Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

Huế và Những Đóa Hoa Huệ Trắng

- Thái Tú Hạp -

Ở cái tuổi tri thiên mệnh, sức phấn đấu cũng đã bắt đầu mỏi mệt, nhất là ở xứ sở mỗi ngày phải chạy đuổi theo cuộc sống như một con ốc trong guồng máy vĩ đại. Ở cái tuổi đã thường xuyên sống với dĩ vãng, với những hoài niệm ký ức mộng mơ, đó là hiện tượng đang thực sự bước tới tuổi già. Buổi chiều hiu hắt nắng trên hàng cây bạc hà cao vút, tôi thường hay lái xe một mình chạy qua những con đường đầy bóng cây ở thành phố Pasadena, thành phố đặc biệt có những ngôi nhà cổ kính ẩn sau những lùm cây xanh thẳm, con đường gạch đỏ lách mình giữa cỏ lá rậm mát dẫn vào sâu hút, thật là Vĩ Dạ, thật là Huế năm xưa ở quê nhà. Những buổi chiều lạc lối ngẩn ngơ, buồn vời vợi như thế, tôi lại nhớ đến những câu thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp bay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà

(Đây Thôn Vỹ)

Khi ánh tà dương pha màu lụa vàng bên kia sông, ngồi ở Cồn Bắp buổi chiều thật êm vắng, mới thấy được nét đẹp của "Dòng nước buồn thiu, hoa bắp bay..." Cho đến bây giờ tôi vẫn hoài nghi về vẻ đẹp người con gái trong thơ của Hàn Mặc Tử... Theo Hương Giang Thái Văn Kiểm thì cho rằng người con gái trong "Đây Thôn Vỹ" có tên là Hoàng Cúc, người yêu của Hàn Mặc Tử, vì ngoài bài thơ "Đây Thôn Vỹ", còn có bài "Vịnh Hoa Cúc", "Trồng Hoa Cúc" , cũng đậm đà tình tứ không kém. Mới đây trong một bài viết về Việt Nam của một du khách Úc Đại Lợi John Borthwicks đã ghi lại nét đẹp những người con gái Huế lúc tan học "Đứng ở đầu cầu Trường Tiền lúc đó đang là giờ tan học, giờ của những chiếc áo dài thơ mộng, các nữ sinh trong những chiếc áo dài trong truyền thống văn hóa Việt Nam đạp xe qua cầu trông thật tuyệt vời như những bông huệ trắng bồng bềnh..." Hoa huệ trắng một ý niệm thánh thiện cổ tích: "Áo em trắng quá nhìn không ra..."

Thi sĩ Quách Thoại nhìn hoa ra em, ra hình tượng người thiếu nữ thần thoại như tranh vượt thoát khỏi ta bà tầm thường ô trọc. Hoa là em, là con đường đi tới cõi siêu nhiên ngộ đạo. Ở đó người và hoa không còn trong cảnh giới sắc dục. Sắc tức thị Không. Cho đến bây giờ, đã có quá nhiều thi nhân mặc khách viết lên những ý tưởng ca ngợi về Hàn Mặc Tử sáng chói tài hoa xuất chúng trong thi đàn Việt Nam cận đại. Và chính nhờ những bài viết được truyền đạt khắp nơi mà tên tuổi Hàn Mặc Tử được lưu truyền trong trí nhớ mọi người từ trong nước đến hải ngoại. Đề cập đến thế giới thơ Hàn Mặc Tử là nói đến những khởi điểm từ trường phái thơ cổ điển, đến lãng mạn tình tứ phóng túng, chuyển qua tượng trưng và cuối cùng vào cõi bí ẩn siêu nhiên. Trong những diễn biến tình cảm và nội tâm qua từng chặng thời gian đó tôi vẫn thích Hàn Mặc Tử ở cái thuở tình yêu bàng bạc như khói sương.

...Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê

Gió chiều quên ngừng lại
Dòng nước luôn trôi đi...
Ngàn lau không tiếng nói
Lòng anh dường đê mê

Cách nhau ngàn vạn dặm
Nhớ ai không mong đợi
Dầu ai không lắng nghe
Tiếng buồn trong sương đục
Tiếng hờn trong lũy tre
Dưới trời thu man mác
Bàng bạc khắp sơn khê

Dầu ai trên bờ liễu
Dầu ai dưới cành lê
Với ngày xanh hờ hững
Cố quên tình phu thê

Trong khi nhìn mây nước
Lòng Xuân cũng não nề... (Gái Quê)

Cái thuở tình yêu đầu tiên này cho chúng ta thấy những thăng hoa tuyệt vời bằng những cõi thơ Đường luật cổ điển:

...Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây
Chầm chậm cho ta gởi mối giây
Về đến Thần Kinh khoan nghỉ đã
Ghé miền Gia Hội tỏ tình ngay

Suốt năm canh mộng hồn mê mỏi
Chỉ một lòng son muốn giải bày
Này nhạn ta còn quê chút nữa
Con tim non nớt tặng nàng đây...

Tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên đã hòa nhập trong nỗi rung động tận cùng cốt tủy của thi sĩ:

Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngay tình không muốn động
Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi!

Trong khóm vi lau rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...

Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em... (Bẽn Lẽn)

Cho đến bây giờ những người yêu thơ Hàn Mặc Tử vẫn say mê cái thế giới thi ca viễn mộng linh hiển, hiền hòa của những cuộc tình đượm nét đan thanh nơi chốn hương đồng cỏ nội êm ả, như câu hát mộc mạc của những cô thôn nữ trong buổi chiều giữa cánh đồng lúa chín thơm ngát, như cánh diều thả bay lên khoảng trời xanh thanh bình, đời sống lặng lờ như dòng sông, như giếng mật quê nghèo. Tất cả như chứa chất qua hồn thơ trong thi tập Gái Quê. Nhưng cuộc đời tài hoa của Hàn Mặc Tử đã sớm mệnh yểu. Đến cuối năm 1936, bỗng dưng vương vào định mệnh nghiệt ngã đau thương, triệu chứng của bệnh phong cùi phát tiết. Đành rằng con người sinh ra vốn đã nhận chịu nỗi đau thương triền miên và "Cõi đời như một căn nhà ở trọ" để rồi mỗi người lại ra đi biền biệt vào cõi hư vô. Con đường đi tới mộ phần hầu như đã định sẵn một cách công bằng không phân biệt nghèo hèn sang trọng, vua chúa hay bàng dân, nhưng sự ra đi quá sớm với thiên tài là bất hạnh cho văn học Việt Nam. Những cơn khủng hoảng tận cùng của đau đớn vì bệnh hoạn, của cô đơn Hàn Mặc Tử đã chịu đựng để vượt thoát ra ngoài những tầm thường của đời sống, đùa chơi cùng trăng sao huyễn hoặc, hòa nhập vào cõi thiên tiên bất tuyệt... Và thơ như những hàng châu ngọc diễm ảo lấp lánh tinh khí của thế giới siêu hình, với đôi cánh thi ca bay lên cao mãi tận chót đỉnh của cảnh giác tái tê linh hiển. Những Beaudelaire, Ren Chard, J. Prévert... đều là những tinh cầu bé nhỏ đối với ánh trăng man dại đầy linh khí thiêng liêng tối thượng của Thiên Chúa mà Hàn Mặc Tử cảm nhận bằng tâm hồn thanh khiết cao vời. Không có nhà thơ nào trong Cộng Đồng Công Giáo làm thơ ca tụng Thiên Chúa tuyệt vời đến như thế. Những bài thơ sáng tác xuất sắc trong thời kỳ chấn động tâm não tận cùng hay còn được gọi là những giây phút xuất thần mầu nhiệm, Hàn Mặc Tử đã vượt tới sự linh hiển toàn bích của niềm tin. Gồm những thi tập: THƠ ĐIÊN, HƯƠNG THƠM, MẬT ĐẮNG, MÁU CUỒNG Và HỒN ĐIÊN, XUÂN NHƯ Ýù, THƯƠNG THANH KHÍ, CẨM CHÂU DUYÊN, DUYÊN KỲ NGỘ, QUẦN TIÊN HỘI... Qua những thời kỳ điên loạn và bệnh hoạn này, Hàn Mặc Tử không ngớt bám víu lấy tình yêu đơn phương trừu tượng, qua những người đẹp Thương Thương, Mộng Cầm... hoặc bất ngờ hơn sự hy sinh của người đàn bà Thanh Hóa vì mến mộ thơ Hàn Mặc Tử đã tìm tới Gò Bồi Qui Nhơn để tình nguyện cả cuộc đời son trẻ hầu hạ chăm sóc bệnh tình Hàn Mặc Tử.

Trong nhiều tài liệu của cố thi sĩ Quách Tấn và nhà văn Trần Thanh Mại, của những người bạn thân cận kề và hiểu biết tận tường về cuộc đời Hàn Mặc Tử đã cho biết trong thời gian cuối đời đau thương nhất, thi sĩ Hàn Mặc Tử tìm về an nghỉ nơi ánh sáng linh diệu của Thượng Đế. Thời gian, không gian không còn biên giới trong tâm hồn thanh khiết của thi sĩ. Hàn Mặc Tử đã tìm thấy toàn vẹn sự sùng ái tối thượng. "Hỡi Thiên Thần trên trời, Thiên Thần của Chúa, Thiên Thần của Hòa Bình và Hoan Lạc hãy tung lên không gian những cánh hồng và những cành hoa huệ với những khúc hát du dương và những âm thanh của bài thánh ca cao khiết. Và hãy rót đầy thánh đức, can đảm cùng hạnh phúc xuống đàn con chiên ngưỡng vọng Chúa cao cả..."

...Maria, linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến...

Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel
Khi Người xuống truyền tin cho Thanh Nữ
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú?
Người có nghe náo động cả muôn trời

Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời?

Chỗ đứng Hàn Mặc Tử trong thi đàn văn học Việt Nam cận đại, cho đến bây giờ mọi người yêu thơ đều xác nhận thơ Hàn Mặc Tử vẫn trang trọng riêng rẻ ở ngôi vị không thể thay thế được. Đi vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử như đi vào khu rừng đầy trăm ngàn sắc hương của dị thảo kỳ hoa làm mê mẩn tâm hồn, ngây ngất cảm giác, rờn rợn ma quái và thanh thoát của địa đàng nguyên thủy nơi của Adam và Eva chưa cắn trái tinh khôn. Nơi mà bản chất con người hiền hòa như trăng sao, hoa lá trong vườn từ ái siêu nhiên... Với bài viết này chúng tôi mới chỉ là viễn khách lãng tử đứng ở bìa rừng mênh mông hương sắc diễm ảo đó.

- Thái Tú Hạp-