Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VÀI CẢM NGHĨ VỀ

THƠ NGUYỄN PHI HOÀN

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Thường tình nơi thế gian hữu hạn, mọi người ai cũng có cảm tưởng mình có thể làm thơ một cách dễ dàng, suy luận qua những câu ca dao tục ngữ phát xuất từ dân gian khi tình yêu chớm nở giữa hai người nam nữ có tình ý yêu thương của thuở ban đầu lưu luyến ấy. Hơn nữa bản chất mỗi người Việt Nam là một nhà thơ bởi lẽ dân tộc Việt Nam giàu tình cảm nhân hậu suốt từ mấy nghìn năm trước. Do đó đã chuyển hóa tâm hồn người Việt những chất liệu lãng mạn trữ tình viễn mơ cho dù ở trong hoàn cảnh thăng trầm bi thảm của lịch sử.  Làm thơ thì không khó nhưng làm thơ cho hay mới là chuyện không phải dễ.

Trong những thập niên năm mươi năm trước nhà biên khảo văn học Hoài Chân-Hoài Thanh đã tuyển chọn hàng trăm thi sỹ mà theo nhận định của hai ông xứng đáng biểu trưng là những nhà thơ xuất sắc qua những bài thơ được đưa vào tuyển tập “Thi Nhân Việt Nam”.  Nhưng cho đến nay thực sự có mấy thi sĩ vượt qua thời gian và sự thẩm định của những người yêu thơ trong quần chúng!

Vào năm 1975 như cơn bão lửa thổi qua giãi đất an bình tạo nên những biến cố hãi hùng đau thương.  Những người nhân danh Cách Mạng Vô Sản triệt hủy hầu như tất cả những sáng tạo văn học đầy trác tuyệt của miền Nam. Những người lính chiến đấu bảo vệ cho chính nghĩa Tự Do trong phút giây ngỡ ngàng buông súng để trở thành tù binh đày đọa trong những trại tù nghiệt ngã hận thù nơi núi thẳm rừng thiêng, nhưng trong hồi ức không bao giờ quên những ngày tháng kiêu hùng nơi trận tuyến. Thơ của người lính miền Nam hiền như chim hót cưu mang nội dung nhân bản, chan chứa Tình Thương Quê Hương, Gia Đình và Dân Tộc, ước mơ Hòa Bình để trở về sum họp với người tình bé bỏng thơ ngây với Mẹ già đang mòn mỏi chờ mong:

Không biết lũy tre có từ bao giờ.
Tôi chỉ biết khi tôi lớn lên, hàng tre đã xanh ngát.
Che bước chân tôi những ngày đến lớp,
con đường làng hàng tre đứng hát,
Gió rì rào thổi mát sông quê.
Quanh làng tôi bao bọc bởi hàng tre.
Khi nắng khi mưa có tre che chở
Những lúc bão bùng cũng dựa vào những hàng tre.
Đời sống nông thôn quê ở đâu tre cũng có mặt.
Tre làm nhà, tre thay cầu ván bắt qua sông.
Tôi lớn lên như cây tre mới mọc.
Mẹ cầu mong luôn thẳng thế nghe con.
Và bước xuống đời từ chiếc nôi con;
cha tôi đương(1) khi tôi còn trong bụng mẹ.
Nôi thơm mùi tre, nôi thơm mùi mẹ.
Thơm mùi ruộng đồng ươm giọt mồ hôi cha.
Mẹ tảo tần buôn bán đường xa,
Đòn gánh trên vai bằng tre trĩu nặng,
Mưa nắng hai mùa chia sẻ gian nan

Khi tôi lớn khôn lìa khỏi ngôi làng.
Buổi sáng ra đi hàng tre níu áo
Mẹ buồn cúi đầu trong gió heo may
Cô bé nhà bên vẫy vẫy bàn tay
Tóc em bay bay như con diều giấy
Bằng tờ giấy mầu dán trên những nan tre.
Ba đưa con sang sông bằng một chiếc ghe.
Cũng bằng ghe ba đương (1) hồi ba còn trẻ
Ghe cứu cả nhà khi lụt ngập làng quê.

Chiều hành quân đi dưới những hàng tre
Lại nhớ bóng tre xưa, nhớ lời ru của mẹ
Nhớ tiếng võng sau hè kẽo kẹt những âm xưa
Nhớ bếp lửa chiều mưa mẹ đun bằng củi tre dễ cháy
Không có nhiều than hồng nhưng vẫn ấm mãi trái tim con
Và đến khi buông súng đầu hàng
Lại phải đi đốn tre trên rừng cải tạo
Trên con đường đi, mỗi lần tre níu áo
Lại tưởng bóng mẹ già níu áo hỏi thăm con.

Và ngày trở về cuộc sống lầm than
Tre lại nuôi tôi những ngày khốn khó

Đương thúng làm nia, bắt vành nón lá
Tre làm lá chắn che chở lúc vượt biên.

Qua được bên này cuộc sống thần tiên
Cứ tưởng quên đi bóng tre ngày cũ
Nhưng rồi một hôm trằn trọc hoài không ngủ
Vì chiều đến nhà hàng cầm đôi đũa bằng tre
Nhớ bóng tre xưa kỷ niệm hiện về
Góc trời Quê Hương rộn ràng trong trí nhớ

Tôi trở về quê hương một chiều lộng gió
Làng xóm tiêu điều vì vắng những hàng tre
Nhìn cột bê tông giữa trưa hè nắng chói
Thèm bóng tre làng dịu mát giữa đồng quê...

(Lũy Tre Làng)

Những năm tháng ở trong trại tù cải tạo đầy nghiệt ngã khổ nhục nơi rừng thiêng thăm thẳm, Nguyễn Phi Hoàn luôn thương nhớ về quê nhà thân yêu heo hút, bóng Mẹ lặng thầm vá cho con chiếc áo che ấm thân gầy cho con qua những mùa đông lạnh giá:

Con ở tù ra còn đôi manh áo

Chiếc áo tù và chiếc áo mẹ may

Chiếc áo tù bị đời giày xéo rách

Áo mẹ vẫn còn nhưng đã sờn vai

Áo mẹ theo con trên chặng đời dài

Áo lên rừng xuống ruộng sớm mai

Đã bao ngày áo nặng mồ hôi

 

Mồ hôi trên áo đã trở thành biển mặn

Áo nặng tình của mẹ của cha

Áo nặng tình đất nước thiết tha

 

Rồi một ngày tôi tìm đường vượt biển

Áo làm dù che nắng cho con đi

Áo làm buồm gọi gió cho con đi

 

Nhưng chuyến đi xa không thành ước nguyện

Áo theo dòng nước cuốn trôi xa

Áo theo dòng chìm giữa phong ba

 

Hôm nay con ở xứ người xa lạ

Vẫn nhớ về chiếc áo mẹ may

Áo mẹ may thơm bàn tay của mẹ

Thơm mùi ruộng đồng, thơm lúa quê ta.

 

Như bầy chim trên giàn lửa vút cánh bay cao lạc đàn mấy nẻo lưu hương. Đôi lần gặp nhau chỉ còn vang vọng ngậm ngùi thương tiếng hót sầu đau nhỏ máu Đỗ Quyên bên trời lận đận xót xa.

… Không như là quê hương mỗi sớm mai

Nghe có tin vui tiếng chim hót thức dậy sau vườn

Mặt trời lên lấp lánh giọt sương

Hoa mới nở trước sân nhà thơm ngát…

(Chiếc Áo Mẹ May)

Anh như người khách lạ trên quê hương khi trở về. Người yêu của Anh đã bao nhiêu lần nhìn hoa lá trong vườn đổi thay nhưng tình yêu vẫn một lòng chung thủy đợi Anh về như mùa Xuân vĩnh cửu trong tim người yêu dấu của Anh ở quê nhà:

 

…Anh đã bỏ quê hương từ dạo ấy

Rũ áo theo tiếng gọi của trùng dương

Thỉnh thoảng cô gái ngày xưa qua vườn hái ổi

Nhìn hàng cau buồn nhớ lời thương…

Những nỗi niềm khắc khoải về một quê hương miền Trung đất cày lên sỏi đá…những hình ảnh thân thương có bao giờ quên lãng, Nguyễn Phi Hoàn vẫn cưu mang canh cánh trong trái tim nơi viễn xứ.

... Chiều nay tôi đi giữa phố người

Tuyết chưa rơi mà lòng nghe bão rớt

Bởi tin quê mẹ mình nghèo lại thêm một lần bão lụt

Nước mắt con rơi làm sao ngăn được

Thương cho dân mình tủi cực lầm than

Quanh năm cái nghèo vẫn đeo đuổi trên lưng

Khi lúa gặt xong phải đem vào kho hợp tác

Mẹ đứng nhìn nước mắt rưng rưng

Cha bưng chén cơm đựng đầy khoai sắn

Mắt bé trông chờ cơm trắng xa xăm

 

Trời vẫn không thương, Trời làm cơn lụt

Nước tràn đồng nước hóa biển Đông

Đời mẹ nghèo như dã tràng xe cát

Chắt chiu từng hạt lúa nuôi con

Để hôm nay nước lại tràn đồng

Cuốn trôi đi tấm lòng của Mẹ

Trời không thương, trời làm dâu bể

Nước vô tình làm khổ đời dân

Còn gì khổ hơn dải đất miền Trung

"Quê tôi đất cày lên sỏi đá"

Lũ lụt đi qua chỉ còn trơ gốc rạ

Hoa lục bình tím ngát giữa phong ba

Chiều nay tôi đi giữa phố người xa lạ

Thương nhớ quê mình mái lá đơn sơ

Bão lụt đi qua làm sao chống đỡ

Hay chỉ còn là cảnh xác xơ

Em bé nghèo phải sống bơ vơ

Khi cha mẹ em đã trôi về biển cả

Quê hương tôi lầm than thế đó

Biết bao giờ thoát hết khổ đau?

(Thương Về Miền Bão Tố)

Xuyên qua thi phẩm Nguyễn Phi Hoàn trên tám mươi bài thơ sáng tác qua nhiều thể loại như một dải lụa nắng vàng trên sông Hương, phong phú tư duy, thắm sâu giai điệu. Nhất là những bài thơ tự do rất thoải mái diễn tả với cảm xúc chân thật. Những bài thơ Nguyễn Phi Hoàn sáng tác về Tình Yêu và Quê Hương được đánh giá cao như là những tràng hạt tâm đắc nhất:

Cứ tưởng rẳng em đã sang ngang là không bao giờ ngóng lại

Cứ tưởng rằng anh về lấy vợ thế là xong

Nhưng dòng sông không trôi theo đường thẳng

Như khúc đời có khi cạn khi sâu

Cứ tưởng rằng buồn đau theo thời gian sẽ chìm vào quên lãng

Nhưng tình đầu dễ mấy phôi pha

Hai khoảng đời xa nửa vòng trái đất

Tưởng không bao giờ gặp lại

Bỗng một hôm vẫn nồng nàn với tờ thư em gởi

Mới chợt hiểu rằng đời vẫn nợ nhau

Nợ nhau một miếng trầu cau

Ngày xưa mình hứa chờ nhau ăn trầu

Nhưng rồi anh trải lao đao

Vượt rừng vượt thác em vào thăm anh

Đường Trường Sơn núi thẳm rừng xanh

Nợ bàn chân nhỏ lên ghềnh xuống non

Nợ em đôi gót không mòn

Nợ tình yêu nhỏ vẫn còn trong em

Bây giờ anh lại nợ thêm

Nợ tấm hộ chiếu nối liền duyên xưa…

….

Nợ em tình vẫn thiết tha

Những khi hờn giận làm hòa lại thôi

Nợ em giọng nói tiếng cười

Nợ đôi mắt ấy có đuôi liếc tình

Nợ vòng tay nhỏ xinh xinh

Níu đời anh lại lênh đênh giữa dòng

Nợ em như núi như sông

Khi nào trả hết mới mong về trời.

(Vẫn Còn Nợ Nhau)

Trong thơ tình của Nguyễn Phi Hoàn có nhiều câu thật dễ thương ẩn dụ về những cuộc tình thơ mộng đi qua đời Anh và bây giờ thấp thoáng như những cánh diều bay lượn giữa trời xanh viễn mộng. Cái bóng dáng tình si đó chúng tôi bắt gặp trong tâm tư của nhà thơ xứ Huế biểu lộ thiết tha trong nội dung bài thơ đan cử:

TRƯỜNG CŨ CHIỀU MƯA

Tôi người trai Huế

Lạc đất Quảng Nam

Gió sông Hàn đưa chân tôi đến

Mười bảy tuổi đời chưa biết yêu ai

 

Cứ tưởng đời trai gắn liền với đất Quảng

Khi mối tình đầu chớm nở trong tim

Một sớm mai nhìn dáng em bước vào sân trường trong nắng

 

Bờ tóc buông dài theo gió bay bay

Nước sông Hàn vỗ mãi với bờ xây

Làm gợn sóng con tim thằng con trai mới lớn

 

Khờ dại – thơ ngây

Tôi đã mòn gót giầy theo em từ dạo ấy

 

Người đâu có hay

Chỉ có những hàng cây đường Quang Trung là hiểu

Chỉ có những chiếc lá vàng đường Lê Lợi mới hay

Và tập vở cầm trên tay có tờ thư chưa gởi

Mới hiểu được tình này

 

Mấy chục năm theo dòng đời trôi nổi

Lưu lạc đó đây

Vẫn mang trong tim hình bóng một người

Như núi Sơn Trà vẫn ngàn năm đứng đợi

Bờ sông Bạch Đằng vẫn gió thổi vòm cây

Bước chân tôi về Đà Nẵng chiều nay

Tìm lại tuổi học trò: Trường cũ còn đây

Thành phố nhiều đổi thay nhưng tim tôi không nhiều thay đổi

Tìm lại em nhưng em đâu nào thấy

Tôi đứng bên cổng trường dưới trời mưa bay

(Viết cho ngày về thăm lại Quê Hương 2004)

Mặc dù giữa tác giả Nguyễn Phi Hoàn và chúng tôi chưa một lần giao tiếp, tuy nhiên qua bản thảo mà Anh có nhã ý gởi đến chúng tôi giới thiệu vài cảm nghĩ. Cầm trên tay tập bản thảo thơ Nguyễn Phi Hoàn trên giấy kẻ dòng như tập vở ngày xưa, đầu tiên đã tạo nên những xúc động quen thuộc gợi nhớ một thời chép thơ vào trang vở học trò tặng cho người tình Phan Thanh Giản Đà Nẵng. Đến khi đọc thơ Anh thật sự chúng tôi bị cuốn hút vào cõi thơ đầy sắc thái tinh tế với những âm hưởng lãng mạn nhẹ nhàng, những xót xa trầm lặng gữa đôi bờ sắc không, những tận tuyệt chia lìa của mối tình dang dở, của ngày tháng cô đơn giữa cuộc đời bủa vây hư ảo trầm luân. Tâm niệm như loài hoa sớm nở chiều tàn nhưng vẫn hiến dâng hương sắc đến cho người, thỏa nguyện với niềm hạnh phúc tuyệt vời riêng tư.

Ngoài ý niệm về Quê hương và Tình yêu, trong cõi thơ Nguyễn Phi Hoàn còn thể hiện niềm yêu thương nồng thắm đó là tình Mẹ thiêng liêng mà ông ví như là kỳ quan vĩ đại nhất trong tất cả những kỳ quan trên thế giới. Bà mẹ Việt Nam suốt đời tận tụy lao khổ để nuôi đàn con. Mẹ không cần biết các con của Mẹ đi về đâu lên núi hay ra biển!? Chỉ có những đứa con bất hiếu mới từ bỏ Mẹ chạy đuổi theo ý thức hệ ngược chiều với đạo nghĩa là người tạo nên những ác nghiệp u minh làm tan nát lòng Mẹ đầy nhân ái đó thôi!

BÀI THƠ DÂNG MẸ

Con lớn khôn bằng dòng sữa ngọt ngào

Lời ca dao mẹ hát giữa đêm thâu

Khi con ấm đầu mẹ canh khuya thức trắng

Con càng lớn khôn tóc mẹ thêm màu năm tháng

Bay qua đời con trắng xóa nỗi buồn

Con mang tâm hồn bỏ xứ tha hương

Nhớ bóng mẹ già những chiều chưa tắt nắng

Mẹ còn miệt mài với nương sắn bên sông

Mẹ là cơn mưa tưới mát cánh đồng

Mẹ như gió thoảng cho con trưa hè thơm ngát

Câu ca dao ngày nào mẹ hát

Con vẫn mang theo đi giữa dòng đời

Tiếng “à ơi!” cho con vững lòng đi tới

Con bước vào đời mẹ dẫn lối cho con

Mẹ làm cánh cò lặn lội bờ sông

Đời ngọt ngào mẹ dành cho con hết

Mẹ chỉ còn là những âu lo

Mẹ vẫn vui làm một cánh cò

Có khi vui chơi con lãng quên người mẹ

Ngày đêm ngồi chờ chiếc bóng quạnh hiu

Mẹ vẵn chắt chiu để đời con phong phú

Con đứng thẳng giữa đời còn mẹ còm cỏi lưng cong

Người mẹ Việt Nam âm thầm chịu đựng hy sinh

Mẹ là dòng sông rửa sạch cho con những khi lầm lỗi

Mẹ là ngọn lửa hồng sưởi ấm chiều đông

Lưu lạc dòng đời cuối bãi đầu sông

Một ngày con trở về nguồn cội

Tuổi quá năm mươi mẹ vẫn xem con như còn thơ dại

Đêm ngủ mẹ giăng mùng quạt muỗi cho con

Con chưa bao giờ tặng Mẹ một cành bông

Hôm nay con chợt thấy lòng hối lỗi

Hạnh phúc tràn lòng khi còn mẹ lo trông

Con làm bài thơ thay một đóa hoa hồng

Để dâng lên mẹ

Hạnh phúc thay cho những ai đang còn Mẹ

Xin gởi lời chia buồn những ai không còn Mẹ để cậy trông

Canada, 11-5-2008

(Viết cho ngày “Mother’s Day”)

Thời gian rồi sẽ qua đi mọi hình thành của vật chất rồi sẽ hủy hoại vô thường. Cái còn lại cuối cùng trong tâm thức mỗi chúng ta cưu mang nơi viễn xứ là bản sắc đặc thù của văn hóa dân tộc. Nếu không bảo tồn và phát huy đến các thế hệ mai sau chẳng khác nào giòng sông đã hòa tan vào đại dương Hiệp Chủng Quốc và biệt tăm cội nguồn.  Những người nghệ sỹ như chúng ta vẫn biết thơ văn là cuộc chơi mỗi ngày mỗi cạn kiệt thờ ơ trong guồng máy vật chất sôi động nơi xứ người.  Nhưng có ai hiểu trong cõi thầm lặng ẩn cư đó biết bao người còn ngâm nga những bài thơ của Lý Bạch, Thôi Hộ, Vương Duy, Bạch Cư Dị… còn say mê những câu Kiều của Nguyễn Du, những dòng thơ tình quê tình người nồng thắm của Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương…và cả trăm thi sĩ của thời tiền chiến…Hãy thắp lên ngọn nến tỉnh thức còn hơn cứ ngồi nguyền rủa hoài trong bóng đêm…Trong biển cả mênh mông vẫn  còn có giòng hải lưu văn hóa Việt…Cám ơn nhà thơ Nguyễn Phi Hoàn.  Hãy an vui làm thơ như con tằm nhả tơ dệt lụa cho người tình thêm xinh đẹp..và cho mình những giây  phút hạnh phúc tuyệt vời an nhiên...

Rosemead, Vào Hạ 2010.

THÁI TÚ HẠP