Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÁC PHẨM: CỎ BỒNG LÌA GỐC

TÁC GIẢ : NGUYỄN THỊ VINH
NGUYỄN MẠNH TRINH

Ngày xưa, cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã viết trong bài Mạn Hứng:
"Hành cước vô căn nhiệm chuyển bồng.
Giang nam giang bắc nhất nang không …"
(kiếp cỏ bồng chân không bén rễ
bắc rồi nam túi nhẹ ven sông..)
Ngày nay, nhà văn Nguyễn Thị Vinh lại viết "Cỏ Bồng Lìa Gốc". Âu cũng là một niềm tâm sự. Cũng là, những suy tư của một thời, một đời. Cầm cuốn sách mới còn thơm mùi mực trên tay, giở ra bìa sau , đọc bài thơ của nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật , phu quân của tác giả , tự nhiên một cảm giác nào đó tự có . Bài thơ, có ý vị của những lời chính luận, của ý chí muốn làm đẹp cho đời và xen lẫn cái phong vị tráng sĩ hào hùng.
"Nếu không cho Lửa vào Thơ được.
Tôi sẽ cho Thơ vào Lửa ngay.
Chính trái tim người là ngọn đuốc
Soi đường gươm loáng ánh hoa bay."
Cỏ Bồng Lìa Gốc là những bài viết nói lên tâm cảm của người phụ nữ Việt Nam, qua những giai đoạn của lịch sử. Có thể là những suy tư của một người cầm bút, đã có một thời gian dài sinh hoạt văn chương và đã có những đóng góp đáng kể cho văn hóa dân tộc . Cũng có thể, là những ngoai nhìn về quê hương, về những kỷ niệm đã lâu nhưng vẫn tươi rói trong tiềm thức. Cũng có thể, là bài viết của những hồi ức về một người cầm bút đàn anh đáng kính, nhà văn Nhất Linh và tác phẩm Xóm Cầu Mới. Hay, là "Thư gửi hai người đàn bà nổi tiếng, cô Mai & Cô Loan, của Tự Lực Văn Đoàn " , những nhân vật văn học trong Nửa Chừng Xuân và Đoạn Tuyệt thời xa xưa . Ở cái nhìn của một người phụ nữ , sống trong một xã hội từ lúc quan niệm trọng nam khinh nữ đã thành phổ biến rồi trải qua bao nhiêu biến đổi của thời thế , từ lúc còn ở quê hương đến khi lưu lạc xứ người, hình như tác giả vẫn man mác trong lòng những ấp ủ, những mộng ước về nữ quyền , về sự bình đẳng mà bà nghĩ dù bây giờ có thay đổi nhưng vẫn chưa hoàn toàn lắm.
"Cỏ Bồng Lìa Gốc, tâm bút của Nguyễn Thị Vinh, gồm những bài viết và bài nói chuyện trong mấy năm qua, tại nhiều nơi trên thế giới, phần lớn ở Paris, về thân phận người nô lệ bao quanh " trong bài viết, ngoài cuộc đời".
Nguyễn Thị Vinh quen viết truyện dài, truyệ ngắn và đây là lần đầu tiên, qua Cỏ Bồng Lìa Gốc, tác gỉa dùng thể loại tâm bút này để bày tỏ nỗi buồn, chia sẻ với nhiều người nữ kem 1may mắn ở nước ta , phần đông vẫn phải sống khổ trong cảnh trọng nma khinh nữ và không ít các em bé gái, thiếu nữ đã và đang trở thành" người bị hại ", chữ của báo chí trong nước, tức là nạn nhân của những "chợ người , chợ tình , chợ vợ…".
Trong những dòng chữ , bàng bạc một tâm cảm của một người phụ nữ trải đời , đã qua những khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn nhìn đời bằng con mắt lạc quan và tin tưởng vào những nét tốt đẹp của cuộc nhân sinh. Viết về những tác giả , có khi là người đi trước , có khi là người cùng thời, bà đã có và diễn tả sâu sắc ra những chân dung hoặc nét đặc thù và tạo được nhiều ấn tượng cho người đọc. Viết về Nhất Linh, hay viêt về những tác giả nữ như Nguyễn thị Manh Manh, như Thụy An, như Tương Phố , như Mộng Tuyết` , như Hằng Phương, như Ngân Giang , … đều có những nét gợi từ ký ức của những điều khó quên , của cõi văn chương mênh mông và nhân bản.
Văn phong nhẹ nhàng, có những đoạn văn xuôi đẹp từ tả tình đến tả cảnh , từ thuật sự đến hồi tưởng. Những hình ảnh ấy, dù đã qua bao nhiêu năm, vẫn còn hiển hiện trong tâm thức tác giả. Một ví dụ , một đoạn văn trong " Cỏ Bồng Lìa Gốc ":
" Nếu như bồng là loại cỏ lá dài và rất nhẹ , hoa trắng bay phất phơ trong gió như bông, mà văn học cổ của người Tàu thường nhắc đến , thì quê nhà tôi cũng có một loại cỏ giống thế nhưng người mình gọi nó là cỏ lau, nhỏ hơn lau sậy. Thời trẻ thơ tôi sống ở Hà Nội vào kỳ nghỉ hè tôi được về thăm quê nội ở làng Giẽ Thượng tỉnh hà Đông. Từ làng tôi đến ga xép Cầu Giẽ phải đi bộ khoảng hai cây số đường làng hoặc có thể ngồi đò vì làng tôi nằm dọc theo nhnah của con sông Hồng Hà . nhưng cầu Giẽ chỉ là một ga xép không co 1trạm bưu điện mỗi khi gưi một cái thư hay nhận bưu phẩm lại phải đi bộ cũng hai cây số dọc theo đường tàu đến ga Cầu Guột . Từ cầu Guột cũng có thể đi bộ dọc theo đường làng hay ngồi đò để đến làng Vân hoàng là quê ngoại của tôi, mà từ nhỏ vì mồ côi cha từ năm lên bốn tôi ít được tiếp xúc với bên nội nên tôi đã coi Vân Hoàng là quê hương chính…."
Đọc lời kết, để thấy rõ cía tâm của người cầm bút, trong hoàn cảnh của một dân tộc đã bị không biết bao nhiêu là vết thương , từ thiên tai nhân họa:
"Vạn xuân là Vạn xuân nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân".
Hỏi và trả lời cùng trong một câu thơ lục bát. Thơ lục bát , sau ca dao và Nguyễn Du, như áo tứ thân đã chuyển thnah áo dài " Le mur" của họa sĩ Nguyễn cát Tường và mới hơn nữa , nhưng thơ lục bát tới nay vẫn ướt đẫm chất cứu cánh lãng mạn thay vì lãng mạn tiền chiến chỉ là phương tiện .Phong cách lãng mạn và mục đích lãng mạn hoàn toàn khác nhau.
Tôi bày tỏ những dòng tâm cảm này, trước hết cho bản thân tôibớt khắc khoải về hình ảnh người ăn mày nơi ga Cầu Giẽ đường đi Phủ lý ngày xưa cùng với niềm mong ước cho đừng có thêm một người cầm bút nào phải bị ray rứt như tôi
Đất nước bây giờ còn quá nhiều người ăn mày
"Cỏ Bồng hoa trắng lá xanh
quay trong gió lốc còn tanh máu người
tiếc hai con mắt nhìn trời
nên không thấy được cảnh đời khổ đau ."
Tiểu sử tác giả Nguyễn thị Vinh :trong Tự Lực văn Đoàn.Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1924 tại làng Vân Hoàng tình Hà Đông, chủ bút tạp chí Tân Phong ( Sài Gòn ). Chủ nhiệm báo Đông Phương ( Sài Gòn )Đinmh cư tại Na Uy từ năm 1984. Bà là nhà văn , nhà báo , nhà thơ và cả nhà xuất bản nữa.Nhưng , phần chính vẫn là sáng tác truyện ngắn . Tập truyện ngắn đầu tay " Hai Chị Em " được coi là tiêu biểu nhất.
Bà cũng là một thành viên rất hoạt động của Ban Chấp hành Văn bút ( PEN) trước năm 1975.
Tác phẩm đã xuất bản gồm:
Hai Chị Em, Thương Yêu, Xóm nghèo , Men Chiều, Thơ nguyễn thị Vinh, Cô Mai, Vết Chàm , Na Uy và Tôi…
Địa chỉ liên lạc:
Tủ sách Văn Nghệ Hương xa
766 South Second Street
San José, ca 95112-5820 Tel (408)295 2436..