Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Nhạc Sĩ Nhật Ngân: Xuân Này Con Đã Về Với Mẹ

 



Nhạc Sĩ Nhật Ngân đã qua đời vào lúc 10:00am sáng Thứ Bảy 21/1/2012.
Nhạc sĩ Nhật Ngân, tên thật Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa, vào Nam năm 1954. Ông đã từ trần vào lúc 10 giờ sáng ngày Thứ Bảy, 21-01-2012 tại California USA. Thọ 70 tuổi.
Tài tử Đặng Hùng Sơn qua email đã nhận định, "Sự ra đi của nhạc sĩ Nhật Ngân là một mất mát lớn trong nền tân nhạc Việt . Mong ông hưởng sự bình an trong thế giới nơi cõi hằng sống đời đời."
Trang nhà www.luanhoan.net của thi sĩ Luân Hoán đã có bài nhan đề "Nhật Ngân, Người Đưa Em Sang Sông," trong đó viết sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Nhật Ngân như sau:
"...Nhật Ngân họ Trần, ra đời năm 1942 tại Thanh Hóa. Anh là con út của cặp vợ chồng có 6 con. Thân phụ anh, một nhân viên công chức, đã thất lộc. Nhật Ngân theo mẹ, cùng các anh chị vào miền Trung, sống tại Đà Nẵng một thời gian trước khi vào Sài Gòn. Anh theo học tại trường Võ Trường Toản. Có Tú Tài, Nhật Ngân trở ra dạy việt văn và âm nhạc tại trường trung học tư thục Phan Thanh Giản. Năm 1965, anh gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa, tùng sự tại Cục Tâm Lý Chiến. Một năm sau, anh được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.
Chị Mai Nương đã chấm dứt cuộc sống độc thân của anh từ năm 1969. Tình yêu của Ngân và Nương đã đúc kết được ba tác phẩm lớn. Sau 30 tháng 4-1975, Nhật Ngân chậm chân lên tàu, nhờ đó tạo được 7 năm kiến thức thực tế về chế độ xã hội chủ nghĩa. Năm 1982, anh vượt biên đến tỵ nạn tại Sikiu Thái Lan, không có đoàn thê tử bên cạnh. Năm 1984, anh được nhận vào Hoa Kỳ. Gia đình ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ anh về sống ở phía bắc Hollywood, trước khi thuê chung nhà cùng nghệ sĩ Nguyễn Long, tục danh Long Đất tại Orange County.
Trong thời gian đầu ở Mỹ, Nhật Ngân được gọi thủ vai một quân nhân "mệnh yểu" trong phim Đoạn Cuối Tình Yêu, bên cạnh những Băng Châu, Ánh Hoa, Huy Khánh, Mai Khanh. Cuốn phim này do Nguyễn Ngọc Chấn CNN thực hiện. (Nguyễn Ngọc Chấn là cựu học sinh Chu Văn An. Sài Gòn, bằng hữu thân thiết cùng Du Tử Lê, Ngọc Hoài Phương, Phương Triều, Vũ Thành An. Ông được bè bạn gọi là "cậu trời", tôi không được rõ ba chữ viết tắt đi liền sau tên và họ).
Sinh hoạt âm nhạc tại hải ngoại trong giai đoạn này còn hạn hẹp, Nhật Ngân xoay qua làm báo sau khi được nhà văn Hoài Điệp Tử (1943-1987) mời về cộng tác với báo Mai. Phong trào phim bộ cùng những trung tâm thương mại âm nhạc ra đời, kéo theo sự sinh động trong bộ môn âm nhạc. Nhật Ngân cũng như nhiều nhạc sĩ khác đã có cơ hội sinh hoạt theo sở thích của mình không ngừng nghỉ. Năm 1990 vợ con anh được sang đoàn tụ. Nhật Ngân phải đi cày nhiều hơn để nuôi vợ và con đến trường. Chị Nhật Ngân đã trở thành một y tá. Trưởng nữ, Ngân Khánh, tốt nghiệp Cử nhân Âm nhạc tại Đại học Fullerton, California. Em trai thứ nhất của Ngân Khánh theo học ngành dược và cậu út, tốt nghiệp ngành điện toán.
Nhật Ngân ngã bệnh vào năm 1992. Cái bao tử của anh dan díu với bệnh ung thư, phải cắt bỏ mất hai phần ba. Nhưng nhờ biết vui sống với bệnh nan y, Nhật Ngân hồi phục dần và anh tiếp tục sáng tác..." (hết trích)
Trang web Xứ Quảng đã viết về Tiểu Sử và một số nhạc phẩm được chú ý trong hơn 200 ca khúc của nhạc sĩ Nhật Ngân như sau, trích:
"Tên thật là Trần Nhật Ngân. Sinh tại Thanh Hóa và lớn lên tại Đà Nẵng. Cựu cán bộ tâm lý chiến trung tâm huấn luyện Quang Trung. Hiện định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1982. Theo học nhạc với giáo sư Đỗ Thế Phiệt về violon và piano. Khởi sáng tác từ năm 1959. Ngoài viết những ca khúc ký tên Nhật Ngân, ông còn một số sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh, Và vì, cả hai chơi thân với Lâm Đệ (con rể chủ hãng dĩa Sóng Nhạc) nên đã khai sinh ra tên: Trịnh Lâm Ngân.
Những nhạc bản phổ biến rộng trong quần chúng:
Tôi Đưa Em Sang Sông (viết chung với Y Vũ)
Ngày Vui Qua Mau
Lời Đắng Cho Một Cuộc Tình
Bài Hát Cho Người Kỷ Nữ
Đêm Nay Ai Đưa Em Về
Một Mai Giã Từ Vũ Khí
Xuân Này Con Không Về
Qua Cơn Mê
Xin Chia Buồn
Mùa Xuân Của Mẹ
Người Tình Và Quê Hương
Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?
Ngày Đá Đơm Bông
Cả Nhà Làm Thơ (phổ thơ Trần Mộng Tú)
Gần đây nhất, nhạc sĩ Nhật Ngân đã viết thêm hai ca khúc tiếp theo cho bài nhạc nổi tiếng "Xuân Này Con Không Về", là các bản "Xuân Nào Con Sẽ Về" và "Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu" - được các ca sĩ Tường Nguyên và Quang Lê trình diễn rất đạt trong Video Paris By Night 76 Chủ Đề Xuân Tha Hương 2005."
Đặc biệt, bài viết nhan đề "Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam" của nghệ sĩ Trường Kỳ trước đây đã kể nhiều chi tiết về sự nghiệp của Nhật Ngân, ghi lại cả mối tình đã dẫn tới ca khúc nổi tiếng "Tôi Đưa Em Sang Sông" và tình khúc "Đêm Nay Ai Đưa Em Về."
Trường Kỳ đã viết về nhạc sĩ Nhật Ngân, trích:
"...Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Đó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị - với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương trình video.
Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Đà Nẵng.
Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâụ Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Đà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Đà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đóù ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Đỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.
Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí nàỵ Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.
"Tôi Đưa Em Sang Sông"
Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Đó là một ca khúc tình cảm mang tên "Tôi Đưa Em Sang Sông."
Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở Đà Nẵng, ông có một người yêu.
Mà thời đó các gia đình ở miền Trung, vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng thuở đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. "Thật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó."
Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng "Tôi Đưa Em Sang Sông" đã trở thành một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Đà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho nhau hát.
Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trờị Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trờị Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.
Câu kết của bản chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ.
Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi Đưa Em Sang Sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, "Tôi Đưa Em Sang Sông" được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ.
Đêm Nay Ai Đưa Em Về
Với một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng ca của một nữ ca sĩ tên tuổi thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc thứ nhì của ông là "Đêm Nay Ai Đưa Em Về" đã được Lệ Thanh trình bầy lần đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như "Tôi Đưa Em Sang Sông," nhạc phẩm "Đêm Nay Ai Đưa Em Về" vào đầu thập niên 60 đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài Sài Gòn và Quân Đội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình thức những bản nhạc rời bán rất chạy..."(hết trích)
Trong một bài phỏng vấn trên Đài RFA năm 2008, nhạc sĩ Nhật Ngân trình bày với phóng viên Thy Nga của RFA, trích:
"...tôi gốc ngoài Bắc, ông Cụ tôi hồi xưa là công chức, khi mà đổi vào Huế năm 1952 thì đưa cả gia đình vào. Thì tôi lớn lên ở Huế, rồi tôi vào Đà Nẵng học Trung học. Cái gắn bó của tôi với Quảng Nam - Đà Nẵng thì hơi nhiều, và cứ mặc nhiên là những người nào ở Quảng Nam - Đà Nẵng họ quý mến mình, họ gắn cho mình là dân xứ Quảng thì tôi nghĩ cái đó cũng chẳng thành vấn đề gì, tại vì cả một cái thời tuổi trẻ của tôi ở Trung học cũng như là đi vào văn nghệ, thành tôi rất yêu mến xứ Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nhạc sĩ Nhật Ngân cho hay tổng cộng từ trước tới giờ, ông sáng tác được gần 200 bài, gồm nhiều thể loại, từ nhạc tình cảm, nhạc thiếu nhi, nhạc thời trong quân đội, nhạc viết về quê hương, về nơi theo học Trung học và trưởng thành là ở Đà Nẵng, phổ thơ, đặt lời Việt cho nhiều nhạc khúc ngoại quốc..."
Nhật Ngân là một nhạc sĩ lớn, đã để lại một dấu ấn khó phai nhạc trên dòng lịch sử âm nhạc tình ca của Việt Nam.
Đúng rằng, nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời là một mất mát lớn trong nền tân nhạc Việt Nam.