Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NGƯỜI LÁI ĐÒ

TRÊN SÔNG NHỊ

 

DIỆU TRÂN

 

 

 

Nắng trưa lồng bóng nước, óng ánh từng giải tơ vàng. Giòng sông im lắng như đợi chờ con đò còn lặng lờ cuối bãi. Hai bên bờ, rặng tre làng cao vút, lả ngọn trong gió vờn hương cau hương bưởi thoang thoảng đâu đây. Mây xanh, gió nhẹ và không gian hiền hòa như cùng với người lái đò chuẩn bị rời bến, sang bên kia sông.

Ông lão buông dầm, tưởng như hờ hững bâng quơ mà cung cách lại vô cùng thận trọng. Ông đội nón lá rách, mặc áo phấn tảo bạc mầu, quần nhiễu thâm. Dưới vành nón, đôi mắt tinh anh sáng quắc không ngót dõi nhìn đầu sông, nơi lão tin rằng, lát nữa thôi, sẽ có người gọi đò. Quả thế, khi đò ra tới giữa sông thì bờ bên kia đã lố nhố bóng người xuống từ chiếc xe song mã. Họ đưa tay vẫy. Ông lão giơ mái chèo lên, tỏ ý đã biết rồi chèo nhanh hơn về hướng khách đợi. Không bao lâu, con đò đã lướt tới đầu sông, cập vào sát bờ. Nhóm khách này ăn mặc sang trọng, nói tiếng Tàu chêm tiếng Việt líu lo:

- Ông lão ơi, đây là đoàn sứ giả của nhà Tống, sang để phong tước cho vua Lê Đại Hành, lão chèo cẩn thận, sang bờ bên kia an toàn sẽ được quan Sứ Lý Giác trọng thưởng. Ông lái cúi đầu đáp “dạ.... dạ” rồi chống dầm giữ cho con đò khỏi tròng trành trong khi đoàn sứ giả từng người bước xuống mà người đi đầu, mặc áo gấm đỏ có lẽ là quan Sứ Lý Giác.

Con đò quay mũi, rời bến, trôi êm trên dòng sông biếc. Gió sông mát rượi, nắng dịu dần và đâu đây như vẳng tiếng sáo diều của trẻ mục đồng vút theo làn gió, lãng đãng không gian. Sứ Tầu tỏ ý hài lòng cười nói vui vẻ. Đò trôi tới một ngã rẽ thì trên làn nước biếc bỗng xuất hiện đôi ngỗng trắng bơi thong dong bên nhau. Viên sứ Tầu ngắm cảnh nên thơ, tình tứ đó một lúc, bèn ngẫu hứng, xuất khẩu hai câu thơ:

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

Ông lái đò buột miệng khen:

- Hay quá! Hay quá!

Một người trong đám tùy tùng hỏi:

- Hay là hay thế nào, lão có hiểu nghĩa không?

Ông lão có vẻ bẽn lẽn thưa rằng:

- Tôi được học có dăm ba chữ, hiểu lõm bõm quan sứ muốn nói:

“Song song ngỗng một đôi,

Ngửa mặt ngó ven trời” (1)

Nếu quan sứ làm tiếp thì sẽ thành bốn câu tuyệt tác.

Lý Giác nghe khen, vuốt vuốt hàm râu, nhìn trời, nhìn đất, lại nhìn đôi ngỗng vẫn thong dong bơi, rồi nhíu mày, nhăn mặt mãi chưa làm tiếp được hai câu. Lúc đó, ông lái đò mới chậm rãi thưa:- Nếu quan cho phép, tôi xin mạo muội làm thử.Đang bí, Lý Giác đồng ý ngay. Ông lão thong thả đọc:

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo lão thanh ba (2)

Sẵn trớn, ông lái đò đọc lại luôn cả bốn câu bằng tiếng Hán và dịch thẳng ra tiếng Nôm:

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo lão thanh ba (2)

 

Song song ngỗng một đôi,

Ngửa mặt ngó ven trời

Lông trắng phơi giòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi (1)

Lý Giác vỗ tay đôm đốp, khen rối rít:- Tuyệt! Thật là tuyệt! Thật là đúng ý ta mà ta nghĩ mãi chưa ra. Vừa tả được cảnh êm đềm tình tứ, vừa pha trộn mầu sắc hài hòa. Ông lão học hành tới đâu mà thơ phú hay thế?Ông lái đò vẫn đều tay khua mái chèo, điềm đạm trả lời:- Tôi chỉ được học dăm chữ với ông đồ trường làng. Nhưng người Nam chúng tôi, ai chả có tâm hồn thơ phú. Tôi nhà nghèo, phải làm nghề chèo đò nuôi thân đâu có được học hành gì, xin quan chớ quá khen.Lý Giác ngạc nhiên, tròn xoe mắt nhìn ông lão, và không thể không hỏi:- Thế những người Nam được học hành thì giỏi tới đâu? - Thưa quan Sứ, sĩ phu nước tôi, sử trăm trang đọc qua là thuộc, thơ trăm bài xướng họa như không; nhưng thơ phú chỉ là chuyện phụ, liễu ngộ cương thường, cư xử phân minh mới giữ được xã hội nhu hòa, đời sống an vui.

Lý Giác bị lôi cuốn bởi phong thái an nhiên tự tại của ông lái đò và cảm thấy thích thú qua mẩu đối thoại bất ngờ. Sứ Tầu gợi chuyện:- Lão vừa nói tới cương thường, vậy lão hiểu nhiều về Nho giáo, Lão giáo chứ?Dưới vành nón lá rách, ai tinh ý sẽ thấy ông lái đò nhếch một nụ cười đầy ý nghĩa khi trả lời:- Bẩm quan, tôi cũng hiểu chút đỉnh thôi. Đó là hai dòng đạo lớn mà quý quốc đã hết sức muốn truyền đạt sang cho chúng tôi. Đạo thường gắn bó với dân-tộc-tính, dân Nam chúng tôi mà sống được trọn vẹn bằng Nho giáo, Lão giáo thì cũng như chúng tôi đã được quý quốc đồng hóa. Chúng tôi chỉ đang học hỏi, biết chừng nào quý chừng nấy. Tư tưởng Nho-giáo dạy lớp sĩ phu bền chí rèn luyện kinh luân, giúp xã hội thịnh trị. Lão-giáo lại nhìn đời phóng khoáng, không những coi nhẹ công danh mà còn cho đó là nầm mống của sa đọa. Giữa hai tư tưởng có vẻ đối nghịch đó, dân Nam chúng tôi đã uyển chuyển dung hòa.Lý Giác thực sự bị cuốn hút vào câu chuyện:- Dung hòa thế nào?

- Bẩm quan, dung hòa để tìm con đường trung dung giữa hai phái cực. Đó là con đường trung đạo, rèn trí giúp đời nhưng không bị phù phiếm lợi danh ở đời lôi cuốn. Đạo Phật đã chỉ ra con đường đó. Bài học đầu tiên Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ Diệu Đế. Đó là sự có mặt của đau khổ, nguyên nhân gây ra đau khổ, sự chấm dứt đau khổ và đường dẫn tới chấm dứt đau khổ. Con người đau khổ chỉ vì nhìn lầm cái vô thường là thường, cái vô ngã là ngã. Nếu nhìn ra chân diện mục từ lý duyên sinh vô ngã thì không cái gì tự nó mà thành, nó ở trong dòng duyên sinh của vạn hữu tiếp nối nhau không ngừng. Giọt nước trong vỏ ốc còn chứa cả đại dương thì làm gì có sinh có diệt nữa.Cực kỳ xúc động, sứ Tầu hỏi:

- Không sinh, không diệt? Thế cái chết là gì?- Bẩm quan, người Phật tử còn dốt nát như tôi chỉ hiểu được rằng chết là sự chuyển hóa, như lá vàng rơi xuống, rồi lại thành đất nuôi cây. Lá đâu có chết, lá chuyển hóa để lại là cây đấy chứ! Sự chuyển hóa của con người sau khi chết có thể là sự thăng hoa nếu người dó biết dùng thân huyễn giả tứ đại để quán chiếu, tu tập, chuyển được nhục thân thành pháp thân thường hằng, tức là biết dùng cái HUYỄN để đạt cái CHÂN thì khi tứ đại tan rã cũng chỉ như qua sông bỏ bè mà thôi.Giọng viên sứ Tàu đầy cảm kích:- Thật là mầu nhiệm! Ấy vậy mà bao kẻ qua sông vẫn kéo theo bè vì tâm kẻ ấy nào đã qua sông, phải không ông lái?- Quan dạy chí phải, đó là kẻ mê lại tưởng mình đã tỉnh nên cứ mê hết đời này đến kiếp khác; nhưng bẩm quan, giáo pháp của Đức Phật mầu nhiệm vô song nếu hiểu được sâu xa thì từ mê đến ngộ chỉ cần một sát na, nhanh hơn cả một cái chớp mắt.- Nhanh như vậy thì chúng sanh phải thành Phật hết chứ?- Bẩm vâng, chúng sanh có thể thành Phật hết nếu tâm chúng sanh không mảy may còn một vọng niệm nào thì bụi trần lấy chỗ đâu mà bám! “Bản lai vô nhất vật. Hà xứ nhạ trần ai.”

Lý Giác bỗng cười vang:- Ta biết câu này, đây là bài kệ của ngài Huệ Năng đáp lời ngài Thần Tú, thật toàn bích cả ý lẫn lời: “Bồ Đề bổn vô thụ. Minh kính diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật. Hà xứ nha trần ai.” (3) Chính vì bài kệ này mà ngài Huệ Năng được Ngũ Tổ trao truyền y bát.

- Bẩm quan, chính thế. Ngài Huệ Năng không biết chữ, chỉ nghe được câu “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương mà ngộ đạo, trong khi ngài Thần Tú sở học mênh mông lại vẫn quẩn quanh trong biển văn tự mịt mù. Cho nên, giáo lý Đạo Phật dễ mà khó, khó mà dễ, chính là ở ngay nơi tâm. Tâm lặng lẽ, an nhiên, không dựa vào gì, không níu vào đâu thì tâm ấy trong vắt, nguyên vẹn như vàng ròng, như kim cương. Kỳ Tâm chính là Phật tánh chứ có đâu xa. Khốn nỗi chúng sanh đã quen huân tập, ngỡ vọng là chân nên cứ chìm đắm mãi trong biển mê. Kẻ ngu muội như tôi chỉ hiểu được lờ mờ, chắc còn ngàn đời vạn kiếp nữa mới thoát trầm luân!Ông lái đò cố tình nói thật chậm câu cuối, như lời than thở về số phận ngu si của mình. Quả nhiên câu nói này đánh động vào cảm xúc của Lý Giác. Viên sứ Tàu trầm ngâm nhìn ông lái đò nghèo khổ, lòng gợn lên sự ngưỡng phục vô cùng. Ông lão chỉ là thành phần quê mùa, ít học mà trí tuệ còn hiển lộ sáng ngời như thế thì lớp sĩ phu của nước Nam này hẳn uyên bác tới đâu! Xứ sở tìm chịu sự thần phục Trung Hoa hàng nhiều trăm năm có phải vì họ ngu si man rợ như triều đình Trung Hoa thường nói đâu, mà có lẽ, vì họ đất ít, dân thưa. Phương Bắc quả đã ỷ dân giàu nước mạnh mà hiếp đáp.Là người có chút lương tri, Lý Giác cảm thấy phải tấu trình sự thật với triều đình, sau chuyến xuôi Nam này. Từ lòng ngưỡng phục khi gặp ông lái đò trên sông Nhị, Lý Giác đã làm một bài thơ lời lẽ nghiêm kính để tặng vua Lê Đại Hành sau khi bái yết vị vua của một nước nhỏ mà dân trí thì vời vợi cao siêu.Bài thơ sứ Tàu dâng tặng vua nước Nam như sau:

Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du

Nhất thân lưỡng độ sứ Giao Châu

Đông đô tái biệt tâm vưu luyến

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch

Xa từ thanh chướng, phiếm trường lưu

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu

Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.

Bài dịch của Thích Mật Thể rất trong sáng, được lưu truyền đến nay:

May gặp minh quân giúp việc làm

Một mình hai lượt sứ miền Nam

Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ

Muôn dặm non sông mắt chửa nhàm

Ngựa đạp mây bay qua suối đá

Xe vòng núi chạy tới dòng lam

Ngoài trời lại có trời soi rạng

Vòng nguyệt trong in ngọn sóng đầm. (1)

Bài thơ tám câu, nhẹ nhàng, thanh thoát chỉ để dẫn đến lời gửi gấm ý chính ở câu thứ bảy: “Ngoài trời lại có trời soi rạng” mà Thiền-sư Khuông Việt thời đó diễn nghĩa là, ngoài Trung Hoa trời cao đất rộng cũng còn những vùng trời khác thanh tú, rực rỡ kém gì. Đó là Lý Giác tỏ lòng ngưỡng phục của mình tôn kính vua nước Nam như vua Tống vậy.

Thay đổi toàn diện cái nhìn và quan điểm của viên sứ Tàu đối với nước Nam chỉ nhờ dăm câu chuyện làm quà của ông lái đò nghèo khổ trên gióng sông Nhị thôi ư? Nếu biết rõ hơn, chúng ta phải quỳ xuống, thành kính đê đầu mà đảnh lễ ông lái đò năm xưa vì Ngài chính là Thiền Sư Pháp Thuận, thuộc đời thứ mười, dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài tuân lệnh vua Lê Đại Hành, cải trang làm ông lái đón sứ giả nhà Tống sang sông để tùy cơ ứng biến, nói được, làm được điều gì ích quốc lợi dân qua chuyến sứ Tòng du Nam này.

Đạo Phật là Đạo Trí Tuệ.Trí tuệ là Ánh Sáng.Vô minh là bóng tối.

Chỉ những kẻ tột cùng vô minh mới cuồng si mộng tưởng, rắp tâm đem bóng tối chùm lên ánh sáng vì không hề biết rằng bóng tối thì làm sao có thể dập tắt ánh sáng được!?!?

(1) Thích Mật Thể

(2) Thiền sư Pháp Thuận

(3) Lục Tổ Huệ Năng