Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LÁ CỜ NGẠO NGHỄ

BAY TRÊN ĐỈNH FANSIPAN

 

 

Tôi thường bảo sức lực mình không biết có còn nhiều để trèo lên nóc nhà Đông Dương không?... câu hỏi ấy hiện lên trong khi nhiều bạn trẻ tôi quen ở Việt Nam khuyên tôi nên leo Fan một lần cho biết

Fansipan không phải là một ngọn núi cao mà tôi chưa vượt qua được khi còn trẻ. ngày trẻ tôi rất thích núi và thích leo núi nên cũng đã từng leo núi bằng tay, bằng dây, bằng đôi chân khỏe của mình nhưng bây giờ với số tuổi này leo ngọn núi 3120 mét thì quả không phải là một chuyện dễ nói như thế ko có nghĩa là sức khỏe của mình không leo nổi nhưng cái ý chí, nhiệt huyết của mình không còn như ngày xưa nữa… chứ thật ra với nhiều người hơn tuổi tôi, nhất là những người ngoại quốc thì đó là chuyện thường (nếu họ thích leo) nhiệt huyết và ý chí của tôi thường không còn như ngày xưa nữa, qua năm tháng đã tàn lụi đi nhiều rồi nhưng lần này với một ý nghĩ được thấy lá cờ “Việt Nam cộng hòa” bay trên một ngọn núi cao nhất Đông Dương (nói cho oai chứ Đông Dương thì chỉ có 3 nước là Việt Nam, Lào và Campuchia mà thôi)… Tôi có nhiều hứng phấn.

Vậy là lần thứ hai ra ngoài Bắc Lần thứ hai một mình lang thang trên rừng Bắc Việt vào mùa lúa chin đẹp nhất mà nhiều người muốn đến chỉ để chụp hình cảnh đẹp thiên nhiên thì tôi đã đi một mình với tấm long mở rộng để cảm nhận từng con đường và con người Bắc Việt một lần nữa. lần này đi không phải để nhìn cảnh, hay tìm món ăn mà để cảm nhận những vùng miền mình đi qua… Tôi thường ngừng lại chỉ để xuống gặt lúa cùng người dân trên tuyến đường đi Sapa, hái trà ở Mộc Châu, kéo sợ giăng tơ trên miền hẻo lánh Mèo Vạc mà vùng gì tên gì tôi cũng không biết. Cứ đi là tôi luôn đến tiếp cận người dân để nhìn cuộc sống của họ, tìm hiểu và suy ngẫm

Tôi quyết định leo Fansipan chỉ vì nghĩ một điều là thấy được lá cờ Tổ Quốc tung bay. Suy nghĩ ấy làm nung náu bầu nhiệt huyết trong long tôi và tôi chỉ muốn làm như thế

Đến Sapa tôi hẹn gặp một người đàn ông mà tôi quen trên phượt. Ông đến để chụp hình và cũng đi một mình. Lần đầu tiên gặp và ăn tối, nghe ông nói chuyện tôi thấy “con người” này là một người không thể kết làm bạn vì quá khoa khoang nhưng tính tôi hay cả nể, ít nhiều không muốn nhìn vào cái xấu của người ta nên không muốn tranh cãi những điều ông đã nói.

Ông cũng muốn leo Fansipan vì đứa con gái của ông bảo “bố nên leo cho biết”. Đi đâu ông cũng đeo theo ba lô laptop để cứ có được 3G là post hình lên trên trang phượt. Con người có người thích thể hiện cái này, có người thích thể hiện cái kia. Ông thích chụp hình, hình khá đẹp vì ông bảo ông là nghệ sĩ. Tôi cũng thích những tấm hình ông chụp, có góc cạnh nghệ thuật nhưng ít nhiều cũng được chỉnh sửa bởi flick làm cho hình ảnh sống động hơn. Tôi thì lại thích cái cách tự nhiên của ông nhìn không qua photoshop.

Cũng nói them về người đàn ông này. Ông sinh trưởng ở ngoài Bắc đến năm 75 mới vào Nam, năm 20 tuổi… Mẹ người miền Nam, bố người Bắc, có nghĩa là mẹ ông là người Nam đi tập kết ngoài Bắc, như vậy có nghĩa là theo chính nghĩa thì hai chúng tôi không đứng cùng vĩ tuyến. Ông bảo bố ông là một nghệ sĩ và chính ông cũng là một nghệ sĩ. Tôi nghe ông nói về mình bằng những tự hào về bố, mẹ để lại gia sản nhiều hơn là chính ông đã tạo ra được. Tôi chán nghe nhưng tại cái tính cả nể ít phản kháng khi không cần nên cứ người ta nói thì tôi chỉ ngồi nghe mà thôi… Nhưng tôi có chia sẻ với ông việc tôi muốn làm khi leo Fan

Thực sự tôi không phải là một người thích nói về chính trị. Nhưng tôi biết giá trị của những gi mà nước Việt Nam cộng hòa trước năm 75 để lại và các ông cha của tôi đã đấu tranh và tôi luôn giữ lập trường của mình nhưng tôi là người đàn bà nhỏ bé, cái đầu nhỏ, óc nhỏ nên tôi không thích lí luận với người khác về chính trị trừ khi người ấy đụng chạm đến thế chính mà tôi đang tôn trọng

Tôi nói với ông rằng tôi, tôi là người quốc gia Việt Nam chứ không phải người Việt cộng sản nên lá cờ đỏ sao vàng không phải là lá cờ của tôi. Nên khi đi đâu nếu tôi giương lá cờ vàng ba sọc đỏ lên (vì với tôi nó mang nhiều ý nghĩ của một nước Việt Nam )thì xin hiểu cho rằng tôi chỉ muốn nói lên rằng trong tấm hình đó “tôi là người quốc gia Việt Nam đã đến đây”. Cũng như nếu tôi là người Pháp tôi sẽ giương lá cờ Pháp lên rằng “ tôi là người Pháp đã leo lên đỉnh Fan”. Đơn giản chỉ có vậy thôi.

Ông đã gật đầu đồng ý với tôi về quan điểm đó. Và tôi không thích bàn luộn về chính trị hoặc tôn giáo với người đối diện, đó là hai vấn đề luôn nhạy cảm với người mới quen. Tôi luôn nghĩ mỗi người có một tư duy riêng, mình tôn trọng tư duy người khác thì họ cũng cần tôn trọng mình. Những vấn đề chính trị, tôn giáo không nên đem ra làm đề tài bàn luận.

Nhưng khi chúng tôi leo lên đến gần đỉnh Fan, đêm ngủ lại để sáng leo lên đỉnh thì chúng tôi ăn cơm cùng nhau, có rượu uống… rượu vào thì lời ra… Ban đầu ông uống rồi khoe khoang đủ thứ về mình, sau đến chuyện tôi muốn đi tắm… Trời thì lạnh mà tôi luôn nói tôi không tắm thì không ngủ được… Nhưng thực sự thì tôi là đàn bà, buổi sáng trước khi leo Fan thì tôi lại đến chu kì nên đã định là không đi được nhưng rồi cũng cố gắng vì nghĩ đã đến đây nếu đợi nữa thì sẽ mất rất nhiều thời gian nên tôi đã ra tiệm thuốc mua vài viên thuốc uống cho bớt đau bụng rồi cứ đi… Chẳng lẽ cứ nói toạc ra với ông là “tôi cần đi”. Sau khi cậu bạn trẻ “đẹp trai” đi cùng đoàn (đoàn chúng tôi có 4 người, chỉ một mình tôi là đàn bà, trong căn lều hôm đó có nhóm người Malaysia khá đông hai vợ chồng hay hai bố con người Nga, chỉ có 4 chúng tôi là người Việt Nam, vì hôm đó là ngày thường nên ít người Việt thì phải, nghe nói cuối tuần thì rất đông) có hậu ý cầm đèn pin đưa tôi đi ra ngoài để tắm, dù nước lạnh… Thật ra tôi chỉ cần lau mình sơ và rửa mặt đánh rang đôi chút, thay cái áo, mặc them áo vào mà thôi

Về lại lều thì tiệc đã tàn, có lẽ vì cậu bạn trẻ và tôi đã đi nên tiệc tàn nhưng ông ta dù uống cũng đã rồi nhưng vẫn chưa “đã” khoe khoang nên vẫn ấm ức. Tôi bảo ông đó đừng có ngủ gần tôi, cậu bạn trẻ nằm chính giữa. Thật ra cái sập ngủ khá chật nên tôi chỉ muốn giữ ý tứ nằm sát vào trong vách, nằm gần người trẻ tuổi đáng con mình vẫn an tâm hơn một ông già. Chờ đến khi về đến chỗ ngủ ông lại nói tiếp, chê bai tôi đủ thứ là không phải dân Phượt, dân bụi, hết chuyện ấy lại đến chuyện chú chó tôi đem theo, cãi qua cãi lại, tôi thì tính nói lí còn ông xỉn nên ông chắc chẳng biết mình nói gi chỉ khoái nói thôi. Thế là từ câu chuyện tôi cần đi tắm, đến chuyện con chó ( ông bảo tôi thích thể hiện nên đem thao chó làm người dẫn đường phải bế bồng mà thực sự thì con chó của tôi đi theo nó đi còn nhanh hơn cả người vì nó có 4 chân mà, anh chàng A Su người Mông dẫn đoàn đi có bế nó chỉ đúng hai lần, một lần là lúc leo thang, lên thang thì nó không thể leo lên được và lần thứ hai là lúc sáng lên đỉnh cũng vì đường lên thang mà chó thì không thể leo lên thang như người được. Còn hoàn toàn do Boogie – tên con chó tự leo Fan một mình… Tôi có dặn anh A Su chăm sóc nó một chút nếu cần nhưng cứ để nó đi như vậy nó mới là leo chứ ẵm bế thì khác nào nó “bị bế” lên Fan)

Để câu chuyện ngán lại thì từ cái chuyện tắm, đến chuyện chó, rồi đến chuyện tôi than phiền rác rưởi. Những lời nói của ông đưa ra làm cho tôi lượm giọng đi và xem thường một con người sống quá ích kỉ, chỉ biết cho bản thân mình (bởi vậy tôi chán ghét thế hệ 5x, 6x ở Việt Nam hôm nay, những con người ẫu trĩ) Cuối cùng thì đến việc lá cờ của tôi đó là vấn đề chính để cuộc vãi vã và tăng tốc thêm dù cậu bạn trẻ P đã can đan chúng tôi ... nhưng vì ông bảo “giữa cánh đồng Y Tì bà đưa lá cờ ba que lên" thế là tôi có cớ nóng máu,... Tôi ghét kẻ nào không tôn trọng lá cờ quốc gia mà gọi lá cờ ba que.... Người có gốc và lá cờ là một phần linh thiêng cho tổ quốc, gốc gác người đó…. Tôi chưa bao giờ đụng chạm đến lá cờ sáu vàng của cộng sản dù tôi không ưa nó. Nên khi ông nói lên điều đó thì cơn thịnh nộ trong tôi bùng nổ… sự bùng nổ làm tôi quên đi một điếu rằng "đùng bao giở cải với một kẻ thấp hèn ... Nó sẽ kéo bạn xuống cùng nó với sự kém hiểu biết của nó " (không biết tôi dịch câu này ó chuẩn không) "don't argue with stupid people, they will drag you down to their level and beat you with experience"

Sự cãi cọ đưa đến một cái tát là khi tôi nói “đối với con người như ông thì thà tôi đi cùng một con chó còn hơn đồng hành với một người vô ý thức, thiếu văn hóa”. Sau câu nói đó có lẽ ông nghĩ là tôi ví ông thua con chó mà thật sự khi nói câu đó tôi chỉ nghĩ rằng con chó làm bạn đồng hành tốt hơn con người, tôi không ví ông là chó, nhưng có lẽ say nên ông nghĩ ngay tôi nói ông là chó ( mà thiệt tình thì tôi luôn quý động vật và xem chúng là người bạn tốt hơn con người … đúng là tôi quá đáng trong vấn đề này khg nhỉ ?). Nên ông xông lại tát tôi một bạt tay, cậu bạn trẻ P nãy giờ đang can ngăn chúng tôi liền xông lại ôm ông ta nhưng quá muộn vì ông ta đã xông lại tát tôi

Từ nhỏ tôi đã là đứa con gái không phải là một phần của phái yếu, tôi từng học võ và từng lên võ đài nhiều lần để đánh nhau với nam nhi, lần nữ nhi trong nhiều cuộc thi đấu, thắng thua đều có cả, nhưng chưa lần nào có người tát tôi như thế cả. Chính mẹ tôi khi đánh tôi cũng chỉ bắt nằm rồi đánh vào mông. Nói như thế để hiểu cơn thịnh nộ trong tôi tung lên, thế là tôi cũng gạt luôn cả cậu bạn trẻ P ra xông lại tát thẳng ngay vào má ông ta một cái và đấm luôn vai phải ông ta một cái

Dù cũng đã đánh trả lại và khinh bỉ những thằng đàn ông đánh đàn bà dù với bất cứ lí do gì. Khi tôi hét lên chửi vào mặt ông ta là một người vô học thức. Ông liền nhận ngay “đàn ông ở Việt Nam tao đánh đàn bà là chuyện thường”. Trời ạ! nghe xong câu này chỉ muốn xông lại đập cho thằng đàn ông này một trận. A Su nói hai chúng tôi muốn đánh nhau thì đi ra ngoài vì đã làm quá ồn những người bên cạnh không hiểu chúng tôi đánh nhau và cãi nhau chuyện gi… Tôi sẵn sang ra khỏi đó để đánh ông ta nêu ông ta chịu đứng dậy để ra ngoài. Nói thật nhìn cái dáng người bé xíu, tay chân lèo khèo chỉ cần hai cú đá của tôi là ông đổ ngã ngửa dù rằng đã hơn hai mươi năm tôi đã không còn đụng đến võ thuật nữa… Chả cần khoe khoang gì nhưng thiệt tình là máu nóng trong người tôi đã trào ra khỏi trái tim mình nhiều lắm rồi… Bao nhiêu ngày một mình đơn độc đi quanh đất nước Việt Nam, tôi gặp nhiều người, tốt xấu có nhưng trường hợp này thật là ngoại lệ

Nhưng cuộc cãi vã kết thúc, ông ta nằm ngay xuống và tiếng ngáy đã vang lên. Ông ta đã quá xỉn để biết mình làm việc gì. Tôi hiểu tôi đang vô lý cãi vã với một thằng say. Nằm xuống sát vào vách gỗ, không kiềm chế được tôi đã nức nở khóc, dù rằng tôi cũng đâu bị ức hiếp gi mà khóc nhưng tôi khóc vì cái tính “cả nể” của mình. Vì dù đã biết con người này không phải là người tốt để kết bạn nhưng vẫn ngồi nghe ông ấy nói cả hai ngày trời trên Y Tý, đã cùng đi hai ngày đường cùng từ Sapa đến Y Tỳ. Tôi trách mình đã không thẳng thừng từ chối lời rủ rê đi cùng… Hay cả nể không nói những gi chướng cái lỗ tai mình và trách mình đã để một thằng say làm phiền đến tâm hồn mình, trái tim mình. Dù là thằng say nhưng tôi ghét đàn ông cứ hễ nghĩ say là có thể nói gi thì nói và thường muốn thêm rượu để nói, để làm những điều mà khi tỉnh không bao giờ “dám”

Tôi ra ngồi ngoài trời lạnh khóc và nghĩ mình không thể nằm cạnh một thằng đàn ông đáng tởm như thế dù rằng đã có cậu bạn trẻ chen chính giữa. Ngoài trời lạnh nhưng tôi không lạnh chút nào mà nước mắt cứ tuôn lả chả. Cậu bạn trẻ ra ngoài lôi tôi vào và bắt tôi nằm xuống cùng nhiều lời an ủi. Phải cảm ơn con người trẻ tuổi nhưng hiểu biết này, đã nắm bàn tay tôi suốt đêm vì tôi cứ nức nở khóc. Suốt đếm tôi không thể nào chợp mắt được vì tức, và suốt đêm ấy tôi chỉ muốn giết chết người đàn ông đó. Quả thật con người tôi đáng sợ đến như thế đấy, nhất là khi bị đụng chạm đến “chính thể quốc gia dân tộc” mình, dù rằng người đó cũng là người Việt Nam. Tôi còn nhớ khi cãi tôi cũng đã giảng cho ông hiểu tôi không phải là Việt Kiều, khi ông nói tôi cứ nghĩ tôi có tiền là về đây khoe khoang bằng cách đem chó theo (thật vô lý khi nói như thế ôi một kẻ say vô học thức) Tôi liền giải thích cho ông hiểu rằng tôi không phải Việt Kiều

Việt Kiều là khi bạn có quốc tịch Việt Nam và bạn đi ta nước ngoài ở một thời gian sau đó về lại thì bạn mới là Việt Kiều, còn tôi là người bị tước đoạt quốc tịch, bị tống khứ ra khỏi Việt Nam. Bị mất nước, mất quốc gia “tôi là người Mĩ gốc Việt xin hiểu và cũng đừng bao giờ gọi tôi là Việt Kiều”.

Không biết tôi có phải là một con người có chứng bệnh “khùng” khi nói đến thể chính về người Việt quốc gia và người Việt cộng sản không nữa. Nhưng cứ hễ khi nào người ta gọi tôi là Việt Kiều, tôi đều chỉnh sửa họ và nói lên điều ấy. Thiệt tình, nếu tôi cứ không kiềm chế được thì chắc tôi sẽ có ngày không được bước chân vào Việt Nam, hay hoặc tôi sẽ ngồi tù sớm thôi vì cái miệng hay “cãi” của mình. May cho tôi vẫn còn mạng để trở về nhà bình an. Và cũng tội nghiệp cho ông anh tôi - người cộng sản “chân chính” luôn lo lắng và luôn dặn dò khi tôi đi đừng đem những điều mình nghĩ nói “thẳng” quá nói chuyện với người ngoài Bắc. Nếu có hệ gì ông ấy chẳng thể lo được gi cho tôi đâu

Suốt đêm không ngủ, suốt đêm nức nở. Buổi sáng sớm tôi thức dậy vẫn tỉnh táo và xem mọi chuyện như chưa có gi sảy ra. Tôi quyết định rằng không thể để một thằng vô học thức làm phiền trái tim mình. Và tôi quyết định rằng không để mắt đến người đàn ông đó.

Sáng sớm ông ta tỉnh dậy, điều đầu tiên là nói lời xin lỗi tôi “Xin lỗi em, tối qua anh say quá nên". Tôi quay mặt đi và chỉ nói đúng một câu “ông đừng nên nói chuyện với tôi, trước mặt tôi hình như không có ông”. Trong suốt quãng đường leo lên đỉnh và suốt quãng đường về lại có lúc ông ta cũng nói vài câu như bảo tôi chụp hình chung với nhau khi đến đỉnh nhưng tôi không trả lời và không xem cái con người ấy có trước mặt của mình hay không?

Buổi sáng ba tiếng đồng hồ leo lên được đến đỉnh Fan vất vả, mệt mỏi nhưng quá tuyệt vời khi biết mình đã leo lên được đến nóc nhà Đông Dương. Vì đi khá sớm nên sương nhiều và mây mù giăng kín nên chúng tôi không thấy núi non bao quanh, chỉ thấy như mình đang đứng trên tầng mây ấy. Một điều đáng buồn phiền là trên đỉnh chung quanh rác nhiều vô số kể. Tôi rất buồn vì điều đó. Vì tôi nghĩ những bạn trẻ Việt Nam hôm nay leo Fan không phải là dân “thường” có nghĩa là các bạn ấy ít nhất còn trẻ và cũng đã học xong bậc trung học, hoặc đại học, những kiến thức bảo vệ môi trường của họ là như thế này hay sao?... Tôi thường không trách những bà bán hàng rong xả rác, hay những người nghèo khổ vì họ không có kiến thức nhiều để hiểu mình cần phải bảo vệ môi trường, nhưng tôi sẽ rất thất vọng khi thấy giới trẻ ở Việt Nam hôm nay dù đã có học, có văn hóa nhưng luôn thiếu văn hóa. A Su có cho tôi biết rằng cũng có những người dân được mướn lên đây để lượm rác trên đường nhưng người xả thì nhiều và người lượm thì ít. Từng cái ủng mang để bảo vệ đôi giầy, đến cái chai nước và nhất là những vỏ kẹo giấy nhỏ được vứt ra. Nếu tôi là người đi lượm rác tôi cũng chỉ có thể lượm những chai lọ nước uống chứ bảo phải lượm từng vỏ kẹo nhỏ trên đường thì làm sao “tôi” người được mướn muốn đi nhặt rác (dĩ nhiên là khi nhận công việc này mấy ai là người có học thức để ý thức nhiều và kỹ lưỡng để lượm cho hết đây.?

Nên trên đỉnh Fan làm tôi buồn và thất vọng vì chỉ thấy toàn rác khi khí trời trong lành, và mây mù bao phủ như cảnh tiên. Mà cảnh tiên này là cảnh của “tiên đồng Việt Nam” nên đầy rác rưởi của nhiều người “vô ý thức”.

Tôi lôi lá cờ ra và cắm trên cây tre cầm leo Fan đường cao và bảo cậu bạn trẻ chụp hình giúp mình. Cậu bạn trẻ ấy cũng xin cầm lá cờ và chụp hình cùng tôi. Nổi vui trong lòng tôi dâng trào và tôi đã xuống dưới núi với nhiều niềm vui hơn nỗi buồn vì chuyện không vui với người dần ông ấy.

Trong nhóm đi có bốn người… Cậu bạn trẻ tên P đã an ủi tôi, giúp tôi khi tôi xuống tinh thần mà tôi đã nói ở trên. Một cậu bạn trẻ nữa tên L.L là dân du học Berkeley trở về nước làm việc vì cậu nghĩ Việt Nam dễ làm giàu hơn, vì nếu cậu ở lại Mĩ thì cậu chỉ là người làm công. Cậu leo núi nhiều, và cậu đã cư sử như đúng một người Mĩ. Các bạn cãi thì là chuyện của các bạn, tôi không muốn can dự vào. Tôi thích nói chuyện về leo núi, về rừng Yosemite, về SanFran trường học nhưng cậu ấy không để lại trong lòng tôi một cảm tình nào hết. Và tôi hiểu thêm một điều nữa là thế hệ 9x ngày nay ở Việt Nam phần nhiều họ chỉ muốn làm giàu, có tiền thật nhiều hơn là làm gi cho xã hội… Đôi lúc tôi thích những người trẻ thế hệ 9x này nhưng tôi nghĩ xã hội Việt Nam ngày nay cần nhiều người có học thức du học trở về quên bản thân mình để mong xã hội tốt đẹp hơn là lao đầu vào kiếm tiền. Có lẽ tôi đã khắt khe với họ quá. Tuổi trẻ bây giờ chỉ mong sau này có tiền tài danh vọng… Đó không phải là điều xấu xa… Đó là phấn đấu để sống còn ở quanh ta hôm nay mà thôi

Tôi đã dương cao được lá cờ trên đỉnh Fansipan. Lá cờ vàng ngày xưa hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị cũng đã dương cao khi đi đánh quân tàu. Lá cờ đầy ý nghĩa màu vàng tượng trưng cho da vàng Đất Việt, ba sọc cho ba miền Nam, Trung, Bắc. Tôi yêu lá cờ quốc gia đó. Tôi mong một ngày chính thể có thể thay đổi và người Việt Nam ở Việt Nam sẽ hiểu ra rằng lá cờ đỏ sao vàng cờ chỉ là lá cờ theo Trung Quốc mà thôi ... nó chẳng mang một ý nghĩa nào cả. Có lẽ điều đó còn rất lâu mới làm được nếu thi thể ông Hồ còn nằm đó trong bảo tang trong lòng Hà Nội mà điều đau buồn là quân tàu đã tàn phá đất nước Việt Nam, tại sao chúng ta vẫn cứ bám gót họ khi cả khối Đông Âu cộng sản đã tan rã ở Nga. Tượng hình Lenin, K Marx đã kéo sập đổ. Bức tường Balinh cũng đã ngã… Vậy mà lòng người cộng sản Việt Nam không thay đổi được

Theo dọc đường cong của đất nước Việt Nam ... Mà nơi nào còn lá cờ đỏ sao vàng thì nơi đó còn nghèo đói ...

Lời cuối cho cuộc hành trình leo Fan

Lá cờ tổ quốc “tôi người Việt Nam quốc gia đã đến Fansipan lá cờ vàng đã ngạo nghễ bay trên nóc nhà Đông Dương”.

Mãn Nguyện

Eve...

 

CHUYẾN XE CHIỀU

ĐIỆP-MỸ-LINH

 

Để tưởng nhớ em tôi – Nguyễn Phiêu Linh – và kính tặng tất cả S.V.S.Q./T.B.T.Đ. Khóa 6/68

Cho phi cơ lượn vài vòng trên không trung, Dinh cảm thấy vui hẳn lên với cảm giác được hoàn toàn tự do. Nhìn xuống, thấy đồng ruộng xanh ngát, tự dưng một giòng nhạc khởi lên trong lòng, Dinh hát theo điệu Valse Lente:

“Làng tôi yêu mến có lũy tre đầm ấm, khoát bóng lên lều tranh chờ gió thơm lành… Tình quê hương ấy mỗi lúc sương chiều rơi, quyến luyến dâng đầy vơi tâm hồn tôi”.(1)

Lời ca khiến Dinh nhớ những chiều theo đoàn tù trở về trại, nhìn về phương Nam, Dinh cũng ngân nga những câu hát này. Tiếp tục hát được vài câu nữa, Dinh thoáng giật mình, vì chàng là sĩ quan Dù chứ không phải sĩ quan Không Quân! Vừa khi đó, nhận ra kim chỉ nhiên liệu xuống đến chữ E, Dinh vội vàng cho phi cơ đáp khẩn cấp.

Trời tối dần. Dinh đi nhanh về hướng có ánh đèn. Gặp vài người Dinh mới nhận ra những người này không nói cùng ngôn ngữ với Dinh. Dinh dùng tay ra dấu cho họ biết phi cơ hết xăng, Dinh cần mua xăng. Những người này cũng ra dấu là ở đây xăng chỉ dùng cho công xa chuyển vũ khí đi “B”. Thấy quân phục của Dinh nhiều người kéo đến, nhìn Dinh bằng đôi mắt sôi sục căm thù.

Thấy ánh mắt căm thù, Dinh hãi sợ, bỏ chạy. Những người lạ đuổi theo. Một âm thanh hãi hùng vang lên trong đêm: “Ngụy trốn trại. Ngụy trốn trại! Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!” Nhóm người vừa đuổi theo vừa lượm đá quăng về phía Dinh. Dinh trúng thương, ngã xuống.

Khi tỉnh dậy, trong nhiều tiếng lao xao, mơ hồ, Dinh nhận ra tiếng Duy, con lớn của chàng, quát đứa em:

- Dục! Coi ổng còn thở không?

Dinh muốn đáp: “Ba không sao đâu”, nhưng nói không được. Trong khi Duy và Dục bồng Dinh để lên giường, Dinh cố nhớ lại giấc mơ. Dinh tự hỏi, tại sao những lần trốn trại và những trận đòn thù xưa cứ ám ảnh chàng hoài? Dinh muốn lấy điện thoại, gọi cho Huyền – chị của Dinh, đang ở Mỹ – nhưng Dinh không thấy được gì cả.

Trên taxi, Dinh được để ngồi thẳng như pho tượng, Duy và Dục ngồi kè hai bên cho Dinh khỏi ngã. Sau khi bảo tài xế lái đến bệnh viện Đồng Nai, Duy than:

- Mẹ bà nó! Đây rồi ổng nằm một đống, đái ỉa một chỗ, ai lo được, Trời!

Dục đáp:

- Ông là anh cả, trưởng nam, ông phải lo chớ ông tính “bán cái” hả?

- Mẹ! Con c. tao chứ trưởng nam. Cũng vì hai chữ trưởng nam mà năm 75 ổng không chịu di tản; vì ông bà già của ổng không chịu đi. Mẹ bà nó! Ngoại trừ sĩ quan cấp nhỏ như ông Bảng, ở tù ngắn hạn, Mỹ không nhận; còn ai ra tù cũng nạp hồ sơ xin đi Mỹ, mà ổng không nộp, vì bà già của ổng chỉ muốn ở với trưởng nam chứ không chịu ở với ông Bảng.

- Bởi vậy tui với ông mới bốc cứt mà ăn.

Dinh muốn gào lên: “Ba không xin đi diện H.O. vì bà Nội chỉ một phần; lý do chính là vì hai con đều trên 21 tuổi, không được chấp thuận. Lúc đó, chỉ vì thương bà Nội và thương hai con – và cũng vì Ba không biết được rằng Ba cứ qua Mỹ, từ từ Ba sẽ bảo lãnh bà Nội và hai con sang sau – mà Ba không đành đi Mỹ một mình. Ba đã quyết định sai; nhưng sự sai lầm đó, cũng như sự sai lầm của Ba năm 75 là do tình thương mà ra.” nhưng Dinh không nói được! Dinh vừa đau xót, vừa tủi thân, vừa giận hai thằng con thiếu giáo dục!

Đây không phải là lần đầu tiên Dinh nhận ra sự thiếu giáo dục ở thế hệ trẻ. Ngay từ khi được ra tù, trên chuyến xe lửa về Nam, Dinh rất buồn lòng vì nhận thấy ngôn từ và hành động của những người trẻ trên xe lửa cũng như tại những ga xe lửa, đều khó chấp nhận. Về đến nhà, thấy Duy và Dục cũng ứng xử như những người trẻ vô học, Dinh rầy. Duy đáp: “Thời buổi này kiếm hột cơm đổ vô họng còn chưa có, ở đó mà lễ nghĩa, đạo đức!” Dinh bảo: “Con nên nhớ, ông bà mình dạy rằng: Đói cho sạch, rách cho thơm.” Duy gằn giọng: “Lời ông bà, lời thánh hiền, xưa rồi! Lời cách mạng là tiền. Tiền! Tiền!” Dinh nghiêm giọng: “Con nói chuyện với Ba mà tại sao con dùng những lời thiếu giáo dục vậy?” Duy đáp tỉnh bơ: “Có ai giáo dục tui đâu mà thiếu với đủ?” Dinh nghẹn lời! Từ đó, Dinh cố tình tránh mọi va chạm với hai con.

Lòng buồn vô hạn, nhưng khi nhận biết Duy và Dục, mỗi đứa một đầu, cố sức khiêng Dinh vào nhà thương, Dinh lại cảm thấy thương con vô vàn. Dinh muốn khóc nhưng khóc cũng không được, rồi Dinh từ từ lịm vào hôn mê.

Khi tỉnh lại, Dinh cảm biết thân người bên phải có thể cử động và có vật gì chụp vào miệng và mũi chàng. Dinh nghe giọng Bảng lay gọi chàng rồi Dinh nghe tiếng Duy:

- Dục! Mày ở đây với ông Bảng, tính gì cho ổng thì tính; tao về lục hình của ổng, đem đi phóng lớn để lo hậu sự cho ổng.

Dinh muốn gào lên“Con ơi! Ba chưa chết, con ơi!” nhưng nói không được. Bảng nạt Duy:

- Hậu sự cái gì? Để tao điện qua cho cô mày.

Duy đáp:

- Bệnh của ổng như vậy tiền núi cũng không chữa lành nói gì xin bà Huyền. Mỗi lần xin bả cho có vài trăm đô chớ mấy!

Bảng im lặng, bấm số. Sau khi Bảng cho hay Dinh bị stroke Huyền khóc nức nở. Chờ cho cơn xúc động của Huyền dịu xuống, Bảng nói:

- Chị à! Chị cố bình tĩnh nghe em nói. Ba Má không còn, chỉ còn chị, nếu không cho chị biết, nhỡ anh Dinh có gì thì em làm sao đây?

Nghe Bảng nói đúng, Huyền tự nhủ nàng phải bình tĩnh và sáng suốt để cứu Dinh. Nàng hỏi:

- Hiện tại bác sĩ đang làm gì cho anh Dinh?

- Bác sĩ nói trễ quá, không làm gì được. Họ cho ảnh ra phòng ngoài, nằm chung với mọi người rồi.

- Trời! Tình trạng của Dinh phải nằm ở phòng hồi sinh chứ tại sao lại nằm phòng ngoài?

- Em đâu biết.

- Tìm bác sĩ, yêu cầu bác sĩ trực tiếp nói chuyện với chị, nhanh đi.

Bảng “dạ”. Huyền không nghe được gì nữa. Một lúc sau, Huyền nghe giọng Bảng nói với ai, văng vẳng: “Chị tôi mới là người có khả năng thanh toán phí tổn bệnh viện. Bác sĩ không nói chuyện với chị tôi thì tôi với hai thằng này là ba mạng cùi chứ làm sao tụi tôi trả được.” Huyền nghe giọng lạ “Allo”. Huyền hỏi:

- Thưa, có phải bác sĩ là người đã khám nghiệm cho em tôi, Trần Dinh, không ạ?

- Vâng.

- Thưa, theo bác sĩ thì em tôi có khoảng bao nhiêu phần trăm hy vọng sống sót?

- Một phần trăm. Nhưng bệnh viện này không đủ phương tiện để giúp ông Dinh.

- Nếu vậy thì xin bác sĩ làm ơn chỉ cho tôi bệnh viện nào có thể cứu em tôi?

- Nếu có phương tiện tài chánh, bà nên đưa ông Dinh đến bệnh viện Chợ Rẫy.

- Thưa, nhờ bác sĩ giúp bằng cách cho một xe hồng thập tự đưa em tôi đến Chợ Rẫy, được không ạ?

Một thoáng chần chừ. Huyền tiếp:

- Thưa bác sĩ, người em kế của Dinh là Bảng, người mà lúc nãy đã yêu cầu bác sĩ nói chuyện với tôi đó. Bảng sẽ làm giấy cam kết với bệnh viện rằng Bảng và tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả mọi phí tổn mà bệnh viện đã cung cấp cho Dinh.

- Vâng, nếu thế thì không gì trở ngại.

- Xin cảm ơn bác sĩ.

Vừa trao điện thoại lại cho Bảng bác sĩ vừa nói:

- Xong, anh vào gặp tôi ngay.

Sau khi “đăng ký” cho Dinh vào bệnh viện Chợ Rẫy, Bảng bảo Duy và Dục ở lại trông chừng Dinh, Bảng đi có việc. Bảng đến ngân hàng nhận tiền Huyền gửi về bằng Moneygramme nhưng Bảng không cho Duy và Dục biết.

Khi trở lại bệnh viện, Bảng thấy Dinh đã được đưa ra phòng ngoài, cũng nằm chung với những bệnh nhân khác. Thấy Dinh nằm cùng giường, ngược đầu với một bệnh nhân khác, Bảng trách:

- Duy, Dục! Sao hai đứa mày không xin cho Ba tụi bay nằm riêng một giường mà để ổng nằm hửi cẳng người ta, tội quá vậy?

Duy đáp như Dinh là người xa lạ:

- Ổng nằm đây không lâu đâu mà lo.

- Mày nói cái gì, mày nói lại tao nghe?

- Thì bác sĩ ở đây cũng nói giống bác sĩ ở Đồng Nai chứ khác gì đâu. Ông không cho tui về rửa ảnh lo hậu sự cho ổng thì tui điện cho vợ tui, biểu vợ tui lục hình, đem đi rửa lớn, mua nhan đèn sẵn, thì cũng vậy thôi.

Những lời đối đáp của Duy và Bảng khiến Dinh chỉ muốn chết ngay tức thì! Riêng Bảng, khi nghe Duy nói rồi nhìn Dinh, Bảng cảm thấy đau lòng. Chỉ vì tình gia đình mà Dinh phải chịu hết khổ lụy này đến oan khiên nọ. Bảng cảm thấy cay cay ở mắt khi thầm nghĩ: Thôi, nếu số phần của anh chỉ đến đây thì biết đâu đó cũng là một giải pháp tốt; bởi vì, bên kia cuộc sống, có thể con người không quá thủ đoạn và đê tiện như trong đời sống này!

Sau giây phút mủi lòng, Bảng bảo Duy và Dục ở lại trông chừng Dinh, Bảng phải về, hôm sau Bảng sẽ trở lại. Bảng trở về Đồng Nai thanh toán tiền bệnh viện nhưng Bảng không muốn tiết lộ cho Duy và Dục biết.

Bảng vừa rời bệnh viện, Duy bảo Dục ra phía trước bệnh viện mua thức ăn. Dục vừa đi thì y tá vào phòng, hỏi:

- Có ai tên Trần Duy ở đây không?

- Có. Tui.

Người đàn ông phía sau người y tá bước đến gần Duy:

- Ba em tên gì?

- Trần Dinh.

- Em có người bà con nào bên Mỹ không?

- Có. Chị của Ba tui.

- Bà ấy tên gì?

- Trần thị Huyền.

Vừa nói người này vừa ra dấu cho Duy bước ra sân:

- Bà Huyền emailed thông báo bệnh trạng của ông Dinh cho những người cùng khóa 6/68 Sĩ Quan Thủ Đức với ông Dinh. Những người này góp được một số tiền và anh tôi điện về, bảo tôi ứng trước số tiền đó để giúp ông Dinh.

Sau khi nhận tiền, Duy tìm Dục, bảo Dục trông chừng Dinh, Duy phải đi gấp. Duy đến những nơi ăn chơi mà lúc nào Duy cũng mơ ước mỗi khi Duy lái xe ôm đưa khách đến.

Hôm sau Bảng trở lại gặp lúc Duy đang xin bác sĩ cho Dinh xuất viện. Bảng cản:

- Không được. Bệnh của Ba mày như vậy mà mày đem ổng về nhà để ổng chết hả?

Duy muốn đem Dinh về vì Duy nghĩ tình trạng của Dinh, nếu sống được thì cũng chỉ báo đời thôi; càng để Dinh nằm bệnh viện lâu bao nhiêu thì lệ phí càng tăng bấy nhiêu. Sáu trăm năm mươi đô-la mà những cựu Sĩ Quan Thủ Đức gửi về biếu Dinh, tối hôm qua Duy “đi thoải mái” “chỉ tốn có một trăm đô chớ mấy”! Duy lại vừa điện thoại cho vợ của Duy đến, lấy một trăm về dẫn các con đi ăn nhà hàng và mua áo quần; năm mươi đô-la Duy trả lại cho vợ Duy vì vợ Duy đã tốn tiền sang hình và mua nhan đèn để lo hậu sự cho Dinh. Bốn trăm đô-la còn lại, Duy dự tính trả tiền nhà thương khoảng hai, ba trăm, số tiền còn lại Duy sẽ mua một “quần bò” thật “xịn” để tặng con nhỏ làm ở quán bia ôm mà Duy thích. Lý do là như vậy, nhưng Duy lại đáp khác:

- Đem ổng về có gì vợ tui lo giúp để tui còn đi làm ăn chứ bộ tui ở trong này để vợ con tui chết đói sao?

- Thì mày với thằng Dục thay phiên nhau ở đây.

- Ông đâu có bưng cứt đổ đái cho ổng. Ông đâu có ở đây để hửi mùi hôi mùi thúi và nghe người bệnh rên la cả đêm.

Bảng xoay sang bác sĩ:

- Xin lỗi bác sĩ, chị tôi bên Mỹ điện về, bảo tôi nhờ bác sĩ giúp cho anh tôi được nằm một phòng riêng.

- Ở đây không bệnh viện nào có tiêu chuẫn như vậy.

- Cùng lắm thì xin bác sĩ cho anh tôi nằm một mình một giường. Bác sĩ giúp giùm, chị tôi không quên ơn bác sĩ.

Câu cuối Bảng nói rất nhỏ, chỉ vừa đủ cho bác sĩ nghe; và cũng chính câu cuối cùng của Bảng khiến bác sĩ gật đầu:

- Vâng. Tôi có thể giúp anh điều đó.

Bác sĩ rời phòng. Bảng hỏi Duy:

- Thằng Dục đâu?

- Nó cũng lo đi làm ăn chớ bộ nó ở đây lo ôm xác ổng sao!

- Mày ăn nói mất dạy. Ngày nào Ba mày có quyền có chức thì Mẹ con mày dựa hơi; khi Ba mày đi tù, Mẹ mày lấy cán bộ, giao hai đứa mày cho Bà Nội mày nuôi. Bây giờ Ba mày trong tình cảnh này thì hai đứa mày chỉ mong cho ổng chết nhanh, phải không? Chờ đó, tao gọi cho cô mày.

- Gọi cho bả làm đ. gì! Mẹ bà nó, cho nhỏ giọt, đ. thèm nhắc tên bả nữa!

Không muốn đối đáp với đứa mất dạy, Bảng bấm số điện thoại. Sau khi nghe Bảng trình bày, Huyền bảo:

- Bảng mở speakerphone, để gần tai bên phải của anh Dinh. Bảng cầm tay phải của anh Dinh và cố để ý phản ứng của anh Dinh.

Khi Bảng báo cho Huyền biết mọi điều đã xong, Huyền vừa khóc vừa nói rất chậm:

- Dinh ơi! Chị đây. Nếu chị nói gì mà Dinh nghe và hiểu được thì Dinh bóp tay Bảng, nha.

Tiếng Bảng reo lên:

- Đó, đó, ảnh bóp tay em.

Những người thăm nuôi và những bệnh nhân nhẹ cùng phòng đều tò mò vây quanh giường của Dinh. Huyền tiếp:

- Dinh biết ai nắm tay Dinh không?

Nhiều tiếng reo lên: “Ối Giời! Ông ấy biết đấy.” Huyền tiếp:

- Mấy anh Thủ Đức bên này và bên Úc chung lời cầu nguyện cho Dinh. Dinh gắng vượt qua, nha.

Bảng không kềm được xúc động:

- Anh Dinh nghe và biết hết, chị à.

Huyền tiếp:

- Dinh nên ở lại bệnh viện để bác sĩ lo cho Dinh, nha.

Lại nhiều tiếng reo: “Đấy, đấy, ông ấy nắm chặt tay người em. Thế có tội không!” Huyền lại tiếp:

- Dinh! Như vậy là dấu hiệu tốt. Bảng sẽ yêu cầu bác sĩ, bằng mọi cách, chữa cho Dinh…

Cuộc điện đàm vừa đến đây thì phải ngưng, vì người nằm cùng giường với Dinh được chuyển sang nằm chung với bệnh nhân khác. Và một bệnh nhân trẻ, tên Diên, bị băng nơi chân, được đưa vào.

Duy và Dục ra ngoài ăn tối. Bảng tìm vị bác sĩ – mà lúc nãy Bảng yêu cầu ông ấy giúp cho Dinh được nằm riêng một giường – để “trả ơn”, như Bảng đã hứa. Sau đó, Bảng cũng tìm nhân viên trực, tặng họ tiền; vì kinh nghiệm cho Bảng biết rằng nếu không có thủ tục “đầu tiên” thì đêm hôm Dinh có bề gì nhân viên trực sẽ không báo cho bác sĩ.

Khi trở lại phòng bệnh, Bảng thấy một nhân dáng rất quen đang hối hả đi về phòng bệnh. Nhìn kỹ, Bảng nhận ra đó là Trang, vợ cũ của Dinh. Chưa biết Trang đến phòng bệnh để làm gì, nhưng Bảng không muốn Dinh bị xúc động khi gặp lại Trang. Bảng gọi:

- Chị Trang!

Trang quay lại:

- Ủa, chú làm gì ở đây?

- Em cũng muốn hỏi chị câu đó.

- Thằng con của tôi bị tai nạn xe gắn máy, đưa vào đây. Tôi từ Long An, nghe tin vội về thăm cháu. Còn chú?

Sau khi nghe Bảng kể qua bệnh trạng của Dinh, Trang khóc. Bảng nói:

- Chị với anh Dinh hết duyên hết nợ thì thôi; chỉ tội nghiệp cho anh Dinh là nếu anh Dinh bị xúc động mạnh trong tình trạng này thì anh ấy sẽ khó qua. Em yêu cầu chị là chị cố gắng đừng cho anh Dinh biết có sự hiện diện của chị trong phòng bệnh.

- Chú cho tôi thăm cháu xem tình trạng của cháu như thế nào rồi tôi sẽ liên lạc với chú.

- Chị ghi số điện thoại của em đi. À, chị cũng phải lánh mặt thằng Duy với thằng Dục nữa, nha. Hai thằng đó mất dạy lắm.

Trang vừa ghi số điện thoại vừa hỏi:

- Anh Dinh và Duy, Dục hiện sống ở đâu, chú?

- Vẫn ở kinh tế mới đó…

Bảng chưa dứt câu, Trang chợt nghe giọng Tâm, chồng của nàng:

- Ôi Giời, Trang! Em đến sao không vào thăm con ngay mà lại ở đấy? Nó hỏi em hoài. Còn mấy đứa kia đâu, sao em không đưa các con đến thăm anh nó?

Vừa đẩy chiếc xe lăn có Dinh ngồi bên trong, Bảng vừa nói:

- Anh em mình ra nghĩa trang thăm mộ, cúng tạ Ba Má và mấy đứa em xong, mình trở về để người ta làm “vật lý trị liệu” cho anh, nhen.

- Bảng cúng chứ anh đâu lạy được.

- Thì anh ra với em cho “dzui”.

Đến bên nghĩa trang nho nhỏ của gia đình, Dinh chợt nhớ câu Huyền emailed cho các bạn Thủ Đức của Dinh – lúc Dinh vừa được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy – rồi những người bạn này chuyển email của Huyền về cho Dinh, sau khi Dinh rời bệnh viện: “Mấy mươi năm qua, bao nhiêu mồ hôi và nước mắt của tôi trên vùng đất Tự Do này chỉ đủ xây một nghĩa trang rất hoành tráng nơi vùng kinh tế mới để chôn Cha Mẹ và các em tôi! Bây giờ tôi lại sắp chôn thêm một đứa em nữa! Tạ ơn Bác và Đảng!!” Dinh thở dài, cảm thấy xót thương cho người chị, cuối tháng 4 năm 1975, vẫn còn dám “vượt sóng” trở về tìm gia đình mà không thành. Mỗi lần nghĩ đến Huyền không thể nào Dinh không hồi tưởng những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc xa xưa khi cả hai chị em cùng học Luật, trước khi Dinh bị động viên…Nhưng tiếng Bảng đưa Dinh trở về hiện tại:

- Anh Dinh! Anh xem bà nào mà trông quen quá vậy?

Dinh nhìn ra đường mòn, hơi ngờ ngợ, không tin vào mắt chàng. Người phụ nữ đến gần, lấy nón xuống, nhìn Dinh. Dinh gằn giọng:

- Cô còn gặp tôi để làm gì?

- Em biết em có lỗi với anh nhiều lắm. Nhưng anh nên cho em nói với anh những điều cần nói; nhỡ mai này chúng ta không thể gặp lại nhau.

- Gặp lại để làm gì?

- Anh cho em thố lộ với anh một lần, chỉ một lần thôi.

- Vâng. Cô muốn nói gì, nói đi.

Bảng lẻn đi về. Trang ngồi lên phiến đá nhỏ:

- Những lời của em không phải là những lời chạy tội mà chính là nỗi thống khổ của người vợ tù cải tạo.

- Chuyện cải tạo, cải tiết xưa rồi, đừng nhắc nữa.

- Vâng. Em sẽ tôn trọng yêu cầu của anh. Ngược lại em cũng yêu cầu anh cho em được nhắc lại chỉ một chi tiết thôi.

- Chi tiết nào?

- Anh nhớ lần em đến trại Yên Bái thăm anh không?

Dinh gật đầu. Trang tiếp:

- Anh còn nhớ là hôm đó anh quyết liệt từ chối, không muốn nghỉ qua đêm với em trong “lán” cạnh cổng trại hay không?

Làm thế nào Dinh có thể quên được. Trước khi Trang được phép thăm nuôi, Dinh đã cố gắng thuyết phục bạn tù thực hiện những buổi văn nghệ đặc sắc. Dinh giả vờ hăng say, vui thích vừa đàn vừa hát những nhạc phẩm sặc mùi “cách mạng”. Dinh thực hiện mọi phương thức để tạo niềm tin nơi ban quảng giáo – chỉ với mục đích sẽ tìm cơ hội vượt ngục. Sự thay đổi thái độ của Dinh làm bạn tù bất mãn, nhưng ban quảng giáo lại hài lòng. Nhờ sự hài lòng này, khi Trang ra thăm, ban quảng giáo cho Dinh một đặc ân là Dinh được ở lại “lán” với vợ một đêm. Dinh cương quyết từ chối. Nhưng…

Trang tiếp:

- Chính em là người đã khóc và năn nỉ anh; vì em thương anh, em nhớ anh, em chỉ muốn được ôm anh trong vòng tay.

- Nhắc lại để làm gì?

- Em chỉ muốn anh biết sự thật.

- Sự thật gì? Cô lấy chồng cán bộ, tôi mừng cho cô.

- Anh đừng tàn nhẫn với em.

- Ai tàn nhẫn với ai?

- Anh Dinh! Anh phải biết rõ nguyên do trước khi anh phán xét.

- Rồi, Mẹ con cô nghèo khổ, vì trước 75 tôi là một sĩ quan sạch. Cô lấy cán bộ vì cô chịu cực không được. Còn gì nữa?

Trang gục xuống:

- Còn một đứa con mà anh không biết, anh ơi!

- Tôi vừa về nhà sau thời gian quá dài nằm nhà thương, cô đừng đày đọa tâm hồn tôi nữa!.

Trang đứng lên, đổi giọng:

- Tôi sẽ trở lại trong vài phút.

Trang trở lại với Diên. Thấy Diên, Dinh ngạc nhiên đến sửng sờ. Diên có đôi mắt buồn buồn của Dục và đôi chân mày rậm, sóng mũi cao, cái cằm nhòn nhọn của Duy. Trang bảo Diên chào “Bác”. Diên chào. Dinh đưa tay phải ra, Diên lễ phép bắt tay Diên với cả hai tay và miệng hơi mỉm cười. Ôi! Nụ cười sao lại y như nụ cười mà ngày xưa Dinh thường thấy mỗi khi Dinh soi gương! Trang bảo:

- Con ra tiệm bi-da chơi, chờ Mẹ một tý nữa thôi.

Diên lại chào Dinh một lần nữa rồi đi. Trang hỏi:

- Anh nghĩ gì?

- Thú thật với cô tôi không hiểu tôi nghĩ gì!

- Sau lần đi thăm nuôi anh ở Yên Bái, em không “to be”. Em vừa phải chống chọi với những cơn nôn mửa mỗi ngày, vừa chịu đựng những lời đay nghiếng, chửi rủa thậm tệ của Má anh và vừa suy nghĩ xem có nên cho mọi người biết sự thật hay là phá thai? Em không thể phá thai, vì em đạo Thiên Chúa. Cuối cùng em cho Má anh biết sự thật. Má anh lý luận: Ba anh cũng tù cải tạo, khi Ba anh chết Má anh còn không được tin chứ đừng nói đến chuyện Ba anh được phép nghỉ qua đêm với Má anh. Chú Bảng là sĩ quan cấp nhỏ, cũng đi tù mà thiếm Bảng không được ở lại qua đêm; còn anh là một sĩ quan cao cấp, em là cái thớ gì mà được ở qua đêm với anh? Má anh than với mọi người rằng em đã lấy Tâm, một cán bộ thường theo tán tỉnh em mà quanh xóm ai cũng biết. Anh Dinh! Em có thể chịu cực nhưng em không thể chịu nhục.

- Má tôi mất lâu rồi, nên để Má tôi yên.

- Em không đổ lỗi cho Má anh. Em chỉ trình bày sự việc.

- Rồi, cô bất mãn Má tôi, cô đi. Nhưng tại sao cô lại bỏ Duy và Dục cho Má tôi nuôi?

- Sau 75, gia đình bên anh sa sút như thế nào thì gia đình bên em cũng không thể khác được. Nhưng ít ra, bên anh còn có chị Huyền giúp đỡ. Em nghĩ, Duy và Dục ở lại, trước nhất là hai con có được miếng ăn; hai nữa là Duy và Dục có thể đỡ đần Má anh những lúc Má anh cần. Thứ ba là em không biết Tâm đã hay tin em có thai hay chưa? Nếu Tâm biết em có thai, chưa chắc Tâm chịu lấy em. Nếu Tâm không lấy em thì làm thế nào em nuôi được cả ba đứa con? Anh tưởng em không đứt ruột khi phải xa hai con hay sao? Sau đó, ba lần em lén Tâm gửi tiền về giúp Má anh thì cả ba lần Má anh đều từ chối.

- Chuyện cô gửi tiền cho mà Má tôi từ chối, Má tôi có cho tôi hay và tôi nghĩ Má tôi hành động đúng.

Trang mũi lòng, khóc. Một lúc lâu lắm, Dinh hỏi:

- Chồng cô có biết chuyện của Diên không?

- Dạ, không. Sau khi em lấy Tâm, em năn nỉ Tâm xin thuyên chuyển thật xa để chôn vùi quá khứ. Khi sinh Diên em cho tiền bác sĩ và y tá, yêu cầu họ xác nhận Diên bị sinh thiếu tháng.

- Hiện tại Diên làm gì?

- Dạ, Diên vừa tốt nghiệp đại học, ngành Kinh Tế Ngân Hàng.

- Tại sao mãi đến nay cô mới cho tôi biết sự thật về Diên?

- Nếu anh vẫn khỏe mạnh và nếu em không thấy anh trong trạng thái hôn mê lúc ở nhà thương thì có lẽ em sẽ không tiết lộ.

- Sự tiết lộ này có mục đích gì?

- Dạ, mục đích thứ nhất, em muốn minh oan với anh; nhưng em không xin anh tha thứ. Mục đích thứ nhì, em muốn hỏi ý kiến anh xem em có nên cho Diên biết sự thật hay không?

Sau một lúc nhíu mày suy nghĩ, Dinh đáp:

- Thôi, hãy để cuộc sống của Diên phẳng lặng và tươi đẹp như vậy.

- Em cảm ơn anh. Chiều rồi, em phải về.

- Vâng.

Tần ngần một lúc, Trang để tay lên vai Dinh:

- Anh cho em đẩy xe anh vào nhà, nha.

- Thôi, tôi tự lo được.

- Lúc trẻ, em cùng anh đi không trọn đoạn đường. Bây giờ già, anh cho em đi cùng anh một khoảng ngắn của đoạn đường còn lại, nha, anh.

Khi Trang đẩy chiếc xe lăn của Thịnh đến lề quốc lộ, cạnh tiệm bi-da, Thịnh ra dấu cho Trang dừng xe, rồi bảo:

- Cô vào bảo Diên ra đón xe về kẻo trễ.

Biết Dinh muốn thấy Diên một lần nữa, Trang quay đi.

Khi Diên chào, bắt tay từ giã Dinh, Dinh nhìn vào mắt Diên – chính lúc đó Dinh cảm nhận được niềm thương yêu vô bờ dâng ngập trái tim chai sạn của chàng. Dinh bịn rịn, không muốn rời tay Diên.

Nhưng, chiếc xe đò dừng lại.

Xe đò từ từ lăn bánh. Dinh nhìn theo chiếc xe với tất cả xót xa và thương cảm như những lần Dinh nhìn theo Trang sau mỗi lần nàng đến trại tù thăm nuôi chàng. Vừa khi đó, từ tâm thức buồn thảm của Dinh, giòng âm thanh xưa vọng về: “Giọt nước mắt thương con, con ngủ Me mừng…Ôi! giòng nước mắt trong tim chảy lai láng vào hồn nửa đêm gọi đến mình… Giọt nước mắt thương em trên vận nước điêu linh. Giọt nước mắt không tên, xin để lại Quê Hương…”(2)

Khi xe đò khuất ở khúc quanh, Dinh kín đáo đưa tay thấm nước mắt rồi tự lăn chiếc xe dọc theo lề đường…

Điệp-Mỹ-Linh

http://www.diepmylinh.com