Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

BÊN THỀM NĂM TÂN TỴ

NÓI CHUYỆN RẮN

 

MAI HỮU PHƯỚC

 

 

MƯỢN CHUYỆN CON RỒNG NÓI CON RẮN

Người ta thường nói “năm Rồng hóa Rồng”. Tình yêu, địa vị và tiền tài có hóa Rồng hay không thì chuyện của ai nấy biết. Nhưng cho dù có được mọi người biết hay không biết thì điều đó chẳng có gì đáng bận tâm cả. Nhất là lúc “thị thực nhập cảnh” của con Rồng chỉ còn lại vỏn vẹn vài tờ lịch mỏng. Những tờ lịch mỏng ấy dường như thôi muốn dính trên tường. Con Rồng đang chờ đợi giờ xuất phát trên sân ga với những hành lý cồng kềnh. Và cho dù có muốn hay không muốn thì người ta vẫn cứ phải ngoảnh mặt đi, hướng về một “nhân vật” mới với một diện mạo chẳng có chi là “rồng” cho lắm. Đó là Rắn. Năm con Rắn : Năm Tân Tỵ, 2001, năm mở đầu cho một thiên niên kỷ mới.

Tất nhiên, không ai có đủ can đảm mà bạo phổi nói rằng: Xin cầu chúc quý ông- bà, quý anh-chị, quý cơ quan, quý công ty… một “năm Rắn hóa Rắn”.Đời sao thật trớ trêu ! Cứ như là “thấy người sang bắt quàng làm họ “vậy.

 

TẠI SAO LẠI LÀ CON RẮN ?

Nhiều truyền thuyết, nhiều câu chuyện cho rằng con rồng xất thân từ con rắn. Hiểu theo nghĩa nào đó thì con rắn chính là mẹ con rồng. Thật đúng là “cha mẹ cóc đẻ con tiên”. Cũng theo cách hiểu này thì ngôi vị tôn tri trật tự trong 12 con giáp là Tỵ mới đến Thìn… (cũng như là Mão mới đến Dần…, vì mèo là dì con cọp như trong nhiều câu chuyện kể). Nhưng thôi, đó là chuyện gia đình. Còn chuyện ngoài xã hội lại là một chuyện khác.

Tý-Sữu-Dần-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi là 12 con giáp. Thứ tự trong “Chi” của 12 con giáp này được sắp xếp dựa trên số móng chân chẵn hoặc lẻ, tuân theo luật “âm ngẫu, dương cơ” (ngẫu là số chẵn thuộc âm, cơ là số lẻ thuộc dương). Các năm dương, âm xen kẻ nhau. Nhưng rắn không chân làm sao đếm móng được?

Vậy đặc trưng chẵn lẻ của họ hàng nhà rắn là gì?

Thật hú vía (vì nếu không hú vía thì làm sao họ hàng nhà rắn lại lưu danh thiên cổ đến vậy). Nếu bàn chân rồng có 5 móng = lẻ = dương, thì rắn vốn là kẻ được biệt đãi mang nhiều ngoại lệ, có chiếc lưỡi nhỏ chẻ đôi = chẵn = âm. Đúng là chiếc lưỡi lợi hại! Chẳng trách rắn đã từng xúi giục Thủy tổ của con người là ông Adam và bà Eva vào vườn Địa Đàng ăn trái cấm.

Thật ra thì ngày xưa rắn có chân. Có thể là 1, 2, 3, 4, hoặc 5… chân gì đó như 11 con giáp khác. Nhưng vì rắn phạm trọng tội nên bị Ngọc Hoàng Thượng Đế gia hình, cho Thiên Lôi vặt trụi tứ chi mà hình hài rắn mới như ngày nay.

Phải chăng vì thế mà họ hàng nhà rắn thù Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là thù loài vật 2 chân như con người chúng ta ngày nay. Lệ thường, rắn va người thì rắn cắn; người thấy rắn, thì kẻ dũng cảm cố đập cho chết, người yếu bóng vía thì nổi gai gốc cùng mình… dọt chạy. Tất nhiên, trừ dân ghiền món thịt rắn làm mồi nhấm nháp!

 

 

RẮN BÊN NHÀ HÀNG XÓM

Chuyện sắp kể ra sau đây có vẻ mê tín. Nhưng không kể không được. Bạn có tin hay không tùy bạn. Dù sao sự thật vẫn cứ là sự thật. Một sự thật đáng ngờ và gây nhiều hoài nghi, thắc mắc trong cả cuộc đời.

Đi học về. Tôi thấy bọn trẻ bu quanh rào. Có đứa hò hét chỉ chỏ. Có đứa thậm thụt, nín thinh, mặt mày xanh lét. Trong sân nhà hàng xóm, một bầy rắn lửa, to nhỏ đủ các cở. Có con đang từ trên thềm nhà lao xuống. Chúng ùn ùn kéo nhau đi như một đoàn người di tản…

Rắn lửa (do cổ có màu đỏ như lửa) còn gọi là rắn học trò. Đây là một loại rắn hiền, không có nọc độc, chưa thấy cắn ai bao giờ. Rắn thì hiền, nhưng học trò thì đâu có hiền. Chả thê,ú tục ngữ có câu “Nhất qủy, nhì ma, thứ ba học trò”. Ma qủy thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy học trò là nhất thôi. Có phải vì bọn học trò chúng tôi (và có lẽ bao nhiêu thế hệ học trò trước nữa) thường mang rắn lửa đến lớp làm mẫu học sinh vật hoặc trêu chọc chị em mà học trò và rắn đứng cùng “liên danh”, gọi là rắn học trò? Nhưng cũng có người kể rằng, xưa kia có một người học trò (chắc là hoang lắm đây) chết hóa thân thành loài rắn này.

Khi rắn học trò tràn vào nhà, cô con gái lớn của bà hàng xóm tìm cách xua đuổi, nhưng không được. Bà hàng xóm biết điều chẳng lành bèn thắp hương khấn vái.

Sau này, tôi nghe bà kể lời khấn như sau : “Con và bạn bè con sống khôn thác thiêng, có nhớ thì về thăm nhà một lát rồi đi chứ đừng ở lâu làm người ta sợ”. Sở dĩ bà hàng xóm của tôi khấn vái như vậy là vì bà có một người con trai trúng quân dịch bị bắt đi lính mất tích xác trong chiến trận.

Không biết đoàn quân rắn học trò kia hiểu lời bà hàng xóm tôi khấn, hay cuộc viếng thăm bất ngờ này đến đó là đủ nên ra sân bò đi. Hình ảnh khắc ghi mãi trong tâm khảm tôi là trong ánh nắng chiều tà, bà hàng xóm đứng tựa cột hiên với đôi mắt rưng rưng ngấn lệ (như bao lần tựa cửa đợi con về) nhìn theo những chú rắn học trò cuối cùng vượt qua khúc hàng rào thưa, đi về một phương trời vô định nào đó, ai mà biết được…

 

CON RẮN TRONG SẢN PHẨM TINH THẦN

Một điều chẳng cần bàn cải là khi nói đến rắn, thường trong thâm tâm người ta nghĩ đến cái xấu nhiều hơn cái tốt, cái ác nhiều hơn cái thiện, cái tiêu cực nhiều hơn cái tích cực. Thử diễu qua một số câu ngạn ngữ sau đây :

• Bạnh như cổ hổ mang: (chỉ đặc điêm# của rắn hổ mang) ám chỉ những kẻ khó ưa.

• Cõng rắn cắn gà nhà: Ý nói rước kẻ thù về giết hại đồng bào.

• Khẩu Phật, tâm xà: Miệng nói lời lành nhưng thực chất tâm địa độc ác.

• Tâm Phật, khẩu xà: Miệng nói nghe dữ nhưng trong lòng lại chẳng có điều chi.

Và một số thành ngữ Hán Việt “cầm tinh con rắn” sau đây thiết tưởng rất đáng để cho chúng ta suy ngẫm :

• Xà trấp tồn thân: Rắn nấp để giữ mình, ý nói cần giữ mình khi gặp thời không thuận lợi.

• Đả thảo kinh xà: Đánh cỏ làm rắn sợ, ý nói làm vậy khiến cho đối thủ đề phòng.

• Xà cung, thạch hổ: Thấy cung tưởng rắn, thấy đá tưởng hổ, ý nói có tật giật minh; lòng dã thấy sợ thấy gì cũng sợ; nhìn gà hóa cuốc.

• Bôi cung xà ảnh: Bóng cái cung trong chén rượu tưởng là rắn, ý nói chuyện nghi ngờ vớ vẫn, lấy không làm có

• Long đầu xà vĩ: Đầu rồng đuôi rắn, ý nói việc lúc đầu to tát phát đạt, sau teo tóp, suy sụp.

• Ngưu quỹ, xà thần: Quỹ đầu trâu mình rắn, ý nói chuyện hoang đường, không có thật.

Nếu bạn là người nằm đêm hay chiêm bao,mộng mị, đặt biệt là mơ thấy rắn thì xin bạn lưu ý kiểm chứng giúp cho những lời giải mộng sau đây của cổ nhân về những giấc chiêm bao thấy rắn :

1. Lời mộng mang điều may mắn :

• Xà nhập hoài trung sinh qúy tử: Rắn cắn vào bụng sinh quý tử.

• Xà nhiễu thân sinh quý tử: Rắn quấn quanh thân sinh quý tử .

• Long xà nhập môn đắc tài: Rồng rắn vào nhà được của.

• Xà xảo nhân, đắc đại tài: Rắn cắn người điềm được của.

• Long xà nhập táo, hữu quan chí : Rồng rắn vào bếp được làm quan.

2. Lời mộng mang điềm rủi ro :

• Long xà sát nhân đại hung: Rồng rắn giết người điềm rất xấu.

• Xà hoàng bạch chủ hữu quan sự: Rắn vàng bạch có việc quan sự.

• Xà nhập cốc độn chủ khẩu thiệt: Rắn chui vào hang đièm khẩu thiệt.

 

NGHỀ Y VÀ THỊT RẮN

Cuộc đời con người có thể ví như một hình “sin” trong toán học. Đôi khi hoàn cảnh buộc người ta phiêu lưu qua những vực sâu của định phận. Đó chính là “lửa thử vàng gian nan thử người bền chí”. Mặc dù có những lúc khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi, việc bút nghiên chỉ như một ảo mộng mà thôi,nhưng rồi mọi chuyện đâu cũng vào đấy, tôi lớn lên nên người và ăn học thành tài. Anh em chúng tôi lớn lên một phần nhờ tắm ở giòng sông cổ tích của Bà Nội tôi, mà trong đó có những câu chuyện rắn. Riêng tôi nhận tấm bằng Thầy thuốc và bước vào đời…

Cách đây vài chục năm, ăn thịt rắn đối với nhiều người đúng là “mọi rợ”. Chính mẹ tôi cũng bảo vậy. Mẹ tôi quyết chẳng ăn bao giờ (đến bây giờ bà vẫn không ăn), thà nhịn đói còn hơn. Trong quan niệm của nhiều người thời đó thì ai nghèo mới ăn, ai khổ mới ăn. Còn bây giờ thì mọi chuyện đã đổ lộn tùng phèo, chỉ có những người giàu sang mới thưởng thức được món thịt rắn, còn những ai nghèo “rớt mồng tơi” chớ có mà mơ.

Tôi về Ngũ Hành Sơn làm nghề y và ở luôn tại đó (đất lành chim đậu mà). Thỉnh thoảng có người nhờ tôi đi xem bệnh tại nhà. Nhà họ ở những nơi, mà chúng tôi vẫn gọi đùa là vùng sâu, vùng xa của thành phố. Xung quanh là ruộng nước và bụi rậm um tùm. Người dân ở đó sống chủ yếu nhờ làm ruộng và đánh cá. Trong một khung cảnh tương đối hoang sơ như vậy, tôi hỏi đùa ở đây có hay gặp… rắn không (rắn chứ không phải ma). Họ bảo trước đây thì nhiều, nhưng nay hiếm. Rắn được làm “passport” xuất cảnh hết rồi.

Chuyện đến đó thì quên.

Nhưng vào sáng sớm của một ngày sau đó khá lâu. Một cô gái hớt hải vào nhà bảo tôi tới nhà ông X để lấy… rắn về làm thịt.

Đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn được ưu ái như vậy. Tôi thầm nghĩ, nó như là một cách bày tỏ lòng biết ơn của bệnh nhân đối với một người làm nghề y như tôi, vì đã có dịp quan tâm đến sức khỏe của họ. Chuyện tình cảm con người quả là lạ…

 

TÌM HIỂU MỘT CHÚT VỀ BIỂU TƯỢNG NGÀNH Y

Biểu tượng ngành y tế là hình con rắn quấn quanh một chiếc gậy. Nó bắt nguồn từ hình ảnh bức tượng người và rắn ở Hy Lạp. Tượng này nhằm tôn vinh Thủy tổ của nghề y là Esculape. Theo truyền thuyết Hy Lạp, thì Esculape là con trai của Thần Apolon. Nhờ học được nghề thuốc ở một kỳ nhân (tức con nhân mã) , Esculape không những trị bệnh cứu người, mà còn có khả năng làm cho người chết sống lại. Điều này khiến cho Thần Zus, là Thần của các vị Thần, nổi giận sai Thiên Lôi “ra búa” giết chết Esculape…

Thời đó, con rắn cũng đã góp nhiều công sức trong việc chống lại bệnh dịch. Nên khi người đời sau dựng tượng tưởng nhớ công đức của vị Thần y Esculape, thì con rắn được để cho quấn quanh cây gậy nguyệt quế của Ông.

Cũng theo truyền thuyết, vào năm 290 trước Công Nguyên, ở La Mã có đại dịch, con người đã dâng rượu cúng Thần Esculape cầu mong tai qua, nạn khỏi. Do vậy, sau này người ta vẽ thêm 1 cái ly bên cạnh chiếc gậy và con rắn đẻ làm biểu tượng cho nghề y.

Ngày nay, biểu tượng của ngành y mà chúng ta thấy trên những tấm cạc visit (name card) của những người làm công tác y tế hoặc liên quan đến y tế là con rắn quấn quanh chiếc gậy. Người “không thích” gậy thì rắn quấn quanh ly. Cũng có người giải thích kiểu như tục ngữ : “Rắn quấn gậy là y, rắn quấn ly là dược”!

 

 

TÌM LỜI KẾT THÚC: THƠ RẮN CỦA THẦN ĐỒNG

Thiết tưởng ngày Xuân khề khà bên chén trà thơm hay bên ly rượu nhạt, trong không gian đầm ấm ấy của mùa Xuân, có hương hoa thoang thoảng, tinh thần phấn chấn, ngoài những lời thăm hỏi xã giao, chúc Tết, các tri kỷ , tri âm biết đâu lại chẳng nói văn chương về…rắn.

Và tất nhiên sẽ vô cùng thiết sót khi quên nhắc tới bài thơ “rắn” trứ danh của cậu bé Thần đồng Lê Quý Đôn một thuở xa xưa nào:

“Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ

Nay thét mai gầm rát cổ cha

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối

Lằn lưng cam chịu tiếng roi tre

Từ rày Châu, Lỗ chăm nghề học

Kẻo hổ mang danh tiếng mẹ cha”

(Đề thơ: Rắn đầu biếng học)

Bài thơ rắn mà không “rắn”. Mỗi câu thơ có tên một loài rắn mà không phải là “rắn”. Vậy mới thật tài tìh làm sao !

Chà, ai lại đi khen Thần đồng là giỏi, là tài nhỉ ? Vì nếu đã không tài không giỏi thì sao lại được gọi là Thần đồng.