Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CHUYỆN KỂ BÊN LY RƯỢU


Phan Xuân Sinh

Uống cà phê với anh Bửu nhiều lần, nhưng chưa lần nào anh kể cho tôi nghe về đời sống của anh. Tôi cứ nghĩ rằng anh sống một cách thanh thản, thì chắc đời sống cũng bình thường như mọi người. Một lần anh rủ tôi tới nhà chơi uống với nhau chén rượu. Chiều ý bạn tôi tới. Việc trước tiên theo thói quen, tôi quan sát tất cả thành viên trong gia đình Bửu. Người vợ cao ráo mặt mày tươi tắn. Tôi thầm nghĩ trong bụng vợ anh khi còn trẻ chắc đẹp lắm. Có bốn người con còn đi học. Gia đình mới qua Mỹ hơn một năm nên còn thiếu thốn đủ thứ, tuy nhiên họ bằng lòng chấp nhận những gì đang có. Nhìn thấy họ là biết ngay một gia đình hạnh phúc. Tôi rất thán phục con người và phong cách sống của anh.
Trên bàn nhậu để sẵn một dĩa thịt vịt quay còn nóng mới mua về , một dĩa đậu phụng rang, một ổ bánh mì baguette một chai Johnnie Warker Red Label và hai chai soda Perrier. Vợ anh Bửu và bốn đứa con, hai trai hai gái hôm nay đi chợ ở San Jose. Khi tôi tới cũng là lúc họ chuẩn bị ra xe. Tôi cũng nói rỏ hơn là gia đình tôi và Bửu lúc đó đang sống tại Oakland, California.vào khoản năm 1992. Mỗi sáng thứ bảy anh em cựu quân nhân thường tập trung ở quán cà phê đường E.14.
Uống được vài ly, tôi mở đầu câu chuyện, hỏi Bửu:
- Anh chị có bốn cháu thôi sao?
Bửu cười cười:
- Còn kẹt hai cháu lớn ở Việt Nam.
Anh trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp:
- Vợ tôi hiện giờ là người thứ hai. Người vợ trước chúng tôi có hai con
gái và chia tay năm 1980. Nghĩa là sau năm năm học tập trở về, tôi và bà đó đành chia tay. Lỗi ở tôi một phần và phần nhiều là lỗi của bà đó.
Anh đưa ly cụng với tôi rồi nốc cạn ly của mình. Để ly xuống bàn anh rót thêm cho mình một ly nữa rồi đưa lên uống cạn với một tiếng "khà" rất điệu nghệ. Uống rượu kiểu nầy thì chắc tôi phải thua. Khi vào nhậu anh có nói với tôi là ai uống được bao nhiêu cứ uống, không ép nhau. Tôi yên lòng nên từ từ uống phần của mình. Hình như tôi đã đụng tới vết thương của anh nên khi hỏi tới gia đình anh trầm ngâm vừa muốn kể cho tôi nghe nhưng cũng vừa muốn quên đi chuyện đó. Tôi không muốn làm khó khi anh không muốn đụng tới gia đình. Tôi lái sang chuyện khác hỏi về công ăn việc làm của vợ chồng anh hiện nay. Anh cho biết là anh chị đang đi làm ở hãng điện tử, hai người cùng làm một hãng nên cũng tiện cho việc đi lại. Nhưng có lẽ anh không thích đổi đề tài. Anh muốn tâm sự với tôi những điều ấp ủ trong lòng anh, những điều đã dày vò những tháng năm sau khi chia tay:
- Anh biết không, tôi lấy vợ năm 1972 đến năm 1975 khi tôi đi học tập thì lúc đó chúng tôi có hai con. Tôi biết những năm tháng nằm trong trại cải tạo vợ tôi bên ngoài chống chọi với cuộc sống rất khó khăn. Tôi không màng vợ tôi thăm nuôi vì tôi nghĩ thân gái yếu đuối với một gánh nặng lo cho hai con còn nhỏ dại đã đuối sức, còn lấy đâu ra để thăm nuôi chồng. Tôi bằng lòng sống với sự thiếu thốn, thèm đủ thứ, đói rát ruột, vẫn mong vợ con bên ngoài khỏe mạnh là mừng rồi. Suốt trong năm năm trường tôi đã gửi về mấy chục lá thư vẫn không có hồi âm thì làm sao có được một lần thăm nuôi của vợ. Tôi nhờ các bạn tù có thăm nuôi nhắn với người nhà họ đến địa chỉ nhà tôi xem thử gia đình tôi ra sao? Tất cả đều cho tôi biết là căn nhà đã bán cho người khác và họ không biết vợ con tôi hiện giờ ở đâu. Trước khi tôi được tha, có một anh bạn tù đến nói với tôi là căn nhà của anh vẫn còn vợ con anh đang sống ở đó, nhưng vợ anh đã có chồng khác. Sỡ dĩ không nói thật chuyện nầy với anh vì sợ anh nghe tin nầy anh sẽ đột quỵ, chi bằng nói láo để anh còn nuôi hy vọng trở về gặp lại vợ con. Nghe tin nầy tôi không đứng vững, tôi biết sẽ gặp muôn vàn khó khăn khi tôi trở về nhà. Nhưng bây giờ biết phải đi đâu?
Nói tới đây mắt anh mờ đục, anh ôm đầu. Anh đưa tay rót thêm ly rượu khác rồi lại uống cạn. Tôi thấy anh uống nhiều nhưng rất tỉnh táo, lời kể chuyện của anh trôi chảy. Rượu vào giúp anh thêm phần can đảm khi đụng tới phần gai góc cuộc đời:
- Từ lâu tôi ôm chuyện nầy trong lòng không kể cho ai nghe. Đây là lần đầu tiên tôi kể với anh vì tôi thấy anh là người trầm tĩnh, có chiều sâu và được biết thêm anh là người đọc sách, anh sống với chữ nghĩa. Tôi nghĩ anh hiểu thấu đáo được tâm trạng của tôi. Tôi chỉ mong một người hiểu tôi như vậy tôi đã thấy ấm lòng.
Tôi bước vào đầu hẽm, những bà con hàng xóm cũ chạy đến chào hỏi tôi như người thân. Tôi tần ngần bước vào cổng nhà thì vơ tôi chạy ra vì nghe tiếng lao xao hàng xóm hỏi thăm tôi. Vợ tôi chưng hửng nhìn tôi với đôi mắt vừa ngạc nhiên, vừa thất thần. Tôi nhớ mãi đôi mắt vô hồn đó, nó đi theo mãi với tôi suốt trong cuộc đời sau nầy. Đôi mắt mà ngày xưa thật dịu hiền đã làm tôi mê mệt khi gặp nhau lần đầu, rồi yêu nhau lấy nhau. Tôi đã chết vì đôi mắt đó. Còn bây giờ thì tôi cũng chết vì nó, nhưng chết trong sự xua đuổi, trong hất hủi : "Anh về đây làm gì? Anh là người dư thừa. Anh hãy ra đi ngay lập tức vì bây giờ tôi đã có chồng khác. Tôi không muốn có mặt anh ở đây".
Bà con hàng xóm thấy vợ tôi ức hiếp tôi, họ la ó đẩy tôi vào nhà. Một bà thân hình vạm vỡ, chỉ tay vào mặt vợ tôi: "Nầy, con đàn bà lăng- loàn kia. Mầy và thằng tình nhân của mầy ra khỏi căn nhà nầy chứ không phải là ông Bửu. Mầy không biết xấu hổ với chồng con còn lên giọng kẻ cả, bà đấm vỡ mặt mầy ra bây giờ". Bà quay qua tôi ra lệnh: "Đây là căn nhà của ông, ông cứ ở đây không đi đâu hết. Không có đứa nào đụng tới ông sợi lông chưn. Bà con hàng xóm chung quanh đây đứng sau lưng ông, con nào hó hé chúng tôi đánh vỡ mặt nó ngay". Hình như lời hăm dọa của bà, đã làm cho vợ tôi khiếp sợ trốn trong buồng không dám ra...
Hai đứa con gái tôi đi học chưa về, tôi mong gặp lại con tôi sau năm năm. Chắc nó không thể nào nhận ra tôi vì khi tôi vào trại cải tạo chúng nó còn quá nhỏ. Một người đàn ông đẩy xe honda vào nhà, ông gật đầu chào tôi rồi dựng xe xong đi thẳng vào buồng. Đó là người tình nhân của vợ tôi. Ông vào nói chuyện gì đó với vợ tôi chừng mười phút rồi đi ra nói chuyện với tôi. Ông là người Bắc trạc bằng tuổi tôi, hỏi tôi những câu xã giao rồi nói là anh cứ việc ở đây, anh muốn ở hay đi tùy ý. Tôi thấy anh nầy ăn nói rất khéo léo nên tôi trả lời với anh rằng là tôi mới về, chưa tìm ra được chỗ ở nên xin ông bà cho tôi tạm ngủ ở ngoài phòng khách một thời gian ngắn. Chúng tôi chỉ trao đổi vài câu rồi ông ấy trở vào buồng. Tôi ngồi suy nghĩ miên man, muốn ra đi ngay nhưng biết nơi nào chấp chứa mình. Tôi sẽ đi tìm mấy người bạn cũ để xin những ý kiến và sự giúp đở, nhưng trước hết tôi phải gặp hai đứa con trước đã.
Chiều chừng bốn giờ, hai đứa con gái tôi đi học về. Hình như ở đầu ngỏ người ta báo cho chúng nó biết là ba nó mới về. Đi sau nó là mấy đứa trẻ hàng xóm đứng bên ngoài chỉ tôi rồi nói với nó là ba mầy đó vô đi. Tôi nhìn ra hai đứa con gái tôi rụt rè đi chầm chậm về phía tôi. Tôi dang tay ôm hai con vào lòng nước mắt tôi trào ra, mặt mày hai đứa ngơ ngác. Chúng nó còn bé quá làm sao hiểu được sự sung sướng của tôi khi gặp lại hai đứa con, hiểu được vì sao tan rả của gia đình. Vợ tôi rốn rén bước ra cửa phòng nhìn cha con tôi ôm nhau khóc. Tôi ngất mặt lên nhìn thấy mắt nàng cũng rớm lệ. Tôi mới biết rằng tất cả cũng chỉ vì hoàn cảnh, đã lỡ phóng lao không dừng lại được nữa rồi. Tôi mang hai cháu xuống tắm rửa thay áo quần, rồi dẫn chúng ra quán mua mấy cây kẹo, trong số tiền trại cho đi đường chi phí xe cộ. Tài xế xe đò thấy tôi cải tạo được tha nên họ không lấy tiền. Bà chủ quán bán kẹo hiểu hoàn cảnh của tôi bà cũng không lấy tiền kẹo. Tôi thấy mọi người đều tốt với tôi ngoại trừ vợ tôi.
Người hàng xóm mang qua cho tôi một tô cơm lớn với thịt kho mặn, tôi xớt cho hai con cùng ăn chung với nhau. Đêm đó tôi nằm bên ngoài trên một chiếc chiếu manh trải dưới đất, hai con tôi nằm trên chiếc gường tre nhỏ, còn vợ tôi với người tình nhân nằm trong buồng. Nằm gác tay lên trán ngủ không được. Ước gì tôi có cây súng tôi sẽ bắn chết hết cả gia đình rồi tự tử. Làm sao tôi chịu được cái cảnh vợ tôi đang thì thầm với một gả đàn ông khác trong phòng. Tiếng nói của họ làm cho tôi muốn điên lên mà phải cắn răng chịu đựng.. Chờ các con ngủ say, tôi ngồi dậy mở cửa ra ngoài hiên ngồi để khỏi còn nghe thấy tiếng họ thì thầm. Bây giờ tôi mới thấy mình là kẻ thừa thãi trong gia đình nầy, bằng mọi cách phải ra đi càng sớm càng tốt.
Nói tới đây anh lại đưa tay ra rót rượu rồi lại nốc cạn một hơi. "Cuộc đời của tụi mình sao nó đen hơn mõm chó, Mất tuổi thơ, mất tuổi trung niên, tuổi già thì xa quê hương. Gia đình ai cũng gặp nhiều vấn nạn không ít thì nhiều." Rồi anh lại trầm ngâm kể tiếp câu chuyện dở dang:
Sáng hôm sau khi các cháu chưa ngủ dậy thì tôi đã ra khỏi nhà tìm đến những người bạn cũ vì sợ họ đi làm. Tôi đến nhà Dinh gõ cửa, Dinh nhận ra tôi ngay nhìn tôi từ đầu tới chân rồi vào mở tủ lấy ra một bộ quần áo cũ cho tôi thay, rồi hai đứa mới ngồi nói chuyện. Tôi kể cho Dinh nghe hoàn cảnh gia đình tôi hiện thời. Dinh không ngạc nhiên vì đã trông thấy vợ tôi nhiều lần đi với người đàn ông khác. Cái khó của tôi là phải trình diện công an phường mà theo địa chỉ giấy tờ ra trại đã ghi, nên không thể nào đi nơi khác. mỗi tuần phải trình diện một lần, buổi tối bất kỳ lúc nào họ đến nhà kiểm soát phải có mặt tôi. Dù có chỗ ở khác cũng không thể rời khỏi căn nhà nầy. Mỗi đêm nằm bên ngoài với các con, tôi cứ nghe tiếng rù rì hay đùa giỡn của hai người trong phòng. Tôi cảm thấy đau nhói như ai đó đang tra tấn tôi. Vợ tôi có những hành động khinh khi tôi, cố tình bêu xấu tôi cho tôi tức giận để tôi không chịu được phải ra đi. Tôi biết, nhưng làm sao bây giờ nên phải chịu đựng.
Một người bạn tìm được cho tôi một việc làm thủ kho cho một cơ sở làm đồ nhựa của người Tàu vùng Chợ Lớn. Tôi đến công an phường trình giấy tờ việc làm cho tôi cư ngụ nơi đó. Công An họ cũng hiểu hoàn cảnh của tôi nên chấp nhận ngay. Từ đó tôi như người thoát được địa ngục, không còn chứng kiến cảnh trái tai gai mắt. Thỉnh thoảng tôi đạp xe trở về thăm con, gặp con ở ngoài đường chứ tôi không vào căn nhà đó. Ban ngày tôi lấy mối đồ nhựa đi bỏ ở các sạp hàng trong Chợ Lớn, ban đêm ngủ tại kho đồ nhựa. Cuộc sống tôi dần dần ổn định.
Thỉnh thoảng đến rủ Dinh ra quán của Phượng, người em gái của Dinh uống vài ly bia hơi. Phượng trước đây có chồng là phi công bị tử trận năm 1974, có hai con một trai một gái. Cửa hàng của Phượng buôn bán rất đông khách nhưng lại thiếu người trông coi. Có lần Dinh nói với tôi hay mầy ưng con Phượng để giúp nó một tay, tụi bây rổ rá gặp nhau tau thấy có lý đó. Chính đầu dây mối nhợ nầy tôi mới lấy được bà xã của tôi bây giờ. Sau khi từ trại cải tạo ra, chừng hai năm sau tôi lấy Phượng. Phượng lúc đầu thuê căn nhà mở quán bia hơi, sau nầy có tôi phụ giúp nên mua lại căn nhà đó. Chúng tôi ăn nên làm ra rất nhanh và có thêm hai cháu nữa.
Lúc nầy Bửu đã ngà ngà say, nhưng khi anh kể tới đây tôi thấy đôi mắt anh bỗng dưng sáng lên chứ không còn mờ đục. Anh gật gù đưa tay ra rót rượu cho cả hai. Chai rượu 750 ml đã vơi gần một nữa. Tôi đổi đề tài khác hỏi anh là ngày xưa khi còn chiến tranh chắc anh uống rượu khá lắm phải không? Anh cười ha hả: "Hồi đó còn trẻ, ngày nào không đi hành quân là ngồi vô uống từ sáng tới chiều. Rượu đế bất kể ngon hay dở đều làm láng. Câu Lạc Bộ đơn vị bán rượu ghi sổ, cuối tháng thanh toán chẳng còn đồng nào. Nghĩ lại vui thiệt". Tôi cũng như anh vậy, dân tác chiến cái chuyện uống rượu xem như một hình thức giải khây. Chỉ có rượu và gái điếm bất kể ngon dở xấu đẹp, miễn sao có để giải quyết, có để làm nguồn vui. Anh Bửu có một lối kể chuyện rất hay, chậm rãi để người nghe thấm những lời mình nói. Tôi hỏi anh sao anh không mang hai đứa con gái riêng của anh với người vợ trước qua Mỹ, mà anh lại mang hai đứa con riêng của vợ? anh nghe tôi hỏi, anh đưa tay nốc cạn ly rượu, mặt anh cúi xuống rồi ngẩng lên trả lời với tôi:
Chương trình đi Mỹ tôi không bao giờ nghĩ tới. Một thằng bạn tù chạy tới nhà bảo tôi nộp đơn qua tại tòa Đại Sứ Mỹ ở Thái Lan, có một đường dây của mấy thằng cán bộ làm ở Bưu Điện Sài Gòn gởi cho, chỉ có tụi nó mới gởi được. Nó copy cho tôi bộ đơn, tôi ghi rồi nhờ nó gửi giùm. Chờ dài cổ năm nầy qua năm khác xem như không có gì. Thì đến năm 1990 có người ta rục rịch ra đi thì tôi nhận được giấy báo từ tòa Đại Sứ Mỹ chấp nhận cho tôi đi theo diện HO. Lúc nầy thì tôi lại mệt thêm một lần nữa, tôi phải đến gặp Loan (người vợ cũ) để xin cho hai đứa con gái được đi Mỹ theo với tôi. Dù gì thì Loan cũng là người nuôi nấng chúng nó từ nhỏ tới nay. Còn tôi trên danh nghĩa là cha nhưng chưa có một ngày nào nuôi con. Tôi sống với Phượng cùng hai đứa con riêng của Phượng. Tôi xem chúng như con ruột của mình nên hết lòng yêu thương chúng. Sau nầy chúng tôi có thêm hai đứa con chung. Như vậy nếu được đi Mỹ tôi mang được đến sáu đứa con, nếu Loan đồng ý cho hai đứa con gái theo tôi.
Tôi đến căn nhà cũ, căn nhà mà tôi đã bỏ ra đi gần mười năm trước đây. Tôi đến đúng vào ngày chủ nhật nên các con tôi ở nhà, Loan đang nấu cơm dưới bếp. Đứa con gái lớn xuống gọi mẹ lên cho tôi nói chuyện. Nhìn Loan tôi hết hồn. Sự tàn tạ đã phá hủy dung nhan của một người đàn bà một cách thô bạo, chỉ có mười năm sau không gặp mặt mà Loan bên ngoài hoàn toàn là một người khác. Tôi mỗi tháng đều mang tiền tới phụ thêm cho Loan nuôi con nhưng chỉ gặp các con thôi, chứ không vào nhà. Chưa bao giờ gặp lại Loan lần nào. Tôi sắt se không nói được nên lời trước mặt Loan. Những sự đối xử tàn tệ của Loan với tôi trước đây tự nhiên bay đâu mất. Tôi hỏi Loan về sức khỏe về gia đình, bỗng nhiên Loan bật khóc. Các con tôi đến ôm mẹ rồi chúng nó cũng khóc theo mẹ. Tôi nói với Loan trong thổn thức: "Mọi chuyện đã cũ rồi không nên nhớ lại. Anh không trách gì em hết. Đó chỉ là sự chọn lựa nhầm lẫn nên nó bị trượt chân, thế thôi. Mà ai biết được cái gì sẽ xẩy ra? Có điều mình nên biết cái lỗi của mình để sửa". Tôi nói với Loan một cách nhẹ nhàng như vậy. Rồi tôi đi thẳng vào vấn đề đi Mỹ của các con.
Loan nói với tôi rằng hồi nào đến giờ mẹ con sống với nhau không xa nhau được.Nếu đi thì đi hết, còn nếu không thì thôi. Lại thêm một quyết định sai lầm. Bây giờ tôi đã có vợ con, nếu tôi chọn cho mẹ con Loan đi thì phải bỏ lại mẹ con của Phượng, mà Phượng đâu có lỗi gì với tôi. Tôi cho Loan trong vòng một tháng để suy nghĩ quyết định, nếu không trả lời thì xem như Loan từ chối cho các con đi với tôi. Tôi cũng bảo rằng sau vài năm các con ổn định sẽ bảo lãnh mẹ qua. Loan vẫn khư khư giữ quyết định của mình. Tôi cũng cho anh biết thằng tình nhân của Loan vài tháng sau mà tôi đã gặp trong nhà,nó cuốn gói về Bắc, không liên lạc gì với Loan nữa..Từ đó đến nay cũng chẳng thấy Loan cặp với ai.
Vừa rồi tôi nhận được thư của con gái tôi xin tôi khiếu nại để được đi Mỹ. Tôi có đi hỏi luật sư, thì họ bảo rằng cho đến bây giờ vẫn chưa có thay đổi gì chờ một thời gian nữa. Còn nếu không thì phải chờ năm năm sau khi tôi vào quốc tịch mới bảo lãnh cho con. Nghĩa là trước sau gì tụi nó cũng đoàn tụ với tôi, sớm hay muộn thôi.
Tôi nhìn chai rượu mất đi hai phần ba. Anh hỏi tôi còn uống được nữa không? Tôi lắc đầu. Hình như anh cũng đã tới chỉ. Anh đi pha một bình trà uống với nhau cho giải rượu trước khi tôi lái xe ra về. Ngồi nói chuyện bâng quơ với nhau. Anh nói với tôi: "Đàn bà, họ yêu ai là yêu chết bỏ. Đến khi họ không còn yêu nữa thì họ cũng tàn nhẫn một cách khiếp đảm. Trường hợp của tôi chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Tôi nhớ cái đêm cuối cùng trước khi tôi đi học tập, Loan khóc hết nước mắt. Cho nên trong thời gian năm năm học tập, tôi vẫn tin tưởng rằng vợ tôi sẽ không bao giờ bỏ tôi. Thế mà mới chừng vài năm sau Loan đã quay ngược đầu lại. Cho đến bây giờ nghĩ lại mình cũng không thể trách được. Lúc đó mình còn quá trẻ vợ cũng vậy, mà đi học tập chẳng biết ngày nào về. Làm sao người đàn bà còn quá trẻ không bị cám dỗ bởi những vật chất bên ngoài, trong lúc mình thiếu thốn đủ thứ mà chồng thì biệt tăm không có ngày về. Nên thôi, ai gặp phải những nghịch cảnh như tôi cũng đừng lấy đó làm thù hận".
Tôi đồng ý kinh nghiệm sống của anh Bửu trong hoàn cảnh nhiểu nhương cũa đất nước. Rốt cuộc rồi chỉ có sự tha thứ mới giải quyết được mọi vấn đề. Khi tôi đứng dậy ra về, thì chị Bửu va bốn đứa con cũng về tới. Chị nhìn chai rượu rồi nhìn anh. Anh cười cười: "Bữa nay uống rượu ngon thiệt".
Houston, Sau tết Nguyên Đán Nhâm Thìn (2012)