nguời yêu, cô giáo trường làng

...

(Đêm tiếp cứu quận Tuy Phước)

 

Kỳ Sơn đồi trọc chim không đậu

Đại đội đi, một nửa không về

Lớp lớp người nhào lên, ngã gục

Đạn sủi bờ sủi đá, u mê

 

Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước

Đêm hoảng kinh, đỏ huyết vần trăng

. . .

Kỳ Sơn ơi, Kỳ Sơn Kỳ Sơn

Người chưa về tóc mẹ bạc như sương

Ngày sau ai nhớ cho dòng lệ

Kỳ Sơn ơi, Kỳ Sơn Kỳ Sơn

(Kỳ Sơn)

"Đại đội đi một nửa không về"... Sợ không? - Sợ. Ớn không? - Ớn lắm. Đừng nói dóc, đừng làm anh hùng rơm. Người lính Trần Hoài Thư đã sống rất thật, rất người, biết sợ và cũng biết vượt qua nỗi sợ hãi vì những gì to tát hơn, ý nghĩa hơn:

Thì ta ra trận, ta ra trận

Trăm lần thì cũng chuyện rong chơi

Vẫn chuyến bốc quân vào buổi sớm

Vẫn chuyến trở về không buồn vui.

. . .

Thằng Mỹ lái tàu chơi mất dạy

Hai càng chưa hạ đã bay cao

Ta nhìn xuống thấp, run không nhảy

Mày đạp ông, ông phải té nhào.

. . .

Lính cũ chỉ đường ta đánh trận

Quân bò, ta lại chạy khơi khơi

Phen này còn sóng về thăm phố

Ghé lại em nuôi. Thưởng cuộc đời

(Nhảy trực thăng Ở Phước Lý)

 

Như vậy đó, người lính ốm, cận thị Trần Hoài Thư "Ráng giữ ống chân cho khỏi gãy. Ráng ôm khẩu súng như tình nhân. Cầu cho cặp kính dày không vỡ. Nhớ cột dây thun cho chắc ăn" để làm "ông Thầy" cùng "em út" trong Trung đội - chức vụ nhỏ nhất, trách nhiệm nặng nề nhất và cũng dễ chết nhất trong một đơn vị bộ binh tác chiến - lao tới:

Băng đồng, băng đồng, đêm hành quân

Người đi ngoi ngóp, nước mênh mông

Về đây Bình Định ma thiên lãnh,

Mỗi địa danh rờn rợn oan hồn

. . .

Mưa lạnh thèm tu hơi rượu đế

Để quên tim nhảy nhịp lo âu

Giơ tay vuốt mặt lau tròng kính

Giờ G, giờ G sao quá lâu.

. . .

Trung đội ta những thằng giữ đất

Từ Qui Nhơn, Phù Cát, Phù Ly

Ra Tam Quan qua rừng An Lão

Từ Kỳ Sơn, Phước Lý, An Khê

 

Đồng đội ta nhũng người đã chết

Những Vọng, Nga, Nai, Bình Lò Heo

Những Chấn, Hảo, Sơn, Tài Xóc Dĩa

Đàn diều hâu thảm thiết khóc òa

(Trung Đội).

Người lính miền Nam oằn vai vì nhiệm vụ, ứa lệ cho đồng đội, ứa lệ vì đồng bào, vì mẹ già, vì em thơ, ứa lệ cho thân phận bi uất của chính mình nhưng sẵn sàng chia xẻ với tổ quốc những tai ương, chung chịu với quê hương mọi bất hạnh với một cõi lòng tràn ngập hào khí, một trái tim vượt thoáng, chất ngất thương yêu, không thù hận:

Ta trở về giáp mặt chiến tranh

Đồi cháy lửa mặt trời nhuộm đỏ

Thau rượu đế mừng ta thằng lính sữa

Dzô ông thầy! hữu sự có thằng em

. . .

Ta lính miền Nam hề, gốc nho phong

Không chiến tranh cũng thành đốc tờ đốc tiếc

Thời thế đẩy đưa ta thành lính chiến

Mang nỗi buồn như rừng lá khai quang.

. . .

Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng

Ta cũng lênh đênh cùng mạt kiếp

Ta trèo lên hỏi cây rùng có biết

Có một nơi nào hơn ở Việt nam

Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam?

(Ta lính miền Nam)

... Cô hàng ơi cho tôi một ly không

Tôi rót mời một người lính Bắc

Hắn nằm banh thây dưới hầm bí mật

Trên người vẫn còn sót lại bài thơ

Trên đồi cao, mây vẫn xanh lơ

Có con bướm vàng dịu dàng dưới nắng

Tôi với hắn, đâu có gì thống hận

Bài thơ nào cũng viết để yêu em ...

(Một ngày không hành quân)

 

Người lính, người thơ Trần Hoài Thư đã buồn, đã vui, đã cười, đã khóc, đã muộn phiền tiêu phí, đã kiêu hãnh hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Qui nhơn, Bình Định. Hàng hàng lớp những Nguyễn Văn X, Trần Đình Y, Lê Văn Z cũng đã sống một thời như thế ở Phong Điền, Cam Lộ, ở Tân Cảnh, Kom Tum, Ở Bình Long, Hậu Nghĩa, Ở Chương Thiên, U Minh. Thời chiến, buổi nhiễu nhương, trai thời loạn. Có lẽ tất cả đều kiêu hãnh ngẩng cao đầu không hối tiếc về một thời đã qua nhưng chắc chắn sẽ ngậm ngùi khi nhớ lại:

Những thằng bạn buổi hôm nào áo trận

Thoát giờ đây: tóc đã điểm hoa râm

Khi gặp lại từ phương này quả đất

Chợt nhìn lên: giờ vầng trán đã nhăn.

 

Trong đôi mắt mỏi mê cùng cơm áo

Có chút gì phảng phất của quê hương

Mây Đèo Cả như hôm nào dừng lại

Chiều Pleiku như buổi nọ mù sương

 

Thấy như thể trời Bồng Sơn mưa đổ

Chiều cuối năm quân chuyển xuống Đèo Nhông

Đường xe lửa ai ngồi châm điếu thuốc

Áo tơi dầu che khuất nẻo Cù Mông.

. . .

Những thằng bạn buổi hôm nào áo trận

Thoát giờ đây, tóc đã điểm hoa sương

Khi gặp lại từ phương trời viễn khách

Chợt nhìn nhau, sao đôi mắt cay nồng.

Trần Hoài Thư! Xin cảm ơn đã đổ máu cho Qui Nhơn, xin cảm ơn đã đổ lệ cho vùng đất khổ dân nghèo Bình Định, xin cảm ơn vẫn luôn giữa trong tim "chút gì phảng phất của quê hương". Buồn phải không? Thôi, vòng vòng kiếm chỗ nào làm ly cà phê chơi, dù chắc gì ly cà phê viễn xứ đủ hấp lực làm quên nỗi buồn quá nồng, quá đậm trong lòng mỗi chúng ta.

Ghé lại Dunkin gọi cốc cà phê

Nhớ bạn, ra ngoài đường đốt thuốc

Một chút cay cay xé nồng đôi mắt

Như khói mù buổi sớm Việt Nam

Cốc xây chừng để lại Qui NHơn

Chắc sẽ nguội và đọng thành lệ đá