Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CON BƯỚM ĐẬU

TRÊN ĐẦU GẬY TRÚC

 

LƯU VĂN VỊNH

 

 

Một Con Bướm Ngủ.

Làm thơ hay hành thiền đều là sức thăng hoa của tâm não, vượt uế tạp, phá mây mù, mon men tìm đường vào cõi tâm tuyệt đối, thật đúng, thật tốt, thật đẹp.

Khi bùn lầy nhân thế được trút bỏ thì gã làm thơ và kẻ ngồi thiền đều có diệu lực bay bổng.  Bay trong cõi vô hình vô sắc, hoặc lượn lờ trong hương tóc giọng cười. Chân không dính đất vì trọng lượng quả đất và ánh mắt nhung đều nặng nhẹ ngang nhau. Vũ trụ có thể treo trên đầu một sợi mi cong như trăng lưỡi liềm và mặt trời thì đỏ rực như quả cà chua trong bát canh rau muống, mỗi lần múc lên là múc cả một hoàng hôn...

Thi hào Lý Bạch nhảy xuống dòng sông ôm mặt trăng vằng vặc mà "sống" với thi hứng, hậu thế bảo là ông "chết". Đằng nào cũng đúng vì như thiền sư Đạo Hạnh (thế kỷ XII) đã viết:

Có thì có tự mảy may

không thì cả thế gian này cũng không

thử xem bóng nguyệt lòng sông

ai hay không, có, có, không là gì!

Thiền là định và thơ là sáng tạo, muốn sáng tạo cũng phải định để thả tâm hồn vào ngôn ngữ, làm cục đất biết nói năng, làm mái tóc đen trở thành đường đi vào huyền sử, làm búp tay như chiếc gối để cả thế kỷ dựa đầu...Thi nhân còn "mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây" thì còn vướng ở sự tướng chưa vào được cõi diệu âm, diệu thanh, diệu hương, diệu tâm...tức là chưa sáng tạo đích thực. Lão Trang đi từ mộng này sang mộng khác, còn nghi hoặc mình là bướm hay bướm là mình. Thiền định là diễn trình từ mộng đến giác, từ mê đến tỉnh, không tỉnh thì không thể sáng tạo vì sáng tạo là đạt tới yếu tính, tới bản thể của sự vật.  Một bài thơ hài cú Nhật Bản:

Nhà sư già

đi trong rừng thông

một con bướm ngủ

trên đầu cây gậy trúc

đã kết hợp được thơ và thiền, đạt được vẻ đẹp và vào được cõi tâm huyền diệu. Ở cõi này, ngôn từ đã trút bỏ gần hết, ý niệm đã xóa đi tối đa...chỉ còn tĩnh lặng...không còn tiếng đi, không còn tiếng gió, không còn tiếng gậy...chỉ còn nhà sư già đang xóa mình đi vào vô ngã, đồng một thể với cây gậy và con bướm và rừng thông...tất cả là “nhất thư” tịnh lặng đến độ con bướm cũng có thể ngủ yên! Tất cả đều đến từ cõi “ấy” và đang đi về cõi “ấy”!

Ngồi thiền có phong thái ung dung tự tại, làm thơ có cốt cách phóng khoáng an nhiên. Cả hai đều tạo cho mình một khoảng tự do, một bầu khí cần thiết để sáng tạo, dù sáng tạo giải thoát hay không giải thoát.  Nói khác đi, Thơ và Thiền lân cận gần gũi. Thơ là ngưỡng cửa ngoài, Thiền là bực cửa trong đi vào Tâm Địa tức khu vườn tâm linh diệu, trong cõi tâm này không còn thời gian hay không gian tách biệt, quá khứ vị lai hiện tại đồng xuất hiện vì cõi tâm ví như một mảnh đất, nên nhà Thiền đã khéo nhắc nhở tục nhân “trên mảnh đất này có thể trồng cỏ dại hay trồng hoa thơm, bạn định trồng loại nào?”. Trồng loại nào cũng được, nếu tâm hồn đã siêu vượt cả thiện lẫn ác, cả cỏ dại lẫn hoa thơm. Ở trên đỉnh núi cao nhìn xuống đồng cỏ, gai góc, hoa, lá, cành...đã trộn vào nhau như một bức họa muôn mầu.

 

Đố ai buộc chỉ

Thiền rất gần Yoga. Yoga mang ý nghĩa hợp nhất (union) và môn phái Hatha Yoga lại càng gần với Âm Dương phối hợp, Ha là Nhật, là mặt trời, là hơi thở của lỗ mũi phải, Tha là Nguyệt, là mặt trăng, là hơi thở của lỗ mũi trái. Sự phối hợp của hai hơi thở phải trái tạo thành sự sống vì hơi thở chính là sự sống.  Những đạo sĩ trên Hy Mã Lạp Sơn đã sớm nhìn ra tầm quan trọng của dưỡng khí, của hơi thở ra, thở vào.  Không khí là thức ăn của tế bào, từng giây, từng phút, từ lúc chào đời đến lúc tắt thở, không thể thiếu quá 2, 3 phút, liên tục vào, ra, lan tỏa vào tận chân lông hạt máu, như lớp sóng đưa vào bờ, như lớp sóng kéo rác rưởi ra biển khơi, trên lớp sóng này sinh vật như một cái túi dung thông với vạn vật qua không khí thở ra vào của muôn loài.  Khi lá cây nhả ra dưỡng khí thì ta cũng hít vào dưỡng khí từ cây liễu cây xi, khi ta thở ra thán khí thì có thể ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương đã có ai hít phải! Hơi thở là sự sống nên tập trung tâm trí vào hơi thở là tập trung vào sự sống, là theo dõi sự sống, là làm chủ được luồng sống, là nắm được đôi cánh bay bổng lên cõi siêu linh vượt trên thể xác uế tạp.  Theo dõi hơi thở có thể xoa dịu thần kinh, bồi dưỡng tâm trí, đưa tâm hồn vào an lạc, quên đi phiền muộn lo âu.

Thơ và nghệ thuật, nhất là Âm Nhạc, đều là những phương cách an lạc tâm tư, là thuật dưỡng sinh như Yoga-Thiền, có thể dung thông và hợp nhất. Có thể thiền bằng cách bắn cung như Nhật Bản, bằng cách cắm hoa, uống trà, đánh cờ, đánh đàn, nghe nhạc, đi bộ, đi bơi bất cứ cách nào miễn là “buộc” được cái tâm viên ý mã, không để tâm tư leo trèo loạn động như khỉ, không để ý tưởng phi lồng như ngựa hoang. Khi đã buộc được rồi thì cõi tâm an tĩnh như mặt biển lặng, tĩnh lặng nhưng không phải là rỗng không, không phải là tránh né đời sống phức tạp, mà là dùng tâm trí quán chiếu vạn sự, gỡ rối phiền muộn, để sáng tạo ra một cõi tâm an lạc cho chính mình và chung quanh mình.

Có muôn ngàn cánh cửa đi vào cõi an lạc, tùy thiện căn mà lựa chọn cánh cửa nào thích hợp với khuynh hướng cơ duyên của mình.  Cuộc sống ngắn ngủi không cho phép lựa chọn quá nhiều, đọc cả vạn trang kinh mà không đi vào một cửa thì cũng như cánh bướm bay lượn giữa muôn hoa mà chưa hút nhụy!

 

Những Bông Hoa Tím Trong Trại Bệnh Điên

Buổi chiều ở ven biển tuy không có tiếng sóng vỗ rào rào như Bãi Sau, Bãi Trước Vũng Tàu, không có tiếng gió đuổi nhau trên hàng phi lao lấp lánh nắng, nhưng ở đây, những rặng núi thấp bao quanh một thung lũng êm đềm, vừa đủ mùi biển trong lành giữa làn gió thoáng. Làn gió này phe phẩy rất nhẹ từng phiến lá me làm rơi rắc hàng ngày những bông hoa màu tím nhạt trên thảm cỏ xanh bao quanh bệnh viện.

Tôi về đây được hơn một tháng đã thấy quen thuộc chỉ vì cỏ cây ở đâu chẳng có mùi lá thơm thơm như nhau, ở đâu dưới bóng trăng chẳng có tiếng côn trùng gọi nhau bằng một khúc nhạc thiên thu?

Dưới mái ngói kia là những bệnh nhân tâm trí điên rồ...lững thững trên thảm cỏ xanh rơi rắc hoa tím là vết chân của một kẻ du hành...tôi tự nhủ lòng như vậy, chỉ là kẻ du hành đam mê trên đường đời mà không vướng mắc đam mê nào.  Có lẽ kẻ đam mê nhất rút cuộc lại sợ những mũi tên do chính mình phóng ra...Mười năm trước bước chân này vương bụi ở đâu? Ở một góc địa cầu nào đã rải rác tâm tình hết sức tình cờ của du khách từ Viễn Đông lạc sang Viễn Tây? Hay trong mạch máu da vàng này đã từng có vài chủng từ dân da đỏ lẫn vào để từ vô thức lèo lái cuộc đời từ phù sa sông Hồng, sông Cửu sang tận bờ này Thái Bình Dương?  Di động từ đất này sang đất kia, từ nơi này sang nơi khác, từ dòng sông Charles băng đá xuống bờ Potomac soi bóng kinh kỳ, từ Blue Ridge Parkway sang thung lũng rượu nho Napa...cuộc tìm kiếm ngoại cảnh trở thành cuộc tìm kiếm nội tâm. Nội tâm bất động thì di động về đâu cũng như nhau, nội tâm bất chấp thì tóc đen tóc vàng, mắt xanh mắt nâu cũng đồng nhất thể...nhập thế và xuất thế kết làm một...lý tưởng an nhiên tự tại này đến với hồn thơ, chu du dưới bóng trăng, đầm đìa trong hoàng hôn vàng óng...quyến luyến một nụ cười, nhớ nhung một giọng nói...để lồng lộng thản nhiên thả vào cõi thiền...như những bông hoa tím vẫn nhẹ nhàng rơi trên thảm cỏ xanh và làn gió từ biển xa vẫn phe phẩy từng phiến lá me lắt lay nắng hạ.

Đã mấy chục năm di động tìm kiếm một điểm rất mơ hồ. Có khi tưởng điểm này nằm trong khóe mắt giai nhân, có khi tưởng đích điểm đã tới trên đống vật chất xô bồ, có khi tưởng điểm nhắm là một khúc quanh lịch sử.  Nhưng rồi Tạo Hóa cũng khéo nhắc nhở bằng những sợi tóc trắng như thông điệp bạc bẽo của vô biên, bằng vết thời gian vằn vèo quanh đôi mắt...Đại Đế Alexander chinh phục hoàn cầu đã ngừng lại ở chân Hy Mã Lạp Sơn. Các đạo sư đã đến để nói với Đại Đế rằng cuộc chinh phục vĩ đại nhất là cuộc chinh phục bản thân mình...vị Đại Đế ba mươi tuổi, học trò của triết gia Hy Lạp Aristotle đã lặng lẽ rút quân trở về...Ngài đã tỉnh ngộ!

Biên giới giữa thiện và ác, giữa mê và tỉnh, giữa điên và không điên, nhiều khi chỉ nhỏ như một sợi tóc. Nhưng chính vì nhỏ quá, lung linh mờ ảo, nên lại khó nhìn ra và khó chấp nhận để chuyển hóa từ bờ này sang bờ kia một sợi tóc!

Trang trại đã bắt đầu lên đèn, dưới mái ngói đỏ đoàn người điên xếp hàng ngoan ngoãn đi về...Trời nhá nhem tối, tĩnh lặng như giờ đi ngủ của bướm...từng đóa hoa tím vẫn loáng thoáng rơi trên bãi cỏ xanh lúc này màu đậm như da trời.