Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HỘI THẢO 80 NĂM NHÌN LẠI

PHONG HÓA - NGÀY NAY

VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

 

PHÙNG MINH TIẾN

 

(Little Saigon) - Những ngày cuối tuần tại Little Saigon luôn luôn có những biến cố, đặc biệt tuần này, tiếp nối của ngày lễ lớn July Fourth, tại đây đã có buổi Hội Thảo "80 năm kỷ niệm Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn" với những tác động và ảnh hưởng không ngừng trong suốt hơn 3/4 thế kỷ, tại hội trường báo Người Việt. Dưới bầu trời nắng ấm, với sự tham dự đông đảo của quần chúng, nhiều khách ở phương xa về, và đặc biệt có thể nói lần đầu tiên có sự quy tụ đầy đủ của các hậu duệ của gia đình Nguyễn Tường, cũng như của những người từng tham gia trong Tự Lực Văn Đoàn.

Cuộc hội thảo chia ra làm 2 phần, kéo dài qua 2 ngày liên tục thứ bảy và chủ nhật, 6 tháng 7 và 7 tháng 7, và đặc biệt là số người tham dự đã thích thú ở lại hội trường, suốt từ sáng đến chiều, một hiện tượng hiếm hoi chưa từng thấy trong các sinh hoạt hội thảo tại Quận Cam.

Ngày thứ bảy 6-7 bắt đầu buổi hội thảo bằng lễ cắt băng khai mạc cuộc triễn lãm những chân dung, dấu tích, bút tích và tranh vẽ bìa báo, bìa sách của một thời văn học tích cực và sáng lạng mà ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn vẫn còn đến hôm nay, sau đó Trưởng Ban Tổ Chức Hội Thảo là nhà văn Phạm Phú Minh nêu lý do và lần lượt giới thiệu các hậu duệ cùng những thuyết trình viên trong buổi hội thảo: như nhà văn Doãn Quốc Sĩ (con rể Tú Mỡ) nói về nhạc phụ của mình, tiếp đến là giáo sư Trần Khánh Triệu (con nuôi nhà văn Trần Khánh Dư và con ruột của Nhất Linh) nói về người cha nuôi thân yêu, tài hoa mà cuộc đời bi thảm của mình, ngoài ra còn các diễn giả như Lê Văn Khoa nói về âm nhạc với Phong Hóa Ngày Nay, nhà văn Phạm Thảo Uyên (con dâu của nhà văn Thế Lữ) nói về môn kịch nói, tiếp nối còn có Họa sĩ Ann Phong nói về cái đẹp của tranh trên báo Phong Hóa Ngày Nay, nhà văn Đỗ Quý Toàn nói về phong trào nhà ánh sáng và ảnh hưởng đến đời sống của dân quê Việt Nam. Và cuối cùng là diễn giả người Việt Nhật Taraka, một sinh viên Nhật từng say mê sách của Tự Lực Văn Đoàn.

Ngày chủ nhật 7-7. Chủ đề ngày chủ nhật cũng qui về sự khai phá và ảnh hưởng lớn lao của Tự Lực Văn Đoàn trên sinh hoạt văn học và báo chí Việt Nam. Mở đầu là người em trai út của nhà văn Nhất Linh là nhà văn Nguyễn Tường Thiết, ngỏ lời cảm ơn Ban Tổ Chức và Quý đồng hương nồng nhiệt tham dự buổi hội thảo và cũng là ngày giỗ của thân phụ mình. Tiếp đó ông nói về cuộc hành trình tìm kiếm dài và lặng lẽ của ông về Nhất Linh, người mà khi ông muốn tìm hiểu, thì đã qua đời. Tiếp đến là con gái đầu lòng của nhà văn, nhà cải cách Hoàng Đạo, giáo sư Minh Thu nói về những kỷ niệm với người cha, bên ngoài có vẻ "dè dặt và lặng lẽ", nhưng với cô và anh em cô thì thật là thân vui và ấm áp. Rồi ông lại ra đi một cách bí ẩn trên chuyến tàu Hồng Kông Quảng Châu, mà đến giờ vẫn còn là một ẩn số về cái chết của ông.

Sau đó đến bác sĩ Nguyễn Tường Giang nói về Thạch Lam, người cha tài hoa bạc mệnh, đã sớm lìa đời khi mới 32 tuổi, và người con là Tường Giang mới chào đời 3 ngày.

Tiếp là sự phát biểu của giáo sư ngôn ngữ người Nhật Kawaguchi, giảng viên văn hóa văn học Việt Nam tại Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo, và là dịch giả của Hồn Bướm Mơ Tiên, và Nắng Trong Vườn của Tự Lực Văn Đoàn.

Tiếp nối là giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, đến từ đại học Victoria, Australia, trình bày "vai trò thống trị" của Tự Lực Văn Đoàn từ những năm 1932-1940 trên văn đàn Việt Nam và ảnh hưởng lớn lao đến phần lớn những người cầm bút từ đó đến ngày nay.

Vấn đề thơ mới được giáo sư Trần Huy Bích, đề cập đến qua sự độc đáo và mới lạ của 3 nhà thơ Thế Lữ, Xuân Diệu và Tú Mỡ - mà ông cho rằng người có công lớn là Thế Lữ.

Diễn giả Trần Doãn Nho đề cập đến "Văn phong trong Tự Lực Văn Đoàn" mà tiêu biểu nhất là Nhất Linh và Thạch Lam và kết luận "Tự Lực Văn Đoàn đã sáng tạo lối viết mới, trong sáng, đơn giản, tạo nên ảnh hưởng lớn lao trong văn chương Việt Nam."

Nối tiếp là nhà thơ Trần Mộng Tú nói về "tình yêu trong văn chương Tự Lực Văn Đoàn và nhà văn Đặng Thơ Thơ nói về ông ngoại Hoàng Đạo, một nhà cải cách mà cũng là một nhà văn với những tư tưởng cấp tiến, chủ đề thiên về những nỗi bất công của xã hội đương thời.

Hai diễn giả sau cùng là nhà văn Ngự Thuyết và Phạm Thảo Nguyên vẫn lôi cuốn khán thính giả cho đến phút chót.

Nhìn chung đây là một cuộc Hội Thảo có nhiều ý nghĩa nhất trong các cuộc hội thảo. Đây cũng là một dịp quy tụ khá đông đảo những hậu duệ của gia đình Nguyễn Tường cũng như con cháu những người chủ lực trong Tự Lực Văn Đoàn.

Điều đáng nói ở đây là cuộc hội thảo đã gợi lại trong mỗi chúng ta những cảm tình,  lòng mang ơn đến những người đã một thời thể hiện tâm tình yêu quê hương, yêu dân tộc một cách tích cực, muốn canh tân xã hội, canh tân con người, nâng cao dân trí, yêu những cảnh đời tăm tối, lầm than mà không cần phải đấu tranh giai cấp, máu đổ thịt rơi. Ở trong mỗi con người chúng ta, ngoài lòng kính trọng ngưỡng mộ, còn cả cả lòng thương yêu và xúc động.

Giữa một thời đại nhan nhản những phường giá áo túi cơm, những lãnh tụ bài ba lá, bạc bịp, chúng ta nhìn lại Tự Lực Văn Đoàn, những con người đầy từ tâm độ lượng, muốn làm đẹp quê hương đất nước qua con đường văn hóa giáo dục, canh tân xứ sở, trong đó chan hòa tình yêu con người, đó chính là những giá trị vô cùng cao cả và lớn lao mà chúng ta không khỏi chạnh lòng thương cảm lẫn ngưỡng phục - bây giờ và mai sau.

Trong 2 ngày Hội Thảo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn đã diễn ra tại Hội Trường Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt. Phần triển lãm có nhiều hình ảnh, tài liệu sưu tầm giá trị về các hoạt động của Tự Lực Văn Đoàn. Về phần Hội Thảo với các diễn giả đến từ Nhật, Úc và các Tiểu Bang ngoài California gồm những học giả, nhà văn, nhà báo, nhà thơ trình bày nhiều khía cạnh sâu sắc của Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn như đã dẫn chứng ở trên. Kết quả ghi nhận trong 2 ngày Hội Thảo được đánh giá thành công ngoài dự định của Ban Tổ Chức mà nhân vật có sáng kiến mang nhiều ý nghĩa nầy đáng ca ngợi là nhà văn nhà báo Phạm Phú Minh.