Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

EXIT SAIGON,

ENTER LITTLE SAIGON

DUY LAM tùy bút

 

Theo bản tin của Tâm Việt, mới đây được đăng trên Thời Luận, tuần này đứng về mặt lịch sử, triển lãm của hệ thống bảo tàng Smithsonian mang tên "Exit Saigon, Enter Little Saigon" có thể được xem là một biến cố lớn trong lịch sử của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Đây là lần đầu tiên sự hiện diện của khoảng một triệu rưỡi người Việt, được hệ thống bảo tàng lớn nhất của Hoa Kỳ chính thức công nhận bằng một cuộc triển lãm mà có người đã dịch một cách lãng mạn thành "Lìa Xa Saigon Yêu Dấu, Nhập Tiểu Saigon Thân Thương". (Triển lãm được khai mạc chính thức vào ngày 20 tháng 1, ở S. Dillon Ripley Center ở Hoa Thạnh Đốn).

Saigon đi ra thời Little Saigon đi vào, tuy có phần hãnh diện vì Little Saigon của bọn mình được mang đặt tên cho một cuộc triển lãm lịch sử như vậy, nhưng người ngoài phố Bolsa hỏi nhau, chả biết hình ảnh phim video về Bolsa nơi mình ở, sẽ được chọn lựa và trình bày ra sao, và đến bao giờ cái triển lãm quang trọng đó mới được mang đến bầy ở Little Saigon, với cái địa danh được chọn chung cho tất cả người Việt cư ngụ ở cả trăm cái Little Saigon trên khắp nước Mỹ và cả ở một số thành phố lớn khác tại nhiều châu. Ủa, các ông triển lãm các bộ mặt nhân vật phong cảnh đường phố sinh hoạt của chúng tôi, cư dân Little Saigon mà, thời sao không thu nhận được ý kiến về chuyện đúng hay sai của nội dung những gì được triển lãm ngay từ những người Bolsa? Nói cho đúng, chúng tôi cũng chẳng muốn vơ tất cả vào người và cho rằng Little Saigon ở Cali đương nhiên là khu vực tiêu biểu cho cuộc sống của tất cả người Việt ở mọi nơi, mà theo ý tôi nếu người Việt ai sang đây đều mang theo trong tâm hồn một thành phố Saigon thâu nhỏ, thời có lẽ trong tương lai tất cả những thành phố tập trung khoảng trên dưới một trăm ngàn người Việt đều nên được đặt tên là Little Saigon, và chỉ khác nhau ở chỗ Little Saigon Hoa Thạnh Đốn, Little Saigon Houston, Little Saigon San Jose, Little Saigon Miami..v..v..

Exit Saigon? Nhưng sự thực có một cái gì, một thực thể, một thành phố đã mất, một chốn cũ thân thương, Saigon, đã lạnh lùng đội mũ ra đi không trở lại trong tâm hồn người Việt hay không? Đối với tôi một cư dân từ gần mươi năm nay ở Little Saigon, lái xe chạy quanh hàng ngày thời đi đâu cũng thấy dấu vết đậm nét của Saigon mà tôi biết và đã sống một thời.

Ngoài cái biển Little Saigon dựng ở đâu đó khúc Bolsa Euclid mà tôi cứ mỗi lần lái xe chạy qua lại tự nhủ, có hôm tìm cách chụp mình đứng tựa cái biển đó chụp một cái hình để đăng kèm các bài tôi viết về Bolsa mà tôi biết, nhưng thực ra trong thâm tâm cũng hơi ngại ngần, chẳng biết đỗ xe vào đâu và jaywalking lung tung để đến được chỗ dựng biển. Ngoài ra các tiệm ăn mang tên các tiệm ăn và tiệm phở cũ ở Saigon thời đầy rẫy mọi nơi, nào là Phở 79, Phở Phúc Lộc Thọ, Phở gà Hiền Vương cũng cùng nơi, rồi đến Phở Tầu Bay Tầu Thủy, Phở Lý Thái Tổ và Mì La Cay..v..v.. Hình như có cả Super Market Little Saigon và hàng ngày tôi hay nghe đài Radio Little Saigon, viết bài lai rai cho Saigon Nhỏ và xem TV các chương trình của Little Saigon TV và Saigon TV. Xem như vậy Saigon chẳng có exit đi đâu hết, vẫn còn ở đây với chúng ta thân thiết thân thương gần gũi và rộng khắp, ăn sâu bám rễ vào tâm khảm tiềm thức của nhiều cư dân ở đây. Còn Enter? Người Bolsa đã đến đây sau tháng Tư 1975 từ những trại tạm cư như Pendleton cũng ở trên đất Cali, rồi xây dựng cần cù như đàn kiến biến các vườn cam hoang vu thành các phố xá sầm uất, họ đương nhiên lập nghiệp ở lì ở đây, đâu có phải nhập hay vào vậy thôi. Chắc nhập Little Saigon chỉ có ý nghĩa đối với một vị làm TV khi ứng cử đã tuyên bố nếu họ (đây ý nói các phái đoàn cộng sản), muốn đến đây thì cho họ đến, để ngắm tận mắt Little Saigon của chúng ta. Kể ra đến hay đi, nhập hay xuất chỉ là những ý niệm mà những nhà nhân chủng học xã hội học đặt ra và dán nhãn hiệu cho khối cư dân đông đảo ở đây, chứ nếu được hỏi họ sẽ cười lối cười tỉnh bơ hơi lạnh nhạt hơi kiêu, và hỏi lại, Ai? Nhập vào đâu? Xuất đi đâu? Thật làm chuyện vẽ vời. Thôi đi các ông, sao chúng ta không kéo nhau ra phở Nguyễn Huệ hay Xưởng Cà Phê, ăn uống trò chuyện dông dài có phải thú hơn không.

Trong cái nhóm văn nghệ sĩ nhà báo chúng tôi thường tụ họp tại Xưởng Cà Phê những buổi sáng Chủ nhật, hễ khi có người bạn chung, hoặc mặc một cái áo kiểu quá xưa, lái cái xe quá cũ, hay chính con người anh ta quá phong sương tàn tạ, thời đều bị anh em diễu là cái áo đó cái xe đó và chính cả anh ta, chỉ còn đủ tốt để đưa trưng bầy tại một viện bảo tàng. Cho nên, đọc cái tin Little Saigon của chúng tôi được dùng để đặt tên cho một cuộc triển lãm tại một viện bảo tàng như Smithsonian, vì những đặc tính biểu tượng của nó, thời ý nghĩ đầu tiến đến với chúng tôi là nơi chúng tôi sống đã đủ lâu đời, để được hưởng một vinh dự như thế. Nói cho đúng, nếu một người Việt ba mươi tuổi khi đặt chân đến Cali thời nay đã đến tuổi 60 bắt đầu vào tuổi già, và nếu một câu cô bé sinh ra năm 1975 ở Cali thời nay cũng có thể là bác sĩ, luật sư, kỹ sư và bắt đầu vào tuổi trung niên. Đã qua ba mươi mốt năm dài đằng đẵng, cái nghĩa địa Westminster ngày này đông đảo những người nổi tiếng trong các giới văn nghệ sĩ, nhân vật hoạt động chính trị, cộng đồng, đông vượt hơn cả những người nổi tiếng như họ, còn sống và sinh hoạt ở Little Saigon.

Suy nghĩ sâu xa hơn, nếu cái cộng đồng người Mỹ gốc Việt hội đủ các điều kiện về phát triển trong các lãnh vực chính trị giòng chính, văn hóa xã hội và nhiều mặt quan trọng khác, đủ để xứng đáng là đối tượng cho một cuộc triển lãm như một sắc tộc, một khối di dân tỵ nạn, cùng đến đây từ cái mảnh đất hình chữ S, mảnh đất của huyền thoại và chiến tranh, thời đó cũng là điều đương nhiên khá dễ hiểu. Nhưng, nếu những người đến Mỹ trên chiếc tầu Mayflower đều ra đi như những kẻ tỵ nạn, trốn chạy trước sự đàn áp tôn giáo của một bà hoàng, thời rõ ràng hơn một triệu người Việt đến định cư ở Mỹ, hầu hết là những người tỵ nạn chính trị, trốn chạy đi tìm tự do trước sự đàn áp và trả thù của cộng sản. Chỉ riêng cái mẫu số chung rõ nét đến độ hiển nhiên như vậy, chắc nhiều người trong chúng ta, hoặc đến bằng tầu biển, hoặc ghé thăm như những người du lịch, thời nhìn lên bức tượng Nữ Thần Tự Do, cũng không tránh được có ý nghĩ, kể ra nếu xứ sở này được xây dựng bởi những người tỵ nạn, thời chúng ta danh chính ngôn thuận, được tiếp nhận định cư ở đây, cũng rất xứng đáng. Ấy là không kể, những người đã mặc quần áo nhà binh sát cánh chiến đấu với các đơn vị Hoa Kỳ qua bao nhiêu năm chiến tranh chống làn sóng bành trướng của cộng sản, lại càng ý thức rõ hơn là như những đồng minh một thời, rồi có lúc các cựu chiến binh Mỹ Việt sẽ còn rất nhiều mối liên hệ mật thiết cần được nối lại tăng cường. Cho nên, khi tượng đài chiến sĩ Mỹ Việt được dựng lên ở Little Saigon chỉ trong những năm gần đây, mơ hồ người Việt đều cảm nhận với nhiều hãnh diện ngậm ngùi là cuối cùng cái biểu tượng của tình bạn lâu đời xây dựng trên máu xương và hy sinh, đã được dựng lên, hầu những cuộc chiến tranh mới chẳng có thể làm mờ đi được những đau thương ẩn ức mà tâm hồn bất cứ người Việt nào cũng vẫn còn ôm ấp, như những bảo vật, cái gia sản tạo nên căn cước tính của cả một cộng đồng tỵ nạn.

Trong những ngày cận Tết Đinh Hợi này, trời Little Saigon đột nhiên xám lại, vần vũ làn sương trắng sữa nhưng buổi sáng và rải rác đã có những cơn mưa bay mưa bụi, tôi mỗi buổi sáng đi bộ trên con đường số 3 sau nhà không tránh được những xúc cảm có phần ngơ ngẩn bàng hoàng, đầy những hoài niệm về những trận đánh lớn vang động một thời tại Vùng 1, Tết Mậu Thân, trận chiến tái chiếm cổ thành Quảng Trị, và cũng nhớ lại tất cả những người bạn Mỹ đồng minh như Trung tướng Cushman hay ông Frederick Brown, những người đã được tôi nhắc đến khi viết lại về các trận đánh lớn đã xa xưa. Những vị đó và bao nhiêu tướng lãnh Mỹ nổi danh qua các cuộc chiến vùng Vịnh mới đây, lại hình như xoay quanh hình tượng một vị tướng khắc khổ, với đôi mắt chăm chắm như luôn hướng vào những bí ẩn nội tâm mà chỉ ông mới biết đã mang theo ông khi ông vĩnh viễn ra đi vào một buổi sáng mùa Đông Virginia, sau nhiều năm bạo bệnh kéo dài hình như vô tận, Tướng Ngô Quang Trưởng.

Trong ba năm vừa qua, năm nào sau các chuyến đi về miền Đông thăm các con, tôi cũng viết một bài tùy bút và nhắc đến ông rất nhiều. Tiếc rằng sang tháng Tư 2007 tới đây tôi sẽ lại về miền Đông, và không còn cái may mắn ghé thăm ông mà giả dụ ông vẫn còn ngồi đó gầy gò cô đơn trong căn phòng khách nhỏ nhìn ra khu vườn vắng bóng hoa, chúng tôi chắc sẽ bàn về cuộc triển làm về người Việt tỵ nạn do Smithsonian tổ chức ngay nơi ông ở, và chắc hẳn hình ảnh chính ông, vị tướng tài ba nổi danh và được các tướng lãnh Mỹ khâm phục nhất sẽ không thiết tại nhiều khu ở phòng triển lãm. Và chúng tôi sẽ lại bàn về những người bạn Mỹ cũ một thời trong quân đội và giới ngoại giao. Chính cái sự tiếc nhớ lẩn quẩn trong tâm hồn tôi nhiều ngày sau khi ông mất đã khiến tôi đã trả lời nhiều người khi tham dự vài sinh hoạt nghệ thuật tuần rồi, tướng Trưởng mất đi đã mang theo chẳng phải những chiến tích oai hùng liên hệ đến binh nghiệp của ông, mà hơn thế nữa những người nhà binh còn cảm thấy sự mất mát này còn lôi cuốn theo và bao hàm những kích thước nhiều lớp nhiều tầng vừa sâu xa vừa phức tạp đến độ khiến ai cũng bồi hồi xúc động. Một nhân vật lớn có ảnh hưởng rộng đến một thời chinh chiến, đến sự anh hùng của một quân đội, đã trở thành một biểu tượng mà khi người đó ra đi vĩnh viễn, hình như đã mang theo ông không những một thời kỳ, mà phần nào luôn cả cái thực thể trong đó ông đã phục vụ, và tác động hỗ tương giữa những cá nhân lớn và cái tập thể các cá nhân này góp phần tạo nên những huyền thoại, ở đây là Quân đội VNCH, cũng vừa như mất đi một cách nào đó, mà một mặt khác đột nhiên rõ nét hồi sinh khá là lạ lùng. Đối với các lớp sĩ quan trẻ đông đảo hoặc đã từng phục vụ tại những đơn vị dưới quyền tướng Trưởng, hay chỉ nghe tiếng và mến phục ông, nỗi tiếc thương sâu đậm hơn và chắc còn kéo dài. Khi ông sống dù bệnh hoạn nhưng anh em còn ý thức ông vẫn còn đó, và tuy ông chẳng chịu nói gì, nhưng khi ông không còn, biết bao bí ẩn về những biến động biến cố lớn của nhưng năm ngay trước 1975, đã vĩnh viễn theo ông đi biệt tăm.

Nhiều bạn tôi trong tuần qua đã hỏi tôi là, nhiều năm anh đã viết và nhắc đến Tướng Trưởng, giờ đây ông đã mất sao anh không tiếp tục viết về ông. Tôi đã giản dị trả lời, khi ông còn sống hễ từ biệt ông sau những lần gặp gỡ ở miền Đông tôi đều nói, để rồi tôi sẽ gửi cho anh đọc những bài tôi viết về nội dung những gì chúng ta đã trao đổi với nhau. Sở dĩ tôi cẩn thận như vậy, vì nhỡ ra theo đà ngòi bút, tôi đã tường thuật không đúng lắm những gì anh đã phát biểu, thời được đọc các bài tôi viết, lần tới gặp nhau, anh có thể nói lại cho đúng. Được cái lần nào gặp lại anh cũng nói với tôi, anh viết lại những gì chúng ta đã nói chuyện với nhau rất đúng, và tôi thích những đoạn này.

Bây giờ chắc các độc giả của tôi hiểu ra lý do tại sao chắc còn lâu lắm tôi mới hết ngại ngần cầm bút viết nhiều hơn về Tướng Trưởng. Bởi vì, lần này tôi viết về ông thời đâu còn ông để tôi gửi bài cho ông đọc, để rồi lần gặp tới lại cùng bàn về những đoạn tôi đã viết khiến ông thích và quan tâm.

Viết đến đây tôi mới chợt nhận ra những xúc động chìm sâu trong tôi gây ra bởi sự ra đi của Tướng Trưởng, đã lôi kéo ngòi bút của tôi về những hướng khá bất ngờ và đã làm tôi một cách nào đó lạc đề. Kể ra khi người ta đi vào tuổi 75 lại hay viết tùy bút, nghĩa là viết tùy hứng, lạc đề là chuyện cũng có thể tha thứ cho mình được.

Trở lại đề tài chính của bài này, tôi tự nhiên nẩy ra ý kiến, một khi Little Saigon đã được dùng để đặt tên cho một cuộc triển lãm lớn do bảo tàng Smithsonian khởi xướng, mà chắc trong triển làm đó các hình ảnh nhân vật sinh hoạt mọi mặt của Little Saigon cũng được trình bầy khá đầy đủ, thời cư dân của chính Tiểu Saigon hay Saigon Nhỏ chúng ta nghĩ sao đây? Liệu đã đến lúc như tôi đã có viết trong bài "Bolsa Mà Tôi Biết" mới đây, có lẽ phải góp công góp sức tạo một dĩ vãng nhiều kích thước, với độ dầy bề thế, cho cái nơi ta đang sống. Tại sao không nghĩ tới cùng đứng ra tổ chức một Triển lãm lớn về Little Saigon của chúng ta? Với đến bốn nghị viên người Việt tại các Hội Đồng Tỉnh Westminster và Garden Grove, chắc việc vận động sự yểm trợ tài chính cũng có nhiều thuận lợi. Chúng ta chẳng có thể làm một cuộc triển lãm quy mô như bảo tàng Smithsonian, nhưng chúng ta có lợi điểm khó có thể chối cãi là chúng ta viết về những mặt thân mật giấu kín của Little Saigon. Với sự yêu mến và ràng buộc mật thiết của chúng ta với những mặt đẹp và lý thú của cuộc sống nơi đây, những đóng góp của chúng ta chắc chắn sẽ không thiếu hấp dẫn đối ngay với các cộng đồng người Việt ở những nơi khác trên đất Mỹ và cả ở những Châu khác trên thế giới. Với cả bốn năm chục tờ báo đủ loại, với cả chục đài phát thành và ba đài TV địa phương, sự vận đông quần chúng hưởng ứng chắc hẳn sẽ rất hữu hiệu. Thế triển lãm những gì? Tôi nghĩ chẳng hạn tờ báo tiếng Việt đầu tiên, tiệm phở đầu tiên, đài phát thanh đầu tiên, tờ báo hàng ngày đầu tiên, super market đầu tiên..v..v.. Tất cả những cái đầu tiên đó tạo thành lịch sử một nơi chốn được gọi là Little Saigon, xem ra cũng phong phú nhiều mặt. Thế còn các nhân vật cộng đồng đã dựng lên Saigon Nhỏ? Các văn nghệ sĩ nhà báo nhà hoạt động đã yên nghỉ tại nghĩa địa chỗ Bolsa và Beach gặp nhau? Mỗi một người đều đã góp công nhiều hay ít, nhiều người biết hay chẳng mấy ai biết. Rồi vài năm gần đây với cả chục chức vụ dân cử lọt vào tay các nghị viên gốc Việt? Ấy là không kể các tổ chức sinh viên và sự dấn thân tích cực của họ và những thay đổi họ mang tới cho nếp sống của cộng đồng? Thế buổi nhạc hội đầu tiên, CD ca nhạc đầu tiên các ca sĩ xuất thân và nổi danh ở đây?

Để minh họa cảnh đẹp của phố xá Little Saigon chắc ta sẽ có cả trăm họa sĩ đủ lớp tuổi hiện đang sáng tác các họa phẩm về Little Saigon, và có thể các nhân việt tiểu biểu của Little Saigon, nếu được yểm trợ xứng đáng về tài chính. Có thể chỉ mấy năm nữa ngân khoản dành cho việc xây cất một trung tâm văn hóa lớn cho Little Saigon sẽ được tháo khoán và thời điểm thuận lợi đó là lúc của triển làm Enter Little Saigon thực sự được thực hiện do chính những cư dân của nơi nổi tiếng là Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn này.