Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHUÔNG ĐIỆN THOẠI

NỬA ĐÊM

 

TRẦN NGÂN TIÊU

 

Bạn hàng xóm cũ lâu ngày gặp nhau hai anh đàn ông thì chỉ bắt tay nhìn mái đầu bạc của nhau rồi mỉm cười; còn hai bà vợ thì cứ tíu ta tíu tít hỏi hết chuyện này đến chuyện kia, hỏi chưa kịp trả lời thì đã hỏi câu khác. Tôi nhìn ông Hiệp, bạn lối xóm cũ, mĩm cười đợi cho hai bà giảm bớt tíu tít vội xen vô:

-Thôi hai bà đi vào tiệm phở kia để tụi tôi tâm tình cho thư thả chứ chả lẽ cứ đứng ngoài trời mà đấu hót sao?

Yến hưởng ứng liền thế là cùng kéo nhau vào tiệm phở ba điều bốn chuyện rồi khi đã thư thả rồi bà bạn Hiệp mới hỏi:

-Con cái ông bà giờ chắc đã học thành tài ra ở riêng hết rồi ông bà tha hồ mà dung dăng dung dẻ phải không?

Yến cười gượng:

-Thư thả gì bà. Lúc tụi nó còn nhỏ thì lo nhỏ, lúc chúng lớn thì lo lớn có bao giờ hết lo đâu. Bà biết con bà làm sao chứ con tôi chưa có đứa nào lập gia đình cả. Lúc chúng còn nhỏ thì nấu nướng cái gì chúng nó ăn cái đó. Bây giờ chúng lớn thì mỗi đứa đòi ăn một kiểu tôi hầu bố con chúng nó riết tôi mệt quá.

Tôi nhìn ông Hiệp rồi mỉm cười nói:

-Tại sao chuyện gì bà cũng phải dính thằng bố nó vào là làm sao. Bộ bố nó không đi cầy mút mùa à?

Bà Hiệp vội cắt ngang:

-Con tôi cũng vậy. TuÏi nó làm gì, đi hay về lúc nào làm sao mà kiểm soát được nên tôi mặc kệ. chúng nó lớn rồi bà lo lắng làm gì cho nhức đầu. Vợ chồng già giờ lo "enjoy"một chút chứ lo hoài sao.

Yến thở dài:

-Không hiểu sao lúc nào tôi cũng coi tụi nó như con nít ấy. Bà biết không hồi chúng nó mười tám hai mươi ấy bữa nào nó đi chơi khuya là tôi không ngủ được. Nếu nó chưa về mà nửa đêm có tiếng điện thoại reo là tim tôi muốn nhảy ra khỏi ngực ấy. Ông xã tôi cứ la tôi hoài à. Trời ơi tại vì thằng con thứ hai của tôi ấy mỗi lần nó gọi điện thoại về là có đụng xe mới khiếp chứ. Hồi còn đi học nó đụng nát ba chiếc xe chứ ít đâu cho nên tụi tôi đâu dám mua xe mới cho nó. Bây giờ có điện thoại cầm tay thì bớt hồi hộp nhưng mà cũng nóng ruột lắm. Bà biết không có bữa chúng không cho mình gọi nó "turn off" mẹ nó đi mình gọi không được mới bực chứ.

Bà Hiệp nghe vậy chỉ nhe răng cười trừ chưa biết nói gì thì lão Hiệp giờ cóc mới mở miệng, cười... hì hì:

-Lo cho bố nó không lo sao lại lo cho tụi nó. Chúng có cần mình đâu.

Tôi được thể tán đồng:

_Ông nói phải. Tôi bảo bà ấy hoài mà bà ấy không nghe . Tụi nó ba mấy bốn mươi đến nơi mà cứ làm như là còn phải cho bú mớm không bằng...

Bà Hiệp với giọng nghiêm chỉnh nói:

-Bà phải tập thói quen đi chứ không thì đau tim chết đấy. Bây giờ mình không còn khỏe như trước đâu. Nếu cứ giữ thói quen đó lâu ngày nó thành tật đấy. Nói thiệt nghe, mấy năm trước tôi cũng nôn nóng giống như bà nên ông nhà tôi cứ thuê phim chưởng về cho tôi coi để tập trung đầu óc khỏi nghĩ ngợi; ai ngờ phim chưởng nó còn làm tôi hồi hộp thêm rồi thức khuya coi hết băng này tới băng kia sáng dậy không nổi người cứ lướt như cò bợï ấy.

Mọi người cười hinh hích thì bà Hiệp tiếp:

-Hồi đứa con gái út tôi mười sáu tuổi, một đêm kia tôi đang ngủ say thì chuông điện thoại reo, bà biết không điện thoại reo vào lúc đang chìm đắm trong giấc ngủ chẳng phải chỉ làm cho tôi khó chịu mà ai cũng sẽ bực mình như vậy khi bị quấy rầy vào lúc đó. Trước khi chồm lên cầm điện thoại tôi liếc nhìn đồng hồ thấy đã quá nửa đêm, tôi giật mình: Ai gọi giờ này chắc hẳn phải là khẩn cấp lắm:

Chưa tỉnh hẳn nhưng tôi cũng đủ sức nói vào máy: "Hello"thì đầu giây bên kia:

-Má...

Tôi giật mình khi nghe giọng nghẹn ngào khàn khàn không ra hơi đó. Con gái tôi? Làm sao vậy? Với những câu hỏi tới tấp trong đầu tôi với một tay bấm chặt vào cổ tay chồng tôi cho anh thức dậy thì đầu dây bên kia giọng nói đẫm nước mắt ngập ngừng:

-Má. Con biết giờ này đã quá trễ...má đừng hỏi gì vội để con nói hết đã. Má, con phải...thú thật với má con đã uống nhiều bia quá và đã đâm xe vào gốc cây ở lề xa lộ...nhưng con không sao...

Tôi bắt đầu tỉnh người hẳn nhưng lồng ngực nặng chình chịch, tôi cố kìm hãm sự hoảng hốt nhưng chưa rõ việc gì xảy ra đây. Tôi vừa mới lắp bắp: "Con..." thì nó ngắt ngang:

-Con sợ lắm...cứ nghĩ đến cảnh một người cảnh sát đến gõ cửa và nói với mẹ con đã bị tử nạn trong tai nạn xe cộ này thì không biết mẹ sẽ đau đớn đến thế nào...chỉ nghĩ tới đó thôi con đã sợ run người lên. Con ...con muốn trở về nhà với ba má. Con biết bỏ nhà đi "run away" là không đúng và con biết má đã lo nghĩ cho con đến phát ốm. Đáng lẽ con phải gọi má trước đây vài ngày nhưng con sợ ...con sợ...

Đến đây tiếng nghẹn ngào sụt sùi tắc ngẽn bên kia đầu dây khiến tôi hình dung ra khuôn mặt thê thảm của con gái tôi, tôi lập bập:

-Con...thì nó lại sụt sùi với một giọng nặng trĩu tuyệt vọng:

-Khoan đã má. Để con nói hết đã. Má...con đã có bầu. Con biết con chưa tới tuổi uống bia nhưng con sợ, nhất là bây giờ con sợ lắm...hích hích...

Tôi cắn chặt môi, mắt tôi nhòa thấy chồng tôi thức giấc trợn mắt nhìn tôi miệng mở to tuy không ra tiếng nhưng chỉ nhìn môi tôi cũng biết chồng tôi hỏi: "Ai vậy?". Tôi lắc đầu tỏ ý đang chú tâm nghe điện thoại. Chồng tôi vội nhảy ra khỏi giường chạy qua phòng khách cầm máy điện lên nghe cuộc đối thoại của tôi. Có lẽ nghe tiếng "click" khi chồng tôi nhấc điện thoại lên nên nó nói vội vã:

-Má còn đó không má? Má đừng cúp má ơi. Con cần má lắm, con rất đơn côi lúc này. Xung quanh con không có ai cả.

Tôi đưa mắt nhìn chồng tôi vội vã:

-Má vẫn còn đây. Má không cúp đâu con...

-Má. Đáng lẽ con phải thú thực với má. Má biết không, đáng lẽ con phải thú thực với má...nhưng con sợ ba lắm và khi con muốn mở miệng má cứ át đi và bảo con làm theo những gì má muốn. Má không bao giờ để con làm theo những gì con nghĩ trong lòng má chỉ bảo con phải làm cái này, phải làm cái kia mà thôi còn những gì, con nghĩ hay muốn không quan trọng gì với má cả. Má biết không đôi khi con không cần câu trả lời mà chỉ cần có người nghe con tâm sự và chia sẽ với con...hu! hu!...

Tôi nuốt mạnh sự ứ nghẹn đang muốn bít lấy họng tôi và nghĩ tới điều của một diễn giả trong cuộc họp phụ huynh học sinh tại trường: "Chúng ta phải học phương thức trao đổi ý tưởng với con cái của chúng ta", tôi buột miệng:

-Má đang nghe đây con...

-Má biết không, sau khi chui ra được khỏi xe con biết con còn sống thì con bắt đầu nghĩ đến bào thai trong bụng con. Con nghĩ con phải chăm nuôi đứa bé này bất kể nó là trai hay gái và giờ con mới hiểu tại sao họ cứ lặp đi lặp lại "Don't drink and drive" (đừng uống và đừng lái xe). Trong lúc tuyệt vọng đó, con nhìn thấy cái điện thoại cấp cứu gắn ở cái trụ gần bảng chỉ đường gần đó nên con rán lết tới để gọi "taxi"... Má ...con muốn về nhà...? Tôi vội vàng mở cửa lòng:

-Đúng đó con à. Con cứ về nhà đã...rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa...

Chồng tôi giơ ngón tay như muốn nói gì thì tiếng con nhỏ trong điện thoại:

-Cái xe của con không hư hại nhiều còn chạy được hay...để con lái xe về cho mau...

Tôi hốt hoảng:

-Đừng, Đừng con à. Con nghe mẹ đây. Con không được cúp điện thoại cứ cầm máy và chờ tới khi nào xe taxi đến rồi thì nói cho má biết.

-Nhưng con chỉ muốn về nhà thôi má.

-Má biết, nhưng con làm ơn nghe lời má, đợi khi nào taxi tới thì nói cho má biết.

Không nghe tiếng con tôi trả lời tôi cắn môi kìm hãm sự căng thẳng muốn vỡ tung lồng ngực..., bỗng tiếng nó lại vang lên lần này bình tĩnh hơn:

-Taxi đến rồi má.

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong người khi nghe có tiếng hỏi vọng vào điện thoại: "You called Yellow Cab?" rồi tiếng con nhỏ:

-Con đi đây má. Tiếng"click" cúp điện thoại.

Tôi bước ra khỏi giường đưa tay vuốt lên mặt tôi mới khám phá ra mặt tôi đầm đìa nước mắt. Tôi thẩn thờ bước qua phòng ngủ của con gái tôi và chồng tôi cũng lặng lẽ ôm vai tôi đi theo. Tôi đưa tay chùi nước mắt lần nữa nói nhỏ với chồng tôi:

-Chúng ta cần phải trao đổi và lắng nghe con cái mình khi chúng muốn bày tỏ điều gì...

Chồng tôi xoay mặt tôi đối diện với anh rồi nhìn sững tôi một vài giây rồi nói:

-Em có nghĩ rằng liệu con bé có biết rằng nó đã gọi lộn số điện thoại không?

Tôi giật nẩy mình liếc mắt về phía phòng ngủ của con gái tôi nói to: "Có thật là nó lộn điện thoại không?" rồi kéo chồng tôi chạy vào phòng con gái tôi thì nó ngồi bật dậy ngạc nhiên:

-Ba má làm cái gì vậy? Có chuyện gì vậy?

Tôi tỉnh người than thầm nhưng tâm hồn nhẹ nhõm:

"Chúa ơi! Nó gọi lộn điện thoại thật". Tôi làm như không có gì xảy ra ôm đầu nó cười đáp:

-Ba má đang thảo luận làm thế nào để cho con sống vui và yêu đời hơn ấy mà...

Nó bịt mồm rồi nói nhỏ:

-Con tưởng ba má thức dậy giờ này làm...làm cái gì chứ...

Nó bỏ lửng cười khinh khích khiến tôi bẹo má nó kéo chồng tôi ra khỏi phòng.

...Lần đó tôi thật hú hồn.

 

Trần Ngân Tiêu