Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

E ẤP BẢN TÌNH CA XỨ HUẾ

 

LÊ VĂN LÂN

 

 

Đặc biệt dành cho đất Huế sau nhiều năm xa cách, Lê văn Lân tôi một người nặng nợ với Huế xin tản mạn về đôi giòng thơ văn nặng trĩu tâm tình sau mà tôi gọi là một bản trường ca với nhan đề là E ấp bản tình ca cho xứ Huế.

Nhắc đến xứ Huế, tôi bỗng giác không thể không nhớ lại những vần thơ của một thi sĩ tiền chiến: đó là Tế Hanh. Ông sanh năm 1921 là người Quảng Ngãi ra Huế học trường Khải Định. Cũng như bao người khác không phải sinh trưởng ở Huế, nhưng một khi đến học hành, làm việc tại thành phố này thường dành cho đây một chỗ trong góc tim của họ.

Cha mẹ tôi là người Bắc vô Huế buôn bán nên cố đô Huế từng là quê hương ấu niên của tôi nên tôi gần như tự hào thông thuộc thành phố thân quen này như chỉ trong lòng tay! Nên tôi tự thấy mình chia sẻ với thi sĩ Tế Hanh qua bài thơ rất mộc mạc, vu vơ nhưng thắm đậm bao nhiều màu sắc của kỷ niệm. Đó là bài Có những con đường ta đã đi. Những con đường mà ông Tế Hanh đã từng đi qua đương nhiên không phải là những con đường mà hai bàn chân thiếu niên của tôi đã lê qua như đường đi đến trường, đường ra sông tắm mát, đường thơ thẩn theo một bóng nón lá hay một tà áo nữ sinh, nhưng tôi nghĩ rằng tôi cùng với ông Tế Hanh một mẫu số chung về cảm xúc tâm tình. Bài thơ này như sau:

 

Có những con đường tôi đã đi,

Đi qua đi lại rất nhiều khi

Nhà người yêu mến đi qua đó,

Xa vắng nên lòng thấy biệt ly!

 

Ta gởi tình ta ở quảng đường

Bước này tưởng nhớ, bước này thương

Ta đưa gượng dấu hàng mi chớp

Ngực đánh dồn thêm chân vấn vương.

 

Các bạn thấy rõ ngay anh chàng thiếu niên Tế Hanh năm xửa năm xưa thuộc vô loại "say mê nhưng nhút nhát".

Tôi chịu nhất câu: Bước này tưởng nhớ, bước này thương. Mỗi bước chân là mỗi tâm tình vì "Ngực đánh dồn thêm chân vấn vương".

Vậy xin để tôi đọc tiếp nhé:

 

Đi mãi không hề biết mỏi xa,

Đi suông không dám ngó vô nhà.

Đường thường bỗng hóa trung tâm điểm

Lắm lúc xui mình phải bước qua.

 

Các bạn thấy chàng thiếu niên này nhút nhát quá phải không để đến nỗi "Đi suông không dám ngó vô nhà," sợ rằng cô gái trong nhà ngó ra biết anh chàng cố tình kiếm cớ đi qua nhưng giả bộ anh hùng mắt nhìn thẳng. Chúng ta còn nhớ nhà cửa Huế ngày xưa thường cất kín đáo khuất sau một bụi hàng rào. Nhưng ai cấm những thiếu nữ bên trong ngồi trong cửa sổ vu vơ ngó ra, rồi bất chợt thấy một tia nhìn của chàng nào đó ngoài đường nhựa phóng vô, khiến nàng khép vội cánh cửa. Cái trò cút bắt ú tim của những nàng giai nhân Huế bên song cửa làm nhiều anh chàng thi sĩ "mệt tim" lắm! Chẳng hạn như ông Lưu Trọng Lư từng rên rỉ qua bài "Một mùa đông":

 

Ai bảo em là giai nhân,

Cho đời anh đau khồ?

Ai bảo em ngồi bên cửa sổ

Cho vương víu nợ thi nhân.

 

Và khi nàng khép cửa lại, thì kể như chàng thi sĩ ngoài đường hụt hẫng đau khổ gần như tắt thở:

 

Để mặc anh đau khổ,

Ái ân giờ tận số.

Khép chặt đôi cánh song!

Khép cả một tấm lòng.

 

Trở lại bài thơ “Có những con đường , ta thấy ông Tế Hanh đã kết luận như sau:

 

Ta tưởng bao giờ có thể quên,

Con đường như một mối tơ duyên.

Ai ngờ khúc một tương thân ấy,

Cũng phải buồn đau, chuyện chẳng hèn.

 

Ai cũng thấy hình như vùng đất cố đô Huế văn vật, thơ mộng hữu tình thuở tiền chiến phải chăng giải thích cung cách đặc biệt cũa những nàng gái Huế cổ truyền mơ mộng, trang nghiêm, trầm lặng đi ra ngoài bao giờ cũng mặc áo dài và đội nón lá dù trời im nắng, chẳng hạn như bài thơ sau của Bích Lan:

 

Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay.

Nón bài thơ e lệ nép trong tay

Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng

(Bích Lan)

 

Có ai biết tà áo dài và nón lá Huế làm “lụy” bao nhiêu anh hùng nam tử không? Giống như thần Ái tình Cupidon của thần thoại Hy lạp, người con gái Huế biết áp dụng hai món chiêu thức này mà bắn những mũi tên kín đáo vào tim của những chàng trai như thi sĩ Trần Quang Long rên siết:

 

Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón,

Chiều mùa thu mây che có nắng đâu!

 

Hình ảnh của những nàng tôn nữ thời còn vua chúa đã nói lên ít nhiều cái cung cách phủ đệ quí phái vang bóng một thủa vàng son:

 

Gió cầu vương áo nàng tôn nữ

Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ!

(Đông Hồ)

 

Hình ảnh nếp áo dài mềm mại đã thăng hoa trong lời thơ óng ả của Vũ Hoàng Chương trích trong tập “Mây” :

 

Bồng bềnh mun chảy óng lưng thon,

Nhạc tía đền vua chuyển gót son.

Yểu điệu Hương giang mềm nếp áo,

Trầm bay sóng mỏng vạt trăng non.

 

Và ngay một cô lái đò bình dân ở Huế với chiếc áo dài và vành nón cũng trở thành “yểu điệu” dưới mắt của người thơ Nam Trân từ xứ Quảng:

 

Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng

Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo

 

Hoàn cảnh và môi trường nào có thể giảng nghĩa cái cung cách quí phái và e ấp của phái nữ xứ Cố Đô Huế vậy? Sự kiện Huế trở thành kinh đô của triều Nguyễn vào đầu thế kỷ 19 nên Huế là đầu não chỉ huy quyền lực và văn hóa thì Huế trở thành trung tâm thi cử của Việt nam. Do đó mới có câu hát: Học trò trong Quảng ra thi, Thấy cô gái Huế chân đi không rời?

Còn những học trò xứ Bắc và xứ Nam đến Huế thi thì sao không “dính” với những o Huế?

Sĩ tử trong Nam ra Huế thì quá ít, vả lại đường xa, đi biển phải dùng ghe bầu và theo mùa gió. Còn đại đa số sĩ tử Bắc Hà khi vô Huế thì theo tục tảo hôn đã vốn có những bà vợ tấm cám quen gọi là những“ bu đĩ nó” từng nuôi nấng săn sóc ở quê nhà đang chờ đợi cảnh các chàng vinh qui bái tổ. Còn dân sĩ tử xứ Quảng không như thế, phần lớn là trai tơ chưa vợ vả lại đường đất ghe thuyền đi lại cũng dễ dàng nên họ ra Huế tương đối gần hơn, dính một bà Huế thì mang về Quảng cũng tiện mà phong tục tập quán cũng là dân miền Trung tương đối dễ hiểu nhau hơn?

Vào khoảng đầu thế kỷ 20, đất Hà Nội với các trường Cao đẳng mới mở ra vào những thập niên đầu thế kỷ 20 bỗng trở thành một nơi thu hút các học sinh, sinh viên từ ba kỳ Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Đồng thời, đất Huế với sự mở của trường Quốc Học, Đồng Khánh và các trường tư thục như trường Phú Xuân, Quảng Đức, Hồ đắc Hàm cũng là nơi thu hút các học sinh từ các tỉnh khác từ miền Trung và miền Nam.

Chính hoàn cảnh lịch sử và văn hoá của đất Thần Kinh đã làm cho những phụ nữ Huế có cung cách khác đất Bắc và Nam. Họ trở thành đối tượng cho thi ca trong một môi trường văn vật. Mà người con gái Huế trong nề nếp lễ giáo cổ điển nên cung cách của họ không bạo dạn, mà rất e ấp nếu không nói là rất kín đáo, tuy rằng trong lòng cũng lắm mộng mơ đó. Chẳng hạn như bài thơ sau với nhan đề là” Đồng Khánh Ngày Xưa” ký tên tác giả là Ngy Sơn mà tôi thấy đăng trong Đặc San Tiếng Sông Hương ở Washington DC của luật sư Lê Chí Thảo năm 1988. Theo bài thơ, đây là lời của nữ học sinh trường Đồng Khánh, nên tôi xin đọc nhé

 

Răng mà cứ theo tôi hoài rứa,

Cái ông ni mới dị chưa tề

Sáng chiều trưa, ba buổi đi về,

Đưa với đón làm chi không biết!

 

Ôi ! đôi mắt chi mà tha thiết,

Đừng nhìn làm ngượng bước tui đi!

Lá thư tình, ông gửi làm chi

Chú mạ biết rầy la tui chết.

 

Ông tán tỉnh làm chi mà không biết,

Tui như ma quỉ dưới âm ti,

Nói hoài lời hoa mỹ làm chi

Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được!

 

Tội tui lắm, cách xa vài bước,

Đừng đi gần hai bước song đôi.

Xa xa chớ kẻo bạn tui cười,

Mai vô lớp cả trường dị nghị.

 

Theo chi rứa người không biết dị,

Thôi được rồi, đưa lá thư đây

Mai bãi trường, đợi ở gốc cây

Tui sẽ đến, trả lời cho biết.

 

Bài thơ chi mà hay rứa, dùng toàn tiếng Huế chay nghe dễ thương vô cùng và diễn tả đúng tâm trạng "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Nghe nói bài thơ này là một bí ẩn thi ca của xứ Huế! Có người nói là của Nguyễn thị Hoàng, có người nói là của một cậu trai ở Huế nhưng gốc Bắc thác lời con gái mà viết ra. Dù sao, thì bài thơ thiệt là hay!

Và một điều nữa là ai có biết không? Đó là đôi mắt của thiếu nữ Huế có một nét buồn đặc biệt để chàng thi sĩ Lưu Trọng Lư mô tả là: Đôi mắt em lặng buồn, Nhìn thôi mà chẳng nói, Tình đôi ta vời vợi, Có nói cũng không cùng.

Tôi xin giới thiệu một bài thơ khác tác giả là Mường Mán, tựa đề là Qua Mấy Ngõ Hoa. Hãy cùng tôi thay phiên mà diễn độc hí. Tiếng Huế của tui nghe dị hợm nhưng cũng ráng mà đọc để thấy trai gái Huế yêu ra răng:

 

Chim vổ cánh, nắng phai rồi đó,

Về đi thôi, o nớ đã chiều rồi.

Ngó làm chi mây trắng xa xôi

Mắt buồn quá chao ôi là tội.

 

Tay nhớ ai, mà tay bối rối

Áo thương ai, mà lồng lộng đôi tà?

Đường về nhà, qua mấy ngõ hoa,

Đừng có liếc, mắt nhìn ong bướm.

Có chi mô, mà chân luống cuống,

Cứ tà tà ta buớc song đôi.

Đi một mình tim sẽ mồ côi,

Tóc sẽ lệch, đường ngôi không đẹp.

 

Để tóc rối, cần chi phải kẹp

Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền,

Buộc hồn o vào những cánh chim

Bay lên đỉnh lòng anh ngủ đậu,

 

Cứ mím môi, rứa là rất xấu!

O cười tươi duyên dáng vô cùng,

Cho anh nhìn những hạt răng xinh

Anh sẽ đổi nghìn ngày thơ dại.

 

Mi khẽ chớp, nghĩa là sắp háy,

Hãy nguýt đi, giận dỗi càng vui

Gót chân đưa guốc mỏng bồi hồi.

Anh chợt thấy trần gian quá chật.

 

Không ngó anh, răng nhìn xuống đất?

Đất có chi đẹp đẽ mô nờ,

Theo nhau từ hôm nọ hôm tê

Anh hỏi mãi, răng o không nói

 

Tình im lặng _ Tình cao vời vợi!

Hay nói ra, sợ dế giun cười?

Sợ phố ghen, đổ lá me rơi,

Sợ chân bước, sai hồi tim nhịp.

 

Cứ khoan thai, rồi ra cũng kịp

Vạn mùa xuân chờ đón chung quanh

Vạn buổi chiều, anh vẫn chờ o

Vẫn theo o, về chiều tan học.

 

Từ bốn cửa đông tây nam bắc,

Tới bốn mùa xuân hạ thu đông.

Theo nhau về, như sáo sang sông

Như chuồn chuồn có đôi có cặp.

 

Chim chìa vôi, chuyền cành múa hát

Trên hư không, ve cưới mùa hè.

O có nghe suốt dọc đường về,

Sỏi đá gọi tên người yêu dấu.

 

Hoa bìm bìm, tím hoang bờ dậu

Lòng anh buồn, chi lạ rưá thê

Nón nghiêng vành, nón chết đê mê,

Anh mê sảng, theo chiều tắt chậm.

 

 

Chiều đang say vì tình vừa ngấm

Hai hàng cây thương nhớ mặt trời,

Chiều nay về o nhớ thương ai,

Chiều nay về, chắc anh nhuốm bệnh

 

Thuyền xa giòng ngẩn ngơ những bến,

Anh như là quế nhớ trầm xưa,

Anh như là phố đứng trông mưa

Sợ một mai, o qua mất bóng.

 

Một mai rồi tháng năm sẽ lớn,

O sẽ quên , một sáng trời hồng,

O sẽ quên có một người trông,

Một kẻ đứng dọc đường mong đợi.

 

Còn nhớ chi, ngôi trường con gái

Lớp học sau ô cửa giờ chơi,

Cặp sách quăng mô đó mất rồi

Vì o bận tay bồng tay bế.

 

Sau đây là đoạn kết của mối tình đơn thuần diễn ra bằng đưa với đón. Tất cả trở thành dĩ vãng khi nàng phải sang sông nhưng vẫn lại bâng khuâng về mối tình e ấp của chàng trai từng theo đuổi mình.

 

Chuyện hôm nay sẽ thành chuyện kể,

Để những chiều đem sáo sang sông

O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng:

Mình nhớ ai mà buồn chi lạ

 

Chim vỗ cánh, nắng phai rồi đó

Về đi thôi, o nớ đã chiều rổi.

Ngó làm chi, mây trắng xa xôi,

Mắt buồn quá, chao ôi là tội.

 

Và như là một lời kết thúc cho buổi nói chuyện hôm nay, tôi chỉ nói là “E ấp bản tình ca xứ Huế” thật là quá lãng mạn và thơ mộng như cánh bướm của Trang sinh, nó như sợi khói bàng bạc, ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa.