Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MÙA XUÂN, TUỔI TRẺ

VÀ TÌNH YÊU QUA THƠ

 

NGUYỄN HẢI HÀ

 

Trong bốn muà cuả một năm, muà xuân có lẽ là muà được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Xuân đến với ngàn hoa thắm sắc, với những chùm lộc non xanh tươi mơn mởn.

Muà xuân là muà cuả tuổi trẻ, tươi vui, hăng say, cuồng nhiệt, tràn đầy nhựa sống và giàu cảm tính. Ở tuổi thanh niên, con người thường tỏ ra cảm nhận được sớm hơn những gì sắp xảy ra hay sẽ đến.

Xuân cuả đất trời nay mới đến,

Trong tôi xuân đến đã lâu rồi,

Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi

Trong vườn thơm ngát cuả hồn tôi...

X. D. (Thơ Thơ)

Cảm nhận cuả họ thường mang nhiều ảo giác do đam mê đem lại, nhưng họ đâu cần biết điều đó. Họ chỉ thích sống và sống cuồng nhiệt thế thôi. Nói đến muà xuân và tuổi trẻ là nói đến tình yêu vậy.

Tình yêu cuả họ thật táo bạo

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

X.D. (Thơ Thơ)

thật đắm đuối

Bưã nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm,

Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em!..

X.D. (Thơ Thơ)

song đôi lúc cũng thật nhẹ nhàng

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Để lòng buồn, tôi dạo khắp trong sân...

Hồ Dzếnh

Tuổi cuả họ thường là tuổi còn ở học đường. Họ làm học trò, nhưng cũng là thứ học trò đặc biệt.

Làm học trò không sách vở cầm tay,

Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ...

Đinh Hùng (Đường Vào Tình Sử)

Hoặc có sách vở cầm tay thì các trang sách không phải được dùng để chép bài học, mà để ghi giờ hẹn.

Hôm nay trang sách ghi giờ hẹn,

Dòng ngược dòng xuôi nhớ chảy dài...

Hiện Hữu (Trình Bày)

Và có đến trường cũng thì chỉ để chiêm ngưỡng những gì có dính dáng đến chữ tình.

Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc,

Áo nàng xanh, tôi mến lá sân trường...

Nguyên Sa (Thơ Nguyên Sa)

Cái băn khoăn về ngày nay cuả họ chỉ là những băn khoăn về tình yêu.

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?

Mưa, tôi chả về, bong bóng vỡ đầy tay...

Nguyên Sa (Thơ Nguyên Sa)

Ngày mai cũng vậy.

Mai em đến trường hay em ở nhà?

Đến trường, tôi đợi lối Văn Khoa...

Hiện Hữu (Trình Bày)

Khi đến trường, tan buổi học, họ thường về nhà rất trễ, vì lý do rất dễ thương: đi theo...để biết nhà “người ta”, trước khi trở về nhà mình!

Theo em cho đến tận nhà,

Biết thôi, lại cứ đường xa anh về...

Tác giả?

Họ rất ngây thơ, chân thành và đầy nghệ sĩ tính: khát khao yêu cái đẹp, và thích tìm cái mà họ quan niệm là đẹp để yêu. Họ luôn luôn tìm kiếm. Và cứ như thế, cho đến một buổi chiều “định mệnh”, như buổi chiều xuân Kim Trọng gặp Thuý Kiều trong “Đoạn Trường Tân Thanh” cuả Nguyễn Du.

Bỗng một chiều kia gặp gỡ ai,

Đường mi yểu điệu, tóc trâm cài...

Thẩm Thệ Hà

Rồi trong một phút giây rung động, chẳng đặng đừng, họ đã phổ khúc nhạc lòng cuả mình lên trang giấy trắng để ngỏ ý với ai kia.

Rồi một tàn xuân thức trắng đêm,

“Dâng Đàn” bài ấy viết đưa em..

Nhưng sự trao gởi không tính toán thường đưa đến cho họ nhiều bất hạnh. Bất hạnh vì không tạo được sự thông cảm cuả tha nhân.

Xem thơ, em bảo em không hiểu,

Thôi thế là tan hết nỗi niềm!..

Thẩm Thệ Hà

Hai chữ “không hiểu” được trả lời một cách thật...ngây thơ, song cũng thật nhiều ẩn ý. Ngây thơ có thể vì “người ta” còn nhỏ, nên chưa biết đến tình yêu. Nhiều ẩn ý, có thể vì “ người ta” tính quá kỹ, thấy “người trao gởi” chưa có đủ tiêu chuẩn như ý muốn, nên đã trả lời...không hiểu!

Dù sao, cái lý do đưa đến sự không hiểu đó vẫn được người thanh niên nghĩ tới trong một khiá cạnh tốt đẹp nhất. Họ cho rằng lỗi tại họ, vì họ không đủ khả năng diễn tả để cho “người ta” hiểu. Vấn đề thực đơn giản, thế thôi! Họ không nỡ trách ai.

Em có bao giở hiểu đặng đâu,

Lời thơ che kín ý thâm sâu.

Ngày mai, anh bỏ làm ...thi sĩ,

Nhưng sẽ yêu em đến bạc đầu...

Và đành chỉ biết ôm vết thương lòng, ngậm ngùi trong những phút giây hoài cảm.

Rồi mỗi chiều xuân lắng tiếng đàn,

Gởi hồn trong gió dệt du dương,

Ngàn phương mây trắng trôi mờ mịt,

Thi sĩ riêng mình ngậm nhớ thương...

Thẩm Thệ Hà

Yêu là không tính toán. Họ chấp nhận điều đó. Không có vấn đề tính toán hơn, thiệt trong tình yêu. Yêu mà còn tính toán là không yêu! Họ có ý nghĩ thực dễ thương về tình yêu.

Khi yêu nhau, ai tính được bao giờ!

Tác giả?

Với họ, không thể vưà yêu nhau, vừa tính toán, trong cùng một thời điểm.

Đời, đôi lúc, vẫn có những cuộc tình yêu vô tư, không tính toán, đã diễn ra một cách tốt đẹp. Hai kẻ yêu nhau cùng đạt được hạnh phúc trong tình yêu. Hạnh phúc thật đấy, nhưng là thứ hạnh phúc không có gì đáng nói.

Điều đáng nói chăng là những nỗi bất hạnh cuả con người. Điều mà con người mơ ước, nhưng chưa hoặc không bao giờ thực hiện được, vì thiếu tình toán kỹ lưỡng, hoặc vì gặp những nghịch cảnh không thể vượt qua.

Tình yêu đầu đời cuả những người trẻ tuổi thường là những tình yêu gặp nhiều bất hạnh, vì;

Phút ban đầu cuồng dại,

Đâu biết gì gió mưa...

Quách Thoại (Giữa Lòng Cuộc Đời)

Nhưng nhiều khi chính những bất hạnh, những mưa gió cuả đời đã làm cho tình yêu thêm đẹp, nên thơ và sống mãi trong lòng nhân loại.

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề,

Đời chỉ đẹp những khi còn dang giở,

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ

Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa...

Hồ Dzếnh

Trong kho tàng thi ca kim cổ đã có không biết bao nhiêu giai điệu tình sầu lơ lửng đó.

Tình yêu vẫn là đề tài muôn thuở. Cho đến bây giờ, tiếp tục khuynh hướng đó, người sáng tác cũng như người đọc vẫn chưa cảm thấy nhàm chán. Và, những áng thơ hay trong nhân loại đem đến cho tâm hồn người đọc nhiều rung động, vẫn là những giai điệu lơ lửng sầu tình.

Thôi Hộ (danh sĩ Trung Hoa, triều đại nhà Đường), một sáng đầu xuân, ghé thăm vườn xưa, chạnh  tưởng tới người năm cũ, đã để lại mấy vần thơ trác tuyệt:

Khứ niên kim nhật thử môn trung,

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân diện bất tri hà xứ khứ,

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Tạm dịch:

Cữa này, năm ngoái, hôm nay,

Hoa đào, mặt ngọc chung say nắng hồng.

Người về đâu? Với gió đông,

Nhánh hoa vườn cũ cười, mong, nhớ hoài...

Một Thế Lữ bâng khuâng nhớ lại thuở lưu luyến ban đầu:

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,

Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên..

Thế Lữ (Mấy Vần Thơ)

Một Vũ Hoàng Chương chất ngất nỗi chán chường vì thiếu bóng dáng người tri kỷ.

Em ơi, lửa tắt, bình khô rượu

Đời vắng em rồi, say với ai!..

Vũ Hoàng Chương (Thơ Mây)

Một Hoài Khanh, đau khổ, nhưng vẫn phải lẩn trốn, vì ý thức được giới hạn cuả mình trước đối tượng.

Tôi lẩn trốn vì biết mình không thể

Mây cuả trời rồi gió cuốn đem đi...

Hoài Khanh (Thân Phận)

Một Nguyễn Đức Sơn cũng đau khổ và sáng suốt tương tự.

Khi nhận biết mình là loài...thi sĩ!

Tôi nghẹn ngào đâu dám đến bên ai...

(Thơ Nguyễn Đức Sơn)

Một Hàn Mặc Tử, trong phút giây cuồng loạn, đã có ý muốn triệt để: tiêu diệt nguyên nhân đưa đến đau khổ trong tình yêu

Làm sao giết được người trong mộng?

(Thơ Hàn Mặc Tử)

dù biết rằng sẽ chỉ còn lại với mình một nỗi cô đơn tuyệt đối (khi sống cũng như lúc chết):

Một mai kia ở bên khe suối ngọc,

Với sao sương, anh nằm chết như trăng.

Không có nàng tiên mô đến khóc,

Đến thăm anh và rưả vết thương tâm...

Hàn Mặc Tử (Kịch thơ, tưạ (?)

Qua những giai điệu vưà kể, mỗi người đã biểu hiện một sắc thái khác nhau về sầu tình, nhưng cũng do cùng một nguyên nhân: vô tư, ngây thơ, không tính toán trong tình yêu, nên đã phải chịu những lỡ lầm, thua thiệt.

Xưa nay, người ta vẫn ca tụng mối tình đầu là đẹp, là nên thơ, cũng vì lý do vô tư, ngây thơ và không tính toán đó.

Cái đẹp cuả mối tình đầu long lanh như những giọt sương mai đọng trên cành lá nõn. Song những giọt sương đó cũng chính là những giọt lệ lòng đầu đời đọng trên khoé mắt cuả người thanh niên.

Ái tình như cánh đồng hoa,

Mấy ai qua đó không sa lệ lòng...

Tác giả?

Họ chỉ khóc một lần, rồi không bao giờ khóc nưã. Vì muà xuân qua đi, tuổi trẻ qua đi, tình yêu ngây thơ, vô tư, cũng qua đi, nhường chỗ cho muà hạ về với tuổi trưởng thành và tình yêu mang đầy tính toán (những lợi hại, những lưà lọc cuả đời...).

Và, từ đó, họ như những thiên thần bị gãy đôi cánh ngây thơ, trong trắng, vĩnh viễn không thể bay trở lại Thiên Đường...