Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VŨ HỐI VÀ QUÊ HƯƠNG

QUẢNG NAM

 

HOÀNG LONG HẢI

 

Đối với giới văn học Quảng Nam, quê hương của họ là đất "ngũ phụng tề phi". Năm ông cùng đổ một khoa (1), như năm con chim phượng cùng bay. Điều tự hào ấy của họ là đúng. Học trò Quảng Nam học rất chăm, thông minh, trì chí, thi đâu đậu đó. Ở Huế có câu:

Văn chương Tráng Cử văn chương thánh

Thi phú Võ Úy thi phú thần

(Cụ Tráng Cử, con của Kỳ ngoại hầu Cường Để, linh hồn Phong Trào Đông Du. Cụ Võ Úy, quê ở Quảng Lăng, Điện Bàn, Quảng Nam, đậu cử nhân, bạn đồng liêu với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi ông Ngô Đình Diệm làm quan thời Nam triều)

Một người đã nghỉ học rồi như cụ Huỳnh Thúc Kháng, khi bị Tây đày ra Côn đảo, đem theo một cuốn từ điển Pháp Việt, cụ đã học thuộc lòng cuốn tự điển đó, không sót một chữ, chỉ tiếc là không ai hướng dẫn, cụ không đọc được mà thôi.

Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề một cách tổng quát, theo quam điểm tâm lý chung chung, pha một chút khôi hài, thì "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết".

Về mặt cá tính, "hay cãi" là tâm lý chung của người Quảng Nam, ưa lý sự, nhưng trên bình diện xã hội, thì "hay cãi" biểu lộ tâm lý tích cực, nhiệt tình đối với cuộc sống, bởi họ muốn cái gì tốt phải ra tốt, xấu phải ra xấu, trắng ra trắng, đen ra đen, không thể thế nào xong thôi, không qua loa, lẫn lộn đen trắng, xấu tốt.

Trên quan điểm đó, hay cãi là nhân sinh quan tích cực của người Quảng Nam, tích cực với con người, với xã hội.

Trong truyện ngắn "Ông năm Chuột", Phan Khôi thuật lại hôm ông về thăm làng ngoại, - làng Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam (Cụ Hoàng Diệu là ông ngoại của Phan Khôi). Ông ta gặp Năm Chuột là một tên thợ vàng rất khéo tay. Năm Chuột hỏi ông ta: "Tôi nghe nói ông thi hỏng cử nhân mà ông khóc, giả thử như ông thi đậu thì ông làm được gì ích lợi cho dân cho nước?" Rồi Năm Chuột nói tiếp: "Cha chết vì Tây mà con ra làm việc với Tây." Cụ Hoàng Diệu có người con ra làm tri huyện với triều đình nhưng bây giờ Pháp đã đô hộ nước ta. Đấy, hay cãi là như thế, là tâm lý của người Quảng Nam, họ không thể chấp nhận cái gì là vô ích, là phi lý; phải sống sao có "ích gì cho dân cho nước" là ý chí trong cuộc sống của họ.

Cho nên người ta không lạ gì trong 100 năm Tây đô hộ, Quảng Nam có rất nhiều người đứng lên chống Pháp, rất nhiều nhà cách mạng, mà kiệt hiệt nhất là Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tiểu La Nguyễn Thành, Trần Qúy Cáp, Phan Chu Trinh v.v... Nhiều giòng họ đều làm cách mạng hết cả họ như họ Phan ở Điện Bàn, họ Phan ở Quế Sơn. Phong trào kháng thuế, đám tang cụ Phan Chu Trinh ở Quảng Nam rất sôi nổi, khiến Tây phải dùng súng đạn đàn áp.

Chắng nói gì xa, bên cạnh chúng ta đây, "Quảng Nam Trần Trung Đạo" cũng rất "đặc" tính Quảng Nam ấy:

Hai mươi năm lê bước lưu đày

Sáng chiều cơm áo nặng đôi vai

Hai mươi năm nữa đời như thế

Sống chỉ thêm thừa một kiếp trai

(Tự Nhủ, trang 101 - Thao Thức - TTĐ)

Quảng Nam đấy, không chịu sống chỉ vì cơm áo mà thôi, sống thừa, sống mòn, sống thui chột, què quặt v.v...

Đó là thế hệ Quảng Nam lưu đày sau chiến tranh, còn thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đi trong chiến tranh thì có Dư Mỹ, Phan Xuân Sinh v.v... Xin hãy nghe vài câu thơ mang tính Quảng Nam của họ:

Ba cứ hẹn mà chưa làm gì được

Lại một lần khất nợ với giang sơn

("Con đừng hỏi"-Dư Mỹ-

"Chén rượu mời người")

Ngay cả khi qua đời rồi, họ vẫn tích cực với cuộc sống:

Mai ta chết, xin em đừng khâm liệm

Để xác ta vun bón những đóa hồng

("Bài thơ tình viết muộn" -như trên)

Cái quảng đại của Quảng Nam ta cũng thấy trong thơ Phan Xuân Sinh:

Con phải nhớ, quê hương ta nghèo lắm

Từng hạt cơm là từng giọt mồ hôi

Nhưng cũng quá giàu tấm lòng trải rộng

Đọa đày. Không khuất phục được lòng người

("Nhắc con về một quê hương" -như trên)

Ngay như Thái Tú Hạp, trầm tư với nhân sinh, thấy đời chỉ là "Hạt bụi (nào) bay qua", -tên một tập thơ của ông - vẫn không thể xa rời được "chất Quảng Nam" trong máu huyết, tiềm thức của ông:

Ở đó ta đã lớn lên,

Giữa thành phố Hội An

Thành phố già nua nhất miền Nam

Có giòng sông Thu xanh biếc

Từ Hòn Kẽm Đá Dừng

Có thuyền vui cửa Đại

Đêm trăng vàng trải lưới vá đau thương

Có chùa Non Nước

Tiếng chim cu gù trên lũy tre xanh

Áo lụa Duy Xuân

Thương về Tiên Phước

Chiều Hải Vân mây khoác kín sao trời

Ta đã có tình yêu thứ nhất

Bài thơ cổ phong

Và những đóa hoa hồng

Trang giấy thơm mùi mực tím

Trời thu bay và lòng nhớ bâng khuâng

Tiếng võng trưa hè

Canh gà hiu hắt

Giọng bà ru cháu buồn vương

"à... ơi:" Bên tê hàn...

...

("Ta thấy ta về quê hương"- HBNBQ - Thái Tú Hạp)

Có lẽ người Quảng Nam khi sống ở xã hội Tây phương, khó hội nhập. Càng khó hội nhập, họ càng hoài niệm cố hương. Xã hội Tây phương là xã hội đặt căn bản trên cá nhân chủ nghĩa, cuộc sống của con người lấy cá nhân mình làm chủ đích cho tư tưởng và hành động thì ngược lại, người Á Đông lại lấy chủ nghĩa tập thể làm phương châm cuộc sống.

Ngay từ bé, trong gia đình cũng như ở học đường, những câu răn dạy sống có ích cho đời, hữu dụng cho nhân quần xã hội, "làm trai cho đáng nên trai, xống đông đông tĩnh lên đoài đoài tan" là những câu nói thường ngày của cha mẹ và thầy cô đối với chúng ta.

Từ căn bản đó, người đàn bà Việt Nam, người mẹ VN là hình tượng tuyệt vời trong xã hội cũng như văn học. Những bà mẹ già suốt đời vì con, vì cháu, chẳng mấy lúc nghỉ ngơi, chẳng mấy lúc nghĩ đến bản thân họ, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ bà con, xóm làng. Hy sinh, vị tha là cách sống đơn giản của họ, không có gì kiểu cách, khoe khoang.

Nếu so sánh họ với người Tây phương, chẳng hạn như so sánh họ với 39 ông bà đạo ở LA vừa tự tử mới đây để cho kịp chuyến xe về cõi thiên đường, thì thử hỏi ai là người xứng đáng để Chúa đón nhận vào nơi ấy?

Nói chung Quảng Nam là nơi được xem là người dân có những ý tưởng tích cực nhất đối với cuộc sống được biểu thị qua tâm lý hay cãi của họ vậy.

Vũ Hối, thi sĩ, họa sĩ, hay nhà danh họa, như người ta thường gọi, quê hương xứ Quảng đó. Ông có hai thiên tài:

Về điều mà Vũ Hối gọi là thư họa, đối với số đông người, không có gì mới lạ. Lối viết chữ Quốc ngữ mô phỏng theo cách viết chữ Nho, xuất hiện ở nước ta gần nửa thế kỷ nay, khi chữ Nho bắt đầu tàn tạ. Khi không còn những "ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ" để bán chữ cho người ta mua về treo tết, thì những người biết chữ quốc ngữ mà không rành chữ Nho, đành phải chế ra cách viết pha chữ Nho để treo lên vách. Vù viết xấu hay đẹp thì cũng đã có người phát minh ra, làm ra trước Vũ Hối, nhưng phải nói khi đến tay Vũ Hối thì lối viết chữ Quốc Ngữ, mô phỏng theo lối chữ Nho như vừa nói ở trên đạt đến mức tuyệt hảo, không ai có thể chê Vũ Hối vào đâu được.

Chữ Nho có hai cách viết: chân phương và viết thảo. Chân phương là cách viết đúng bài bản như thầy dạy, nét ngang nét sổ, dấu phẩy, mũi mác. Thầy chỉ làm sao thì viết y như thế. Viết thảo là lối viết bay bướm tài tình như rồng như phượng mà Vũ Đình Liên gọi là:

Hoa tay thảo những nét,

Như phượng múa rồng bay

Cách viết thư họa của Vũ Hối là phượng múa rồng bay như Vũ Đình Liên nói, mà phải là người tài hoa mới viết được như ông. Vũ Hối đã thể hiện được, hay nói cách khác là làm sống lại cái tài hoa của người xưa dưới dạng chữ Quốc ngữ, một cách có hệ thống, vững chắc mà trước ông và có lẽ sau ông cỡ vài thế hệ nữa, chưa chắc có ai làm được. Hơn thế nữa, cách viết chữ của Vũ Hối "pha lẫn" với nét tranh thủy mạc Trung Hoa. Thành thử nhìn vào bản viết của ông, người ta vừa có cảm tưởng như là chữ Nho viết thảo rồng như phượng mà cũng là một bức tranh thủy mạc. Vì vậy, nó có cái tên mới là "thư họa", một hướng phát triển mới rất đặc sắc vừa ở trong hội họa, vừa ở trong chữ viết, do ông khám phá ra. Thiên tài của Vũ Hối là ở đó. Ông luôn luôn tìm ra những cái mới cho hội họa.

Ngoài tài họa, mà Vũ Hối là một danh họa, ông lại là một thi sĩ, một người làm thơ có chân tài.

Mới đây, nhân dịp cho ấn hành tạp chí Thế hệ, số Xuân Đinh Sửu, vì là năm trâu, tôi có đề nghị chọn một bức hình chụp con trâu khá tài tình của một nhiếp ảnh gia người Tàu gốc ở Chợ lớn trước đây thì đa số anh em muốn trung thành với chủ trương ban đầu, dùng thư họa của Vũ Hối làm bìa. Qua thư họa, nhà họa sĩ tài danh đã viết lại nhiều câu rất có ý nghĩa, rất hay từ các danh ngôn của người xưa, của bà Trưng, bà Triệu, của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo v.v... mà chúng tôi đã dùng trong các số trước. Riêng số báo này, để có màu sắc tết nhứt, chúng tôi chọ một bức thư họa có hai câu thơ khá hay của Vũ Hối:

Chiều say ngày cũ còn đâu

Long lanh đáy cốc giọt sầu tha hương

Chiều say. Tại sao lại không sớm say? Trong thi ca, say rượu buổi sáng chỉ là mê người đẹp: "Quốc sắc triêu hàm tửu, thiên hương dạ nhiễm y" còn trong thơ cũ hay thơ mới buổi chiều bao giờ cũng buồn vì chiều là thời gian cuối ngày, thời gian sắp chấm dứt, chuyển hóa qua một trạng thái khác, tối tăm, buồn bã và nhất là chia ly. Chia ly bao giờ cũng đem lại nhớ nhung, hoài niệm, thương cảm. Hồ Dzếnh thì:

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây!

Và buồn đến độ Hồ Dzếnh phải tự hỏi:

Có phải sầu vạn cổ?

Sầu gì mà đến sầu vạn cổ???!!!

Xuân Diệu thì tha thiết gọi vì quá cô đơn:

Chiều ơi hãy xuống thăm ta với

Thiên hạ lìa xa đời vắng không!

Trong thơ mới thì nhiều chiều lắm, chẳng có tác giả nào mà không nói tới chiều. Cả văn xuôi cũng không thiếu gì chiều.

"Hoàng hôn, ễnh ương kêu! Tiếng khàn khàn phát tự muôn gốc cỏ, tiếng áo não hơi phồng như trong ấy có sự gắng sức, tiếng rậm và nhiều và thê lương như sự chết, làm sôi bóng hoàng hôn!"

(Xuân Diệu - Phấn thông vàng)

Trong thơ Đường cũng không thiếu gì chiều. Có lẽ nổi tiếng nhất là hai câu cuối trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hạo:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu!

Có lẽ hai câu dịch sau đây của Tản Đà hay hơn:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!

Chữ nhật mộ, Trần Trọng Kim dịch là chiều hôm, Tản Đà dịch là hoàng hôn.

Ngay cả trong Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phan Huy Vịnh dịch, đã là "Canh khuya đưa khách" - "Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách" vậy mà cũng không thoát khỏi cảnh chiều:

"Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ly"

Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc đạt nhân quân tử nên uống rượu không bao giờ để cho say: "Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp." Nhắp thì khó mà say được. Phải tu, phải nốc mới là say. Rượu đến gốc cây ta sẽ "nốc" thì chắc chắn phải say. Nhưng say rượu thì hư đời vì "say sưa nghĩ cũng hư đời" như Tản Đà nói, hoặc thấy mà mắc cỡ như Nguyễn Khuyến "Những lúc say sưa cũng muốn chừa".

Trong hai câu thơ trên của Vũ Hối, ông ta nói là "chiều say" nhưng tôi không nghĩ là ông ta say mà lại rất tỉnh. Có tỉnh, ông mới cảm nhận được nỗi buồn xa xứ sâu sắc của ông, nỗi cô đơn lạnh lùng nơi đất khách. Vả chăng, nếu có say thì cái say đó chẳng có gì hư, đáng trách hết. Ông say cái say của Nguyễn Vĩ vì nhớ bạn:

"Nay ta thèm rượu nhớ mong ai!"

Hay hơn thế nữa, đó cái say vì mất nước, vong quốc, như Chiêu lì (Phạm Thái). Cái say của ông là cái say của kẻ tha hương: "Giọt sầu tha hương" như ông nói ở cuối câu thơ thứ hai.

Chữ giọt có nghĩa là giọt nước mắt, có nghĩa là ông khóc vì kiếp tha hương. Giọt nước mắt đó nhỏ vào trong cốc rượu mà rượu ở đây là tượng trưng cho nỗi đắng cay, sầu muộn trong cuộc đời xa xứ của ông.

Dù cho ngày xưa Trang tử có nói là ví thửu đời này cứ khóc là mọi việc xong cả thì ông đã đổ muôn ngàn giọt lệ, có nghĩa là ông ta chê cái việc khóc, có khi khóc là hèn. Nhưng những người xa xứ, nhất là kẻ vong quốc như chúng ta thì khóc hay khóc than như hồn Vũ Đế "Năm canh máu chảy đêm hè vắng" thì cũng là chuyện thường tình thôi. Chúng ta đâu có khóc về một chuyện tình ỡm ờ như TTKH "Cho tôi ép nốt dòng dư lệ, nhỏ xuống trần gian khóc chút duyên." Hay giọt nước mắt của Mỵ Nương vì một chút thương người, nhỏ xuống chén trà trong cung vàng điện ngọc, đối với một anh thuyền chài nghèo khổ có tài thổi sáo rất hay.

Thế hệ trước chúng ta và thế hệ chúng ta có những nỗi buồn rất khác nhau. Ở thế hệ tiền chiến, cái say của Vũ Hoàng Chương là cái say giả tạo, cái buồn của Chế Lan Viên là cái buồn vô duyên, không say cũng làm ra vẻ say, không buồn cũng làm ra vẻ buồn để cho giống với thi ca lãng mạn Pháp, giống với chủ nghĩa hoài nghi của Anatole France, với hoài vọng của Chateaubriand, mà chính Xuân Diệu đã thú nhận:

"Tôi nhớ Rimbeau với Verlaine,

Hai chàng thi sĩ choáng hơi men."

Thế hệ chúng ta mới thực sống với một thân phận bạc bẻo, bấp bênh, với nhiều nỗi đau, nỗi chết, nỗi nhớ, nỗi thương. Không riêng gì chúng ta đâu mà cả dân tộc này bị thúc ép đẩy đưa vào một cuộc chiến tranh huynh đệ mà ông cha chúng ta chưa bao giờ gặp phải. Chúng ta quá kề cận với cái chết, có thể chết hôm nay, ngày mai hay chỉ một tích tắc nữa thôi, vì một trái mìn, có khi chỉ là một viên đạn lạc, chúng ta hay ai đó trong chúng ta sẽ không còn nữa. Mà cái chết đó có khi thật vô nghĩa, không có ích lợi gì cho ai hết. Phải chi được làm như Nguyễn Thái Học bước lên đoạn đầu đài thì cũng là cái gương sáng cho đời sau. Điều đau đớn hơn, chúng ta và cả dân tộc chúng ta không có con đường thoát, thậm chí nhiều khi chúng ta, dân tộc chúng ta không biết vì đâu, vì ai, chúng ta, ở cả hai phía, lại đứng trên tuyến đầu của cuộc huynh đệ tương tàn. Có hiểu như thế, chúng ta mới thông cảm những nỗi đau đớn, phá phách của người lính trong thơ Nguyễn Bắc Sơn:

"Ngày mai ra trận ta còn sống

Về ghé sông Mao phá phách chơi

Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm

Đốt tiền mua vội một ngày vui"

Trong một xã hội tan rã như xã hội miền Nam trước đây, những người có suy nghĩ, có chiều sâu tư duy, có một nỗi buồn, lắm khi không biết chia sẽ cùng ai, lại phải đem tâm sự cùng gái điếm, mà gái điếm thì "thương nữ bất tri vong quốc hận" đó không phải là điềm đau đớn cho chúng ta hay sao?

Và sau chiến tranh?

Nỗi buồn tha hương của Vũ Hối cũng là nỗi buồn tha hương của chúng ta, giọt nước mắt của Vũ Hối cũng là giọt nước mắt của chúng ta, của một thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đi trong chiến tranh, lưu vong sau chiến tranh và chưa thấy một đường về.

Những kẻ tha hương thì thường nhớ về quê hương. "Quê hương khuất bóng hoàng hôn", Bên kia nửa vòng địa cầu là "Sàigòn đẹp lắm, Saigon ơi," là "con đường nhỏ chạy lang thang, mang nỗi buồn không dạo khắp làng", là cây đa chùa Viên giác:

Thời thơ ấu cây đa già tri kỷ,

Vẫn còn đây trong ký ức xa mù."

(Nhớ cây đa chùa Viên giác - Thao thức - Tr Tr Đạo)

là ngôi làng nhỏ có một con sông con, na ná như "Xóm Giếng" của Tô Hoài: "Ngoài kia lượn một con sông xinh. Dòng nước về mùa hè trong và mát, liếm vào bờ cỏ chảy lừ đừ. Con sông bé bỏng đựng bóng bờ tre theo đường ngõ xóm, rồi vòng ngoèo sang phía khác, đến đằng kia sông lại ló hình, nhưng đã xa đi rồi con sông vui vẻ. Nó đem nước giỡn vào những cánh đồng xa lạ khác, để cái ngõ tre ngơ ngác đứng lại một bên bờ, con đường xóm thì ngẩn ngơ bò vào trong ngõ, qua một vòm cổng gạch và rêu xanh hun hút."

Quê hương đấy. Quê hương là nguồn thương nỗi nhớ của chúng ta. Quê hương là mẹ dịu ngọt hiền lành, thương yêu chúng ta vô bờ vô bến.

Vũ Hối khóc vì nhớ quê hương, mà cũng khóc vì nhớ mẹ vậy.

Massachusetts, Mùa Xuân 97

Khoa thi Hội năm Mậu Tuất (1892), Thành Thái năm thứ 5, lấy 18 tiến sĩ và phó bảng, Quảng Nam chiếm hết 5, gồm có:

1- Phạm Liệu, (Điện Bàn), tiến sĩ

2- Phạm Tuân, (Điện Bàn), tiến sĩ

3- Phan Quang, (Quế Sơn), tiến sĩ

4- Dương Hiễn Tiến, (Điện Bàn), phó bảng

5- Ngô Lý, tên thường gọi là Chuân, (Điện Bàn), phó bảng

Con cháu các dòng họ này về sau hiển đạt, họ Phan (Quế Sơn) trước 1945, có nhiều người đậu Tú Tài (Tây) nên địa phương có câu tục ngữ: "Tú tài họ Phan như khoai lang Trà Đõa," (khoai lang Trà Đõa nổi tiếng sây củ). Sử gia Phan Khoang, nhà văn Phan Du thuộc dòng dõi nầy. Cụ Dương Phương, bố Dương Tiến Đông, Dương Tiến Tây thuộc dòng Dương Hiễn Tiến). Dòng Ngô Lý (ngụ cư, không phải gốc QN, sau này bị yễm, con cháu không ai nổi tiếng).

Tài liệu này do cụ Trần Được, nghĩa tế cụ Võ Úy cho.

tác giả cẩn chí.