Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

Ý NGHĨA CỦA NGÀY

4 THÁNG 7 TẠI HOA KỲ

 

 

4 tháng 7 là ngày Lễ Độc Lập tại Hoa Kỳ, một thời điểm để nhân dân Mỹ tưởng nhớ đến giờ phút ký kết bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776, một văn kiện ra đời đã chính thức cắt đứt mọi liên hệ chính trị với nước Anh, mà vào thời đó là mẫu quốc của phần đất này. Vượt lên trên tầm quan trọng về lịch sử, sức mạnh của những ngôn từ trong bản văn vẫn còn tiếp tục vang vọng.

Tự bản thân chúng ta chứng nghiệm sự thực, rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng thượng đế đã ban cho họ những quyền bất khả nhượng, trong số những quyền này là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc.

Những lời lẽ này do nhà tranh đấu 33 tuổi tên là Thomas Jefferson thảo ra và được Quốc Hội Lục Địa ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1776, và đây chỉ một vài câu có ý nghĩa tiêu biểu trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hoa Kỳ. Giáo sư sử học Herbert Sloan thuộc đại học Barnard nhắc nhở chúng ta rằng văn kiện này không phải là lời tuyên chiến, mà nó cũng không phải là một khởi đầu cho nền độc lập của Hoa Kỳ khi chính thức ly khai khỏi quyền cai trị của triều đình Anh Quốc.

Người Mỹ đã hành xử quyền độc lập từ trước khi có bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Không phải là tổ tiên chúng ta đợi đến đúng ngày 4 tháng 7 năm 1776 mới hành xử như là một quốc gia độc lập. Từ cả năm hay hơn một năm trước đó đã có những cuộc giao tranh gay go chống các quan lại của Anh Quốc cai trị phần đất này. Riêng cái ngày 4 tháng 7 năm 1776 là giờ phút một bản tuyên cáo chính thức được ra đời để nói rằng: Không còn thể quay trở lại nữa, nhân dân vùng đất này sẽ không còn chút hy vọng hòa giải.

Theo sử gia Eric Foner, dạy tại đại học Columbia, tác giả cuốn “The Story of American Freedom”, thì kể từ đó, nhân dân Hoa Kỳ hết sức nghiêm túc đối với các quyền tự do.

Khắp trong lịch sử của chúng ta, tự do luôn luôn được nhắc nhở đến, cho dù đó là “sự tái sinh của quyền tự do” như tổng thống Lincoln đề cập đến trong cuộc nội chiến, hay “4 quyền tự do” mà tổng thống Roosevelt nhắc đến trong cuộc thế chiến thứ hai. Và cũng không phải là chuyện tình cờ mà tổng thống Bush đặt cho cuộc chiến tại Iraq cái tên “Chiến Dịch Tự Do cho Iraq” bởi vì theo một cách thế nào đó, liên kết một chiến dịch quân sự vào với lý tưởng tự do là một phương cách để huy động sự ủng hộ của quần chúng cho nỗ lực đó.

Nhưng ông Herbert Sloan ghi nhận rằng không giống như nhiều quốc gia,  Hoa Kỳ không nối kết việc thành lập quốc gia với một chiến thắng quân sự: Hoa Kỳ tuyên bố độc lập năm 1776 nhưng mãi tới hơn 6 năm sau đó quân Anh mới chịu đầu hàng.

Và vị quốc phụ của chúng ta, ông John Adams, rất nổi tiếng với câu tuyên bố rằng: không phải là yếu tố quân sự, mà chính là sự thay đổi, “trong tâm trí của nhân dân Mỹ trước năm 1775, mới chính là cuộc cách mạng thực sự.”

Kể từ khi lập quốc, ngày 4 tháng 7 luôn luôn là một dấu mốc tiêu biểu cho nền tự do của Hoa Kỳ, tuy nhiên mãi đến năm 1870 thì ngày này mới có quyết định chính thức của quốc hội để trở thành ngày quốc lễ của liên bang.

Ông Robert McDonald,  một học giả nghiên cứu về tổng thống Thomas Jefferson,  giảng dạy tại trường võ bị West Point, nêu lên rằng cho tới năm ấy thì ngày 4 tháng 7 đã và sẽ, là biểu tượng cho tự do qua nhiều cách thế.

Tác giả Henry David Thoreau đã bỏ cuộc đời trong xã hội đến dựng lều sống ở khu rừng Walden vào ngày 4 tháng 7 năm 1845. Đây không phải là chuyện tình cờ. Hành động của ông là một tuyên ngôn độc lập cho chính cá nhân ông, ly khai khỏi cuộc sống bon chen ngoài xã hội. Và học viện Tuskegee được thành lập để mở mang học vấn cho những người nô lệ được giải phóng đã được mở cửa tại Alabama vào ngày 4 tháng 7 năm 1881.

Trong thế kỷ thứ 19,  ngày 4 tháng 7 luôn luôn là một ngày với những bài diễn văn ái quốc và chính trị hùng hồn.

Lễ độc lập của Hoa Kỳ cũng là một biểu tượng hùng hồn ở các nước ngoài. Lấy ví dụ,  trong phong trào tranh đấu giành độc lập từ tay thực dân tại Châu Á và Châu Phi sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ thường được ca ngợi như quốc gia đầu tiên đứng dậy phá bỏ xiềng xích của đế quốc.

Tuy nhiên, học giả Robert McDonald thì lại có ý đồng hóa ngày này như một ngày lễ tạ ơn mang tính cách ái quốc, và tốt nhất là được ăn mừng trong một phong thái êm đềm.

Tôi không có ý coi nhẹ những nguyên tắc mà ngày này biểu trưng, nhưng tôi cho rằng cách thế mừng lễ hay nhất là người dân Mỹ nên cùng bạn bè, gia đình và cộng đồng quây quần lại, đốt pháo bông và tổ chức bữa ăn cùng với nhau trong vườn nhà.

Theo giáo sư McDonald gợi ý thì đấy mới là cách thể hiện hết ý nghĩa của một con người tự do ca ngợi đời sống.