Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

đồ quốc cấm

ĐẶC SAN VÂN HẢI

NGUYỄN XUÂN HÙNG
- Vào đây làm việc, chị kia!
Như để xác nhận rằng tiếng gọi giật giọng của tên công an kinh tế mà bà con lối xóm quen gọi là quản lý thị trường chính là gọi mình, cô Hường dừng lại quay ngoắt nhìn về phía có tiếng nói phát ra. Cô bắt gặp cái nhìn chòng chọc toé lửa của "thằng Tư lối xóm" hỏi lại:
-Anh kêu "tui?"
-Kêu chị chứ còn kêu ai!
-Kêu tôi làm việc gì? cô hỏi lại
-Vào đây thì tự khắc biết.
-Tôi có làm gì sai trái mà phải vào trong ấy?
-Chị không làm sai trái à?
Nói xong y rút ngay cây K54 dấu trong người chĩa thẳng vào người cô rồi nói tiếp:
-Lệnh của "cán bộ cách mạng" chị không được cãi! Nói thêm câu nữa tôi không tha!
Khi thấy miệng súng đen ngòm chĩa thẳng vào người mình cô giáo Hường cũng thấy rùng mình. Cô chợt nhớ đàn con ba đứa còn nhỏ trông vào mẹ, còn chồng cô thì sau ngày 30 tháng 4, 1975 tự nhiên mất tiêu chẳng để lại dấu vết gì dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ là cấp thiếu uý trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Cô cắp cái rổ lông vịt uể oải theo y bước vào cái trạm kiểm soát kinh tế rộng chỉ bằng hai chiếc chiếu, mái lợp lá dừa nước. Nền trạm bằng đất nham nháp dính và bốc lên một mùi mốc hăng hắc.
Ngồi trên chiếc ghế đẩu thấp sau chiếc bàn con bằng gỗ mộc tên công an kinh tế có khuôn mặt đen đủi và mái tóc cứng như rễ tre, cặp mắt trắng nhã hất hàm chỉ tay xuống cái nền đất trước mặt y rồi quát:
-Chị ngồi xuống đó.
Đầu óc cô giáo Hường như muốn nổ tung ra. Cô giận run lên khi nghe cái "thằng Tư lối xóm" con của một gia đình nghèo trong xóm trước đây lúc nào cũng lụt lụt lịt lịt, nói chuyện với ai cũng cứ nhìn xuống dưới đất thế mà... Cô nhớ lại có một đêm nọ mẹ của nó đau nặng nó chạy sang nhà cô năn nỉ cô cho mựon vài trăm bạc để đưa mẹ nó đi bệnh viện.. cô vội vàng lấy tiền đưa cho nó còn nói:
Nhà tôi cũng chả có dư giả gì. Nhưng cậu cứ cầm tiền này về lo cho mẹ đi. Khỏi phải trả cho tôi. Coi như tôi biếu mẹ cậu trong lúc ngặt.
Y cầm tiền về. Ít lâu sau mẹ y sang tận nhà cô để nói lời cám ơn. Rồi bỗng vào lúc nửa đêm mẹ nó chạy sang nhà cô gõ cửa vào lúc nửa khuya vừa khóc vừa nói:
Nhờ cô giáo làm phước cho ông nhà tôi trốn trong nhà cô được không? Ông nhà là sĩ quan thì chắc công an cảnh sát cũng nể mà không xục vào nhà cô.
Vốn không thích xía vô đời tư của kẻ khác nhưng cô cũng thấy lạ lùng là chả bao giờ thấy chồng bà ta cả và bà ta cũng nói là chồng chết đã lâu, vậy sao bây giờ lại thấy xuất hiện người đàn ông lạ này mà bà ta bảo là chồng bà. Nhờ tối hôm đó chồng cô phải trực ứng chiến ở trên đơn vị chứ không thì chưa chắc bố "thằng Tư lối xóm" đã thoát khỏi bàn tay của cảnh sát. Rồi cô à lên một tiếng tự nói một mình:
Ả.. à. Chồng bà ấy chắc là Việt Cộng rồi. Nhưng với tấm lòng hiền hậu vốn có sẵn của người phụ nữ Miền Nam như cô mà lại là một cô giáo nữa cho nên trước mắt cô chỉ nghĩ người bị ruồng bắt ấy chỉ là một người cô thế chứ chưa nghĩ đến cái việc kẻ ấy là một kẻ có những hành động hại cho an ninh quốc gia. Sự suy nghĩ đơn giản như vậy của một cô giáo mô phạm suốt đời chỉ biết dậy những điều đạo đức cho học sinh cho nên sự thương người ấy mặc nhiên vô tình hay cố ý cũng đã trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho cộng sản. Đã thế nhiều khi cô còn mang những đồ thực phẩm khô cấp phát cho chồng cô, cho gia đình cô mang sang chia xớt cho gia đình "thằng Tư lối xóm".
Bỗng có tiếng quát giật giọng:
-Chị kia! chị có biết mình mang cái tội gì không?
-Tội gì? cô Hương quắc mắt lên nói với tất cả một sự chua xót trong lòng khi nhận thấy cái thằng "cù lần" ấy bây giờ được chế độ mới cất nhắc lên cho làm một tí chức vụ mà "sấp mặt" tỏ lộ ra cái bản chất gian ác, bất cận nhân tình như vậy. Cô thầm nghĩ một mình: "Nó trở mặt nhanh như thế. Lại còn dùng cái danh từ mà nó học được của "mấy cha ngoải" xưng nào là "cách mạng" thế này, "cách mạng" thế kia. Đã thế cô còn nhớ lại ngay sau ngày 30 tháng 04, 1975 được đúng ba ngày "thằng Tư lối xóm" nghênh ngang chặn đường cô hỏi một câu rất xấc xược:
-"Thằng sĩ quan Nguỵ" chồng chị trốn đâu rồi? thay vì nó vẫn gọi cô là cô như trước.
Nghe như vậy cô tức điên lên nhưng làm thinh không trả lời. Ngày trước mẹ con nó năn nỉ mượn tiền cô, lại còn mượn nhà cô để cho cái lão Việt Cộng già, cha "thằng Tư lối xóm" ấy núp ngay trong nhà mình, tránh được sự ruồng bắt của cảnh sát địa phương. Cô thầm nghĩ:
-Giá sớm biết nó khốn nạn như vậy thì cứ để cảnh sát họ thi hành nhiệm vụ bảo mật trừ gian thì có lẽ bây giờ đâu có cái nạn này. Mình lầm, mình sai quá! Cô chìm sâu vào trong sự suy nghĩ nên không còn để ý đến hắn nói những gì nữa.
Thấy cô không trả lời, y đứng phắt dậy nói:
-Này cái con mẹ kia. Bộ điếc hay sao? "Cán bộ cách mạng" hỏi mà không trả lời hả?
Cô bừng tỉnh nói:
-Anh hỏi cái gì?
-Tôi hỏi tại sao chị lại đi bán "hàng nhà nước cấm?"
Cô giáo Hường vẫn ngơ ngác hỏi:
-Hàng quốc cấm là hàng gì? Tôi đâu có bán hàng quốc cấm chứ. Thuốc phiện không. Rượu ngoại cũng không. Bộ cái mớ lông vịt này mà cũng là hàng quốc cấm sao?
-Phải, hàng quốc cấm! Chị phạm tội bán hàng quốc cấm. Chị có biết là nhà nước ta đang thu mua lông vịt để xuất khẩu sang Liên Sô không? Chị có nhận tội không?
-Không! tôi không nhận tội! Nhận tội chi vô lý vậy?
"Thằng Tư lối xóm" nói như quát lên:
-Người dân thường nói thì tôi còn tha chứ còn gia đình nhà chị là gia đình nhà Nguỵ, chồng chị là thằng sĩ quan Nguỵ trốn học tập mà chị là vợ của hắn thì cũng là Nguỵ. Thành phần Nguỵ mà đi bán hàng quốc cấm dứt khoát tội còn nặng hơn. "Chính quyền cách mạng" sẽ phải xử lý nghiêm khắc!
-Anh học mấy cái danh từ lạ tai ấy ở đâu vậy? Tôi làm gì mà phải bị xử lý nghiêm khắc chứ?
Nói xong cô giáo Hường tức quá không kềm chế nổi cô cắp cái rổ đựng lông vịt đứng phắt dậy phom phom bước tới bờ sông hắt ngay xuống rồi nói:
Này quốc cấm này! Này quốc cấm này! Lông vịt nhà "tui" "tui" để dành nay mang đi bán lại bảo là đồ quốc cấm. Của tui, tui không bán được thì tui huỷ đi. Ai muốn mang sang Liên Sô bán thì xuống sông mà hốt đi!
Rổ lông vịt cô hắt xuống sông trôi lều bều. Một cơn gió thổi thốc qua. Mớ lông vịt khô bay lên trắng xoá cả một khúc sông, trắng xoá như cuộc đời thanh bạch của một cô giáo suốt đời tận tuỵ dậy dỗ những lớp con trẻ phải sống thế nào cho phải đạo.
"Thằng Tư lối xóm" hét lên:
-Chị im cái miệng chó chị lại! "Chị không tuân theo thì tôi phải áp dụng "chuyên chính vô sản" với chị!
Cô Hường không còn đủ lịch sự và kiên nhẫn nữa. Cô nói:
-Phải, bây giờ tôi mới biết cái mặt thật của mấy anh. Hồi chế độ miền Nam chưa bị sụp đổ, cán bộ cộng sản các anh cứ lấp lấp, ló ló, lén lén, lút lút, xin cái này, xỏ cái kia. Ai nuôi các anh hả?
-Tui!
Ai cung cấp tin tức cho các anh kịp thời tránh khỏi sự ruồng bố của cảnh sát?
-Cũng tui! Không tui thì má tui, ba tui. Còn anh, tui còn lạ gì anh nữa. Anh có biết ai đã che chở cho cha anh và nuôi sống gia đình anh những lúc ngặt nghèo?
-Cũng gia đình tui! Vậy mà bây giờ các anh đòi thế này, đòi thế nọ, đòi áp dụng "chuyên chính vô sản" là cái gì? Các anh chưa trả nợ nhân dân thì nay các anh đã tự tay xé toẹt sổ nợ rồi! Bà con lối xóm không đòi hỏi các anh tốt với họ mà chỉ cần các anh ăn ở sao cho phải đạo làm người, chuyện ấy làm chưa được mà đã trổ mòi hách dịch rồi! Không những vậy mà còn độc ác nữa.
Tên quản lý thị trường, tên công an kinh tế, "thằng Tư lối xóm" năm nào giận dữ quắc mắt lên hét:
-Lũ Nguỵ này phải cho chúng biết tay. Các đồng chí công an bắt trói nó đem về đồn công an dùm tôi. Không cho ăn, không cho uống để biết sức mạnh của "cách mạng".
-Kho..a..n! Kho..an! Có tiếng kêu và tiếng chân người lạch bạch từ trong hẻm chạy ra.
Cô giáo Hường kêu:
-Má ơi, má về đi. Ra đây làm gì chứ!
-Má nghe nói "thằng Tư lối xóm" bắt con về tội chi chi đó.
"Thằng Tư lối xóm" hét:
-Bà già kia! Bộ bà cũng muốn bị bắt giam luôn hả?
Bà Hai, mẹ ruột của cô Hường, hổn hển nói:
-Sao, con tao có làm gì mày đâu mà mày bắt, hả "thằng Tư lối xóm" kia?
-Không được gọi là "thằng Tư lối xóm" bà hiểu chưa? Tôi là "cán bộ cách mạng", thời bây giờ khác xưa rồi. Bà không tôn trọng mà cứ một điều "thằng Tư lối xóm" hai điều "thằng Tư lối xóm" là tôi nhốt cả bà luôn!
Bà cụ Hai tím mặt lại hét:
-Cái đồ mất dậy! Tao bằng tuổi với bà nội mày, vậy mà mày nỡ đối xử với tao như vậy phải không? Mày học cái thói hống hách ấy từ hồi nào dzậy?
"Thằng Tư lối xóm" cười cười nói:
-À con mụ già này ưa nặng! Xúc phạm danh dự cá nhân của thằng này không đáng kể chứ còn xúc phạm "danh dự của cán bộ cách mạng" thì.. không tha! Các đồng chí bắt luôn mụ già ấy giam lại cho tôi! Cả hai!
Trời đã về chiều. Công an địa phương còng tay hai mẹ con cô tống vào phòng tạm giam của công an phường.
Mặt cô giáo Hường đanh lại. Cô nghiến răng nói:
-Ngày trước còn thời ông Thiệu mình phạm một cái tội không thể tha thứ được là tiếp tế và nuôi dưỡng Việt Cộng. Mình thật quả đắc tội với chế độ, vì người dân đang sống an ninh mà mình lại tiếp tay cho giặc phá hoại an ninh. Tuy nhiên tình nhân loại, tình đồng bào, tình bà con xóm giềng đã làm mờ đi sự suy nghĩ sáng suốt của mình.
Nghĩ đến đây hai mắt cô Hường long sòng sọc, hai hàm răng cắn chặt như để cố kềm chế những xúc động như ngọn sóng thuỷ triều trào dâng. Cô nói thầm như chỉ để cho chính mình nghe mà thôi:
-Mình đâu có ngờ chúng nó lại dã man, tàn nhẫn, ăn cháo đá bát như vậy!
Một học trò cũ của cô Hường nói
-Xin mời cô đi lối này
Cô vui vẻ đáp lại:
-Không sao! Em cứ để cô tự nhiên đi.
Cô Hường cảm thấy như mình bị lạc vào mê lộ, bởi vì lối vào nhà cô bây giờ đã khác xưa quá nhiều. Một con chó già chạy ra sủa. Nhận thấy cô nó mừng rỡ rối rít. Cô cúi xuống xoa đầu nó vỗ nhẹ mấy cái. Mấy giọt lệ long lanh từ trong khoé mắt cô. Con chó này là do chính một người học trò cho cô. Cô nuôi nó và trước khi đi vượt biên cô để lại cho người dì ruột của mình nuôi. Nhưng dù cách xa cả mười năm nó cũng vẫn còn nhớ cô. Cô thì thầm:
-Giống chó nó còn có nghĩa hơn giống người!
-Này cô!
-Gì thế em?
-Cô còn nhớ "thằng Tư lối xóm" ở gần nhà cô không?
-Nhớ chứ! Làm sao quên được! À mà bây giờ nó làm gì?
Người nữ sinh cũ của cô cười nói:
-Ông quan cách mạng rồi! Nó theo cái đám cán bộ ngoài Bắc vào đây ỷ quyền ỷ thế chiếm cái này, đoạt cái kia, toàn là những cái độc không à! Càng những thằng ác ôn giầu không à, chứ cái đám người hiền lương, ăn ở cho phải đạo làm người thì chỉ có nghèo mạt rệp thôi hà. Cô có thấy cái căn nhà năm tầng có hàng rào sắt bao quanh, có thảm cỏ đằng trước ở ngay ngõ lối vào nhà cô cũ hay không?
-Có. Mà sao?
-Nhà "thằng Tư lối xóm" hồi xưa đánh cô rồi nhốt cô đấy!
-Ủa vậy sao? Sang quá nhỉ?
-Đấy mới chỉ là chuyện nhỏ. Nó còn bốn năm căn nhà nữa còn đẹp gấp mấy căn cô thấy vừa rồi. "Cán bộ cách mạng mà! Quan cách mạng mà!"
Lúc hai người trở lại con đường ngoài cô Hường nhìn thấy một gã đàn ông nằm co quắp y như con tôm, áo quần rách tả tơi, người học trò nói với cô Hường:
-"Thằng Tư lối xóm" của cô đấy.
-Thế à? Tại sao nó lại như thế?
-Cô ơi, cái thứ vô học cộng thêm cái thói lưu manh mà lại "làm quan" cho nên có đứa khác nó lưu manh hơn nên phải vậy thôi. Nó với tên cán bộ Bắc Kỳ "hợp rơ" cậy quyền ỷ thế chiếm đoạt đất đai nhà người ta rồi bán cho người nước ngoài. Lời "khẳm". Nhưng mà là của phi nghĩa thì chẳng bền. Ăn không đều, tiêu không sòng cho nên bị tên kia chơi một vố cạn tầu ráo máng, cho người đánh thập tử nhất sinh rồi lại cắt gân chân nên vừa què mà vừa mất trí. Nhà là nhà của nó nhưng ngủ ở cổng nhà nó thỉnh thoảng lại bị thằng cán bộ khác đoạt nhà mất nên coi như "mèo vẫn hoàn mèo". Ấy vậy mà chưa xong đâu cô. Lâu lâu "thằng Tư lối xóm" nổi cơn điên lên hét um sùm thì bị tên cán bộ cướp nhà sai đầy tớ ra đánh đập xua đuổi. Đáng kiếp!
-Em nói với cô là nó có đến mấy căn nhà nữa mà. Vậy đâu?
-Nó học theo cán bộ Bắc. Lấy đến mấy vợ, mỗi vợ một căn. Bây giờ thì mấy bả lấy chồng khác, thế là nó còn gì. Cô ơi cô về Mỹ nói cho đồng bào mình bên ấy đừng thấy chúng nó vuốt ve "khúc ruột ngàn dậm ngàn diếc" mà quên mất rằng đất nước mình, dân chúng mình, đang bị một bọn thổ phỉ ngu dốt độc tài toàn trị ngồi trên đầu dân mãi đấy.