Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CÂU HÒ TRÊN SÔNG HƯƠNG

 

GS.TS TRẦN VĂN KHÊ

 

Năm 1941, khi tổ chức chương trình văn nghệ hàng năm của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, tôi có đề nghị đưa lên sân khấu ba điệu hát dan gian, để chứng tỏ rằng dân Việt ba miền Bắc Trung Nam, tuy có giọng nói và nét nhạc dân gian khác nhau, nhưng cùng chung một ngôn ngữ. Sinh viên miền Bắc hát bài cò lả, miền Trung hò mái nhì và miền Nam hò cấy. Câu hò trên sông Hương năm ấy do chị Phùng Thị Cúc, sinh viên nha khoa, ngày nay là chị Điềm Phùng Thị, một nhà điêu khắc Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, biểu diễn trên sân khấu và dạy lại tôi:

Sen xa hồ, sen khô hồ cạn

Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng

Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền

Anh xa bạn cũ biết mấy niên giải sầu!

Năm 1951, tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu để soạn luận án Tiến sĩ về âm nhạc, tôi gặp trong bảo tàng viện Guimet đĩa hát Beka số 20324 ghi lại câu hò mái nhì có hai giọng nữ cho câu kể cau xô, và tiếng đàn nhị mà tôi nhận ra là của giáo sư Nguyễn Hữu Ba. Đĩa hát đó không ghi rõ năm in, nhưng thuộc loại đĩa phát hành lối 1937-40. Trong đó có câu hò:

 

 

Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,

Một trăm người tục, một chục người thanh.

Biết đâu gan ruột gởi mình,

Mua tơ theo lấy tượng Bình Nguyên Quân.

Tôi rất thích thú học câu hò này, mà lúc ấy tôi còn nằm trong bệnh viện chưa đi nước ngoài trình diễn giới thiệu nhạc Việt Nam.

Năm 1954, khi hoàn toàn xuất viện, tôi lại gặp trong Bảo tàng viện Con người, một băng từ ghi âm câu hò mái nhì do chị Châu Loan biểu diễn tại Varsovie (Ba Lan), giọng chị trong mát như suối nước sông Hương, tôi chép lại và học thật kỹ cách luyến láy của chị vì tôi nói tiếng Việt rặt giọng miền Tiền Giang, bắt chước được giọng Bắc khi học Y khoa tại Hà Nội, mà giọng miền Trung thì chịu thua. Không nói được tiếng Việt Nam theo giọng Huế, nhưng khi hò mái nhì, tôi theo cách buông hơi, luyến láy của chị Châu Loan nên các bạn tôi gốc Huế đều cho là “nghe có hơi Huế lắm”.

Từ đó, khi nói chuyện trên đài BBC (Anh quốc), trong chương trình tiếng Việt, hay có lúc đi giới thiệu nhạc Việt Nam trong 24 tổng nước Thụy Sĩ cho hội “Thanh niên yêu nhạc” và sau này trên 40 nước đã mời tôi thuyết trình về nhạc truyền thống Việt Nam, đi đâu tôi cũng hò câu:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?

Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non!..

Tôi đinh ninh đó là câu hát trong dân gian, như những câu hò cấy miền Nam, hò khoan Quảng Ngãi, hò giã gạo miền Trung, không ai biết tên người nào đã sáng tác ra những câu hò được truyền tụng như thế.

Mãi đến sau, khi gặp hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương, trong một câu chuyện, tình cờ Hỷ Khương cho tôi biết rằng câu hò đó do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thi sáng tác, tôi rất xúc động, vì một nhà thơ sáng tác một câu hò hay điệu hát mà dân gian chấp nhận không còn nhớ tên người đặt, tức là nội dung câu hò điệu hát đó phù hợp với cảm nghĩ, suy tư, hay hoài bão, nguyện vọng của dân chúng, nên đã đi thẳng, đi sâu vào lòng của dân chúng, lời lẽ bình dân, dễ nhớ, dễ truyền, và dân chúng đã chắt chiu gìn giữ, truyền tụng từ người này đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Ít nhà thơ nào, trừ ra cụ Nguyễn Du với truyện Kiều được dân chúng nhớ lời thơ mà quên tên tác giả như thế.

Đến năm 1992, khi nhận quyển “Thơ ca” tuyển tập của cụ Ưng Bình Thúc GIạ Thi, đọc trang 314-316, tôi thấy rằng chẳng những câu hò “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”, mà câu “Một vũng nước trong, mười dòng nước đục”, cùng với tám câu hò khác, đều do cụ Ưng Bình sáng tác, cho người chèo thuyền hát trên sông Hương.

Câu hò “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” từ mấy chục năm nay đã được nghệ sĩ ca Huế dùng làm câu mở đầu để ca bài ca Nam bình. Một mặt vì thang âm điệu thức của câu hò và của bài Nam bình giống nhau trong cách dùng mấy chữ xự non, xang già, xê, cống hơi non. Cũng có lễ câu hò kết thúc bằng hai chữ “nước non” - “đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non” để tiếp theo hai chữ đầu trong bài Nam bình… “Nước non ngàn dặm ra đi”…

Câu hò đó đã gợi hứng cho nhạc sĩ Thúy Hoan sáng tác bài “Tình ca xứ Huế” được phổ biến rộng rãi khắp năm châu, Hải Phượng đã ghi âm cho hãng đĩa OCORA bên Pháp năm 1994.

Trong đĩa hát Echoes of ancestral Voices - Tiếng ngàn xưa số MD 3199 do Lê Tuấn Hùng và Đặng Kim Hiền thực hiện và hãng đĩa Move Records PMI phát hành tại Úc năm 1997, bài thứ 8 là câu hò “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” do Kim Hiền hò và tự đệm đàn nguyệt, có Lê Tuấn Hùng phụ họa đàn tranh.

Giáo sư John Balaban, người Mỹ trước kia thuộc đại học Massachusset, nay là Giáo sư đại học Miami, khi nghiên cứu về ca dao Việt Nam vào những năm sau 1971-72 có dịch câu hò ra tiếng Anh. Thuở ấy, ông chưa biết rằng câu hò “Trước bến Văn Lâu” là do cụ Ưng Bình sáng tác. Sau này tôi có dịp gặp ông mấy lần và nói chuyện với ông về xuất sứ câu hò và cách dịch câu hò “Trước bến Văn Lâu” ra tiếng Anh mà tôi gặp một khó khăn là khi dịch Chiều chiều (Evening after evening) - ai ngồi (sitting), ai câu (fishing), ai nhớ ai trông (remembering), ai thương ai cảm (loving). Nhưng tôi không tìm ra chữ nào có âm “ing” cho có vần có điệu vì sầu thảm tôi chỉ biết mấy chữ “sad” hay “sorrowful”. Ông Balaban đề nghị chữ “grieving” tôi sung sướng quá!

Năm 1994, trong tạp chí Asian Arts and Cultures (Nghệ thuật và văn hóa Châu Á) số đặc biệt về Việt Nam vol VII, No 1, winter 1994. (Mùa đông năm 1994), ông Balaban đăng một bài về ca dao Việt Nam. Khi dịch lại câu hò Trước bến Văn Lâu, ông có thêm câu thơ ấy do cụ Thúc Giạ Thị (tên thật là Ưng Bình) đặt ra trong lúc vua Duy Tân bỏ kinh thành, hoạt động bí mật chống Pháp. Câu dịch của ông như sau:

Evening before te King’s Pavilion

People are sitting, fishing, sad and grieving

Loving, in love, remembering, waiting, watching

Whose boats plies the river mists?

offering so many rowing songs

That moves these mountains and rivers, our nation.

Câu dịch rất sát nghĩa, nhưng chưa dịch thoát được chữ “ai” khi ông dũng chữ “people”.

Tưởng nhớ ngày sanh của cụ, nếu căn cứ theo luật vô thường có sanh thì có tử. Nhưng thi ca của cụ, nhất là câu hò bất hủ của cụ sẽ còn vang mãi trong lòng người Việt, và chiều chiều các đoàn nghệ thuật ca nhạc Huế, đều dùng câu hò “Trước bến Văn Lâu” để chiêu đãi du khách dạo thuyền trên sông Hương ngày nay và mãi đến mai sau.