Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỮNG VẾT RẠN

ĐỜI THƯỜNG

 

NGUYỄN MỘNG GIÁC

 

 

 

Ở hải ngoại, những cây bút trưởng thành ở Miền Bắc viết về đời sống và tâm tình của người Miền Bắc không nhiều. Người đầu tiên gây một chấn động lớn trong độc giả (mà đa số là người Miền Nam ly hương vì không thể sống được dưới chế độ cộng sản) là Thế Giang. Cuốn "Thằng Người Có Đuôi" của anh là những nét khắc họa sắc sảo về đời sống của người Miền Bắc, cho độc giả thấy một mặt khác gần như đối lập với mặt lạc quan đơn điệu và đồng phục vẫn thường đọc thấy trong tác phẩm xuất bản theo con đường chính thống.

Mãi cho đến khi văn nghệ Việt Nam được cởi trói tạm thời trong một thời gian ngắn ngủi, độc giả hải ngoại mới đọc được những tác phẩm khác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài, Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Võ văn Trực, Ma văn Kháng, Lê Lựu..., những tác phẩm bạo dạn nêu ra những mặt tối của đời sống, mà nếu dựa vào diễn biến của văn chương Trung Quốc sau Cách mạng Văn Hóa, có thể gọi là "dòng văn chương vết thương". Những vết thương lâu nay bị che giấu được các nhà văn phơi bày đậm nhạt tùy người tùy lúc, nhưng nói chung các tác phẩm ấy đều ở trong dòng văn chương "hiện thực phê phán". Bằng cách tả chân hay bằng cách ẩn dụ, những tác giả trong dòng văn chương này đều đặt mục tiêu rõ ràng cho việc viết lách: viết để phê phán cái xấu. Chỉ khác dòng văn chương "hiện thực xã hội chủ nghĩa" trước đó có một điều: thay vì phê phán tất cả những gì nằm ngoài chủ trương chính sách của Nhà nước, ngày nay các nhà văn phê phán ngay cả những khuyết điểm sai lầm của Nhà nước. Nhà văn vẫn đóng vai trò một chiến sĩ, vẫn "phải biết xung phong", nghĩa là không thoát khỏi vai trò truyền thống là "văn dĩ tải đạo". Nghĩa là nối gót theo một nhà-văn-chiến-sĩ từng được xưng tụng thường xuyên trong sách giáo khoa là Nguyễn Đình Chiểu.

Trong văn chương Việt Nam, tôi vẫn thường suy nghĩ mông lung về vị trí của hai nhà thơ tiêu biểu là Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu. Ai cũng đồng ý dễ dàng Truyện Kiều là áng văn tuyệt tác, Lục Vân Tiên không thể nào bì kịp. Đưa Lục Vân Tiên vào sách giáo khoa để dạy cho trẻ con đức trung hiếu tiết nghĩa, hun đúc tinh thần yêu nước..., tất cả mọi người đều dễ dàng chấp thuận không cần bàn cãi. Nhưng đưa Truyện Kiều vào sách giáo khoa, coi chừng, không dễ dàng chút nào đâu. Khi Phạm Quỳnh hết lời ca tụng Truyện Kiều, ngay lập tức các nhà nho yêu nước xem đó là một âm mưu hủy hoại luân thường đạo lý của thực dân và lớn tiếng tố cáo Truyện Kiều là một cuốn dâm thư, là một hộp thuốc độc. Người con gái tài sắc vẹn toàn chịu hết tai ương này đến tai ương khác suốt hai mươi bốn năm lưu lạc bị bêu riếu là "con đĩ Kiều", chỉ vì có người mê văn chương Truyện Kiều nên muốn đưa tác phẩm ấy vào chương trình giáo khoa quốc văn. Truyện Kiều "có vấn đề", nghĩ cho cùng, chỉ vì Nguyễn Du không ở trong dòng văn chương chính thống "văn dĩ tải đạo". Nguyễn Du không tố cáo cái gì rõ ràng, không đề cao cái gì rõ ràng. Nói như Chu Mạnh Trinh, ông viết Truyện Kiều chỉ vì "nòi tình thương người đồng điệu, cái kiếp không hoa lẩm cẩm, con hồn xuân mộng bâng khuâng, đã toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên". Nòi tình! Động cơ sáng tạo không minh bạch chút nào! Thiếu gì bậc anh thư tiết liệt trong sử sách mà phải lấy "đời con đĩ Kiều" làm chủ đề sáng tác!

Hai trường hợp tương tự khác, gần với thời đại chúng ta hơn, là Hoàng Đạo và Thạch Lam. Cả hai anh em đều có văn tài, trưởng thành và xây dựng văn nghiệp dưới sự hướng dẫn của người anh lớn Nhất Linh. Hoàng Đạo biết rõ mình viết cái gì, viết cho ai, viết làm gì. Mười Điều Tâm Niệm, Con Đường Sáng là những lời tuyên ngôn minh bạch cho công cuộc vận động duy tân và đả phá triệt để những cổ tục lỗi thời. Hoàng Đạo là một nhà văn-chiến sĩ, và tuy đi ngược hướng, ông đúng là chiến hữu của Nguyễn Đình Chiểu.

Thạch Lam, người em út trong một gia đình văn học, thì khác hẳn mấy ông anh. Trong Gió Đầu Mùa, Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường, Ngày Mới, ông viết như một người phất phơ đứng ngoài không khí tranh đấu bừng bừng chung của gia đình, của thời đại. Những người anh của ông thương xót thân phận những nàng dâu nạn nhân của nếp sống đại gia đình, Thạch Lam lại dồn hết tài hoa và tâm hồn tinh tế để say mê hương vị cốm mới, vẻ đẹp của gió đầu mùa, đời sống trầm lặng của cô gái ở phố huyện đìu hiu.

Trong những cách lựa chọn nêu trên, cách nào đúng cách nào sai?

Tôi nghĩ không ai dám trả lời xác quyết câu hỏi khó này. Cả tôi cũng vậy.

Trả lời minh bạch là "có vấn đề" ngay. Khi Nguyễn Đình Chiểu đã tuyên bố "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", ai dám mon men, ấp úng chê thơ Nguyễn Đình Chiểu "không được hay lắm" thì ngay lập tức bị đám đông nhiệt thành yêu nước chống ngoại xâm xỉa xói nào là Việt gian, nào là tay sai ngoại bang, nào là mất gốc, trở thành cái bia cho bao nhiêu ngòi bút nhọn quyết tâm theo gương Nguyễn Đình Chiểu. Chê Nguyễn Đình Chiểu trong tư cách thi sĩ tức là xúc phạm Nguyễn Đình Chiểu trong tư cách chiến sĩ.

Chính vì vậy mà trong sách giáo khoa, trong văn học sử Việt Nam, những nhà văn-chiến sĩ bao giờ cũng chiếm ưu thế, mặc dù giá trị tự thân của văn chương không bao nhiêu! Tinh thần yêu nước, sự quả cảm tranh đấu trong chính trị (có khi chỉ là kết quả của những huyền thoại thêu dệt) trở thành thước đo giá trị văn chương. Cái kiểu sáng tác chỉ vì "nòi tình thương người đồng điệu", dĩ nhiên thất thế. Có lẽ Nguyễn Du cũng thấy trước điều đó khi ông hạ bút viết hai câu thơ cuối Truyện Kiều:

Lời quê góp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh.

Hoặc bi quan hơn, băn khoăn tự hỏi:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như!

Không biết ba trăm năm sau có ai còn khóc cho Tố Như hay không? Một lời than thống thiết của kẻ thất thế tuyệt vọng! Nhưng Nguyễn Du đã lầm! Sau những cơn sốt cơn mê của chính trị giai đoạn, tỉnh ra, người đời lại tìm đến những điều "cận nhân tình". Các nhà văn-chiến sĩ bận bịu việc quan bớt thì giờ viết những lời tuyên ngôn, những áng văn giáo huấn, dành đất nhiều hơn cho những nhà văn nhà thơ dân giã kể lể chuyện đời thường, trở về với hương cốm, gió heo may, nắng trong vườn, chiều trên phố huyện...

 

Tôi đọc truyện của Lê Minh Hà sau khi đọc Thế Giang, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài, Dương Thu Hương, Bảo Ninh... và truyện của chị làm tôi hụt hẫng và kinh ngạc.

Hụt hẫng vì tôi cứ chờ ở chị những truyện ngắn nằm trong dòng "hiện thực phê phán" như tác phẩm những cây bút trưởng thành ở Miền Bắc xuất hiện trước đó. Chị không lớn tiếng tố cáo ai cả. "Vết thương" trong những truyện của chị không nhầy nhụa hoặc gây kinh hãi như những vết thương trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài. Chị cũng không hăng hái dấn mình về phía tuyến đầu như Dương Thu Hương. Chị "hiền khô", như lối nói của người Miền Nam.

Nhưng những truyện ngắn "hiền khô" của Lê Minh Hà gây kinh ngạc và tạo cảm giác lâng lâng dài lâu trong tôi sau khi đọc xong. Có thể nói nếu những nhà văn khác thuộc "dòng văn chương vết thương", thì Lê Minh Hà thuộc dòng văn chương "vết rạn". Văn của chị không có tiếng nổ, tiếng gào thét xung phong hay tiếng rú đớn đau. Chỉ có những lời thì thào, những tiếng nấc nghẹn, những nỗi đau âm thầm. Không gian truyện thu vào chuyện nhà, chuyện phố, chuyện làng, chuyện bà cháu, chuyện bạn bè, thậm chí chuyện một cái bát sứ là của gia bảo của gia đình:

"Bây giờ, cái còn lại trong tay Lê là tấm ảnh mà chị đã nhìn đi nhìn lại để mường tượng hình sắc cái bát cũ. Cái bát sứ mỏng tang, với nhành hoa màu sim chín ấy vậy là còn hơn tuổi Lê. Quà cưới của bố mẹ. Bốn mươi năm, hai cuộc chiến tranh đánh phá bằng không lực của Mỹ, một chiến thắng bi thảm để thống nhất sơn hà, và những cuộc chiến tranh ở hai đầu đất nước sau đó... Nhưng cái bát vẫn còn, như thời gian, như lòng bà, dường như không thay thế được ở nhà Lê, dù Hà Nội bây giờ có hẳn một phố - phố Hàm Long - chuyên bán đồ sứ Trung Quốc. Không dưng Lê bật cười. Giả dụ trong nhà ai đó lỡ tay đánh rơi một cái bát của bà. Hoặc giả ngày đó bom rơi trúng chỗ mấy bà cháu ở. Hoặc nữa: xếp chồng cả chục cái rồi choang một phát cho hả giận (nếu có). Chắc tiếng động do những cái bát này vỡ tạo nên cũng giống hệt mọi tiếng bát vỡ khác.

Nhưng nếu thế thì cả nhà sẽ hoảng lên như ngày xưa bom nổ ở đầu cầu làm tường nhà bà rạn và xô vỡ hết ngói. Bà đã giữ những cái bát đó bốn mươi năm, món quà cưới dễ vỡ như hạnh phúc của con người suốt mấy mươi năm đau khổ rút lại tồn tại đến tận giờ, ngay cả khi mẹ đã mất, bà đã mất. Lê cứ nhìn mãi tấm ảnh, rồi lật lại xem dòng chữ bố ghi. Mắt chị rân rấn ướt. Con gái chị đang ăn cơm từ cái bát ấy - cái bát quà cưới của bố mẹ mà bà nội đã giữ cho cả nhà." (Cái bát).

Suốt mấy mươi năm chiến tranh, biết bao nhiêu khổ đau ập đến cho cả dân tộc, Lê Minh Hà quan tâm đến cái bát mỏng tang của bà ngoại, và cũng như bà ngoại, chị trân trọng yêu thương vật lưu niệm ấy như là cái phải trân trọng giữ gìn sau bao nhiêu tang thương biển dâu. Số phận của cái bát là số phận của cả dân tộc. Cũng may là cho đến bây giờ, cái bát vẫn chưa bị rạn, dù đã có nhiều phong trào "xếp chồng cả chục cái bát rồi choang một phát cho hả giận".

Truyện ngắn nào của Lê Minh Hà cũng như vậy: những chuyện nhỏ của đời thường, nhưng trong cái nhỏ cái thường hàm chứa toàn-cảnh lớn lao của thời đại, của cuộc nhân sinh. Lối cảm nhận đời sống, lối viết của Lê Minh Hà rất gần với Thạch Lam. Tuy nhiên, vì sống trong một thời đại khắc nghiệt, Lê Minh Hà không thể giữ được nét hồn nhiên lãng mạn của Thạch Lam. Văn của chị có cái chất ưu uất dồn nén của Nam Cao, một văn tài mà tôi tin là Lê Minh Hà chịu nhiều ảnh hưởng.

ở vào thời đại mọi người sống hối hả vồ vập như ngày nay, những nỗi đau thầm thường bị những tiếng la hét lấn lướt, nhà văn thường yếu thế trước các chiến sĩ. Nhưng tôi tin rằng cái còn lại dài lâu trong lòng người là những "tiếng đoạn trường", những lời tâm sự chân thành, những vết rạn mong manh xảy ra trong đời thường của những người sống đời sống rất bình thường trong xã hội.

"Trăng Góa" của Lê Minh Hà có đầy đủ những yếu tố tạo dư âm dài lâu nêu trên.

 

Nguyễn Mộng Giác

California đầu năm 1998.