Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

10 NĂM VIỄN XỨ

 

LỘC NGUYỄN

 

 

Kính thưa má,

Năm nào con cũng dành tặng má một bài viết vào dịp Sinh Nhật của má. Năm nay nhân dịp Sinh Nhật của má, ngày 4 tháng 4 năm 2013, con chọn chủ đề “10 Năm Viễn Xứ” là vì nó có một ý nghĩa rất đặc biệt riêng của nó: nó đánh dấu chặng đường 10 năm con xa cách quê hương, gia đình và người thân còn ở lại Việt Nam.

Tí tách, tí tách, từng giọt nước tí tách rơi từ mái nhà trên xuống mái nhà dưới. Mùa Xuân cuối cùng cũng đã đến! Xuân mang khí ấm tỏa khắp chốn, sưởi ấm vùng trời tiểu bang Minnesota vốn nổi tiếng là giá rét hầu như quanh năm. Từng mảng trắng xóa trên những mái nhà lô nhô từ từ co rút lại. Tuyết tan thành nước. Nước chảy tí tách xuống những vùng thấp hơn rồi hòa cùng dòng suối, dòng sông xuôi về biển cả. Nhìn ngắm từng giọt nước trong vắt như pha lê tung mình xuống mái nhà, con chợt liên tưởng đến thân phận tha hương của mình. Mới đó thấm thoát mà đã mười năm rồi! Thời gian trôi qua như tựa thoi bay. Con muốn điểm qua những cột mốc quan trọng trong hành trình tha hương của mình:

- 30/05/2003 con xuất phát từ Việt Nam hướng về nước Mỹ.

- 31/05/2003 con đặt chân đến nước Mỹ. Arkansas là tiểu bang con đến đầu tiên, nơi con gặp ông bạn già người Mỹ tên Bob thân thiện và tốt bụng. Con gặp ông ấy đầu tiên vì con muốn cảm ơn ông đã giúp đỡ con rất nhiều. Cái ơn sâu nặng ấy con không bao giờ quên được!

- 04/06/2003 sau gần một tuần thăm ông Bob, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của ổng, con bay sang Minnesota.

- 06/06/2003 sau hai ngày nghỉ ngơi thì con bắt đầu làm việc tại nhà hàng Vina Star ở thành phố Maplewood liên tục 18 tháng. Đây là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của con tại Mỹ vì con gặp trắc trở triền miên, rơi vào trạng thái bế tắc, buồn phiền, chán nản và đôi khi cảm thấy thật tuyệt vọng!

- Cuối tháng 12 năm 2004 con quyết định nghỉ việc tại nhà hàng nêu trên và chuyển sang hướng đi mới dù con chưa biết hướng đi đó đi đến đâu.

- Đầu năm 2005 vì quá đau buồn và muốn thoát ly khỏi Minnesota, con bay sang tiểu bang California để học nghề nails (nghề làm móng tay). Được chẳng bao lâu, con bị bệnh và ho ra máu. Con thức tỉnh và nhận ra rằng sức khỏe của mình không cho phép mình theo đuổi cái nghề độc hại này. Ông trời hình như không muốn con làm nghề này! Không những con không đủ sức khỏe hành nghề độc hại này mà còn bị thi rớt phần thực hành (Giám khảo chấm thi người Việt Nam lúc đó khét tiếng đánh rớt học sinh. Trong khi giám khảo Mỹ chỉ cần thí sinh làm đúng các bước là cho đậu thì bà giám khảo Việt Nam lại đòi hỏi thí sinh phải làm đẹp mới cho đậu!).

- Khoảng tháng 4 năm 2005 con trở về Minnesota và quyết tâm lấy cho được bằng lái xe. Vì không có người nào quen giúp tập lái xe liên tục cộng với tâm lý bất ổn, phiền muộn nên con thi rớt phần thực hành lái xe đến 3 lần. Đến lần thứ 4 thì con thi đậu. Con mừng vui khôn xiết, cứ y như vừa mới được cởi trói.

- Hơn 3 tháng ròng rã con đi tìm việc làm. Con gọi những nhà hàng Việt Nam gần nhà để xin việc nhưng rất tiếc họ chưa cần người (Sau này họ có gọi con vào làm nhưng lúc đó con đã tìm được việc rồi).

- 08/08/2005 là ngày đầu tiên con làm việc cho hãng Kim Tống do người Việt làm chủ với chức vụ thông dịch viên lưu động. Đây có lẽ là cột mốc quan trọng nhất chính thức đánh dấu thời kỳ gian khó đã qua. Nước mắt sung sướng của con cứ trào ra! Con cảm giác như mình được nâng lên từng bậc thang, từng bước đi đến cuộc sống ổn định nơi đất khách quê người. Con vẫn còn nhớ và vẫn còn giữ liên lạc với người bệnh nhân đầu tiên trong nghề thông dịch của mình. Bà này tên Thành và lúc đầu cho con một hộp bánh cuốn (làm tại nhà) để con ăn thử. Bánh cuốn của bà rất ngon. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng con đặt mua bánh cuốn của bà vào dịp cuối tuần.

- Cuối tháng 10 năm 2007, sau chuyến về Việt Nam thăm gia đình 2 tuần (26/05/2007), con quyết định mua nhà cho riêng mình, chấm dứt tình trạng thuê nhà thật khổ sở và mất tự do. Ngôi nhà này như có duyên nợ với con. Sau khi mua hụt căn nhà khác nhỏ hơn và rẻ tiền hơn căn này (vì chủ nhà nâng giá nhà cao hơn mức đã hứa trước đó), con tiếp tục tìm kiếm và mua được căn nhà mơ ước như ngày hôm nay. Lúc mới dọn vào nhà mới, những ngày đầu tiên con ngồi trong bóng tối, xúc động dâng trào, đưa tay lau nước mắt. Cuối cùng thì mình cũng có chỗ riêng để nương thân rồi!  Cảm xúc đó con không sao kềm chế lại được vì lúc mới đến Mỹ con đâu biết được ngày nào mình mới có được mái ấm dung thân, hay nói cho cao sang hơn một tí là một “vương quốc nhỏ bé” của riêng mình. Hai tháng đầu ròng rã, ban ngày con đi làm, ban đêm đi chợ mua đồ dùng, đồ trang trí nhà cửa và tự lắp ráp, bài trí đồ đạc trong nhà. Có vài người bạn sang nhà giúp nhưng họ chẳng giúp được nhiều. Mình phải tự lực là chính. Vất vả lắm nhưng con không biết mệt!

- 16/05/2012 con tham dự lễ trao Bằng Quốc Tịch Mỹ. Dù mỗi ngày chính quyền địa phương tổ chức nhiều lễ như thế này nhưng lúc nào họ cũng giữ được tính trang nghiêm và đầy xúc động của buổi lễ. Con vẫn còn nhớ như in lời phát biểu của bà chủ tọa buổi lễ:” Quý vị cũng như cha ông của chúng tôi, những người di dân, đến Mỹ bằng nhiều con đường gian truân khác nhau với nhiều hoàn cảnh khó khăn khác nhau nhưng tất cả đều có chung một mơ ước là đi tìm tự do, công bằng và cuộc sống tốt đẹp hơn tại nước Mỹ này. Tôi xin chúc mừng quý vị ngày hôm nay và hy vọng tất cả chúng ta sẽ cùng chung sức xây đắp nước Mỹ này ngày càng phồn thịnh và giàu mạnh”. Rồi sau đó bài hát “Proud to be an American” (Tự hào là người Mỹ) cùng phim phụ họa được bật lên. Từng lời, từng chữ trong bài hát như xới tung cảm xúc dồn nén lâu nay trong con khiến mắt ngấn lệ, lòng nghẹn ngào không nói nên lời. Con lâng lâng trong cảm xúc chiến thắng, chiến thắng nghịch cảnh, chiến thắng bản thân, như vừa mới chinh phục đỉnh núi Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới!

Con đã biến American Dream (Giấc mơ Mỹ) thành hiện thực! Ở Mỹ, người ta thường nói rằng nếu anh biết chăm chỉ làm việc, anh sẽ có tất cả những gì anh muốn! Quả thật là như vậy! Chắc má còn nhớ bác Hoa, bệnh nhân thân thiết của con. Bác này mù chữ nên đành phải chấp nhận làm việc rửa chén ở viện dưỡng lão với mức lương ban đầu khiêm tốn $6/giờ. Thế đấy! Nhờ bác chịu khó làm 2 ca, làm việc nghiêm túc, tiết kiệm tối đa nên sau 12 năm (Lương của bác tăng dần từng năm đến $12/giờ lúc bác xin nghỉ hưu) làm việc bác đã trả hết tiền nhà và vẫn có khả năng gửi tiền quà cho con cháu bên Việt Nam (hồi còn đi làm). Con thật khâm phục người đàn bà này! Hãy nhìn xung quanh, chẳng cần đâu xa, nơi các góc đường người ta vẫn thấy nhiều người homeless (vô gia cư) đứng xin tiền người lái xe qua lại. Họ được sinh ra tại một đất nước thuộc hàng giàu có bậc nhất thế giới nhưng họ vẫn không có nhà để ở, không có xe để đi lại và ngay cả  không có đủ cơm ăn, áo mặc. Những người tha hương cầu thực biết rõ thân phận của mình nên chẳng ngần ngại làm bất cứ việc gì lương thiện để có thể tồn tại nơi xứ lạ. Họ phải cố gắng gấp đôi hoặc hơn thế nữa để có thể đuổi kịp người bản xứ. Người có ưu thế xuất phát trước không phải lúc nào cũng là người về đích trước!

Đường lên tới đỉnh vinh quang con đi qua dù khó khăn trắc trở tới đâu nhưng vẫn nhẹ đi trăm ngàn phần khi con có má là điểm tựa tinh thần vững chắc. Cứ như “Thiên thần hộ mệnh”, má đã theo con không mệt mỏi suốt chặng đường. Những lúc con cảm giác rơi xuống vực thẳm tăm tối của sự buồn phiền, tuyệt vọng, chỉ cần vài lời thăm hỏi động viên của má là con như được thăng hoa, tỏa sáng, như được tiếp thêm sức mạnh!

Cho con bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến má!

Má đã đưa con vào đời, nuôi dạy con lớn khôn, không ngần ngại tốn kém cho con ăn học. “Con biết cái chữ thì đời con bớt khổ!”, má thường hay nói như thế. Xưa kia con còn bé, con chưa hiểu hết câu nói đó. Giờ con lớn khôn, vào đời đầy chông gai, con thấm thía rằng đầu tư vào ăn học là đầu tư khôn ngoan nhất dù tốn kém đến đâu. Những gì má gieo xưa kia thì ngày hôm nay con gặt hái vô hạn. Thế nên, con cảm thấy hạnh phúc biết bao khi đầu tư vào bảo hiểm giáo dục cho bé Ngân, con chị Phượng nhà mình. Bây giờ có thể bé chưa hiểu hết việc làm đó. Mai kia khi bé thành công trên đường đời, bé sẽ hiểu được và hy vọng bé sẽ tiếp nối truyền thống tốt đẹp này. Trẻ em hôm nay là hình ảnh thế giới ngày mai! Trẻ em nếu được chăm sóc tốt hôm nay thì thế giới ngày mai mới tươi đẹp và trường tồn.

Khi mình may mắn hơn người khác, mình nên nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình. Điều đó má thường dạy con. Con ghi nhớ điều đó. Mỗi năm con đều trích tiền lương để làm từ thiện ở cả Việt Nam và Mỹ. Con sinh ra ở Việt Nam nhưng có thể hơn nửa cuộc đời con là ở Mỹ. Con cứ như chịu ơn 2 bà mẹ: một bà mẹ có công sinh ra mình và một bà mẹ có công nuôi dưỡng mình. Hay nói cách khác, con chịu ơn 2 quê. Mỗi khi làm từ thiện, con đều nhớ đến 2 quê: Việt Nam còn nhiều người đói khổ nhưng ở Mỹ cũng có nhiều người vô gia cư thiếu ăn thiếu mặc. Nhà nước Mỹ cũng có chính sách giúp đỡ họ nhưng vẫn không đủ. Cần có sự giúp sức chung của tất cả mọi người trong xã hội! Thật đáng ngạc nhiên và trân trọng khi mỗi năm người Mỹ chi hơn 200 tỷ đô la cho từ thiện.

Chữ “nhân” và chữ “nghĩa” là nền tảng chính con dựa vào để làm mọi việc ở đời. Việc gì con có thể giúp được người gặp khó khăn, con đều giúp hết mình, giúp đến nơi đến chốn. Có thể nói số người con giúp trong thời gian qua nhiều hơn gấp nhiều lần số người giúp con khi con mới sang Mỹ. Có người nói tiếng cảm ơn. Cũng có người tặng đồ ăn, tiền hay chút quà cho con. Điều đó làm con rất vui và trân trọng. Nhưng cũng không ít người vô ơn, bạc nghĩa. Nhẹ thì họ nói xấu sau lưng cho mình chịu tiếng thị phi. Nặng thì họ đâm chọt cho mình gặp khó khăn, trắc trở chơi. Chẳng thế mà người đời thường chua chát nói rằng tình đời thay trắng đổi đen. Con không lấy đó làm buồn. Mình ăn ở phải thì ông trời ổng đãi ổng cho! Cái chính là lương tâm mình không bị cắn rứt là được!

Con cân đối công việc và nghỉ ngơi. Một tuần con làm 5 ngày. Có ngày con làm nhiều hơn 8 tiếng nhưng cũng có ngày ít hơn 8 tiếng tùy vào những cái hẹn tại phòng khám, bệnh viện dài hay ngắn. Thứ 7 và Chủ nhật con dứt khoát không làm thêm trừ phi đó là khách quen yêu cầu giúp đỡ khám ngoài giờ. Nhiều người cày 7 ngày một tuần. Họ có thể làm ra được nhiều tiền. Nhưng họ quên mất một điều là dù họ có giàu đến đâu thì mọi thứ đều vô nghĩa nếu họ ngã bệnh hoặc nặng hơn là qua đời! Cuối tuần là lúc con dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn mà mình yêu thích nếu có thời gian, đọc sách và xem phim tại nhà. Sẵn đây con báo tin cho má vui là con vừa mới mua được một giàn máy xem phim khá tốt. Lúc mới mua nhà, con chỉ dám mua một giàn máy vừa với túi tiền khiêm tốn lúc đó của mình. Sau 6 năm, bây giờ con mới sắm một giàn máy tốt hơn để xem phim giải trí tại nhà.

Con luôn trân trọng những gì mình làm ra bằng chính mô hôi nước mắt của mình. Mình làm việc cực khổ thì mình xứng đáng được hưởng tương xứng với đồng tiền mình kiếm được. Cái gì con mơ ước có được con đều cố gắng mua cho bằng được miễn là nó không vượt quá khả năng tài chính của mình và nhất là không phải trường hợp lãng phí. Mình mua được thứ mình yêu thích thì mình vui. Mình vui thì mình làm ra tiền nhiều hơn. Có nhà rồi ai cũng phải lo trả nhiều bill như tiền nhà trả chậm, tiền điện, nước, tiền thuế đất, tiền bảo hiểm… Ngoài những khoản tiền nhà và tiền xe là những khoản tiền quan trọng nhất, con còn lập quỹ hưu trí cho riêng mình và quỹ tiền mặt dự phòng khi bất trắc có thể xảy ra. Nói chung là bây giờ mọi thứ đều ổn. Má hãy yên lòng nhé!

Nếu 10 năm trước con nếm trái đắng bao nhiêu thì 10 năm sau – giờ đây con cảm nhận được hậu vị ngọt ngào của nó bấy nhiêu!

Nhưng nếu ai kia cho con đổi 10 năm viễn xứ với muôn ngàn thăng trầm thất thường và khó lường lấy một phút tĩnh lặng và bình yên bên mẹ thì con đây cũng vui lòng!

Mười năm trông thấy dài nhưng hóa ra lại ngắn ngủi. Dù thế nào đi nữa thì nước vẫn chảy xuôi dòng về biển cả, máu vẫn chảy về tim. Con dù ở đâu trên thế gian này cũng đều hướng về cội nguồn, về quê hương, về mẹ bằng cả một tấm lòng.

Kính chúc má Sinh Nhật – 4 tháng 4 năm 2013 thật vui vẻ, dồi dào sức khỏe  và bình an!

Con của má,

Lộc Nguyễn